K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2023

Trong câu này, ta có một số biện pháp tu từ như sau:
• Từ ghép "mỏi trở về" để miêu tả hành động của chiếc thuyền khi quay trở về bến.
+ Từ "im" để miêu tả sự yên lặng của chiếc thuyền.
+ Từ "nghe" để miêu tả hành động nghe của người kể chuyện.
+ Từ "chất muối thấm dần" để miêu tả quá trình muối thấm vào trong thơ vỏ.
Các biện pháp tu từ này giúp tăng tính hình ảnh và cảm xúc cho câu chuyện, giúp người đọc dễ dàng hình dung và hiểu được tình huống trong câu chuyện.

14 tháng 5 2023

BPTT ẩn dụ : nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ 

 

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:a.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)b. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời...
Đọc tiếp

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:

a.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)

b. 
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
   (Trích "Cây tre Việt Nam" - Thép Mới)

c.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
   ("Ngắm trăng" - Hồ Chí Minh)
Giúp mình với, cần gấp ạ!!!

0
Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:a.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)b. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời...
Đọc tiếp

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:

a.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)

b. 
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
   (Trích "Cây tre Việt Nam" - Thép Mới)

c.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
   ("Ngắm trăng" - Hồ Chí Minh)
Giúp mình với, cần gấp ạ!!!

0
Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:a.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)b. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời...
Đọc tiếp

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn văn bản sau:

a.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   (Trích "Quê hương" - Tế Hanh)

b. 
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
   (Trích "Cây tre Việt Nam" - Thép Mới)

c.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
   ("Ngắm trăng" - Hồ Chí Minh)
Giúp mình với, cần gấp ạ!!!

0
14 tháng 8 2018

Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"

(Quê hương - Tế Hanh)

Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

Hai câu thơ là những phát hiện riêng của Tế Hanh. Hình ảnh của người dân chài mang sắc thái huyền thoại , cổ tích , mang hơi thở của đại dương.. quen mà lạ , thực mà hư. Phải tinh tế và gắn bó sâu nặng với quê hương mới có thể nhận ra được vị xa xăm như thể được toát ra từ cả thân hình người dân chài.

Hoặc bạn có thể làm như thế này:
Bài này là bài của tớ nói về "Phân tích đoạn thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá "Có cả miêu tả con người lao động miền biển trong đấy luôn rôì.Tham khảo nhá:
Ở đoạn trước,khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ của đoàn thuyền đánh cá,giọng thơ phơi phới dồn dập.đến đoạn này,âm điệu trở nên thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm của dân làng.Cảnh làng chài đón thuyền đánh cá trở về bến là 1 bức tranh lao đọng náo nhiệt toát lên từ ko khí ồn ào,tấp nập,đông vui từ những ghe đầy cá,từ những con cá tươi ngon" thân bạc trắng" trông thật thích mắt,từ những lời cảm tạ chân thành từ đất trời đã cho sóng yên biển lặng để ng` ra khơi an toàn trở về.Ng` lao động làng chài trog đoạn thơ này đc miêu tả như những đứa kon của biển cả bao la:
Dân chài lưới làn da ngăn rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Đoa là những kon người với thân hình vạm vỡ,nc' da nhuộm nắng,nhuộm gió mặn nồng,nhuộm vị mặn mòi xa xăm của biển khơi.Vì vậy khi trở về nhà,dân chài vẫn đạm mùi của biển.Hình ảnh họ vừa chân thực,vừa lớn lao,gợi ra nh` liên tưởng thú vị.Hai câu thơ tiếp theo miêu ta thuyền nằm im trên bến vật lộn với sóng giớ trở về cũng là 1 sáng tạo nghệ thuật độc đáo:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Đó là sự nghỉ ngơi thư giãn sau chuyến ra khơi vất vả nặng nhọc,có cả sự hài lòng với kết quả công việc của mình.Con thuyền như con ng`, vì vậy ta như gặp đâu đây nụ cười mãn nguyện tự hào.Nếu những ng` dân chài trở về với "thân hình nồng thở vị xa xăm thì con thuyền cũng "nghe chất muối thấm dàn trong thớ vỏ"."Ta ko chỉ thấy chiếc thuyền nằm im trên bến mà còn nhân ra cả sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền"(Hoài Thanh).Chữ "nghe"xuất hiện mạng theo sự chuyển đổi cảm giác thú vị,thính giác hóa thành xúc giác.Cả chiếc thuyền và con ng` đã tở về nghỉ ngơi mà hồn của biển vẫn choáng ngợp tâm hồn họ.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Xong rồi! Cho tớ 1 thank đi bạn^^

18 tháng 8 2019

a)Trong hai câu thơ trên nhà thơ đã kết hợp hai biện pháp tu từ đó là nhân hóa và ẩn dụ. Để biểu lộ tâm trạng lần đầu tiên tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ đã thấy cầu trời trong xanh. Một thực thể tươi đẹp của thiên nhiên ngày ngày đi qua trên lăng Bác. Bên trong lăng Bác , thấy một mặt trời khác trong lăng đỏ đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước, thương dân của người bao la như vũ trụ. Vì tổ quốc người không ngần ngại hi sinh thân mình cứu nước, mặc dù bây giờ người đã không còn nhưng tnhf cảm và hình ảnh người sẽ vẫn còn mãi trong trái tim của người nhân Việt Nam. Người sẽ vẫn mãi chiếu sáng như những tia nắng của ánh mặt trời. Tấm lòng của bác vĩ đại bao la như biển rộng không gì sánh bằng.

b)Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

Gợi ý

b) Hoán dụ chuyển đổi cảm giác

'' Nghe'' chất muối

a ) Ẩn dụ

''Mặt trời '' trong lăng chính là bác Hồ.

1 tháng 2 2017

đề bài là jHoàng Anh Tú

1 tháng 2 2017

chỉ ra và nêu t/d của bptt trog các câu thơ trên

1 tháng 4 2023

– Câu thơ đầu tiên người đọc ấn tượng với làn da ngăm rám nắng. Đó là bút pháp tả thực, những người dân phơi nắng phơi gió ngoài biển khơi nên có một làn da khỏe mạnh, không lẫn vào đâu được.

– Câu thớ thứ hai được tả theo bút pháp lãng mạn thân hình nồng thở vị xa xăm Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Trong câu thơ này tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ thể hiện cảm nhận bằng xúc giác (vị), cái vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hình).-

Câu thơ ba và bốn miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, toát lên vẻ mặn mòi của biển, thấm đượm xúc cảm bâng khuâng thương nhớ của người con xa quê hương. Trong câu thơ này tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chất muối thấm dần chúng ta cảm nhận bằng thị giác và cảm giác nhưng ở đây nhà thơ nghe được sự thấm tháp đó. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 9 2018

a. "Cóc chết bỏ nhái mồ côi

Chỗi ngồi chỗi khóc: Chàng ơi là chàng!

   Ễnh ương đánh lệnh đã vang

Tiền đâu mà trả cho làng ngóe ơi".

Câu ca dao sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ. Nhân hóa ở chỗ dùng từ ngữ xưng hô vốn gọi người để gọi vật "chàng", "ơi" để tạo nên sự sinh động, gần gũi. Hơn nữa, các từ "cóc", "nhái", "chỗi", "ngóe" cũng sử dụng phép ẩn dụ để chỉ một hạng người, một loại người trong xã hội. Câu ca dao vì thế mà kín đáo bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

b. "Tre xung phong và xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín".

Câu văn sử dụng phép liệt kê để nói lên sự kiên cường và gắn bó của tre đối với người dân Việt Nam. Tre không chỉ gắn bó với con người từ thuở nằm nôi mà còn đồng hành cùng con người trên mỗi chặng đường, làm vũ khí, làm thành lũy cùng con người đánh giặc giữ nước.

c. "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái trèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".

Khổ thơ sử dụng biện pháp so sánh. Tác giả so sánh "chiếc thuyền nhẹ" với "con tuấn mã": so sánh sự vật vô tri với con vật. "Con tuấn mã" là chỉ con ngựa đẹp, khỏe. Việc so sánh này khiến ta tưởng tượng ra cảnh con thuyền hăm hở ra khơi, lướt nhẹ trên mặt biển như ngựa phi ngàn vạn dặm... 

Bên cạnh đó, tác giả còn so sánh sự vật cụ thể hữu hình với cái vô hình trừu tượng: "cánh buồm" với "mảnh hồn làng" để chỉ sự gắn bó, thân thuộc của cánh buồm. Cánh buồm ra khơi như mang theo trong nó tâm hồn của những người dân chài, mang theo trong đó biết bao ước mơ khát vọng và trông mong vào những mẻ cá bội thu. 

Như vậy, hai hình ảnh so sánh thật độc đáo và giàu giá trị biểu cảm, cho thấy tâm hồn tinh tế và sự gắn bó với quê hương miền sông nước của tác giả Tế Hanh.

d. "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."

Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Nhân hóa ở chỗ: chiếc thuyền sau chuyến ra khơi dài, khi trở về cũng như con người, mỏi và cần nghỉ ngơi. Phép nhân hóa đã khiến hình ảnh con thuyền trở nên sinh động và giàu biểu cảm.

Ngoài ra, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe": chất "muối" vốn được cảm nhận bằng vị giác, nhưng ở đây được tác giả cảm nhận bằng thính giác và cảm giác. Chính phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này đã cho thấy vẻ đẹp rắn rỏi và hơi vị mặn mòi của biển cả như phả ra, thấm vào từng câu thơ, khổ thơ.