K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ THỂ LOẠI

Cũng như các văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử hay Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha cũng được xem là một văn bản nhật dụng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;

- Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.

 

- Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha;

- Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học.

2. Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh.

- Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết:

+ Độ cao (200 mét);

+ Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm);

+ Hiện tại (những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh).

+ Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động.

- Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết:

+ Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ:

+ Gồm 14 buồng, thông nhau,

+ Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét.

- Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc:

+ Có khối hình con gà

+ Có khối hình con cóc

+ Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng

+ Có khối mang hình mâm xôi

+ Có khối mang hình cái khánh

+ Có khối mang hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ.

tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động.

- Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách.

- Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt".

- Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm:

+ Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ);

+ Cụm tính từ, cụm danh từ (huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh).

3. a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh:

- Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:

+ Hang động dài nhất;

+ Cửa hang cao và rộng nhất;

+ Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất;

+ Có những hồ ngầm đẹp nhất;

+ Hang khô rộng và đẹp nhất;

+ Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất;

+ Sông ngầm dài nhất.

b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.

4. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Muốn phát huy được giá trị của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm. Động chính gồm đến mười bốn buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học lý thú.

2. Cách đọc

Đọc văn bản theo giọng kể kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha.

3. Sau khi đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về “Đệ nhất kì quan” này.

Gợi ý:

- Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, đặc điểm từng bộ phận của động, động trong con mắt của các nhà khoa học, của khách tham quan trong và ngoài nước,…)

- Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).

 

- Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…).

19 tháng 2 2016

Đây là bài cuối mình làm , mong các bạn tích

22 tháng 2 2016

Hướng dẫn soạn bài : Lầu Hoàng Hạc

LẦU  HOÀNG HẠC

(Hoàng Hạc lâu)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hoàng Hạc Lâu là  cảm xúc của con người khi đối diện với cái đẹp, là nỗi sầu kết đọng vì hoài cổ hay vì  nhớ quê hương,… Để xác định một cái gì đó thật rõ ràng trong Hoàng Hạc Lâu quả là rất khó.  Phải  chăng vì thế mà người ta đều cho rằng Hoàng Hạc lâu đẹp  và hay bởi nó gợi lên một sự ngỡ ngàng, một nỗi bâng khuâng, một nỗi nhớ,… một nỗi buồn trong trẻo mông lung và mãi lắng sâu.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Lạc  ở “nơi đây”, còn lại toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Dụng ý  mà nhà thơ muốn nói đến ở đây là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá  vãng và không gian mở rộng, giữa hư  với thực, giữa cảnh với tình,…

2. Tất cả “cảnh”- cảnh xưa và nay, cảnh xa và gần, cảnh thực và hư,… cảnh nào  cũng đẹp. Thế nhưng tất cả cảnh lại đến khiến người buồn (sử nhân sầu). Bởi dường như đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng bâng khuông nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó giúp ta được tròn đầy. Phải chăng vì thế ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mỹ ngoài kia.

 

3. Quả đúng thực bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước “chuẩn bị” cho một chữ sầu “đậu” xuống, kết đọng trong tâm.  Chữ sầu đến như là một sự tất yếu nhưng  không phải nó cứ tự “rơi” xuống một cách vô duyên. Nó là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Con người cô đơn đứng giữa cái nơi mà vốn nổi  tiếng với những lần li biệt thì dẫu thế nào cũng khó có thể vui. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ nữa (khách li hương) càng không có cái lí gì ngăn được sự xuất hiện của chữ sầu. Chữ sầu trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả  và vương vấn muôn nơi.

 

26 tháng 2 2016

Đề bài: Soạn bài Lầu hoàng hạc của Thôi Hiệu văn 10
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Thôi Hiệu ( 704 – 754)
–    Quê ở Hà Nam trung Quốc
–    Ông đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi
–    Ông để lại 40 bài thơ

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đứng trên lầu hoàng hạc những chuyện xưa, nỗi niềm xưa gợi nhớ về. Không những thế chuyện xưa chuyện nay khác nhau lại càng khiến cho nhà thơ nhớ về ngày xưa. Mọi thứ cảnh đẹp trước mắt như mơ hồ, tại lầu hoàng hạc không có cái gì là rõ ràng. Trước biết bao nhiêu cảm xúc nhà thơ đã viết lên bài thơ này
b.    Thể loại: thất ngôn bát cú
c.    Bố cục: 2 phần
–    Phần 1: 4 câu thơ đầu: nguồn gốc, tên gọi lầu Hoàng Hạc theo thời gian
–    Phần 2: 4 câu còn lại: định vị lầu theo không gian, miêu tả theo không gian và trực tiếp biểu đạt tâm trạng

II.    Phân tích
1.    Nguồn gốc tên gọi định vị hoàng hạc lâu theo thời gian

–    Nghệ thuật đối lập giữa tích nhân >< thử địa, hoàng hạc khứ ><hoàng hạc lâu -> đã thể hiện được tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là trạng thái hững hờ vì thời gian trôi quá nhanh để cho những kỉ niệm quá khứ cứ thế mà một đi không trở lại
–    Hạc vàng cũng bay đi từ bao giờ xa lánh hẳn nơi này, ngàn năm mây bạc vẫn vẩn vơ bay như tiếc nuối điều gì
–    ở đây có sự đối lập giữa cõi tiên và cõi thực, giữa cái mất và cái còn
->    như vậy theo thời gian tên gọi của hoàng hạc cũng bị thay đổi, từ đó thể hiện được tâm trạng của nhà thơ đó là cảm xúc chiêm nghiệm về thời gian. Nó là tuyến tích một đi không trở lại để cho những kỉ niệm đẹp cứ thế mà mãi mãi xa rời con người và để rồi khiến cho người ta thương nhớ chúng

soan bai lau hoang hac cua thoi hieu

2.    miêu tả không gian lầu hoàng hạc và tâm trạng của nhà thơ

–    hai câu tiếp theo mở ra một không gian vô cùng trong sáng và tươi đẹp. Một cảnh cõi trần thật đẹp, ánh nắng chiếu xuống dòng sông phản chiếu lên một màu tinh khôi của đất trời.
–    giữa màu sáng loáng ấy là một màu xanh tươi non của cỏ cây mùa xuân
->    vậy là sau những phút giây trầm ngầm suy nghĩ nhà thơ đã trở về với thực tại của hoàng hạc lâu và bất ngờ gặp cảnh tượng đẹp này. Có thể nói lầu hoàng hạc không chỉ đẹp trong quá khứ mà nó còn đẹp ở trong hiện tại
–    và một sự đối lập tiếp theo lại được diễn ra khi mới tắt đi ánh nắng chan hòa là buổi hoàng hôn gợi bao niềm nhớ quê nhà
–    hoàng hôn luôn là khoảng thời gian khiến cho thiên nhiên cũng như con người trầm lặng đi.
–    Trên sông như có từng đợt sóng như mang màu khói cho lòng nhà thơ buồn
->    Bốn câu thơ cuối thể hiện tâm trạng chớm vui khi thấy cảnh tươi đẹp nhưng lại buồn vì một nỗi nhớ nhà

III.    Tổng kết

–    Bài thơ là một sự chiêm nghiệm về người nay và người xưa, cảnh nay và cảnh quá khứ của nhà thơ Thôi Hiệu. Bằng những hình ảnh mang tính chất tượng trưng ước lệ và nhịp điệu bài thơ chậm rãi khoan nhặt khiến cho bài thơ lấy đi được tình cảm của người đọc và thể hiện tốt tâm trạng mà nhà thơ muốn truyền tải đến người đọc

25 tháng 3 2018
Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn) (Ngô gia văn phái)

Xem thêm: Tóm tắt: Hoàng Lê nhất thống chí

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến "ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788): Trước tình thế quân Thanh kéo vào xâm lược nước ta, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân, thân chinh đánh giặc.

- Phần 2 (tiếp theo đến "rồi kéo vào thành"): Chiến thắng thần tốc của đạo quân dưới sự dẫn dắt tài ba, trí lược của vua Quang Trung.

- Phần 3 (đoạn còn lại): Quân Thanh đại bại và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Bố cục 3 phần:

- Đoạn 1: từ đầu đến "năm Mậu Thân" – Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.

- Đoạn 2: tiếp đến "nỗi kéo vào thành" – Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

- Đoạn 3: Còn lại – sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 2:

Hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược… của một vị anh hùng dân tộc:

- Hành động mạnh mẽ, quyết đoán:

+ Tiếp được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.

+ Lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.

+ Gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu.

+ Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ, lên kế hoạch tiến quân đánh giặc.

- Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình:

+ Phân tích tình hình, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc.

+ Lời lẽ sắc bén, chặt chẽ, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ: lời phủ dụ.

+ Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh…)

+ Biết dùng người đúng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng.

- Ý chí quyết chiến quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc, tính toán trước sau chu toàn (trước khi đánh giặc đã tính đến cả đối sách với giặc sau khi chiến thắng)…

Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Câu 3:

- Đoạn trích cũng miêu tả rõ sự thảm bại của bọn quân tướng nhà Thanh, tiêu biểu là Tôn Sĩ Nghị - một tên tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch:

+ Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặt áo giáp chuồn trước qua cầu phao"

+ Quân lính "run rời sợ hãi, bỏ chạy tán loạn, xéo lên nhau mà chết"

+ "Quân sĩ các doanh – nghe tin hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông… nước sông Nhị Hà tắc nghẽn không chạy được nữa…".

- Số phận của bọn vua tôi phản dân, hại nước cũng thảm hại không kém:

+ Lê Chiêu Thống vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Đớn hèn nhục nhã trước quân Thanh.

+ "chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân qua sông, mấy ngày không ăn"

Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, nhưng tác giả gửi gắm ở đó một chút cảm xúc ngậm ngùi của người bề tôi cũ.

Câu 4:

Về bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh, một của vua tôi Lê Chiêu Thống):

+ Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…

+ Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì: mặc dù tôn trọng tính khách quan trong phản ánh, song không thể chối bỏ được thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận; đối với quân tướng nhà Thanh, tác giả miêu tả với một tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống - dẫu sao thì cũng là vương triều mình đã từng phụng thờ.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 72 SGK):

Chỉ trong vòng chưa tới mười ngày mà năm đạo quân dưới sự chỉ đạo của vua Quang Trung đã tạo nên chiến thắng thần tốc, dẹp tan quân Thanh, khiến vua tôi Lê Chiêu Thống phải bỏ trốn trong tình cảnh thảm hại. Trước tiên, quân của vua Quang Trung tấn công nghĩa binh trấn thủ ở sông Gián, bắt sống không để sót một tên, ngăn chúng báo tin cho những đạo quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cùng binh lính vây chiếm làng Hà Hội mà không cần đổ máu, tước hết khí giới và lương thực của kẻ thù. Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho quân dàn trận chữ nhất, phòng thủ, tấn công đều chặt chẽ, cộng với kế nghi binh, bủa vây tứ phía, tiến sát đồn Ngọc Hồi. Nhờ vào trí lược bày binh bố trận của vua Quang Trung, sự đồng lòng, dũng cảm của binh lính, cùng với sự giúp sức của trời đất, quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành, vua tôi nhà Lê bất ngờ, tháo chạy trong tình cảnh tủi nhục, thảm hại.

Ý nghĩa - Nhận xét

- Qua bài học, học sinh thấy được quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc của các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí.

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh cùng với sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

22 tháng 2 2016

Đề bài: Soạn bài ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả
a.    Cuộc đời

–    Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937
–    Ông sinh ra tại Huế vì thế ông gắn bó sâu sắc với Huế
–    Là người có hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt nhất là sử học, địa lý văn hóa ở Huế
b.    Sự nghiệp
–    Ông viết rất nhiều tác phẩm: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, rất nhiều ánh lửa, ai đã đặt tên cho dòng sông…
–    Phong cách nghệ thuật: Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm tài hoa
2.    Tác phẩm
a.    Hoàn cảnh sáng tác

–    Tác phẩm là bài kí xuất sắc của Hoàng Phủ ngọc Tường được viết tại Huế, vào ngày 4-1-1981, sau đó in trong tập sách cùng tên
b.    Bố cục: 3 phần
–    Đoạn trích nằm ở phần 1, và tóm tắt phần 2,3
–    Bố cục đoạn trích: 2 phần
•    Phần 1; từ đầu đến quê hương xử sở: thủy trình của sông Hương
•    Phần 2: còn lại: dòng sông của lịch sử thơ ca
II.    Phân tích
1.    Thủy trình của Hương Giang
a.    Sông Hương ở vùng thượng lưu

–    Sông Hương nằm vùng thượng lưu mang một vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt như bản trường ca của rừng già, hoang dại bí ẩn nhưng cũng có lúc dịu dàng đằm thắm
•    Sông Hương như bản trường ca của rừng già
•    Vẻ đẹp dịu dàng say đắm với những sắc màu rực rỡ
->    Nghệ thuật so sánh kết hợp với những câu văn dài, thủ pháp điệp cấu trúc kết hợp với động từ mạnh tạo nên âm hưởng mạnh mẽ
•    Vẻ hoang dại : sông  Hương giống như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại
•    Sông Hương như một bà mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở
->    Ngay từ đầu bài văn tác giả đã như khoe ra cái bút pháp tài hoa của mình.nhà văn tạo ra những liên tưởng lý thú xác đáng, ngôn từ gợi cảm. Tất cả tạo nên sự hấp dẫn về một con sông mang linh hồn của sự sống
b.    Sông hương ở ngoại vi thành phố Huế
–    Dưới ngòi bút của HPNT sông Hương như một cô gái đẹp nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, nàng ngủ mơ màng mong người tình đến đánh thức
•    Với kiến thức địa lý tác giả đã miêu tả tỉ mỉ về sông Hương chuyển dòng một cách liên tục uốn mình với những đường cong thật mềm mại
•    Sông nước sông Hương thay đổi theo ngày: sớm xanh trưa vàng chiều tím
•    Hình dáng như tấm lụa mềm mại trên cơ thể người thiếu nữ
->    Sông Hương hiện lên nét trầm mặc cổ kính như triết lý cổ thi. Vận dụng kiến thức về văn hóa văn học tác giả đã tạo cho người đọc vẻ đẹp trầm mặc như triết lý cổ thi “Đi giữa sông Hương cũng chuyển mình ngày đêm bên những lăng tẩm, thành quách của vua chúa thời Nguyễn. Con sống hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như nép mình bên giấc ngủ nghìn thu của vua chúa

soan bai ai da dat ten cho dong song cua hoang phu ngoc tuong

c.    Sông Hương chảy vào thành phố Huế
–    Cuối cùng sông Hương đã đến được với thành phố của mình, con sông mang một vẻ đẹp độc đáo
–    Sông Hương như một điệu slow tình cảm của Huế
–    Lưu tốc của con sông khác hẳn với dòng sông khác. Phải chăng vì quá yêu thành phố của mình, con sông Hương muốn nhìn ngắm thành phố của mình lâu hơn trước khi rời xa nó. Đó là tình cảm của dòng sông hương với Huế hay chính la tình cảm đăc biệt mà HPNT dành cho sông Hương và xứ huế
–    Sông Hương như người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya. Viết về sông Hương giữa lòng thành phố Huế tác giả không quên những nét đẹp văn hóa gắn liền với dòng sông thơ mộng. ở góc độ âm nhạc tác giả gọi sông Hương là người tài nữ đánh đàn
–    Sông Hương được ví như người tình dịu dàng và thủy chung
2.    Dòng sông của lịch sử, thơ ca, cuộc đời
–    Lịch sử: sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc
–    Cuộc đời: sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng, giản dị của một cô gái
–    Thi ca: trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ nhà văn
3.    Nhan đề 
–    Bài kí kết thúc bằng cách lý giải về tên của dòng sông qua một câu hỏi đầy trăn trở. Nhà văn đã chọn một cách lý giải ấn tượng đầy chất trữ tình bằng một huyền thoại
–    Mượn huyền thoại này để giải thích câu hỏi của nhan đề. Qua đó nhà văn muốn khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của sông Hương
III.    Tổng kết
–    Bài kí là kết tinh vẻ đẹp của dòng sông Hương, nó vừa mang vẻ mãnh liệt dữ dội lại vừa mang vẻ đàm thắm kiêu sa, mơ màng như một người con gái đẹp.
–    Nhà văn hấp dẫn người đọc bằng bút pháp tài hoa trữ tình của mình. có thể nói nhà văn đã tạo nên một trang văn đẹp về dòng sông Hương

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tham gia cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).

Ông đã cho xuất bản các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng(1953); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca(1970); Câu chuyện quê hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân(1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1994); Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.

Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những con thuyền, những cánh buồm vốn được coi là biểu tượng của làng chài.

Vì được tái hiện lên từ nỗi nhớ êm đềm nên làng chài phải gắn liền với hoạt động chủ yếu: đánh cá. Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang". Đặc sắc nhất là cánh buồm. Trên sóng nước, hình ảnh dễ thấy nhất là cánh buồm chứ không phải con thuyền:

       Anh đi đấy, anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm ...

(Qua đò - Nguyễn Bính)

Rất ít khi trong các bức tranh vẽ thuyền mà lại thiếu cánh buồm bởi nó chính là yếu tố tạo nên sự hài hoà cân đối và vẻ đẹp lãng mạn. Với một người xa quê, cánh buồm còn "như mảnh hồn làng", nó đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho quê hương bởi dáng vẻ vô cùng mạnh mẽ và khoáng đạt:

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Phải có tình yêu quê hương tha thiết và niềm tự hào mãnh liệt, Tế Hanh mới viết được câu thơ giàu giá trị biểu hiện đến như vậy:

Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng câu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sống vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ảnh "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thấm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.

Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác – hương vị nồng mặn của biển khơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

3. Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.

Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm... và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.

4. Nét đắc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị.

 Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phụ vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Nội dung bài thơ nói về vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biến, được thể hiện qua bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ, cho nên khi đọc cần chú ý nhấn giọng ở những câu thơ giàu ý nghĩa biểu tượng:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

2. Có thể bổ sung và sổ ghi chép thơ, những câu sau:

-                           Lòng quê dợn dợn vời con nước

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

                                                                                  (Tràng giang - Huy Cận)

-                          Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

        Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

                                                                              (Quê hương - Giang Nam)

-                         Quê hương mỗi người chỉ một

       Như là chỉ một mẹ thôi

 

       (Quê hương - Đỗ Trung Quân)

 

18 tháng 1 2018
I. VỀ TÁC GIẢ Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tham gia cách mạng từ tháng 8-1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn kháng chiến Nam Trung Bộ; Uỷ viên Thường vụ cho Hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Uỷ viên Thường vụ Hội khóa I, II, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), ông tham gia nhiều khóa Ban chấp hành Hội Nhà văn, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986). Ông đã cho xuất bản các tập thơ: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970); Câu chuyện quê hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974); Giữa những ngày xuân (1977); Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985); Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989); Vườn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1994); Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới. Ông đã được nhận nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn năm 1939; Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những con thuyền, những cánh buồm vốn được coi là biểu tượng của làng chài. Vì được tái hiện lên từ nỗi nhớ êm đềm nên làng chài phải gắn liền với hoạt động chủ yếu: đánh cá. Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang". Đặc sắc nhất là cánh buồm. Trên sóng nước, hình ảnh dễ thấy nhất là cánh buồm chứ không phải con thuyền: Anh đi đấy, anh về đâu Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm ... (Qua đò - Nguyễn Bính) Rất ít khi trong các bức tranh vẽ thuyền mà lại thiếu cánh buồm bởi nó chính là yếu tố tạo nên sự hài hoà cân đối và vẻ đẹp lãng mạn. Với một người xa quê, cánh buồm còn "như mảnh hồn làng", nó đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho quê hương bởi dáng vẻ vô cùng mạnh mẽ và khoáng đạt: Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Phải có tình yêu quê hương tha thiết và niềm tự hào mãnh liệt, Tế Hanh mới viết được câu thơ giàu giá trị biểu hiện đến như vậy: Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng câu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sống vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ảnh "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thấm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao. Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác – hương vị nồng mặn của biển khơi: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương. 3. Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ. Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm... và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương. 4. Nét đắc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị. Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phụ vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ. III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 1. Cách đọc Nội dung bài thơ nói về vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biến, được thể hiện qua bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ, cho nên khi đọc cần chú ý nhấn giọng ở những câu thơ giàu ý nghĩa biểu tượng: - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng - Cả thân hình nồng thở vị xa xăm - Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! 2. Có thể bổ sung và sổ ghi chép thơ, những câu sau: - Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Tràng giang - Huy Cận) - Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ (Quê hương - Giang Nam) - Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
2 tháng 3 2017

Câu 1: Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu

- Hai câu đầu đã giới thiệu được hình ảnh bà Tú gắn với công việc mưu sinh.

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng

+ Công việc là buôn bán. Thời gian làm việc là "quanh năm", là ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Mom sông là vùng đất nhô ra sông, nơi đầu sóng ngọn gió.

--> Đây là hình ảnh gợi lên hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn.

- Trên cái nền không gian và thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú hiện lên rất rõ:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa. Có điều, Tú Xương vừa tiếp thu ca dao nhưng vừa có những sáng tạo độc đáo. Dùng từ thân cò làm ý thơ mang tính khái quát cao hơn, nó giúp gợi lên cả một số kiếp, nỗi đau thân phận. Có lẽ vì thế mà tình thương của Tú Xương dành cho bà Tú trở nên sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, từ láylặn lội, eo sèo được đảo lên trước làm nổi bật hình ảnh lam lũ, vất vả của bà Tú.

Câu 2: Đức tính cao đẹp của bà Tú

Vẻ đạp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con:

Nuôi đủ năm con với một chồng

Từ đủ trong nuôi đủ vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với cả gánh nặng bên kia (năm con). Câu thơ cho thấy Tú Xương ý thức rõ lắm nỗi lo của vợ và sự khiếm khuyết của mình nữa.

Ở bà Tú sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh, thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy buôn bán để nuôi chồng con. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:

Năm nắng mười mưa dám quản công

Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn nổi bật được đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú. Nhưng với bà Tú đó lại là niềm hạnh phúc của một người vợ vì gia đình. Tú Xương đã thay vợ mình nói lên điều này.

Câu 3: Lời "chửi" trong hai câu thơ cuối là lời Tú Xương tự rủa mát mình:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cùng như không.

Hai câu cuối chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: ấy là mình và thói đời. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy. Đó cũng là biểu hiện của việc vận dụng khẩu ngữ, lời ăn, tiếng nói của dân gian để khắc họa hình ảnh bà Tú – một người phụ nữ của gia đình, của xã hội. Lời chửi ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng.

Trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách thẳng thắn, đó chính là một biểu hiện trong nhân cách nhà thơ qua tiếng chửi trong bài thơ.

Câu 4: Nỗi lòng của nhà thơ

Nỗi lòng thương vợ của Tú Xương được thể hiện thành công qua bài thơ. Tựa đề Thương vợ chưa thể hiện được đầy đủ tình thương của nhà thơ đối với vợ cũng như chưa toát lên được nhân cách của nhà thơ. Tú Xương không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách mình. Điều đó chứng tỏ tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú.

Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương.

"Thương vợ" là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

- Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa: có khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó; có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt. Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào nhân vậ cụ thể là bà Tú thì nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Hơn thế nữa so với từ "con cò" trong ca dao thì từ "thân cò" của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, do vậy mà tình yêu thương của Tú Xương cũng thấm thía và sâu sắc hơn.

- Về từ ngữ: thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo. Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.

31 tháng 1 2019

Câu 1: Bài hịch bố cục thành 4 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

- Đoạn 2 (từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

- Đoạn 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

- Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

Câu 2: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

- Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thì ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.

- Những hình tượng ẩn dụ "lưỡi cú diều", "thân dê chó" để chỉ sứ Nguyên cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Hưng Đạo Vương. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan "lưỡi cú diều", "xỉ mắng triều đình", "thân dê chó", "bắt nạt tể phụ". Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.

Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Câu 3: Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

+ Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.

+ Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

Câu văn giàu tâm huyết của người viết khi nói về tinh thần sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Câu 4:

Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

Câu 5:

Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.

Sự thay đổi giọng điệu như vậy phù hợp với nội dung cảm xúc và thái độ của tác giả, tác động cả về trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với chủ tướng cũng như với bản thân họ.

Câu 6: Đặc sắc nghệ thuật:

- Giọng văn khi bi thiết nghẹ ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.

- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...

- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu.

Câu 7:

Soạn văn 8 | Soạn bài 8

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả

Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300), tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân ra trận, và cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.

2. Thể loại

Một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

Bài hịch tiêu biểu và có giá trị nhất trong văn học Việt Nam là bài Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo (thế kỉ XIII). Thời kì Pháp xâm lược nước ta (nửa sau thế kỉ XIX) nhiều hịch bằng chữ Nôm xuất hiện và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân (như Hịch đánh Tây của Lãnh Cồ, Hịch đánh chuột của Nguyễn Đình Chiểu...).

Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi hay thơ lục bát.

Một bài hịch thường được cấu trúc theo ba phần chính:

Phần đầu: nêu lên một nguyên lí đạo đức hay chính trị làm cơ sở tư tưởng, lí luận.

Phần giữa: nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù).

Phần cuối: nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu. Hịch viết xong thường được vào ống hịch và do các sứ giả truyền đi khắp nơi. Nếu như hịch khẩn cấp thì trên đầu ống hịch thường có một chùm lông gà (do vậy mà gọi là vũ hịch). (Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992).

3. Tác phẩm

Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 - 1287), giặc Mông – Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.

Để kêu gọi lòng dân, người viết có thể dùng nhiều cách khác nhau. Có khi chỉ cần nêu lên thực trạng, khơi gợi truyền thống yêu nước, căm thù giặc... Trong bài hịch này, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng một giọng điệu, cách viết rất phong phú. Khi thì ông lấy tấm gương của người đời xưa, khi thì dùng cách "khích tướng", có khi lại an ủi, vỗ về đối với đối tượng... Đó chính là cái hay, cái độc đáo của tác phẩm này.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài hịch bố cục thành 4 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "đến nay còn lưu tiếng tốt."): tác giả nêu ra các gương "trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước" đã được lưu truyền trong sử sách để khích lệ lòng người.

- Đoạn 2 (từ "Huống chi ta" đến "ta cũng vui lòng."): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Đoạn 3 (từ "Các ngươi ở cùng ta" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không ?"): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng, tác giả phân tích rõ thiệt hơn, được mất, đúng sai để chấn chỉnh những sai lạc trong hàng ngũ tướng sĩ (từ "Các ngươi" đến "muốn vui vẻ phỏng có được không ?") và đi đến việc vạch ra đường hướng hành động đúng, hứa hẹn tương lai (từ "Nay ta bảo thật" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không ?").

- Đoạn 4 (từ "Nay ta chọn binh pháp" đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

2. Tác giả lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc:

"Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !"

- Bộ mặt của quân giặc được phơi bày bằng những sự việc trong thực tế : đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc, vét của kho có hạn...

- Để lột tả sự ngang ngược và tội ác tham tàn của giặc, đồng thời bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ cực độ, tác giả đã dùng lối nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ:

+ Hình ảnh chỉ quân giặc: lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói,…

+ Các hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ thái độ căm thù, khinh bỉ: uốn lưỡi cú diều- sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ.

- Tố cáo tội ác của giặc, tác giả đã khơi gợi lòng tự trọng dân tộc, khắc sâu lòng căm thù ngoại xâm ở tướng sĩ.

3. Sau khi tố cáo tội ác của giặc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình, có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

- Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

- Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

- Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc.

4. Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.

5. Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ):

- Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói: "Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (...) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười." , "Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên..."

- Khi nghiêm khắc của trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, như là sỉ mắng: "không biết lo", "không biết thẹn", "không biết tức", "không biết căm"... Thực ra, gia thần của ông như Dã Tượng, Yết Kiêu, các môn khách như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực...đều là những người trung nghĩa. Trung nghĩa là nét nổi bật của tinh thần Đông A (tức nhà Trần). Cho nên, số người cầu an, hưởng lạc tuy vẫn có, nhưng có phần chắc là Trần Quốc Tuấn dùng phép khích tướng, kích họ bằng sỉ nhục, đẩy họ vào thế phải chứng tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tức, biết căm mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng đánh dẹp quân thù."(Trần Đình Sử)

- Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù.

6. Một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục cho bài hịch tướng sĩ.

- Thủ pháp so sánh - tương phản: đoạn 2,3

- Thủ pháp trùng điệp - tăng tiến; được sử dụng kết hợp với thủ pháp so sánh - tương phản, các điệp từ, điệp ngữ, điệp ý được sử dụng triệt để nhằm tạo ra âm hưởng cho bài hịch, đồng thời gợi, khắc sâu vào tâm trí người đọc (đoạn 3).

7*. Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đặc sắc, với phong cách văn biền ngẫu có sức lay động lòng người.

Với kết cấu chặt chẽ, bài hịch cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ với tình cảm, giữa lập luận với hình ảnh, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

Có thể thấy được cách triển khai lập luận của bài hịch qua lược đồ kết cấu sau:

 

 

 

 

 

Khích lệ lòng căn thù giặc và nỗi nhục của kẻ mất nước.

Khích lệ lòng trung quân ái quốc, lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người cùng cảnh ngộ.

Khích lệ ý chí lập công và tinh thần xả thân vì nước của tướng sĩ.

Khích lệ lòng tự trọng và danh dự cá nhân của mỗi người trước vận mệnh quốc gia.

 

Khích lệ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Cách đọc

Khi đọc bài văn cần chú ý cách đọc câu văn biền ngẫu. Với từng cặp câu hoặc đoạn đối nhau cần giữ nhịp đọc như nhau. Ngoài ra còn phải chú ý đến các ngữ điệu rất phong phú của bài hịch này:

- Giọng trang trọng: "Ta thường nghe: Kỉ Tín..., Do Vu..., Kính Đức...".

- Giọng khẳng định mạnh mẽ: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối...".

- Giọng chê trách: "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo..."

- Giọng hài hước, châm biếm: "cựa gà trống không thể đâm thủng được áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh...".

2. Đọc bài hịch, ta có cảm tưởng như mỗi chữ, mỗi câu văn đều là những lời gan ruột của người anh hùng Trần Quốc Tuấn. Sau những câu văn hùng hồn, thấm đượm là hình ảnh người anh hùng yêu nước xót đau đến quặn lòng vì nước non bị quân thù giày xéo, là ngọn lửa căm thù hừng hực cháy trong tim, là sự nóng lòng rửa nhục đến quên ăn mất ngủ. Khi bày tỏ những đớn đau dằn vặt tự đáy lòng mình, chính Trần Quốc Tuấn đã nêu ra một tấm gương bất khuất về lòng yêu nước để cho tướng sĩ noi theo. Và như thế cũng có nghĩa là nó có sức động viên rất lớn đối với tinh thần tướng sĩ. 

Tham khảo đoạn văn:

“…Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ là nỗi lo cho dân cho nước; là tầm nhìn chiến lược để có một kế sách vẹn toàn cho cuộc khởi binh. Tình cảm thiết tha với dân với nước ấy được vị tướng quân viết lên bằng cả nỗi lòng mình; viết lên từ những trăn trở lo âu băng qua những "bữa quên ăn", những "đêm vỗ gối", những lần "ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Tình yêu của tác giả hiện hữu mạnh mẽ theo đúng kiểu lính nhà binh "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Làm xong điều ấy thì "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Yêu nước với Trần Quốc Tuấn trong thời điểm ấy nghĩa là phải biết lo cho dân cho nước, phải biết xả thân, biết đoàn kết một lòng. Tất cả những điều đó nảy sinh từ một động lực, một mục đích lớn lao: yêu nước, tiêu diệt giặc thù…”

(Ngô Tuần)

3*. Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao.

Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau.

“…Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đặc biệt sắc sảo trong lời văn và hiệu quả ở giọng điệu. Tác giả mở đầu tác phẩm không hề rào đón mà trực tiếp nêu cao khí tiết của những người anh hùng trong lịch sử. Đặt vấn đề theo cách này, Hưng Đạo Vương đã ngay lập tức khơi đúng vào cái mạch truyền thống của “con nhà võ tướng” - đó là cái thể hiện và sự xả thân. Lời lẽ hùng hồn khiến binh lính đều phải tự nhìn lại chính mình, xem mình đã làm được gì cho dân, cho nước. Trong trình bày luận điểm, chúng ta dễ dàng nhận thấy, Trần Quốc Tuấn luôn gắn liền quyền lợi và nghĩa vụ của mình với dân với nước, đặt ngang hàng quyền lợi của mình với muôn ngàn tướng sĩ. Binh lính vì thế mà vừa tin tưởng, vừa nể phục vị đại tướng quân. Và như vậy cũng có nghĩa là tướng sĩ trên dưới một lòng.  

Sự khéo léo của Trần Quốc Tuấn trong lập luận còn nằm ở chỗ, tác giả xen kết hài hoà giữa phê phán và khích lệ, kiểm điểm với động viên. Điều cốt yếu nhất mà Đại vương đã làm được đó là khơi vào nỗi nhục của bản thân và quốc thể từ đó mà thắp lên sự căm hờn trong mỗi người: "Chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên". Câu văn khơi gợi vô cùng bởi chẳng ai là không căm uất, không muốn đứng lên tiêu diệt những kẻ dã tâm giày xéo, chà đạp dã man lên quê hương, đất nước, gia đình mình.

Lời hịch của Trần Quốc Tuấn cứ thế thắt mở lôi cuốn quân sĩ vào cuộc chiến. Cứ thế tạo cho họ một tâm thế, một khí thế sục sôi sẵn sàng tuân theo thượng lệnh mà ra trận.

Tuy nhiên sự thuyết phục của Hịch tướng sĩ còn ở giọng điệu hùng hồn, ở những hình ảnh và những câu văn giàu cảm xúc. Thử hỏi có ai không thấy nhục khi "ngó thấy sứ giả đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tế phụ...". Câu văn rất giàu hình ảnh và cảm xúc. Lối ví von hình tượng dấy lên lòng tự ái, tự tôn dân tộc trong lòng mỗi con người.

Hoặc có lúc tự viết về mình, câu văn của Đại vương cũng rất giàu hình ảnh và đầy tâm sự "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa...".

Một câu văn mà xen chồng liên tiếp nhiều vị ngữ. Tất cả đều vừa giàu hình ảnh lại vừa tràn trề cảm xúc. Nó hừng hực sôi trào và căm giận xiết bao.

Hịch tướng sĩ còn rất nhiều câu văn giàu hình ảnh. Nó cộm lại rồi cuộn lên có lúc như dòng thác. Hơi văn như hơi thở mạnh hừng hực khí thế khiến người đọc liên tục bị cuốn theo và rồi bị thuyết phục không biết tự lúc nào…”

(Ngô Tuần)

 

22 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

Trần Tuấn Khải (1895-1983) bút hiệu á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ lòng yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình.

Tác phẩm chính của Trần Tuấn Khải bao gồm các tập thơ: Duyên nợ phù sinh I, II; Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II...

2. Về thể loại:

Song thất lục bát là thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý của Việt Nam. Đơn vị cơ bản là một khổ thơ gồm hai câu bảy chữ và hai câu sáu tám tiếp theo. Nếu mở đầu bằng hai câu sáu tám trước thì gọi là lục bát gián thất. Trừ điểm sai biệt rất nhỏ này, lục bát gián thất hoàn toàn thống nhất với song thất lục bát về cội nguồn cũng như cách luật. Song thất lục bát, do đó, có thể được xem là một thuật ngữ chung.

Song thất lục bát được hình thành trên cơ sở tổ hợp thể thơ lục bát nhưng không phải với thể thất ngôn của Trung Quốc mà với lối thơ bảy tiếng vốn có của Việt Nam:

- "Bói ra ma quét nhà ra rác".

- "Được lòng ta, xót xa lòng người".

- "Giọt máu đào hơn ao nước lã".

(Tục ngữ)

- "Ăn, thì ăn cơm thừa canh cặn

Ăn, thì ăn môn sượng khoai sùng".

(Lục súc tranh công)

- "áo xông hương của chàng vắt mắc,

Đêm em nằm, em đắp lấy hơi

Gửi khăn, gửi túi, gửi lời,

Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa".

(Ca dao)

Qua sự gia công dần dần của nhà văn, đến thế kỉ XVIII, song thất lục bát đã đạt đến mức hoàn thiện qua tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều, và dịch phẩm của Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Vịnh, v.v... Ngày nay song thất lục bát vẫn còn sức sống của nó. Trong Ba mươi năm đời ta có Đảng, Tố Hữu sử dụng thể thơ này khá thành công.

ở dạng hoàn chỉnh nhất, song thất lục bát tuân theo cách luật như sau. Về gieo vần: tiếng cuối câu bảy trên bắt vần trắc xuống tiếng thứ năm câu bảy dưới; tiếng cuối câu bảy dưới bắt vần bằng với tiếng cuối câu sáu; tiếng cuối câu sáu lại bắt vần bằng với tiếng thứ sáu câu tám; tiếng cuối câu tám lại bắt vần bằng với tiếng thứ ba, hoặc tiếng thứ năm của câu bảy đầu của khổ thơ sau. Như thế mỗi khổ thơ có một vần trắc và ba vần bằng. Trừ câu sáu chỉ có vần chân, ba câu kia vừa có vần chân vừa có vần lưng. Về phối thanh, thì tiếng thứ năm và tiếng thứ bảy của câu bảy trên nhất định phải bằng và trắc, câu bảy dưới thì ngược lại. Bằng trắc trong hai câu sáu tám giống như trong thơ lục bát. Về ngắt nhịp, thì hai câu bảy theo đúng như thơ bảy chữ Việt Nam, nghĩa là 3/4 hoặc 3/2/2. Hai câu sáu tám cũng linh hoạt như thơ lục bát.

[...] Cũng như lục bát, song thất lục bát đã cô kết được nhiều phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt, nhất là về phương diện nhạc điệu... Nếu câu thơ lục bát có khả năng miêu tả và kể chuyện thích hợp với loại truyện, thì song thất lục bát lại giàu giá trị biểu cảm, nhiều sức biểu hiện những trạng thái tâm hồn và xúc cảm, thích hợp với các khúc ngâm dài” (Phương Lựu – Từ điển văn học, tập hai, 1984).

3. Về tác phẩm:

a) Thời quân Minh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Phi Khanh, đại thần của triều đình, bố của Nguyễn Trãi bị chúng bắt đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi muốn đi theo để phụng dưỡng cha già nhưng Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con ở lại để đền nợ nước, trả thù nhà. Đến biên giới thì hai cha con chia tay nhau. Nguyễn Trãi tìm đến gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và sau đó, bằng ngòi bút của mình, đã đóng góp phần rất lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, giải phóng đất nước.

b) Xúc cảm buồn đau được thể hiện bằng một giọng thơ thống thiết, lâm li. Thể thơ song thất lục bát rất thích hợp với cảm xúc và giọng điệu này. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ:

*Bối cảnh không gian biên ải được gợi ra ở 4 câu thơ đầu

- Từ điểm chia li này, người cha sẽ ra đi vĩnh viễn, vĩnh biệt tổ quốc, vĩnh biệt những người ruột thịt. Cảnh vật sầu thảm thê lương (ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu...) càng gợi buồn đau cho lòng người.

- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của nhân vật trữ tình (4 câu thơ tiếp): cha bị áp giải sang Tàu, một đi không trở lại, con muốn theo cha để làm tròn đạo hiếu nhưng thù nhà nợ nước còn đấy, cha đành dằn lòng khuyên con ở lại vì nghĩa lớn. Tâm trạng : đau đớn, xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả.

Những câu thơ mở đầu đoạn có tác dụng tạo tiền đề, tâm thế. Trong không gian và tâm trạng chia li đau buồn như thế lời khuyên của người cha (thể hiện ở đoạn sau) có ý nghĩa như những lời trăng trối thiêng liêng.

* 20 câu thơ tiếp theo (phần 2) có sự kết hợp giữa tự sự (kể), miêu tả và biểu cảm. Những vần thơ thấm đẫm huyết lệ có sức lay động lớn

- Bốn câu, từ “Giống Hồng Lạc...” đến “...xưa nay kém gì !” : tác giả nhập vai vào người cha (Nguyễn Phi Khanh) để gợi nhắc cho con về niềm tự hào dân tộc.

- Tám câu tiếp, từ “Than vận nước...” đến “...dễ còn thương đâu !” gợi tả thực cảnh thương đau của đất nước khi bị xâm lăng. Lưu ý các hình ảnh : khói lửa bừng bừng, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con , xiêu tán hao mòn.

- Bốn câu tiếp, từ “Thảm vong quốc...” đến “...lầm than nỗi này !” trực tiếp thể hiện nỗi đau mất nước, xót xa trước cảnh “nòi giống lầm than”. Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc : kể sao xiết kể, nhường xé tâm can, ngậm ngùi, khóc, than.

- Bốn câu, từ “Khói Nùng Lĩnh...” đến “...đàn sau đó mà?” : nỗi uất hận ngút trời thấm tràn sông núi, dày vò lòng người. Lưu ý các từ ngữ : xây khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau, lấy ai tế độ. Người cha đang trở lại với bầu tâm sự muốn nhắn nhủ cùng con.

c) Phần cuối đoạn trích người cha nói đến tình thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ), nhắc nhớ sự nghiệp của tổ tông (vì nước gian lao) để kích thích cái chí gánh vác giang sơn, đặt niềm tin, trao gửi cho con trả nợ nước, báo thù nhà.

d) Mượn xưa để nói nay, mượn người để nói ta vốn là thủ pháp có từ lâu đời trong truyền thống văn học. Trần Tuấn Khải lựa chọn chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để gửi gắm tâm sự, nỗi đau mất nước nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi khi non sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân. Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, với một giọng điệu thống thiết, tác giả của Hai chữ nước nhà đã thực hiện bổn phận, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ yêu nước. Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Bài thơ được viết theo thể song thất lục bát, trong đó có câu song thất có nhịp 2/2 và 4/4 cần tập đọc nhiều lần để thể hiện đúng nhịp thơ, giọng thơ. Hai câu song thất đọc nhịp ngắt dứt khoát, hai câu lục bát đọc chậm, dàn trải hơn để thể hiện những cảm xúc kín đáo sâu xa.

 

11 tháng 3 2016

Câu 1. Em có nhận xét gì về giọng điệu đoạn thơ này ? Thể thơ truyền thống song thất lục bát đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào ? Bài thơ Hai chữ nước nhà sáng tác theo thể song thất lục bát. Tác dụng của thể thơ trong việc biểu hiện cảm xúc của bài thơ này là : - Thể thơ song thất lục bát vốn là thể thơ cha ông chúng ta xưa dùng để viết ngâm khúc. - Những vẫn trắc xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngơi, nỗi u sầu… - Tâm trạng xã hội khoảng 1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát du dương êm hòa không đủ, mà đòi hỏi điệu thơ như song thất lục bát để toát, để thoát, để xé nỗi niềm uất đè nặng tâm hồn ». (theo Xuân Diệu) Câu 2. Đoạn thơ có thể chia làm 3 phần : 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần. Đoạn thơ có thể chia làm 3 phần : 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối, có những ý chính như sau : Phần 1 : Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn. Phần 2 : Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc. Phần 3 : Lời than về thế bất lực của người cah và lời trao gửi cho con. Câu 3. Ở 8 câu đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện các mặt : - Bối cảnh không gian. + Cuộc chia li diễn ra ở nơi biên ải xa xôi, ảm đạm heo hút : « ải Bắc, mây sầu, gió thảm ». + Đây cũng là nơi tận cùng của đất nước để rồi người cha chia  biệt vĩnh viễn với quê hương, với Tổ quốc mến yêu. + Tâm trạng ấy mang nặng màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại càng như giục cơn sầu trong lòng người. + Sức gợi cảm là ở đó, cho nên dù từ ngữ có cũ mòn, ước lệ, nó vẫn tạo được không khí chung cho toàn bài. - Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai nhân vật cha và con : + Hoàn cảnh thật éo le : ++ Cha bị giải sang Tàu, không mong ngày trở lại. ++ Con muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu. ++ Nhưng cha dặn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. + Cả hai cha con đều đau đớn đến tột cùng vì nước mất nhà tan, cha con li biệt… Bởi vậy máu và lệ hòa quyện là sự chân thực, sâu thẳm tận đáy lòng, không còn sự sáo mòn nào cả. - Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa như thế nào ? + Lời khuyên răn, dặn dò có ý nghĩa như một lời trăng trối. + Nó thiêng liêng, xúc động khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm, bàn tay phải nắm chặt chuôi gươm, trái tim phải có nhịp đập mạnh hơn lúc nào hết. Câu 4. Phân tích đoạn thơ thứ hai. - Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào ? Ở năm 20 đầu thế kỉ XX, hiện tình đất nước đang diễn ra rất đen tối. Một lũ « khác giống » tàn bạo đang gây nên biết bao « thảm họa xương rừng máu rộng » và cảnh « xiêu tán hao mòn ». Sức gợi cảm của bài thơ là ở những hình ảnh làm đau nhói, xé buốt con tim. + Tác giả đã nhập vai người trong cuộc : Đó là một nạn nhân đang đi vào cõi chết nhưng vẫn không quên kể tội ác quân xâm lược. + Tác giả nhập cuộc nên thể hiện cảm xúc chân thành với nỗi đau da diết làm xúc động tận đáy lòng người đọc. Câu 5. Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông là để nhằm mục đích gì ? Trong phần cuối đoạn thơ người cha nói đến cái thế bất lực của mình : - Tuổi già sức yếu. - Lỡ bước sa cơ. - Đành chịu bó tay. Nhằm mục đích kích thích, hun đúc các ý chí thay cha gánh vác việc non sông, đất nước. Lời của người cha như tiếng kêu cứu, người con không thể thờ ơ vì sức nặng tình cảm cha con. Câu 6. Nghệ thuật. Bài thơ viết theo thể song thất lục bát, đem đến cho người đọc một sự xúc động sâu sắc. Trần Tuấn Khải đã sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ. « Điệu song thất lục bát vốn là thể cha ông chúng ta xưa dùng để viết ngâm kuhcs, những vần trắc (yên vận) xô xát giữa câu, réo rắt, da diết, rất hợp để diễn đạt nỗi uất ức, nỗi căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, sự nghĩ ngợi, nỗi u sầu… Tâm trạng xã hội khoanrg1926 uất ức, bi tráng, điệu lục bát du dương êm hòa không đủ, mà đòi hỏi điệu thơ như song thất lục bát để thoát, để xé nỗi niềm uất đè nặng tâm hồn ». (Xuân Diệu) Câu 7. Ý nghĩa. Bài thơ Hai chữ nước nhà là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa « rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người ». II. Luyện tập Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tạo sao nó vấn có sức truyền cảm mạnh mẽ. Trong bài thơ Hai chữ nước nhà, Trần Tuấn Khải đã sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ví dụ : « Ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hỗ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng lạc vong quốc ». Đây là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa « rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người ».

 

22 tháng 2 2016

 

TẠI LẦU HOÀNG HẠC

TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

                                                                                    

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, nguyên quán ở tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lí Bạch là một trong hai nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Ông là một nhà thơ lãng mạn lớn, có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn. Âm hưởng chủ đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời, lạc quan, hào phóng.

2. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lănglà một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay như­ng là để gợi lên tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Bài thơ của Lí Bạch gần như­ chỉ thuần tả cảnh. Thế nh­ưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tư­ởng đ­ược tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

- Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu t­ượng cho sự chia li) - thành D­ương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến - một thắng cảnh đô hội phồn hoa). ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu đư­ợc nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn.

- Mối quan hệ thời gian : Tháng ba - mùa hoa khói. Đó là vào lúc "xuân vừa chín", sông Tr­ường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng t­ượng trư­ng cho sự phồn hoa của D­ương Châu - nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nh­ưng vẫn không át đ­ược nỗi buồn lúc chia li.

- Mối quan hệ con ngư­ời : Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ "cố nhân". Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.

Có thể nói giải mã đ­ược các mối quan hệ này, chúng ta sẽ cảm nhận rõ và sâu sắc hơn cái tình sâu sắc và kín đáo của nhà thơ.

2. Sông Tr­ường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ng­ược. Vậy mà ngư­ời đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hư­ớng cho đôi mắt. Ngư­ời ra đi cô đơn, ng­ười đ­ưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến l­ưu.

3. Ngư­ời đi đã đi xa. Vậy mà ng­ười đư­a tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc. Bởi chỉ có bằng cách ấy, nhà thơ mới có thể dõi theo bóng bạn. Thời gian mà người tiễn đ­ưa "đứng lặng" hẳn phải rất lâu thì mới nhìn thấy con thuyền - bóng buồm - cột buồm - điểm chấm nhỏ ti rồi cuối cùng mất hẳn. Bài thơ cứ như­ vậy, tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm cứ chứa chan hòa cả vào trời mây sông nước bao la.

4. Cái hay của thơ Đư­ờng là ở chỗ thể hiện đư­ợc những "ý ở ngoài lời". Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa nh­ư thế:

- Trư­ớc hết, các địa danh đ­ược nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, ng­ười ta có thể liên t­ưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ư­ơng Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh      tư­ợng đối lập : ng­ười đi đến chốn phồn hoa đi hội >< ng­ười ở lại buồn bã, cô đơn.

- Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như­ vậy để dõi theo "bóng buồm" của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.

- Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu "ý ở ngoài lời". Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không đ­ược nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ).

5. Các nhà thơ Đ­ường rất trọng tình bạn :

Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm

Thế gian tri kỉ thật khó tìm.

Quả đúng là như­ vậy, bạn bè dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng. ở thời nào cũng vậy, bạn của ta có ng­ười tốt và ngư­ời xấu. Điều quan trọng là ta biết "chọn bạn mà chơi". Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho ng­ười mà còn chiếu sáng cho ta.

 

22 tháng 2 2016

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Lễ Sở, huyện Đông Yên, đỗ tiến sĩ năm 1892. Ông là người tài hoa, không chỉ có tài làm thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc, đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Chu Mạnh Trinh để lại một số tác phẩm như Thanh Tâm tài nhân thi tập, Tổng vịnh và vịnh 20 hồi Truyện Kiều, Bài tựa Truyện Kiều và một số bài thơ tả cảnh Hương Sơn.

2. Tác phẩm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn được viết theo thể hát nói, gồm 19 câu, có thể chia làm ba phần: - 4 câu đầu: cái hăm hở như là tiếng reo vui gặp gỡ khi đến với Hương Sơn. - 10 câu tiếp theo: miêu tả cảnh đẹp mĩ lệ của quần thể nhiều tầng ở Hương Sơn. - Năm câu cuối: cảm nghĩ của tác giả trước cảnh đẹp của Hương Sơn. Đây là một trong ba bài thơ Chu Mạnh Trinh viết về Hương Sơn vào dịp ông trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng này. Bài thơ ca gợi phong cảnh đẹp của quần thể danh thắng Hương Sơn gồm gần 20 di tích, trong đó động Hương Tích được xem là Nam thiên đệ nhất động. Lần theo bài thơ, ta như lạc vào một cảnh Bụt, nơi chim cúng trái, cá nghe kinh, đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt và nhất là đường lên động Hương Tích: thẳm một hang lồng bóng nguyệt, gập ghềnh mấy lối uốn theo mây. Cái đẹp của Hương Sơn là cái đẹp của một quần thể nhiều tầng thiên tạo lẫn với nhau tạo và đặc biệt là cái đẹp trong bầu không khí thoát tục đượm vị thiền – đã khiến nhà thơ phải thốt lên tận đáy lòng mình: càng trông phong cảnh càng yêu.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Không khí thoát tục ở Hương Sơn

Cảnh Hương Sơn được miêu tả từ xa đến gần: trong rừng mai chim chóc thỏ thẻ như đang dâng hoa quả cúng Phật; ở khe Yến cá lững lờ như say lời tụng niệm. Tiếng chuông ngân lên làm cho khách viễn du như say mộng huyền ảo mùi thiền. Cái đẹp của Hương Sơn trước hết là vẻ đẹp của thiên nhiên hòa trong khung cảnh thiêng liêng chốn cửa Phật. Giật mình nhưng vẫn trong giấc mộng cho thấy khách sợ say vì đạo, say vì cảnh. Cảnh thiêng liêng làm cho kẻ phàm tục có cảm tưởng như trút bỏ được mọi ưu phiền, lo toan trần thế để lắng đọng tâm linh cho thanh khiết, thánh thiện hơn

Câu 2. Vẻ đẹp thiên nhiên

Với nét bút tài hoa, nhà thơ đã chọn nhiều tinh từ và trạng từ để gợi tả hình ảnh: lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh. Cảnh vật ở đây càng sống động hơn với các hình ảnh chim cúng trái, cá nghe kinh, làm cho khách viễn du phải hỏi, giật mình, trông lên… Điệp từ này tạo ấn tượng trùng điệp, hùng vĩ của suối, chùa, hang, động: Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng Này hang Phật tích, này động Tuyết Quynh. Hình ảnh một quần thể thắng cảnh độc đáo hiện lên với nhiều màu sắc của đá trông như gấm dệt. Đường nét và hình ảnh cũng tạo cho con người cảm giác siêu thoát: Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệtm Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Hang lồng bóng nguyệt là hang sâu, ban đêm thường có ánh trăng rọi vào. Lối uốn thang mây là lối đi quanh co lên đỉnh núi như bậc thang. Cả hai đều là hình ảnh thực, nhưng đều mang lại vẻ huyền bí, huyền ảo làm cho con người dễ say sưa với vẻ huyền bí đó.

Câu 3. Suy niệm của tác giả

Từ sự rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả nghĩ về một khung cảnh rộng lớn hơn, đó là giang sơn, đất nước: Chừng giang sơn còn đợi ai đây. Có thể mày sắc của Phật pháp tô điểm thêm nét đẹp đặc biệt của Hương Sơn nhưng cũng chính là làm đẹp thêm vẻ đẹp của đất nước. Đó là lời thơ ca ngợi đất nước của Chu Mạnh Trinh. Với nghĩa tường minh trong câu cuối cùng, nhà thơ cho thấy tâm trạng đối với đất nước của mình. Qua cảnh Hương Sơn, nhà thơ càng yêu mến quê hương, đất nước hơn.