K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2017

Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình giáo dục phổ thông. Ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có thêm nghề làm vàng mã. Nghề giấy dó ở làng Yên Thái (Bưởi, Tây Hồ) cũng đã không còn. Tuy vậy, tranh Đông Hồ vẫn đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu.

26 tháng 11 2017

Tranh Đông Hồ là một lạoi tranh xuất thân ra từ chính cái nơi có tên của nó.Tranh Đông Hồ mang tính trang nhã mà bình dị ,chân thực.Đến tới thời điểm hôm nay,tranh Đông Hồ đã mang về cho mình những thành tựu truyền thống của văn hoá Việt Nam.

26 tháng 11 2017

Virtue, with the meaning symbolizes the wish to show with enough military virtues such as human, meaning, credit, brave and martial arts full

26 tháng 11 2017

phần này bạn làm đi , dịch thành tiếng anh thì mình sợ có nhiều từ bạn không hiểu nên chắc bạn vào google copy and paste đúng không , thế thì tự làm đi , vào trang của harvard có đấy

20 tháng 4 2018

Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

28 tháng 2 2022

tk 

 ''Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi, quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người''. Một câu nói rất là tâm đắc và đầy ý nghĩa thực tế. Với mỗi người, quê hương đất nước là nơi mà mình được sinh ra. Cũng vì thế, mà mỗi người cần nhớ và biết ơn quê hương mình. Nhân dân ta luôn có một lòng yêu nước dũng cảm, cuồng nhiệt. Từ ngày xưa, những cuộc chiến tranh được thắng vẻ vang là nhờ sự đồng lòng vượt khó, hợp tác với nhau để giành được. Không ngại gian khó hay nguy hiểm đang cận kề để tham gia cuộc chiến giành lại đất nước. Trừng trị và đánh bại những kẻ bán nước và kẻ cướp nước. Hiện nay, thứ tình cảm và lòng yêu nước sâu sắc này vẫn còn tồn tại và còn mãnh liệt hơn thế nữa. Nhất là trong giai đoạn dịch bênh Covid-19 này thì mọi người dân cần nâng cao ý thức hơn. Cả một đất nước hãy chung tay phòng chống thứ dịch nguy hiểm này.

-Trạng ngữ: gạch chân - chỉ thời gian

28 tháng 2 2022

tham khảo : (nếu đúng !)
 Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Những buổi sáng, đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió nhè nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát, những lời trò chuyện của những bác nông dân đi làm đồng. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

6 tháng 11 2021

uh....! Thật ra thì...! Hoc24 ko .... mấy bài văn tự luận như vầy đâu , nên bn tham khỏa trên mạng ak! R vt theo í kiến của bn! (Chả bt cái này có nên nói đây ko ta??)

6 tháng 11 2021

Tham khảo!

Ta là bạn và suốt đời là bạn
Dẫu thời gian chan chứa mối duyên thừa
Mình và cậu đâu có những chiều mưa
Hay nhớ nhung khi gió thu vừa đến

 

Nếu cậu buồn mình sẽ ở cạnh bên
Đem cho cậu đôi ba lời chia sẻ
Với tấm lòng và một câu mắng nhẹ
Mạnh mẽ lên, không lẽ cứ khóc hoài

 

Mình với cậu chỉ có thể vậy thôi
Nếu tóc cậu gió vô tình làm rối
Mình sẽ mắng gió đi đâu mà vội
Rồi đôi tay cậu hãy vuốt tóc mềm

 

Mình với cậu sẽ chẳng có gì thêm
Ngoài tình bạn bao la không bờ bến
Lỡ cậu mệt hãy nhắn cho mình đến
Nhưng vai mình cậu không thể tựa lên

 

Cậu biết rồi mà sao cứ gọi tên
Trong giấc mơ chuyện yêu đương vô nghĩa
Mình là bạn đừng lạc trong cơn mộng
Nếu tặng hoa xin đừng tặng hoa hồng

10 tháng 12 2021

Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? niềm vui còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.

10 tháng 12 2021

THAM KHẢO:

Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? Niềm vui còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.

27 tháng 4 2020

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!

             Chúc bạn thi tốt và đừng quên vote cho mik 5 sao :))) . Và cho đây là "câu trả lời hay nhất" (nếu bạn thik)

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

avatar

4.617 vote

  • hertCám ơn 9
  • avatar

    avatar

    •  
    • logoRank

    Bạn ơi thầy mik nói là đoạn văn thì ko đc dẫn thơ

  • avatar

    avatar

    •  
    • logoRank

    Bạn có thể bỏ

Đăng nhập để hỏi chi tiết

avatar

avatar

  •  
  • logoRank
  • tuan6adck

    Có thể thấy, trong văn học Việt Nam, hình tượng người lính từ lâu đã trở thành một nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ. Người lính Việt Nam lên đường để bảo vệ tình yêu quê hương, Tổ quốc, bảo vệ xóm làng và những điều bình dị nhất. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã tái hiện một vẻ đẹp tâm hồn của những người lính vừa chân thực lại vừa giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa”. Đặc biệt ta cảm nhận rõ vẻ đẹp đó qua khổ cuối của bài thơ.

      Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta bước vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi cả nước. Sau khi thua tại chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc với các loại máy bay ném bom nhằm phá hoại hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Đứng trước hoàn cảnh khốc liệt của đất nước, các thanh niên Việt Nam đã lên đường nhập ngũ, mang trong mình ý chí quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để đánh Mỹ.

Cảm nghĩ về khổ thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

       Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Tiếng gà trưa văng vẳng trên đường hành quân đã gợi cho người chiến sĩ trẻ nhớ về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và người bà thân thương. Chính tình cảm gia đình và quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước trong con người tác giả. Trong khổ cuối bài thơ, người chiến sĩ trẻ đã gửi lời tâm sự chân thành tới người bà kính yêu nơi hậu phương:

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

    Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc. Từ tình cảm bà cháu, cho tới tình yêu xóm làng và to lớn như tình yêu Tổ Quốc đều được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, thân thương như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tất cả được bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị chân chất và mộc mạc nơi quê hương, nó đã vun đắp tình yêu và là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà, giữ nguyên vẹn những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương.

      Với giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình sâu lắng và gần gũi, mộc mạc, khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã cho ta thấm thía được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. Đồng thời thể hiện mục đích và ý chí quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ trẻ.

25 tháng 2 2020

Tiếng Việt đẹp bởi giàu chất nhạc. có âm hưởng, thanh điệu vô cùng uyển chuyển và tế nhị. Đó cũng là chất liệu để viết lên bao áng văn chương, bao khúc hát ngọt ngào, tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc từ xưa đến nay. Thứ tiếng ấy còn có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt, hệ thống nguyên âm va phụ âm vô cùng phong phú. Từ ngữ qua các thời kì tăng lên ngày một nhiều. Ngữ pháp của tiếng Việt cũng dần trở nên uyển chuyển, chính xác. Điều đó khiến cho tiếng Việt trở nên phong phú, có khả năng biểu đạt đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, kĩ thuật, văn hóa, văn nghệ… Như vậy, tiếng Việt là niềm tự hào, là “quốc ngữ” của người Việt. Để có được điều đó, hơn bốn nghìn năm qua, cả dân tộc ta đã cùng nhau đoàn kết chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại quốc, để giữ trong mình tiếng nói riêng của người Việt. Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần gìn giữ và phát huy để tiếng nói ấy ngày càng đẹp và càng hay hơn. Đó là trách nhiệm và cũng là niềm tự hào khi chúng ta mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.

25 tháng 2 2020

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.