K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2020

1. Bác Hồ mất ngày 2 - 9 - 1969

2. Sang Pháp, Bác Hồ làm phụ bếp trên chiếc tàu biển Pháp Amiral Latouche-Tréville

3. Trước khi làm chỉ huy quân sự, Võ Nguyên Giáp làm thầy giáo dạy môn lịch sử

4. Lý Tự Trọng

5. Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can.

Chúc bạn học tốt!

18 tháng 9 2020

1.2 tháng 9, 1969

2.Sang Pháp, Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàu Tàu Đô Đốc Latútsơ Tơrêviin

3.Trước khi làm chỉ huy quân sự, Võ Nguyên Giáp làm thầy giáo dạy môn Lịch Sử.

4.Vừ A Dính, người H'mông, liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kháng chiến chống Pháp, và là một nhân vật trong nhiều tài liệu, sách giáo khoa của Việt Nam.

5.Kim Đồng

a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hy sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu .

b) Trong chiến dịch Điện Biên Phủ anh Nguyễn Văn Trỗi đã lấy thân mình làm giá súng .

c) Anh Bế Văn Đàn là người chiên sĩ biệt động Sài Gòn đã đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na - ma - ra .

Chúc bạn học giỏi nhé !

a. Người nữ anh hùng trẻ tuổi hy sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.

b. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ anh Nguyễn Văn Trỗi đã lấy thân mình làm giá súng.

c. Anh Bế Văn Đàn là người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na - ma - ra.

1.Em hãy kể tên những người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn trong lịch sử đất nước mà em biết. 2. Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ lịch sử nào của nước ta? 3. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên ở địa phương nào ở vùng Tây Bắc nước ta? 4. Anh Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày tháng năm nào? Em hãy kể tên...
Đọc tiếp

1.Em hãy kể tên những người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn trong lịch sử đất nước mà em biết. 2. Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ lịch sử nào của nước ta? 3. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên ở địa phương nào ở vùng Tây Bắc nước ta? 4. Anh Vừ A Dính hy sinh anh dũng vào ngày tháng năm nào? Em hãy kể tên những cuốn sách, những bài hát hát về anh Vừ A Dính mà em biết. 5. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính thành lập ngày tháng năm nào, do cơ quan nào đề xuất và làm thường trực của Quỹ? Chủ tịch Quỹ Học bổng Vừ A Dính là ai? 6. Quỹ Học bổng Vừ A Dính cấp học bổng và giúp đỡ đối tượng học sinh, sinh viên nào? 7. Em hãy kể tên những hoạt động nổi bật của Quỹ Học bổng Vừ A Dính từ khi thành lập đến nay? 8. Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính là tấm gương tiêu biểu đại diện cho truyền thống “tuổi nhỏ chí lớn” của thanh thiếu niên Việt Nam. Em hãy viết những cảm xúc của em về người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính, người đã truyền cho em cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ (bài viết tối đa 500 từ). 

1
19 tháng 12 2018

cậu viết có mỏi tay ko ?

(1)Hồ Chi Minh sinh năm 1890 mất năm 1969. (2)Người hy sinh cả cuộc đời vì nước vìdân.(3)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm1955, Người nói: (4)"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mìnhnhững gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(5) Mình phải làm thế nào cho íchnước, lợi nhà nhiều hơn?(6)Mình đã vì lợi...
Đọc tiếp

(1)Hồ Chi Minh sinh năm 1890 mất năm 1969. (2)Người hy sinh cả cuộc đời vì nước vì
dân.
(3)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm
1955, Người nói: (4)"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình
những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(5) Mình phải làm thế nào cho ích
nước, lợi nhà nhiều hơn?(6)Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng
nào?...." (7)Có người nói: (8)"Bác đã ra đi mãi mãi!" (9)Không! (10)Bác vẫn sống, sống mãi
trong lòng chúng ta, là ngôi sao sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia!

(12) Bác chính

là niềm tự hào của cả dân tộc!
- Câu trần thuật :....................................... - Câu cầu khiến : .......................
- Câu nghi vấn :....................................... - Câu cảm thán :........................

1
10 tháng 2 2022

(1) (5) (6) (8) Câu trần thuật

(2) (3) Câu cầu khiến

(4) Câu nghi vấn

(7) Câu phủ định

(9) Câu cảm thán

20 tháng 11 2017

Xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước

“Trong khi còn học ở Trường Sát–xơ–lúp Lô–ba (Chasseloup–Laubat) tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.

Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.

Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.

Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi.

“Anh Lê, anh có yêu nước không?”

Tôi ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”

“Anh có thể giữ bí mật không?”

“Có”.

“Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”

“Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”

“Đây, tiền đây” – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – “Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?”

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý.

Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ  về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa.

Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta ngày nay”.

Chính ông Mai ở Hải Phòng, nhân viên cũ trên một chiếc tàu Pháp của hãng

“Vận tải hợp nhất” đã cho chúng tôi biết những điều mà ông Lê không rõ.

Ông Mai kể lại:

“Vào khoảng cuối năm 1911 hay 1912 – tôi không nhớ đúng nữa – tôi làm việc ở phòng ăn của các sĩ quan trên tàu. Tàu chúng tôi cặp bến Sài Gòn để lấy hàng và đón khách. 

Công việc làm bồi tàu

Một buổi trưa, một người trai trẻ lên tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi xin việc.

Chúng tôi trả lời là  không có việc và có chăng nữa, chúng tôi cũng không có quyền nhận anh ta.

Chúng tôi cười vì chàng trai có vẻ một anh học trò, không phải là  người lao động như chúng tôi. Chúng tôi nói nhỏ  với nhau: “Một người như thế có thể  làm được công việc gì trên tàu?”.

Tôi không hiểu tại sao tôi thấy thương hại anh ta và tôi nói: “Đi theo tôi, tôi sẽ  dẫn anh đến gặp chủ tàu. Có lẽ ông ta sẽ  có việc cho anh làm”.

Chủ tàu hỏi: “Anh có  thể làm việc gì?”

“Tôi có thể làm bất cứ việc gì!” – Chàng trai trả lời.

“Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp. Sáng mai anh đến đây nhận việc”.

Chàng trai ấy xưng tên là  Ba. Vì tôi đã giúp anh ta việc nhỏ ấy, cho nên anh ta rất thân với tôi, và cũng vì anh ta rất dễ mến tôi cũng rất thân với anh ấy. Việc gì  tôi làm được là tôi cố làm để giúp anh ta, vì anh ta chưa biết gì cả. Vả lại, anh ấy có can đảm và nhẫn nại. Phụ bếp trên tàu, mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ  sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò. Sau đó đi khuân than, rồi xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá v.v. Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và  trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành.

Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa chảo nồi và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt ngày.

Nhà bếp lo cho bảy, tám trăm người cả nhân viên và hành khách. Có nhiều cái chảo bằng đồng lớn và nặng quá, đến nỗi anh Ba phải kéo lê trên sàn.

Và những cái nồi cao quá, anh phải leo lên ghế để chùi nồi. Luôn luôn nghe tiếng:

“Ba, đem nước đây!”

“Ba, dọn chảo đi!”

“Ba, thêm than chỗ này, thêm than chỗ kia!”

Suốt ngày, anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than. Người ta thấy anh Ba phải dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc. Và hơn nữa vì chưa quen việc, anh phải gọt xong đống củ cải và khoai tây. Anh không biết làm thế nào. Tôi dạy cho anh.

Học tập trên tàu

Tôi còn nhớ một lần gọt măng tây. Đây là lần đầu tiên anh Ba thấy măng tây. Anh ta bắt đầu gọt trơ trụi, thì vừa lúc tôi đến. Tôi hối hả quẳng xuống bể tất cả măng đã gọt và tôi bày cho anh ta phải làm như thế nào. Nhờ thế không xảy ra việc gì. Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm. Về thứ  bậc, anh Ba là người dưới chúng tôi, chúng tôi là  những người có chức vị, còn anh Ba chỉ là người phụ bếp. Nhưng vì anh Ba hiểu biết  – anh giúp những người bạn mù chữ của tôi viết thư về cho gia đình họ và anh không bao giờ nói tục, vì vậy anh Ba được tất cả chúng tôi yêu mến.

Một lần, dọc đường, anh Ba suýt chết đuối. Biển nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rổ rau lên vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rổ rau vào dây sắt để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống biển mọi vật trên sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị  đẩy vào giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết.

Cái gì đối với anh Ba cũng mới, anh phải học tất cả. Ví dụ mới đầu anh không ăn được bánh mì và bơ. Ăn xúp thì anh dùng nĩa.

Vài ngày sau tàu rời bến, có  hai hành khách – hai người lính trẻ tuổi giải ngũ về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết. Và anh Ba lại dạy họ quốc ngữ và thỉnh thoảng dấm dúi cho họ cốc cà phê. Anh nói với tôi với một vẻ ngạc nhiên: “Anh Mai, cũng có những người Pháp tốt, anh ạ”.

Gặp Bùi Quang Chiêu 

Hồi ấy, Bùi Quang Chiêu, kỹ sư canh nông vào làng Tây, đi tầu hạng nhất cùng gia đình. Ông ta đưa con sang Pháp học. Trông thấy Ba, ông ta gọi anh lại và thân mật bảo:

“Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này? Bỏ nghề đi. Con nên chọn một nghề khác, danh giá hơn…” Anh Ba lễ phép cảm ơn ông Chiêu, nhưng không nói đồng ý hay không.

Đến Mác–xây, chúng tôi lĩnh lương mỗi nhân viên Việt Nam được từ một trăm đến hai trăm quan, thêm vào đấy tiền thưởng của hành khách. Anh Ba là phụ bếp, chỉ được mười quan.

Anh ta được ít lương, nhưng anh học được nhiều chuyện mới lạ. Coi tôi là  bạn thân thiết nhất, anh ta nói với tôi tất cả những điều anh trông thấy và suy nghĩ.

“Ơ! Ở Pháp cũng có người nghèo như bên ta!”. 

Trông thấy những gái điếm đến làm tiền trên tàu, Ba nói với tôi: “Tại sao người Pháp không “khai hoá” đồng bào của họ trước khi đi “Khai hoá” chúng ta, sao thế anh Mai?”

Tàu điện đối với anh Ba là một chuyện kỳ lạ.

Lần đầu tiên anh ta trông thấy những “cái nhà biết chạy” ấy. Cái gì  cũng làm anh ta chú ý, vì cái gì đối với anh ta cũng mới cả. Luôn luôn anh ta nói:

“Lần đầu tiên, tôi mới thấy cái này…”

Công việc trong ngày xong, tôi cho anh ta mượn bộ áo quần, và chúng tôi đi  đến tiệm cà phê ở đường Ca–nơ–bia. Không cần phải nói, đây là lần đầu tiên anh ta vào tiệm cà phê và cũng là lần  đầu tiên người Pháp gọi anh bằng “ông”.

Sau những ngày đầu tiên  ở Mác–xây, anh Ba tóm tắt cảm tưởng của mình bằng mấy chữ:

“Người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở Đông dương”.

Chúng tôi đi theo tàu lên Ha–vơ–rơ (Havre) để sửa chữa. Chúng tôi được  đưa sang làm việc ở một chiếc tàu khác, trở  về Đông Dương. Anh Ba không muốn trở về.  Ông chủ đem anh về nhà. Từ đấy, tôi không được tin tức gì của anh Ba nữa…

Đến Pháp và làm bồi bàn trên tàu đi vòng quanh châu Phi

Tôi ở với ông chủ của tôi ở Xanh A–đơ–ret (Saint–Adresse), một ngoại ô của Ha–vơ–rơ, một hôm, ông chủ  già dẫn về một người trẻ tuổi, gầy yếu, quần áo lôi thôi nhưng có vẻ lanh lợi. Tên anh ta là Ba. Ở nước ngoài mà gặp được một người đông hương thì lập tức người ta dễ trở thành bạn thân. Chúng tôi cũng vậy.

Chúng tôi ở một biệt thự có vườn hoa. Ông chủ già khi rảnh việc thì ở câu lạc bộ thành phố. Bà  chủ thường đến nhà người con gái, vợ một nhân viên của công ty. Một bà nấu bếp, một người tốt, nếu anh khéo nịnh thì bà ta cho anh ăn ngon, nhưng khi bà ta cáu thì như một mụ yêu tinh. Một cô sen xinh xinh hay làm dáng, có một  “bà mẹ hay ốm” – “Bà mẹ  ốm” chính là một chàng thủy thủ. Để  đi gặp tình nhân, chị ta lừa chúng tôi luôn và  nói là đi thăm mẹ ốm. Trong nhà tất cả  là sáu người.

Đồ đồng đánh bóng, đồ đạc lau xong, bàn ghế sạch bụi, thế là ông chủ bà chủ bằng lòng và rất tốt, luôn mồm một điều “con” hai điều “con”. Nhưng phần lớn công việc do cô sen làm. Chị ta muốn cho chóng xong để đi gặp “bà mẹ ốm”.

Vì vậy chúng tôi có  rất nhiều thì giờ rảnh. Anh Ba dùng thì giờ chăm bón hoa với người làm vườn hoặc giở những tờ báo có ảnh trong tủ sách ra xem. Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: “Anh Dân, anh có  biết chữ quốc ngữ không?”.

Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: “Không, tôi không biết”. Anh Ba liền giảng giải và khuyến khích tôi học. Tôi làm theo lời anh. Anh Ba cũng thế, anh học tiếng Pháp với cô  sen. Ngày nay tôi đọc được và viết được chính là nhờ anh Ba. Để trả ơn, thỉnh thoảng tôi dẫn anh Ba đi xem chiếu bóng hoặc xem xiếc.

Chúng tôi ở với nhau được một tháng. Một buổi chiều người chủ già  đi làm về, nói với anh Ba: “Có một chuyến tàu đi vòng quanh châu Phi. Không có hành khách. Chỉ có hàng hoá. Anh có muốn nhận làm bồi cho các sĩ quan trên tàu ấy không? Họ không đông lắm đâu, và đều là những người tốt, anh sẽ  thấy anh không đến nỗi vất vả ở trên tàu. Đồng ý chứ?”

Anh Ba vui vẻ nhận lời. Sau tôi nói với anh: “Ba ơi, khí hậu ở châu Phi rất nóng, nóng hơn ở bên ta. Và một chiếc tàu chở hàng rất tròng trành, rất dễ làm cho anh say sóng. Đi như thế anh dại dột lắm, nhất là một thân một mình, bầu bạn không có…”. Anh Ba nói với tôi: “Anh không nên nói như thế. Tôi là thanh niên, tôi khỏe, tôi chịu được khổ. Và tôi muốn đến xem các nước”.  

Ngày hôm sau anh Ba đáp tàu đi, anh có viết thư cho tôi hai ba lần, kể cho tôi nghe vô số chuyện, nói  đến người da đen, người Ả-rập, nói đến xứ Tê–nê–ri–pho, xứ Lít–bon, đến những con vẹt…. Anh cũng cho biết là người nấu bếp trên tàu cũng là một đồng hương tên là Bốn…

… … …

Chiếc tàu nhỏ rời Ha–vơ–rơ. Đỗ lại ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, An Giê  Ri, Tuy Ni Di và những cửa bể Đông châu Phi cho đến Công Gô. Đến đâu anh Ba cũng để ý xem xét. Mỗi lần tàu cập bến, thế nào anh Ba cũng kiếm cách đi thăm thành phố. Khi trở về, anh có những ảnh và những hộp diêm đầy túi. Anh thích thu thập những thứ ấy.

Đến Đa-ca, biển nổi sóng rất dữ. Tàu không thể vào bờ. Cũng không thể thả ca–nô xuống vì sóng rất to. Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen Pháp phải bơi ra chiếc tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia, họ bị sóng biển cuốn đi.

Cảnh tượng ấy mọi người coi là thường. Nhưng điều đó làm cho anh Ba hết sức cảm động, anh khóc. Ngạc nhiên,anh Bốn hỏi tại sao? Anh Ba buồn rầu trả lời tôi: “Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó. Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu.”

Chiếc tàu của chúng tôi chở  rượu ngon của Boóc–đô và An–giê–ri cho những thuộc địa khác. Tất cả mọi người trên tàu dùng rượu đó. Vì rượu rất nhiều. Các thủy thủ say rượu suốt chuyến tàu. Chỉ cần dùi một lỗ nhỏ vào thùng rượu, ấn một ống cao su nhỏ vào đấy, hút thật mạnh để đầu ống kia vào một cái chai. Và như thế tha hồ mà uống. Nhưng anh Ba không bao giờ uống rượu và khuyên anh Bốn không nên làm như thế.

Anh Ba rất tốt với mọi người và không bao giờ cãi cọ với ai. Nhưng anh Ba hơi khác thường. Mỗi ngày, anh dậy thật sớm để xem mặt trời mọc. Và trong những đêm trăng, anh hầu như không ngủ, anh đi đi lại lại trên tàu, ngắm trời ngắm bể. Chúng tôi đậu lại ở Tê–nê–rít–pho vào lúc hoàng hôn, biển lặng sóng, hòn đảo giống như một cái chụp đèn khổng lồ để trên mặt biển, phía trên lóng lánh, phía dưới xanh xanh. Chỉ có thế thôi, mà anh Ba ngây người. Anh nhắc đi nhắc lại: “Bốn, anh nhìn kìa! Đẹp quá! Hùng vĩ  quá!” 

Đến lúc trở về Ha–vơ–rơ, nhớ lời khuyên của anh Ba, Bốn không đến thăm cô gái nhảy nữa. Bốn còn đi một vài chuyến, dành được ít tiền thì trở về nước, mở một cửa hàng nhỏ, và lấy vợ.

Đến Luân – đôn, học tiếng Anh, câu chuyện cào tuyết, về ông già Ét-cốp-phie

KS anh
Khách sạn Carlton ở Thủ đô London, vương quốc Anh nơi Nguyễn Tất Thành
 vừa làm thuê vừa tự học tiếng Anh trong những năm 1914-1917.

 Còn anh Ba sau đó rời chiếc tàu nói đi Anh. Anh xin vào làm việc ở tiệm ăn Các–lơ–tông, một tiệm sang có tiếng ở Luân Đôn.

Người làm bếp độ trăm người đủ các hạng. Có cả người Pháp, người Anh, người Đức, người Nga, người châu Á và tôi người Việt Nam. Chính ông Ét-cốpphi-e, ông vua đầu bếp, được huân chương danh dự, điều khiển nhà bếp.

Về ông Ét-cốt-phi-e, có một chuyện đáng kể lại: Tài nấu bếp của ông ta, thế giới đều biết. Những chủ quán lớn nhất trên thế giới trả tiền rất nhiều để mời ông ta làm chủ bếp. Khi có những yến tiệc lớn, người ta mời ông đến làm thức ăn và  điều khiển nhà bếp. Lần vua Đức sang thăm Luân Đôn, vua Anh mời ông Ét-cốtphi-e phụ trách bữa tiệc. Và tất nhiên với một số lương rất hậu. Ông già Ét-cốtphi-e kiêu hãnh trả lời: “Tôi là người Pháp. Tôi không nấu cho kẻ thù của dân tộc tôi”.

“Vâng, bây giờ chúng ta nói chuyện anh Ba. Vào khoảng một năm trước đại chiến, một hôm, tôi gặp ở phòng lau chùi thìa, nĩa, một người Á Đông trẻ tuổi.

Tôi không để ý đến anh ấy vì tôi tưởng anh ấy là người Trung Quốc. Đến ngày thứ ba, chính anh ấy đến nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam. Cố nhiên tôi rất sung sướng được gặp một người đồng hương. Từ ngày ấy, chúng tôi trở nên đôi bạn thân.

“Ai đưa anh đến đây, đến nước Anh?” – Tôi hỏi anh Ba.

“Tôi đến đây một mình để học tiếng Anh”.

“Hay đấy, nhưng tiếng Anh rất khó học. Đã hai năm tôi ở thành phố này mà không biết hơn, ngoài hai chữ Yes và No (vâng và không).”

“Phải học chứ. Chúng ta sẽ cùng nhau học.”

“Trước khi đến đây, anh làm ở đâu?”

“Hôm thứ nhất, tôi nhận việc cào tuyết trong một trường học. Một công việc rất mệt nhọc. Mình mẩy tôi đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng. Và cuốc được đống tuyết cũng rất khó khăn vì tuyết trơn. Sau tám giờ làm công việc này, tôi mệt lử và đói bụng. Tôi đành phải bỏ việc. Ông Hiệu trưởng là một người tốt.

Ông ấy trả cho tôi cả ngày làm việc sáu đồng và vừa nói vừa cười: “Chính thế, công việc này quá sức anh”.

Hai ngày sau tôi tìm được một việc khác. Lần này thì phải đốt lò. Từ  năm giờ sáng, một người nữa với tôi chui xuống hầm để nhóm lửa. Suốt ngày chúng tôi đổ than thay than trong lò. Ở đây thật đáng sợ. Luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng. Tôi không biết người ta làm cái gì ở tầng trên, vì  không bao giờ tôi lên đấy. Người bạn tôi là  một người âm thầm, có lẽ anh ta câm. Suốt hai ngày làm việc, anh ta không hề nói một tiếng. Anh vừa làm việc vừa hút thuốc. Khi nào anh ta cần tôi làm việc thì anh ta ra hiệu. Nhưng không nói một tiếng. Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo, tôi luôn bị cảm. Vì  vậy, tôi nghỉ việc luôn hai tuần lễ. Với số  tiền để dành, tôi trả tiền phòng, tiền bơ và bánh mì, và sáu bài học chữ Anh. Khi chỉ còn sáu hào nữa, tôi đến sở tìm việc ở  Sô–hô, và người ta đưa tôi đến đây”.

Công việc làm từ tám giờ đến mười hai giờ và chiều từ năm giờ đến mười giờ.

Hàng ngày, buổi sáng sớm và buổi chiều, anh Ba ngồi trong vườn hoa Hay–đơ (Hyde), tay cầm một quyển sách và một cái bút chì. Hàng tuần vào ngày nghỉ, anh đi học tiếng Anh với một giáo sư người Ý. Ba thường khuyên tôi nên học như Ba, nhưng tôi hết sức lười, bây giờ tôi mới tiếc.

Mỗi ngày có một người dọn dẹp đồ đạc. Những người phục vụ, sau khi dọn chỗ khách ăn, phải dọn bát đĩa bỏ  tất cả chén bát và thức ăn lẫn lộn vào trong một cái thang điện đưa xuống bếp. Lúc bấy giờ người dọn dẹp phải để đồ đạc riêng một bên, bát đĩa để riêng một bên để người ta đem đi rửa. Khi đến lượt anh Ba, anh làm rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt thức ăn thừa vào một cái thùng, đôi khi còn cả phần tư con gà, những miếng bít-tết to tướng v.v... thì anh giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp. Chú ý  đến việc này, ông già Ét-cốp–phi–e hỏi anh:

“Tại sao anh không quẳng thức ăn thừa vào thùng, như những người kia?”

“Không nên vứt đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.”

“Ông bạn trẻ của tôi ơi, anh nghe tôi.” Ông Ét-cốt–phi–e vừa nói vừa cười và có vẻ bằng lòng. “Tạm thời anh hãy gác ý nghĩ cách mạng của anh lại một bên, và tôi sẽ dạy cho anh cách làm bếp. Làm ngon và anh sẽ được nhiều tiền. Anh bằng lòng chứ?”

Và ông Ét-cốt–phi–e không để cho anh Ba phải rửa bát nữa mà đưa anh vào chỗ làm bánh, với một số lương cao hơn.

Thật là một việc lớn xảy ra trong nhà bếp, vì chính là lần đầu tiên mà ông “vua bếp” làm như thế. 

Anh Ba rất giàu tình cảm. Một hôm tôi gặp anh cầm tờ báo và chảy nước mắt. Tôi hỏi anh vì sao buồn thế. Anh đưa cho tôi tờ báo và giải thích: “Anh xem đây. Đây là tin tức ông Thị trưởng Coóc (Cook), một nhà đại ái quốc Ailen. Ông ta bị bắt và bị người Anh bỏ tù. Ông ta tuyệt thực. Không những ông không ăn uống, mà còn không nói năng, không cử động nữa. Ông nằm nghiêng một phía im lìm như thế hơn bốn mươi ngày. Da thịt và áo quần phía ấy thối hết. Và ông chết, chết vì tổ quốc. Can đảm biết bao! Dũng cảm biết bao! Một dân tộc có những người như ông Coóc sẽ không bao giờ đầu hàng.

Chúng ta cũng thế, chúng ta có những người cản đảm như ông Thị trưởng Coóc.

Anh có biết chuyện cụ Tống Duy Tân không? Tôi kể cho anh nghe: Cụ Tống Duy Tân là một nhà đại trí thức, đấu tranh dũng cảm chống bọn xâm lược Pháp.

Cụ bị bắt và nhốt vào trong một cái cũi để gửi đến Bộ Tổng Tư lệnh Pháp. Ngồi trong cũi, Cụ vẫn làm thơ yêu nước. Khi hết giấy, cụ bẻ gẫy quản bút, lấy cật tre làm dao, và mổ bụng, cắt ruột tự tử. Trong những tờ giấy tìm thấy trong cũi, cuối những bài thơ, người ta còn đọc những chữ: “Thà chết còn hơn đầu hàng”.

Tôi tôn kính tất cả những Tống Duy Tân. Tôi sùng kính tất cả Thị trưởng Coóc. Cái chết của họ làm cho tổ quốc họ  sống lại, lòng can đảm của họ bất diệt.”

Thế giới đại chiến bùng nổ. Người Pháp ở Luân Đôn nhận lệnh động viên. Nhiều người khóc, nhất là những người đàn bà Pháp.

Người Đức bị bắt nhốt vào Trại Tập trung. Họ cũng khóc. Lính Anh bị đưa ra mặt trận, cha mẹ, vợ con họ đều khóc.

Anh Ba đến nói với tôi:

“Xin từ biệt anh Nam.”

“Anh đi đâu?”

“Tôi đi Pháp.”

“Không nói chơi chứ? Nước Pháp đang có chiến tranh. Anh đến Pháp làm gì?”

“Tôi đi xem. Tôi sẽ viết thư cho anh.”

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từHọ và tên: ……Lớp: …..Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện BiênĐiện thoại: ….. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan...
Đọc tiếp

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từ

Họ và tên: ……

Lớp: …..

Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên

Điện thoại: …..

 

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước đã có Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Trong thời kì khánh chiến chống thực dân Pháp gian khổ và hào hùng của dân tộc không thể không kể đến người anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính, anh là người dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của anh và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của anh Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn anh dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng anh chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Anh Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ. Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo, biên cương của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 bạn học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 bạn, anh chị được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án. Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

 Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã và sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam  

Đối với em – mới chỉ là một học sinh tiểu học, khi được biết về Các anh hùng nhỏ tuổi, em rất tự hào, hãnh diện và khâm phục các anh, các anh luôn là những tấm gương sáng để chúng em luôn cố gắng nộ lực học tập và rèn luyện. 

 

 

Thật tự hào biết bao khi em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã kể cho em nghe về anh Vừ A Dính, nhưng cho đến khi đi học tiểu học, được là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh em mới được tìm hiểu kĩ hơn, được biết nhiều hơn về anh Vừ A Dính. …

 

Trường em cũng có nhiều bạn dân tộc  Mông lắm, em rất tự hào về các bạn ấy, các bạn ấy rất khó khăn nhưng ý chí nghị lực lớn, luôn vươn lên trong học tập. Các bạn ấy nói các bạn rất tự hào vì dân tộc các bạn có anh hùng Vừ A Dính kiên trung bất khuất….

Ngay cả trong thời chiến loạn lạc gian khổ mà anh Dính vẫn luôn ham học thì không có lý do gì để chúng em không cố gắng nỗ lực khi được sống trong hòa bình ấm êm....

Anh vừ A Dính đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp trong cả suy nghĩ, hành động và ước mơ….

Em mơ ước…

Em sẽ…

 

0
28 tháng 4 2018

thằng lực cũng tra à

17 tháng 7 2018

a) Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc,...

b) Sinh nhật Bác: 19 tháng 5

17 tháng 7 2018

A) Nguyễn Sinh Cung . Nguyễn Tất Thành . Văn Ba .... Câu này bn có thế tìm hiểu trên internet nha :)

B) Bác sinh ngày 19/5/1890

28 tháng 9 2018

a) Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi.

b) Lời Bác Hồ dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định được nêu trong Điều 21 (mục 1, 2, 3, 4, 5) của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa được học.

26 tháng 4 2018

1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

-Em thích nội dung2 nhất

- Em đã cố gắng là một học sinh giỏi , hay tham gia hoạt động của trường , lớp cũng như ở nhà , là một người con ngoan , trò giỏi

26 tháng 4 2018

5 điều Bác Hồ dạy tự ghi nhé! 

Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Đó là đức tính rất tốt đối với mỗi chúng ta .Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.

Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.

Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở  là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc  vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là ngừng học”(lê nin)

Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác  và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….

Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.