K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Là một nhà thơ xuất sắc, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm vô cùng ấn tượng tiêu biểu phải kể đến là Chuyện cổ tích về loài người. Ngay từ tiêu đề, tác giả đã như muốn gợi dẫn về việc đưa chúng ta theo dòng thời gian đi từ khi được sinh ra ở những vùng đất sơ khai, dần dần trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày. Ở khổ thơ đầu tiên, khi ấy sự sống mới chỉ bắt đầu, trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Thế nhưng trải qua năm tháng ở những khổ thơ tiếp theo, cuộc sống ngày một thay đổi khi mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Con người ngày càng trở nên đông đúc, cha mẹ, ông bà yêu thương và nuôi dưỡng trẻ em để chúng lớn lên trong những lời ru ngọt ngào. Gia đình ngày càng hoàn thiện, trí tuệ, sự hiểu viết của loài người, của thế giới “trẻ em” đi lên một bước tiến mới.  Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”,  “biết nghĩ”. Vạn vật xung quanh càng ngày càng trở nên rõ ràng và tươi sáng bởi chính những điều ấy, khi dần dần phát triển tiếng nói, chữ viết, có nền giáo dục. Đi theo đó là những trường lớp đào tạo và dạy dỗ trẻ em, rồi bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo,.. Cuộc sống thay đổi diệu kì biết bao, loài người trên trái đất từng bước đạt được nền văn minh hoàn chỉnh. Bên cạnh việc khéo léo kể về sự phát triển của loài người, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”. Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập, và mọi điều tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu chúng ta được dẫn dắt tìm hiểu về khởi nguồn của loài người với những hình ảnh vô cùng đát giá. Hóa ra, mọi vật xuất hiện trên trái đất đều là để làm cho cuộc sống của trẻ em, của con người trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là lời khéo léo nhắn nhủ: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất

15 tháng 10 2021

Cảm ơn bạn Lâm nhé!!!

2 tháng 10 2021

Khi nhìn thấy chị Cốc, tôi nghĩ ra trò hay liền sang rủ Dế Choắt chơi cùng. Nhưng Dế Choắt là một tên nhát gan nên liền van xin tôi đừng dại dột mà trêu vào chị ta. Tôi nghe vậy mà trong lòng cảm thấy bực tức. Bỏ ngoài tai lời nói của Dế Choắt, tôi cứ trêu chị Cốc. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Tôi chẳng mảy may nghĩ rằng Dế Choắt tội nghiệp sẽ phải chịu tội thay mình.

2 tháng 10 2021

bạn có chép mạng ko vậy?

14 tháng 11 2018

Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỷ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học… án kỷ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.

14 tháng 11 2018

Sau lần mắc lỗi đó,em cảm thấy vô cùng ân hận về việc làm của mk.Nhưng cũng từ đó mà em rút ra bài học trog cuộc sống;''Nếu mắc lỗi thì hãy nhận lỗi và sửa sai.''

đúng thì tích mk nha

Dế Mèn là một anh chàng hiệp sĩ dũng cảm nhất trong các chuyện cổ tích động vật.Dế Mèn đã giúp đỡ rất nhiều những kẻ yếu như chị Nhà Trò.Hơn nữa Dế Mèn còn rất thông minh làm cho bọn nhên phải phá hết tơ quanh đường để làm cho lối đi về nhà của chị Nhà Trò quang hẳn ra.Dế mèn còn có một dõng nói rất giõng dạc nữa.Tác giả Tô Hoài đẫ biến hóa nhân vật này thành một nhân vật dũng cảm,hào hiệp nhất trong chuyện.Nhân vật Dế Mèn còn biết rút ra bài học cho mình,để bênh vực những người nhỏ bé yếu ớt hơn mình.Và dế Mèn con biết sửa lỗi sai cho bọn nhện.Bắt bọn chúng không được bắt nạt chị Nhà Trò nữa.Qủa là một tấm long nghĩa hiệp !.Em rất thích nhân vật này và em sẽ luôn giupos các bạn trong lớp mình như vậy.

Học tốt nha !

4 tháng 10 2021

Nguyễn Ngọc Phương Linh ơi!

Đây là văn bản lớp 6 nhé,chứ không phải là bài tập đọc lớp 3 đâu.

17 tháng 3 2018

1. Chém chết chằn tinh
Lấy được tên vàng
Giết cả đại bàng
Cứu nguy công chúa
Chư hầu khiếp vía
Bởi một niêu cơm
Để lại tiếng thơm
Lưu truyền sử sách.

17 tháng 3 2018

thơ nhóm mik tự làm ở lớp, đừng chê nhé, 1 đoạn thoi

   bầu trời trong xanh

   ko khí trong lành 

  em ngồi vẽ tranh

  vẽ hình trái banh

28 tháng 10 2017

 Tri thức ngày xưa trở lại đây,

    Ân tình sâu nặng của cô thầy!

    Người mang ánh sáng soi đời trẻ;

    Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

    Đò đến vinh quang nơi đất lạ;

    Cám ơn người đã lái đò hay!

    Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

    Người đã giúp con vượt đắng cay!

28 tháng 10 2017

Khi Thầy Về Nghỉ Hưu

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!

7 tháng 2 2019

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:

17 tháng 9 2018

1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Chủ đề truyện:

- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

     + Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

     + Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

- Mở bài : Câu đầu tiên

- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

- Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

- Khác nhau ở chủ đề:

     + Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

     + Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan

Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:

     + Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài

     + Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài

b, Mở bài

Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc

- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.

học tốt

17 tháng 9 2018

3 k rôi nha sơn tùng mtp thank a lot arigatou sơn tùng mtp-san

11 tháng 1 2018

xin lỗi mình ko biết

12 tháng 1 2018

Bạn nguyen nhu thang ko biết làm thì đừng có làm

24 tháng 10 2023

- Căn cứ để xác định "Chuyện cổ tích loài người" là một bài thơ là: được sáng tác theo thể thơ năm chữ và chia làm nhiều khổ thơ.

- Chứng minh:
- Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm xúc kết hợp với hình ảnh thơ gần gũi thân thuộc. 
- Nội dung là kể lại nguồn gốc của loài người, bộc lộ sự yêu thương với trẻ em.

- Tác giả đặt nhan đề "Chuyện cổ tích về loài người" vì: 

+ Nội dung bài thơ là lời kể về nguồn gốc của loài người kết hợp cùng những yếu tố kì ảo tựa như một câu chuyện cổ tích.

+ Nhằm gợi những liên tưởng về những câu chuyện giải thích sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên. 

24 tháng 10 2023

 

1. Tác giả: Bài thơ được viết bởi nhà thơ Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Xuân Quỳnh được biết đến với những tác phẩm thơ sắc sảo và tinh tế.

2. Nội dung: Bài thơ "Chuyện cổ tích về lời người" nói về sự quan trọng của lời nói và tác động của nó đến cuộc sống con người. Bài thơ mang tính chất tưởng tượng và sử dụng hình ảnh cổ tích để truyền đạt thông điệp.

3. Cấu trúc và ngôn ngữ: Bài thơ có cấu trúc thơ tự do, không tuân theo các quy tắc cố định về đo và vần. Ngôn ngữ của bài thơ tươi sáng, hài hước và sử dụng các hình ảnh cổ tích để tạo ra hiệu ứng tưởng tượng.

Vì vậy, dựa trên tác giả, nội dung, cấu trúc và ngôn ngữ của bài thơ, chúng ta có thể xác định và chứng minh rằng "Chuyện cổ tích về lời người" là một bài thơ của Xuân Quỳnh. Tên đề bài được đặt như vậy để tạo ra sự hấp dẫn và tò mò cho người đọc, đồng thời tạo ra một liên kết giữa chủ đề của bài thơ và các yếu tố cổ tích trong nội dung.