K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2017

Trời, kiểm tra gì kì vậy? Bạn thử mượn sách Nâng cao phát triển lớp 8 tập 1 xem. Phần đọc thêm ý!

3 tháng 2 2017


Ta-lét và Py-ta-go là hai nhà toán học xa xưa nhất mà lịch sử Toán học còn ghi lại được. Ta-lét sinh trước Py-ta-go nửa thế kỉ, từng là thầy dạy Py-ta-go và đã đánh giá cao tài năng của cậu học trò nhỏ tuổi.

Ta-lét sinh khoảng năm 642 và mất khoảng 527 trước Công nguyên.Ông sinh ra ở thành phố Mi-lê giàu có của xứ I-ô-ni thịnh vượng ven biển phía tây Tiểu Á. Ta-lét đã đến Ba-bi-lon, Ai Cập và thu thập từ những xứ sở ấy nhiều kiến thức toán học. Ông được coi là người sáng lập nền toán học Hy Lạp.

Ta-lét là nhà buôn, nhà chính trị và triết học, nhà toán học và thiên văn học. Ông là người đầu tiên trong lịch sử Toán học đưa ra những phép chứng minh. Ông đã chứng minh được định lí về sự tạo thành các đoạn thẳng tỉ lệ ( định lí Ta-lét) và các định lí về hai góc đối đỉnh, hai góc ở đáy của tam giác cân, góc nội tiếp chắn nửa đường tròn.

Ta-lét đã đo được chiều cao của các Kim tự tháp bằng cách đo bóng của chúng, tính được khoảng cách từ con tàu đến cảng nhờ các tam giác đồng dạng. Ta-lét là người đầu tiên trong lịch sử đoán trước được các ngày nhật thực: hiện tượng này đã xảy ra đúng vào ngày mà ông dự đoán, ngày 28 tháng 5 năm 585 TCN, trong sự khâm phục của mọi người.

Đáng tiếc là chúng ta không biết gì về các chứng minh cụ thể của Ta-lét. Có lẽ ông cũng sử dụng rộng rãi phương pháp gấp và chồng hình, “có lúc ông xem xét vấn đề một cách tổng quát, có lúc lại đưa vào trực giác là chủ yếu”( theo Prô-clơ, thế kỉ V, nhà bình luận về toán học cổ Hi Lạp). Phải đến Py-ta-go, hình học mới có những biến đổi sâu sắc, và ba thế kỉ sau, với Ơ-clít, hình học mới thực sự trở thành một khoa học suy diễn.

Ta-lét chết lúc già một cách đột ngột khi đang xem một đại hội thế vận. Trên mộ ông có khắc dòng chữ:” Nấm mồ này nhỏ bé làm sao! Nhưng quang vinh của con người này, ông vua của các nhà thiên văn mới vĩ đại làm sao!”.
Py-ta-go sinh khoảng năm 580 và mất khoảng năm 500 TCN. Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ở đảo Xa-môt, một hòn đảo giàu có ở ven biển Ê-giê thuộc Địa Trung Hải.

Mới 16 tuổi, cậu bé Py-ta-go đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường. Cậu theo học nhà toán học nổi tiếng Ta-lét, và chính Ta-lét cũng phải kinh ngạc về tài năng của cậu.

Để tìm hiểu về nền khoa học của các dân tộc, Py-ta-go đã dành nhiều năm đến Ấn Độ, Ba-bi-lon, Ai Cập và đã trở nên uyên bác trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng: số học, hình học, thiên văn, địa lí, âm nhạc, y học, triết học.
Vào tuổi 50, Py-ta-go mới trở về Tổ quốc mình. Ông thành lập một ngôi trường ở miền nam I-ta-li-a, nhận hàng trăm môn sinh kể cả phụ nữ, với thời gian học 5 năm gồm 4 bộ môn: hình học, toán học, thiên văn, âm nhạc. Chỉ những học sinh giỏi vào cuối năm thứ ba mới được chính Py-ta-go trực tiếp dạy. Trường phái Py-ta-go đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học thời cổ, đặc biệt là về số học và hình học.

Py-ta-go đã chứng minh hệ thức giữa độ dài các cạnh của một tam giác vuông( định lí Pi-ta-go). Hệ thức này được người Ai Cập, người Ba-bi-lon, người Trung Quốc, người Ấn Độ biết đến từ trước nhưng Py-ta-go là người đầu tiên chứng minh được hệ thức ấy.

Ta-lét và Py-ta-go là hai nhà toán học xa xưa nhất mà lịch sử Toán học còn ghi lại được. Ta-lét sinh trước Py-ta-go nửa thế kỉ, từng là thầy dạy Py-ta-go và đã đánh giá cao tài năng của cậu học trò nhỏ tuổi.

Chúc bn kt 15' đạt điểm cao nhs !

25 tháng 9 2018

Bạn đừng nên đăng mấy câu hỏi linh tinh nha sẽ bị phạt đấy !

25 tháng 9 2018

NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM:

TRÊN LỚP NGHE LỜI CÔ GIÁO, CHÚ Ý HỌC BÀI, GIẢM ÓI CHUYỆN RIÊNG TRONG GIỜ HỌC, TÍCH CỰC LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ, TỤ GIÁC HỎI THẦY CÔ BÀI KHÓ HOẶC HỎI BẠN BÈ, THAM GIA XÂY DỰNG BÀI CÙNG CÁC BẠN,.....

BẠN CỐ GẮNG LÀM THEO NHÉ. NHỚ LÀ GIẢM CHƠI GAME ĐI. 

CHÚC BẠN Ó MỘT NĂM HỌC KHÁ HƠN NHA. NẾU ÁP DỤNG ĐƯỢC THÌ TỐT NHÉ.

K MK NHA.

~GIÚP MK LÊN 200 ĐIỂM NHA CÁC BẠN~

19 tháng 11 2016
+ Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên. + Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.
8 tháng 2 2017

1,52 cm vuông có đúng ko ạ

mình ko chắc lắm

30 tháng 10 2017

a, Qui ước: gen A qui định cây thân cao, gen a qui định cây thân thấp.

Vì tính trạng cây thân cao trội hoàn toàn so với cây thân thấp nên khi cho cây thấp cao thuần chủng thụ phấn với cây thân thấp thì cho ra F1 là toàn cây thân cao có kiểu gen là Aa còn ở F2 cho ra 3 cây thân cao và 1 cây thân thấp theo tỉ lệ kiểu gen là AA:2Aa:aa.

31 tháng 10 2017

vậy làm sao để loại bỏ trường hợp cây thân thấp không thuần chủng có kiểu gen là aA vậy bạn

5 tháng 3 2019

Ngày 15-10-1954, sau khi quân ta tiến vào giải phóng thủ đô được 5 ngày, Bác bí mật vào Hà Nội và tạm dừng chân ở nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương quân đội 108). Lúc này việc chọn cho Bác một chỗ ở riêng được các đồng chí lãnh đạo đặt ra và sau nhiều lần trao đổi, Bộ Chính trị quyết định đưa Bác về ở và làm việc tại dinh toàn quyền cũ, ngôi nhà to đẹp nhất nước lúc bấy giờ.

Ngày 15-12-1954, nhân đến thăm bộ đội diễn tập duyệt binh để chuẩn bị tham gia đón Trung ương Đảng và Chính phủ về thủ đô, Bác cùng các đồng chí giúp việc ghé vào thăm nhà mới được phân. Ai cũng nghĩ ngôi nhà này thật sự xứng đáng với Bác. Nhưng bất ngờ đã xảy ra.

"Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao".

   Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Sau khi xem xét cả trong lẫn ngoài, Bác nói với các đồng chí đi cùng: "Ngôi nhà rất đẹp, không thua kém những công trình đẹp nhất ở thủ đô Paris.

Các chú cần có kế hoạch quét dọn, sửa chữa để dùng vào việc khác, như làm nơi vui chơi cho các cháu thiếu nhi chẳng hạn, còn Bác dứt khoát không ở đây". Sau khi xem xét một số ngôi nhà ở khu vực xung quanh, Bác quyết định chọn chỗ ở cho mình là ngôi nhà cấp 4 của người thợ điện.

Ngày 19-12-1954, nhân kỷ niệm 8 năm ngày Hà Nội nổ súng mở đầu kháng chiến toàn quốc, từ nhà thương Đồn Thủy Bác dọn đến nơi mới. Đây là căn nhà mái bằng, cách nhà sàn hiện nay khoảng 100m, bị bỏ không khá lâu, quanh nhà và lối đi cây và cỏ dại đã mọc đầy. Bộ phận văn phòng khẩn trương dọn dẹp, làm vệ sinh.

Chỉ một thời gian ngắn, cảnh vật xung quanh ngôi nhà đã thay đổi hẳn. Con đường vào nhà được rải sỏi. Bác cho trồng hàng dâm bụt 2 bên đường. Tuy nhiên, do nhà đổ mái bằng nên mùa hè rất nóng, còn mùa đông lạnh giá, ánh sáng mặt trời không đủ cho Bác làm việc. Khoảng hơn 3 giờ chiều đã phải thắp đèn.

Các đồng chí lãnh đạo mỗi lần đến làm việc rất băn khoăn về nơi ở và làm việc của Bác, nhiều lần đề nghị Bác chuyển nơi khác nhưng Bác vẫn giữ ý kiến của mình. Bác nói: "Hãy nhìn nhân dân sống như thế nào để sống cho phù hợp. Sống phù hợp với nhân dân mới hiểu được nhân dân".

Không làm quá to, không dùng gỗ tốt

Sau 4 năm ở tạm trong một ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ, tháng 5-1958, Bác Hồ chính thức chuyển sang ở ngôi nhà sàn bằng gỗ được xây dựng ở một góc vườn Phủ Chủ tịch. Người thiết kế ngôi nhà sàn là Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên là kiến trúc sư cung đình Huế, người đã thiết kế lễ đài Ba Đình để đón Bác Hồ, Đảng, Chính phủ về thủ đô ngày 1-1-1955.

Theo gợi ý của Bác, ngôi nhà được làm giống như nhà sàn Bác đã làm việc ở chiến khu Việt Bắc, nhỏ đủ ở 1 người, không làm quá to, không dùng gỗ tốt. Vì thế, căn nhà sàn được làm bằng gỗ thường, mái lợp ngói, nhìn ra hồ nước theo hướng Đông-Nam, với 3 phòng nhỏ.

Tầng dưới không vách chỉ treo mành tre cho thoáng mát, chính giữa phòng kê bộ bàn ghế lớn dùng làm nơi họp Bộ Chính trị, nơi Bác làm việc với các cán bộ đầu ngành hoặc tiếp đồng chí, bạn bè. Tầng trên có 2 phòng nhỏ: phòng ngủ và phòng làm việc, giá sách đặt ở giữa làm vách ngăn 2 phòng. 

Kiến trúc sư Ninh kể lại: ''Một ngày đầu mùa hạ năm 1958, trong khi tôi đang phụ trách sửa ngôi nhà chính của Phủ Chủ tịch thì được giao thêm nhiệm vụ làm một ngôi nhà để Bác ở.

Tôi vừa mừng vừa lo và đề nghị được thăm chỗ ở cũ của Bác. Sau khi xem xét kỹ chỗ ngủ, chỗ làm việc của Bác, tôi nảy ra nhiều suy nghĩ. Cái lớn lao, cao cả của Bác không những toát ra qua sự nghiệp vĩ đại của Người mà còn toát ra qua những cái tưởng như rất bình thường, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày.

Đối với Bác không cần sự tô vẽ, vì mọi sự tô vẽ, trau truốt, đều trở nên thừa. Ý nghĩa ấy đã giúp tôi phác ra cái hướng chính của việc thiết kế ngôi nhà ở mới của Bác. Tuy vậy tôi vẫn chưa hết lo. Tôi muốn làm một ngôi nhà giản dị nhưng phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông để giữ gìn sức khỏe cho Bác. Nhưng tôi vẫn sợ bản thiết kế của tôi bị gạt bỏ, nếu nó tốn kém quá.

Nước chưa giàu, dân còn khổ, không nên tốn kém

Trong thời gian Bác đi công tác, tôi và đơn vị thi công bắt tay vào làm, với suy nghĩ ngôi nhà phải được cất xong trước ngày Bác về. Trước hôm Bác về, mọi việc đã đâu vào đấy. Nhìn ngôi nhà sàn 2 gian thoáng đãng, tầng dưới 4 phía để trống, tầng trên chia thành 2 phòng, 1 phòng Bác ở, 1 phòng Bác làm việc, xung quanh là hành lang rộng có mành che, chúng tôi vừa mừng vừa hồi hộp không biết có vừa lòng Bác không.

Như đọc được ý nghĩ của chúng tôi, Bác tổ chức liên hoan ngay tại gian dưới của ngôi nhà mới. Không khí buổi liên hoan vừa thiêng liêng vừa đầm ấm. Đó là hình ảnh một người cha hiền dịu trong gia đình và đàn con quây quần chung quanh. Bác giục chúng tôi ăn kẹo, uống nước. Sau khi phát huy hiệu của Bác cho từng anh em chúng tôi, Bác khen:

- Các chú làm như thế là nhanh, tốt, bảo đảm thời gian nhưng còn một khuyết điểm. Các chú có biết khuyết điểm gì không?

Chúng tôi nhìn nhau lo lắng. Tôi giơ tay xin Bác cho nói:

- Thưa Bác, so với ý Bác dặn có tốn kém hơn đôi chút ạ!

Bác cười, chòm râu bạc rung nhè nhẹ:

- Chú nói đúng.

- Thưa Bác, làm nhà để Bác ở chúng cháu ai cũng cố gắng làm tốt, làm đẹp. Trong phần việc của mình, mỗi người thêm thắt một ít nên cộng lại tốn kém chút ít, nhưng chúng cháu muốn Bác ở cái nhà đẹp hơn, tốt hơn thế này.

Bác hơi chơm chớp mắt rồi chỉ lên nhà:

- Nước ta chưa giàu, dân ta chưa còn khổ, chưa đủ nhà ở, Bác ở thế này là tốt lắm rồi, các chú không phải lo cho Bác.

Tất cả chúng tôi đều rưng rưng. Nói về chức vụ, Bác là lãnh đạo cao nhất. Nói về sự cống hiến, Bác là người cha già của nền độc lập Việt Nam. Vậy sao về mặt hưởng thụ, Bác chỉ chịu hưởng phần tối thiểu. Lúc nào Bác cũng nghĩ đến nước ta chưa giàu, dân ta còn khổ, nhân dân miền Nam chưa được giải phóng. Sau này, tôi còn được gặp Bác nhiều lần, có bận tôi được đi công tác xa với Bác.

Và mỗi lần gặp Bác tôi lại hiểu thêm nhiều chân lý sáng ngời. Ánh sáng của những chân lý ấy mãi mãi soi rọi bước đường đi lên của mỗi chúng ta. Là một người trong nghề kiến trúc, theo tôi, Bác là một nhà kiến trúc vĩ đại đã xây dựng nên Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng cho dân tộc ta.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhà sàn Bác Hồ đã trở thành di sản văn hóa quý giá, biểu trưng sinh động cho phong cách sống của một con người vĩ đại: thanh tao, khiêm tốn, yêu lao động, không ham danh lợi, đạt đến độ mẫu mực, cảm hóa được tình cảm của con người''.

8 tháng 2 2017

1 nhoa bb

8 tháng 2 2017

1 nha

8 tháng 2 2017

199

11 tháng 2 2017

Kẽ BH vuông góc CD=>DH+HC=7=>HC=7-3=4 xét tam giác BHC có:

BHC+HCB+CBH=180o( tổng ba góc trong 1 tam giác)

CBH=180-90-45=45o

=> tam giác BHC là tam giác vuông cân

=> HC=BH=4cm

SABCD=SABHD+SBHC=\(3.4+\left(\frac{4.4}{2}\right)=20cm^2\)