K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2016

1/ -Từ ngữ:

+ Khái niệm: Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu.

+ Tác dụng: Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực.

- Từ ghép:

+ Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

+ Tác dụng: dùng để định danh sự vật, hiện tượng, để nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.

- Từ Hán Việt:

+ Khái niệm: Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt.

Mấy cái này có trong sgk hết đó, bạn tự xem nhé!

15 tháng 11 2016

thanks

 

20 tháng 12 2018

trong SGK Ngữ Văn 7 có mà bạn

20 tháng 12 2018

Hà triệu khánh ly: Cách nhận biết đại từ, QHT, đặt câu với đại từ, QHT k có trong sách. Ít nhất bạn cũng trả lời mình mấy câu đó chứ!

Trong sách ngữ văn 7 thì ai chả biết!

18 tháng 12 2021

TRong sách giáo khoa đều có á 

26 tháng 10 2020

QUAN HỆ TỪ:

- Định nghĩa những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Các QHT thường gặp: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...

   + VD: Bông hoa hồng hoa cúc đều đã héo rũ.

- Ý nghĩa: QHT được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,....giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

28 tháng 12 2021

Từ láy :

là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trướ hoặc tiếng đứng sau.trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều ko có nghĩa
* có hai loại tu láy: từ láy toàn bộ & từ láy bộ phận
* từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh)
Vd: thăm thẳm, thoang thoảng...
* từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần
Vd: liêu xiêu, mếu máo...
=>từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

*Điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.
+ Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng
Ví dụ:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Trong đoạn thơ trên, cụm từ "Nhớ sao" là điệp ngữ cách quãng.
Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị được một mối quan hệ bộ phận nào đó trong câu hoặc đoạn văn. Đó có thể là mối quan hệ giữa câu với câu hoặc giữa câu với câu trong đoạn văn.

*“Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”.

- Điệp ngữ nối tiếp
Ví dụ:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều

Trong đoạn thơ trên, cụm từ "rất lâu", "Khăn xanh" là điệp ngữ nối tiếp.

- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Chúc bạn học tốt!!

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán ViệtĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng âmĐặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩaĐặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phụcb, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu- Chúng em luôn tranh thủ thời...
Đọc tiếp

1, Từ láy , từ ghép , đại từ ( Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ )

2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán Việt

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng âm

Đặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩa

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa

3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phục

b, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu

- Chúng em luôn tranh thủ thời gian để học tập

- Qua phong trao thi đua Hai tốt cho thấy được sự cố gắng của thầy cô giáo và các bạn học sinh trên cả nước

- Bạn ấy có thể giúp em học môn Toán để bạn đấy học giỏi

- Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ

4, a, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề học tập . Trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa , một cặp từ đồng âm và gạch chân dưới các cặp từ đó

b, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề quê hương . Trong đó có sử dụng một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt và gạch chân dưới các cặp từ đó

c, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề tự chọn . Trong đó có sử dụng từ một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt , từ trái nghĩa , từ đồng nghĩa và gạch chân dưới các cặp từ đó

3
19 tháng 11 2016

1) Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Từ láy:

là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa

Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu

– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…

-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được

Đại từ:

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

 

19 tháng 11 2016

2)

Hán Việt:

Từ đâu đó có tiếng đàn vi-ô-lông nhẹ nhàng từ từ bay theo những ngọn gió.

Hân là một cô bạn rất dễ thương. ( Hân ở đây giữ chức vụ danh từ và từ Hán việt )

 

1,

TỪ ĐỒNG NGHĨA

Khái niệm:  Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp

2,

Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái,…. đối lập nhau.

*Xem thêm : Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.

Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.

VD : Với từ  “nhạt” :

-         (muối) nhạt     > <  mặn    : cơ sở chung là “độ mặn”

-         (đường ) nhạt   > < ngọt : cơ sở chung là “độ ngọt”

-         (tình cảm) nhạt > < đằm thắm : cơ sở chung là “mức độ tình cảm”

-         (màu áo) nhạt   > < đậm   : cơ sở chung là “màu sắc”.