K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2020

Hai câu trên không phải là câu bị động. Vì chủ ngữ của hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào.

Không phải câu nào có từ "bị, được" cũng là câu bị động.

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

25 tháng 3 2019

Câu 1: 2 câu là câu bị động vì có từ "bị" hoặc "được".

Câu 2: Không hẳn. Nguyễn Thu Hương Vsao vậy cô?

Câu 3: -Câu chủ động : Chủ ngữ tác động lên vật.

-Câu bị động : Chủ ngữ chịu tác động của vật.

25 tháng 3 2019

Không phải câu nào có từ "bị", "được" đều là câu bị động vì: nếu không tác động lên vật thì các từ ấy trong nhiều trường hợp chỉ là danh từ. Ví dụ:

- Lão ăn mày mang theo cái bị rách tả tơi.

- Đó là tất cả những gì tôi có thể làm được.

24 tháng 8 2018

- Trong hai đoạn văn, câu bị động là:

    + a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    + b. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ.; Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

- Tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì:

    + a. Trong trường hợp này, các câu bị động được lược bỏ thành phần chủ ngữ. Có thể khôi phục: Có khi tinh thần yêu nước được người ta trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi tinh thần yêu nước (được) người ta cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Việc lược bỏ chủ ngữ là nhằm tránh lặp thừa. Câu bị động trong đoạn văn này được sử dụng để đảm bảo sự liên kết. Đối tượng nói đến ở đây là tinh thần yêu nước chứ không phải chủ thể của tinh thần yêu nước. Câu đầu đoạn văn thể hiện rõ điều này.

    + b. Chủ đề của đoạn văn này là nói về Thế Lữ - "Người đầu tiên..." - "Tác giả "Mấy vần thơ"..." chứ không phải nói về thơ Pháp, hay những người tôn vinh ông. Hai câu bị động có chủ ngữ cùng hướng về một đối tượng và cùng thống nhất với chủ đề của đoạn.

24 tháng 7 2019

Những câu sau không phải là câu bị động vì chủ ngữ trong hai câu này không phải là đối tượng được hoạt động của người hay vật khác hướng vào.

5 tháng 1 2019

Câu bị động trong đoạn trích: Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

Tác giả chọn như vậy để tránh lặp lại kiểu câu trước đó, đồng thời để liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn

23 tháng 7 2017

Đáp án: B

18 tháng 3 2022

câu bố mua cho em quần áo mới ko phải là câu bị động 

 câu trăm hoa thi nhau đua nở là câu chủ động

28 tháng 2 2022

a,

`-` Ngôi nhà được xây dựng trong 7 năm bởi các kiến trúc sư.

`-` Ngôi nhà được xây dựng trong 7 năm.

b, `-` Quyển sách này được ông ta viết xong vào năm 2000.

`-` Quyển sách này được viết xong vào năm 2000.

c, `-` Quyển sách này được người ta bán với giá 35.000 đồng.

`-` Quyển sách này được bán với giá 35.000 đồng.

d,`-`  Quyển sách này được nhiều người mua.

`-` Quyển sách ngày được mua nhiều.

Bài 1:Trong các sau, câu nào là câu bị động?a/ Bệnh nhân ấy được mổ rồi.b/ Bác sĩ ấy được mổ bệnh nhân rồi.c/ Nó bị nước bắn vào người.d/ Xe này bị hỏng.Bài 2:Hãy chuyển đổi các câu bị động sau đây thành câu chủ động?- Toàn chi đội lớp 7A được Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương.- Ông Hoa bị con rắn cắn vào tay.- Ngày 19/5 này, em được bố mẹ đưa đi thăm quê Bác.- Chuồng...
Đọc tiếp

Bài 1:Trong các sau, câu nào là câu bị động?

a/ Bệnh nhân ấy được mổ rồi.

b/ Bác sĩ ấy được mổ bệnh nhân rồi.

c/ Nó bị nước bắn vào người.

d/ Xe này bị hỏng.

Bài 2:Hãy chuyển đổi các câu bị động sau đây thành câu chủ động?

- Toàn chi đội lớp 7A được Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương.

- Ông Hoa bị con rắn cắn vào tay.

- Ngày 19/5 này, em được bố mẹ đưa đi thăm quê Bác.

- Chuồng gà nhà em bị một con chuột chui vào.

Bài 3:Trong các câu sau đây, câu nào không biến đổi được thành câu bị động? Vì sao?

a/ Nó rời nhà lúc bảy giờ sáng.

b/ Thầy giáo nhắc nhở nó phải làm bài tập.

c/ Nó hỏi thầy giáo khi nào thì nghỉ hè.

d/ Các bạn của em ùa ra khỏi lớp.

Bài 4: Hãy ghép các câu đơn sau đây thành câu có cụm CV làm thành phần (có thể thêm bớt những từ cần thiết)

a/ Lan học giỏi.                             1/ Hoa đã gặp bạn ấy.

b/ Anh quen biết cậu ấy.               2/ Bố mẹ luôn luôn vui lòng.

c/ Chúng em biết.                         3/ Bàn đã hỏng.

d/ Bạn ấy đẹp.                              4/ Bạn ấy đã về nhà hôm qua.

Bài 5:Viết đoạn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về thông điệp “ Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần”.Trong đoạn có sử dụng ít nhất 1 câu bị động, 1câu có cụm CV mở rộng thành phần.(gạch chân,chú thích).

0
26 tháng 2 2018

cách 1:sự khác biệt giã thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp

cách 2: sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp

-câu bị động có từ được khác vs câu bị đong có từ bị  ơ sắc thái biểu đạt:câu bị đông có từ được mang hàm ý tích cực, câu bị đông có từ bị mang hàm ý đánh giá tiêu cực

26 tháng 2 2018

câu b(bài 2 trang 65) 

cách 1: ngôi nhà ấy đc người ta phá đi

cách 2: ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi