K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Mỗi người có vóc dáng và kích thước khác nhau là do bộ xương tạo nên khung cơ thể khác nhau, giúp cơ thể có hình dạng nhất định.

- Cơ thể người có thể di chuyển, vận động là nhờ có cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽ làm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 9 2023

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH HUYẾT ÁP CAO

TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Kết quả điều tra

STT

Chủ hộ

Tổng số người trong

gia đình

Số người mắc

bệnh huyết áp cao

1

Nguyên Văn A

6

1

2

Nguyên Văn B

5

1

3

Nguyên Văn C

6

0

4

Nguyên Văn D

4

1

5

Nguyên Văn E

5

1

Tổng

26

4

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao

- Tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao là: 4/26 = 15%.

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao: Tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao ở địa phương em khá cao. Nhóm tuổi mắc bệnh huyết áp cao thường là người cao tuổi hoặc những người trung tuổi thường xuyên sử dụng chất kích thích. Tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh thấp.

3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh huyết áp cao

- Có chế độ ăn uống khoa học; hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả.

- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia.

- Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức, kiểm soát cân nặng.

- Tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Ở những người bị bệnh suy thận, thận của họ bị suy giảm chức năng hoặc không thể thực hiện được chức năng lọc máu, làm cho các chất độc hại, chất thải tích tụ trong cơ thể gây rối loạn các hoạt động sống, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, phải ghép thận (thay thế thận khỏe mạnh) hoặc chạy thận nhân tạo (sử dụng máy chạy thận để lọc máu thay cho thận) nhằm giúp đảm bảo việc đào thải các chất độc, chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, kéo dài sự sống cho bệnh nhân

4 tháng 9 2023

Có cách nhé

- Học sinh chọn 1 bệnh liên quan đến hệ nội tiết thường gặp như bướu cổ, đái tháo đường,… rồi tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh tại địa phương.

- Câu trả lời tham khảo:

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp/ chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người mắc bệnh về hệ bài tiết

1

Nguyễn Văn A

6

1

2

Trần Văn B

5

0

3

4

5

Tổng

 

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh

- Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương: Học sinh tính dựa trên số liệu thu được bằng cách sử dụng công thức tỉ lệ người mắc bệnh = số người mắc bệnh/ tổng số người được điều tra.

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương: Học sinh nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương theo số liệu thu được (tỉ lệ mắc bệnh cao hay thấp, độ tuổi nào có tỉ lệ mắc bệnh cao).

3. Đề xuất một số cách phòng tránh

Một số biện pháp phòng tránh bệnh đái thái đường:

- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 9 2023

BÁO CÁO

DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH

LIÊN QUAN ĐẾN HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Kết quả điều tra

STT

Tên lớp/ chủ hộ

Tổng số người trong lớp/ gia đình

Số người mắc bệnh về hệ bài tiết

1

Nguyễn Văn A

6

3

2

Trần Văn B

5

2

3

4

5

Tổng

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh

- Tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Số người mắc bệnh/ tổng số người được điều tra (học sinh tự tính dựa trên số liệu thu được).

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Học sinh tự nhận xét dựa trên số liệu thu được (tỉ lệ người mắc bệnh là cao hay thấp/ độ tuổi mắc bệnh phổ biến là bao nhiêu).

3. Đề xuất một số cách phòng tránh

Một số biện pháp phòng tránh bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu:

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí: hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát có gas.

- Uống đủ nước.

- Rèn luyện thể dục, thể thao phù hợp.

- Không nhịn tiểu và giữ vệ sinh hệ bài tiết.

- Khám sức khỏe định kì, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

Vì các phân tử nước hoa và các phân tử không khí đều chuyển động hỗn loạn không ngừng nên trong quá trình di chuyển, các phân tử nước hoa bị va chạm với các phân tử không khí làm thời gian chuyển động từ đầu lớp tới cuối lớp lâu hơn nên phải một lúc sau người ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi thơm.

Phần II. Câu hỏi phần thi tự luận(Bài dự thi không quá 1.500 từ)        - Câu hỏi dành cho người từ đủ 18 tuổi trở lên: Anh/chị hãy đề xuất sáng kiến, giải pháp để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội?                                                                                                - Câu hỏi dành cho người...
Đọc tiếp

Phần II. Câu hỏi phần thi tự luận

(Bài dự thi không quá 1.500 từ)       

 - Câu hỏi dành cho người từ đủ 18 tuổi trở lên: Anh/chị hãy đề xuất sáng kiến, giải pháp để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội?                                                                                                

- Câu hỏi dành cho người dưới 18 tuổi: Em hãy làm rõ những nội dung trong thông điệp 5 K của Bộ Y tế. Thời gian tới em sẽ làm gì để tiếp tục phòng, chống dịch bệnh COVID-19?        

1
21 tháng 6 2021

Em dưới 18 tuổi ạ

Nội dung trong thông điệp 5K của Bộ Y tế là:

- Khoảng cách

- Khử khuẩn

- Khai báo y tế

- Khẩu trang

- Không tụ tập đông người

   Thời gian tới, em sẽ luôn chấp hành nghiêm chỉnh khuyến cáo, chỉ định của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh:

 - Không ra ngoài khi không cần thiết 

 - Nghiêm chỉnh khai báo y tế, giữ khoảng cách 2m, không tụ tập đông người. 

 - Bên cạnh đó, em sẽ cùng đóng góp cho quỹ vắc xin phòng chống Covid19, đồng thời tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe, bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh. 

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt (thường trong 1 – 4 phút đầu tiên từ khi nạn nhân bị đuối nước) vì: Tế bào cần oxygen cho các hoạt động sống. Do đó, thời gian bị ngạt khí (thiếu oxygen) của bệnh nhân càng kéo dài thì các tế bào đặc biệt là các tế bào thần kinh bị tổn thương và chết càng nhiều, dẫn đến tiên lượng hồi phục và sống sót của bệnh nhân càng thấp.

- Vị trí đặt tay khi ép tim là ½ phía dưới của xương ức vì khi ép tim lên vị trí này sẽ giúp làm thay đổi thể tích trong buồng tim, qua đó kích thích để tim đập lại, khôi phục vòng tuần hoàn, đồng thời, vị trí này cũng hạn chế nguy cơ gãy xương sườn, xương ức, tràn khí màng phổi, đụng dập phổi.

- Khi thổi ngạt cần nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân vì: Nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân sẽ giúp hạn chế việc không khí sau khi thổi vào quay trở lại mũi, miệng đi ra ngoài. Nhờ đó, nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.

Rối loạn môi trường trong cơ thể có thể có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, bệnh gout, …