K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2017

Bài tập 1: Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

16 tháng 8 2017

Gợi ý nhé ^^

+) Văn bản '' cổng trường mở ra'' sử dụng hình thức: Theo ngôi thứ 3.

+) Việc sử dụng hình thức phát ngôn như vậy , tác giả đã tạo được những thuận lợi trong việc chuyển tải nội dung văn bản: Làm cho bài văn hay, giàu cảm xúc hơn, và làm nó thật đặc biệt không giống những bài văn bình thường khác ...

3 tháng 5 2017

a.Chủ đề là phần ghi nhớ SGK trang 12 bạn nhé!

b.-Đoạn“Khi đã khôn lớn … và không được chở che”.

- Đoạn “Hãy nhớ kĩ … con mất mẹ”.

c.Bài học:

Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

7 tháng 10 2017

BT1

Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.

7 tháng 10 2017

BT1: Câu hỏi của Lucy Châu - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến( bạn tham khảo phần tóm tắt của mình nhé!)

BT2:Qua đoạn trích Trong lòng mẹ hãy chứng minh Nguyên Hồng giàu chất trữ tình

==> Mang tính chất tham khảo nhé!

BT1: Mở đầu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả Hồ Chí Minh viết: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.1/ Sức mạnh của tinh thần yêu nước được...
Đọc tiếp

BT1: Mở đầu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả Hồ Chí Minh viết: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

1/ Sức mạnh của tinh thần yêu nước được tác giả thể hiện bằng biện pháp nghệ thuật nào? Cách sử dụng các động từ của tác giả có gì đặc biệt?

2/ Từ xưa đến nay thuộc loại trạng ngữ gì? Nếu thay TN đó bằng trạng ngữ từ xa xưa thì ý nghĩa của câu văn có thay đổi không?

3/ Viết đoạn văn khoảng 10 câu làm sáng tỏ truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam ta. Đoạn văn có sử dụng trạng ngữ.

0
3 tháng 6 2020

Tự làm đi bạn

9 tháng 10 2018

I. Mở bài
-Tương truyền bài Sông núi nước Nam(thường gọi là Thơ thần) được Lí Thường Kiệt sáng tác vào khoảng cuối năm 1076, trong một trận chiến đấu ác liệt chống quân Tống xâm lược.
-Nội dung bài thơ vừa động viên tướng sĩ hăng hái giết giặc, vừa đanh thép cảnh cáo, làm lung lay ý chí kẻ thù.
II. Thân bài
* Chủ quyền độc lập, tự do của nước Nam là chân lí không gì thay đổi được.
+Câu thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư(Sông núi nước Nam vua Nam ở).
-Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.
-Xưng danh Nam quốc(nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tđi nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.
-Khẳng định tư thê bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bâng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).
+Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư(Vằng vặc sách trời chia xứ sở).
-Nhấn mạnh chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.
+Câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm(Giặc dữ cớ sao phạm đến dây?)
-Thái độ của tác giả là câm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ,tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.
-Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.
+Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)
-Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái dạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.
-Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của TỔ quốc.
III. Kết bài
-Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, động viên quân ta anh dũng chiến đấu và chiến thắng.
-Bài thơ ra đời đã gần ngàn năm nhưng ý nghĩa to lớn, sâu sắc của nó vẫn còn nguyên vẹn, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.