K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2016

Thôi câu này em chịu thua 

6 tháng 2 2016

a) Kể tên 

- 2 vườn quốc gia ở Bắc Trung Bộ : Bến Én(Thanh Hóa), Vũ Quang (Hà Tĩnh)

- 2 thắng cảnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ : Sa Pa, Hồ Thác Bà

- 2 nguồn nước khoáng ở Duyên hải miền Nam Trung Bộ : Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận)

- 2 lễ hội truyền thống ở Đồng Bằng sông Cửu Long : Bà Chúa Xứ (An Giang), Ooc Om Bóc ( Sóc Trăng)

b) Những thế mạnh để phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long

- Thế mạnh tự nhiên : 

   + Thuận lợi cho việc khai thác (tài nguyên thủy sản, môi trường khai thác )

   + Thuận lợi cho việc nuôi trồng ( diện tích mặt nước, môi trường nuôi trồng, con giống....)

- Thế mạnh kinh tế - xã hội :

   + Thuận lợi về lao động, thị trường (diễn giải )

   + Thuận lợi về cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác

19 tháng 2 2021

1/ Cây chè trồng khắp các tỉnh ở trung du miền núi bắc bộ, được trồng nhiều trên các đồi núi. Diện tích và sản lượng chè đứng đầu cả nước. Nổi tiếng nhất là chè Thái Nguyên, Bắc Giang...

- Cây chè phát triển ở vùng này vì: khí hậu lạnh phù hợp với sự phát triển, sinh trưởng của cây; nhiều diện tích đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp; có nhiều đồi núi, thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh trồng chè; đay là cây truyền thống, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác; chè đc sử dụng khắp cả nc thúc đẩy sự phát triển.

2/ - Duyên hải NTB thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế vì: đây là vùng có nhiều bãi biển, bãi tắm đẹp, khu nghỉ dưỡng, các địa điểm tham quan du lịch như sở thú, bảo tàng, các di tích lịch sử...; thời tiết mát mẻ, ít bão, thuận lợi cho các hđ du lịch diễn ra trong cả năm; vị trí nằm trên trục giao thông bắc - nam, có nhiều trục đường lớn và cảng biển, thuận lợi thu hút khách du lịch; các cấp lãnh đạo các tỉnh có nhiều chính sách thu hút khách du lịch tỏng và ngoài nc.

- BTB thường có nhiều thiên tai vì:

+ vào mùa đông, gió mùa đông bắc từ cao áp xi bia thổi xuống bị lệch về hướng đông ra biển, mang theo hơi ẩm từ biển vào, thổi vào vùng BTB, hướng của gió vuông góc với hướng của địa hình nên kia gió mùa đông bắc thổi tới thì bị dãy trường sơn bắc chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mưa, trút hết ở đồng bằng BTB ( phía đông dãy TSB), tạo nên các cơn bão, cơn mưa ở BTB.

+ vào mùa hạ, gió mùa tây nam thổi từ vịnh ben- gan tới mang theo hơi ẩm từ biển vào. Khi đi qua phần đất liền của thái lan , campuchia, lào đến phía tây dãy trường sơn bắc thì bị chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành nước, trút hết mưa ở phía tây dãy TSB, khi vượt qua dãy núi thì không còn hơi nước và trở nên khô nóng, làm phía đông TSB (phía đồng bằng) không có mưa, nắng nhiều, thời tiết khô nóng ( hiện tượng foehn).

 

 

 

7 tháng 5 2018

a) Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do những nguyên nhân sau

-Hai vùng đều có nhiều đồng cỏ phát triển trên các vùng địa hình núi, cao nguyên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò

-Khí hậu

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò

-Nhu cầu sản phẩm thịt, sữa (bò, trâu) ở các vùng lân cận (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,...) và trong cả nước lớn

-Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò)

b) Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?

-Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, vì trâu khỏe hơn, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Trâu ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng

-Ngược lại, ở Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp với điều kiện khí hậu khô, nóng ở đây.

19 tháng 11 2021

=> Các nhà máy thủy điện lớn của nước ta phân bố chủ yếu trên các con sông lớn  vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

Chọn D
17 tháng 1 2017
Khoáng sản Tên mỏ
Than Quảng Ninh
Đồng - niken Sơn La
Đất hiếm Lai Châu
Sắt Thái Nguyên, Yên Bái
Thiếc, bôxit Cao Bằng
Kẽm - chì Chơ Điền (Bắc Kạn)
Đồng, vàng Lào Cai
Thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng)
Apatit Lào Cai
15 tháng 4 2019

HƯỚNG DẪN

a) Các trung tâm công nghiệp

− Bắc Trung Bộ: Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.

− Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

b) Nhận xét sự giống nhau của các trung tâm công nghiệp ở hai vùng

− Quy mô: Các trung tâm công nghiệp đều có quy mô nhỏ.

− Cơ cấu ngành: Ở mỗi trung tâm thường chỉ có một số ngành như co khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm…

− Phân bố: Hầu hết ở ven biển.

12 tháng 6 2019

HƯỚNG DẪN

− Trữ năng thủy điện khá lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

− Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn trên các sông: Thác Bà trên sông Chảy (110MW), Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW), Sơn La trên sông Đà (2400 MW), Lai Châu trên sông Đà, Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW).

+ Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

+ Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên nguồn cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào.

+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường

17 tháng 10 2018

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào trang bản đồ dân tộc của Atlat Địa lí Việt Nam để tìm các dẫn chứng cụ thể

- Giống nhau: đều là nơi tập trung chủ yếu của các dân tộc ít người và có nhiều dân tộc sống đan xen nhau.

- Khác nhau:

+ Các dân tộc ít người khác nhau: kể tên các dân tộc ít người ở mỗi vùng.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc sống đan xen nhau hơn.

11 tháng 1 2019

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Mật độ dân số vào loại thấp nhất so với cả nước.

- Phân bố chênh lệch

+ Chênh lệch giữa vùng núi với trung du: vùng núi có mật độ dân số thấp, trung du có mật độ dân số cao hơn.

+ Chênh lệch ngay trong mỗi vùng: Núi cao có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với vùng núi thấp và núi trung bình; vùng trung du gần đồng bằng Bắc Bộ (ví dụ: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình...) và kề biển (ví dụ một số nơi ở Quảng Ninh) có mật độ dân số cao hơn nơi gần kề với vùng núi.

+ Chênh lệch giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc.

+ Chênh lệch trong từng tỉnh.

- Phân hoá rõ giữa:

+ Tây Bắc và Đông Bắc.

+ Trung du và miền núi.

+ Nơi kề với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại.

b) Giải thích

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

+ Những khu vực kinh tế phát triển thường là khu vực dân cư tập trung cao.

+ Những khu vực kinh tế chưa phát triển thì ngược lại.

- Điều kiện tự nhiên

+ Các khu vực núi cao: điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh, mức độ tập trung dân cư thấp.

+ Các khu vực thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nhiều mặt bằng tương đối rộng, các ngã ba sông... mức độ tập trung dân cư cao hơn.

1 tháng 9 2023

Tham khảo

a) Đặc điếm phân bố

- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Sự phân bố dân cư không đồng đều:

+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thấp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.

· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.

· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...

· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...

· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).

+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:

· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).

· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.

b) Giải thích

- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).

+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.

- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.

24 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

- Trung du và miền núi Bắc Bộ :

  + Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ( chè, trẩu, sở, hồi,...), đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu.

  + Trâu, bò lấy thịt  và sữa, lợn ( trung du)

- Đồng bằng sông Hồng :

  + Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp; cây ăn quả, đay, cói

  + Lợn, bò sữa ( ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt ( ở các vùng trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.

- Bắc Trung Bộ :

   + Cây công nghiệp hàng năm ( lạc, mía, thuốc lá,...), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su,..)

   + Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ

- Duyên hải Nam Trung Bộ :

    + Cây công nghiệp hàng năm ( mía, thuốc lá,...), cây công nghiệp lâu năm (dừa,..); lúa.

    + Bò thịt, lợn ; đánh bắt  và nuôi trồng thủy sản.