K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2020

sự việc 5 ông thầy bói đánh nhau toác đầu chảy máu

7 tháng 12 2017

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc lien bay thang ve troi

15 tháng 11 2017
  

Hùng Vương ngày xưa có 4 câu chuyện đáng nhớ nhất. Đó là những câu chuyện về sự tích con người, anh hùng đánh giặc cứu nước, sự tích bành chưng bánh giầy, cuộc đánh nhau giữa 2 vị thần. Sau đây là bài kể ngắn gọn của mình:

1. Con Rồng Cháu Tiên:LLQ và ÂC kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con, chia con cai quản các phương, lập nước là Văn Lang, bắt đầu thời Vua Hùng. Về sau, người VN tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý của mình.

2. Thánh Gióng: đến đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng gióng ra đời, lớn lên kì lạ. Khi nghe có người rao tìm người tài đi đánh giặc, cậu biết nói biết cười. Nhân dân nuôi cậu khôn lớn cho tới khi sứ giả đem vũ khí tới, cậu vươn vai thành tráng sĩ quất ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Sau khi đánh tan lũ giặc Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ và phong cho Gióng là Phù Đổng Tiên Vương.

3. Bánh Chưng Bánh Giầy: sang đời vua Hùng thứ 7, vua chọn người nối ngôi.Lang Liêu được thần báo mộng và dạy cho cách làm bánh. Sau khi suy nghĩ, chàng đã làm ra 2 loại bánh. Đó là bánh chưng, bánh giầy và chàng được truyền ngôi. Từ đấy, người Việt Nam ta đã làm Bánh chưng Bánh giầy vào ngày tết.

4. Sơn Tinh Thủy Tinh: tới thời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. Trận đánh của họ rất ác liệt. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Do đó tạo nên cảnh lũ lụt hàng năm xảy ra ở nước ta.

 

A. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.

B. Thân bài (Diễn biến sự việc)

- Mở đầu

- Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …

- Thắt nút - Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Phát triển

- Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.

- Mở nút

- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.

- Kết thúc

- Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.

C. Kết bài

- Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước.

Kể lại truyện Thánh Gióng mẫu 1

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

16 tháng 8 2016

Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

Bạn tham khảo nhé

16 tháng 8 2016

Có nhiều truyện như vậy lắm bạn ạ, ví dụ như: 
* Truyện " Qủa bầu mẹ", của dân tộc Khơ - mú: 
Ngày xưa có hai anh em mồ côi, một trai - một gái khi bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và đền ơn bằng cách chỉ cho hai người tránh khỏi nạn lục. Thoát được lũ, không còn ai, hai anh em mới chia nhau người cái nắp, người cái ống trầu làm tin và chia nhau đi tìm vợ, tìm chồng. Tìm không được họ lại gặp nhau, lại chia nhau mỗi người một ngã nhưng vẫn không đạt được ý nguyện nên họ buồn lắm. Thấy vậy, chim Tgoóc khuyên hai người lấy nhau. Ít lâu sau, người em có mang, đến 7 năm, 7 tháng, 7 ngày mới sinh ra được quả bầu. Khi người chồng dùi thủng quả bầu: 
_Người anh chui ra đầu tiên, vì dính phải bụi than( do đốt quả bầu ), nên rất đen và là nguồn gốc người Khơ - mú. 
_Người em út chui ra sau cùng nên da dẻ trắng trẻo và là nguồn gốc của người kinh. 
Do thứ tự ra đời trước sau như vậy, nên địa bàn sinh sống của người Việt Nam cũng khác nhau; từ miền núi cho đến miền đồng bằng. Người Khơ - mú ở trên núi cao có nhiều rừng núi, sông suối thoả sức làm rẫy, làm nương. Người Kinh ( em út ) hết đất phải đi xa xuống tận vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, mở rộng nơi cư trú làm ăn, sinh sống. 
Truỵện đầy màu sắc huyền bí: Con người sinh ra từ trái bầu, rồi do thần Đất bảo ban nơi cư trú và cách làm ăn, sinh sống. 
* Truyện: " Kinh và Ba- na là anh em": 
. . . Truyện kể rằng: Có hai anh em thấy người cha say rượu, trần truồng. Người em nhìn cười và bị người cha đuổi đi. Vợ chồng người em dắt nhau lên tận miền rừng núi sinh cơ lập nghiệp; đẻ con, đẻ cháu và là nguồn gốc người Ba- na. Người anh ở lại miền đồng bằng lấy vợ sinh cơ lập nghiệp làm ăn ,sinh sống và là nguồn gốc của người Kinh. 
* Ở sử thi " Đẻ đất đẻ nước", của dân tộc Mường: 
Chim thần đẻ ra nhiều trứng, trứng nở ra các dân tộc như người: Việt, Thái, H`Mông . . . 
* Người Tà Ôi kể trong truyện cổ của họ rằng: Dân tộc Tà Ôi được sinh ra từ một quả bầu. “Ngày xưa khi trên trái đất chỉ có loài thú sống với nhau, con người chưa xuất hiện thì bỗng xảy ra một tiếng nổ dữ dội. Sau tiếng nổ thì mặt đất bỗng dưng thay đổi hẳn, các con thú vắng bóng. Chỉ may mắn còn sống sót mỗi hai con chó, một đực, một cái. 

Hai con chó sống chung với nhau. Bỗng một hôm trời hạn hán, nước sông suối khô cạn, cây sim, cành móc đều chết cháy. Hai con chó tìm lên vùng cao để tìm thức ăn và nước uống. Vượt qua nhiều núi đèo hiểm trở, cuối cùng hai con chó cũng tìm được nguồn nước. Con chó cái lúc này đang bụng mang dạ chửa, nó cố lê mình đến bên bờ suối. Lúc nó chui đầu xuống dòng nước, cũng là lúc nó chuyển dạ, đẻ ra một quả bầu dài. Một nửa quả bầu nằm dưới nước, một nửa lại nằm vắt lên bờ. 
Quả bầu cứ nằm như vậy suốt bao tháng liền. Nửa trên bờ của trái bầu bị nắng hạn nung nóng nên ngày càng đen thẫm lại, còn nửa dưới được mát mẻ nên trắng bợt ra. 
Mãi lúc khi mùa xuân đến, khi trời ấm áp dần lên thì quả bầu bỗng vỡ ra và con người từ vòng quả bầu đó vươn dậy. Số người nằm nửa trên bờ của quả bầu có nước da ngăm đen, còn số được bảo vệ nên có làn da trắng trẻo. 
Số người có làn da trắng xuôi theo dòng sông, suối về đồng bằng sinh sống trở thành người Kinh sau nầy. Những người có làn da ngăm đen lại đi ngược về ở phía đầu nguồn tìm rừng phát rẫy trở thành người Tà Ôi bây giờ...”

2/ Cái này bạn tự kể nhé!!!!

23 tháng 12 2017

Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp “ Em bé Thông Minh” này.
Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.
Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: “một ngày cày được mấy đường” có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: “Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường”.
Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng đểthử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: “Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội”
Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: “Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà “đánh chén” cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết.” Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.
Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!

23 tháng 12 2017

Thay cậu bé trong bài thành tôi thôi!! Tự làm đi  nhá

BN THAM KHẢO:

Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."

1 đọc hiểu . đọc đoạn thơ dưới và trả lời câu hỏi sau ?"nếu nhắm mắt nghe bà kể tryuện ,sẽ được nhìn thấy các bà tiên,thấy chú bé đi hài bảy dặm,quả thì thơm,cô tấm rất hiền. nấu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,đã nuôi em khôn lớn từng ngày,tay bồng bế,sớm khuya vất vả,mắt nhắm rồi lại mở ngay."                    (nói với em-Vũ quần phương)câu 1:xác định...
Đọc tiếp

1 đọc hiểu . 

đọc đoạn thơ dưới và trả lời câu hỏi sau ?

"nếu nhắm mắt nghe bà kể tryuện ,

sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

thấy chú bé đi hài bảy dặm,

quả thì thơm,cô tấm rất hiền.

 

nấu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

tay bồng bế,sớm khuya vất vả,

mắt nhắm rồi lại mở ngay."

                    (nói với em-Vũ quần phương)

câu 1:xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên?

câu 2:đoạn thơ thứ nhất giúp em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào của nước ta?

câu 3:xác định danh từ,động từ,tính từ trong các từ gạch chân ở câu thơ sau:"tay bồng bế , sớm khuya vất vả"(từ in nghiêng và từ ko in đậm)

câu 4:từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái đối với cha mẹ?

2 :tạo lập văn bản 

câu 1: viết đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) căn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sao:

"việt nam đất nước ta ơi 

mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 

cánh cò bay lả rập rờn

mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều"

                                   (việt nam đất nước ta -Nguyễn đình thi)

0
1 đọc hiểu . đọc đoạn thơ dưới và trả lời câu hỏi sau ?"nếu nhắm mắt nghe bà kể tryuện ,sẽ được nhìn thấy các bà tiên,thấy chú bé đi hài bảy dặm,quả thì thơm,cô tấm rất hiền. nấu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,đã nuôi em khôn lớn từng ngày,tay bồng bế,sớm khuya vất vả,mắt nhắm rồi lại mở ngay."                    (nói với em-Vũ quần phương)câu 1:xác định...
Đọc tiếp

1 đọc hiểu . 

đọc đoạn thơ dưới và trả lời câu hỏi sau ?

"nếu nhắm mắt nghe bà kể tryuện ,

sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

thấy chú bé đi hài bảy dặm,

quả thì thơm,cô tấm rất hiền.

 

nấu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

tay bồng bế,sớm khuya vất vả,

mắt nhắm rồi lại mở ngay."

                    (nói với em-Vũ quần phương)

câu 1:xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên?

câu 2:đoạn thơ thứ nhất giúp em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào của nước ta?

câu 3:xác định danh từ,động từ,tính từ trong các từ gạch chân ở câu thơ sau:"tay bồng bế , sớm khuya vất vả"

câu 4:từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái đối với cha mẹ?

2 :tạo lập văn bản 

câu 1: viết đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) căn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sao:

"việt nam đất nước ta ơi 

mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 

cánh cò bay lả rập rờn

mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều"

                                   (việt nam đất nước ta -Nguyễn đình thi)

0
12 tháng 5 2021

TK:

      Trong bữa cơm chiều của gia đình, em đang ngồi ăn rất bình thường thì cậu em trai cứ tiến đến phá.Nó chỉ kém em hai tuổi nhưng lại rất trẻ con và quậy phá. Bữa đến nó không chịu ăn lại còn tới nhõng nhẽo với em rằng phải làm cái này cái kia cho nó. Em đang buồn vì bài toán vừa rồi làm không được tốt thì cái việc làm của nó khiến cho em khó chịu vô cùng. Em không trả lời những câu hỏi của nó nên nó tức giận và ném vào người em một cái ô tô đồ chơi nhỏ. Thật sự thì em cũng không đau là mấy nhưng em cảm thấy rất bực mình nên em chạy lại đánh cậu em trai một cái vào lưng thật đau. Cái đấy ấy vừa là chút giận vừa giận cá chém thớt.

         Nó khóc thét lên, mũi dãi chảy ròng ròng, trông nó khóc em lại hối hận vì đánh nó quá đau. Em vừa hối hận lại vừa lo sợ. Bố em đang ăn cơm bỗng đứng phắt dậy, mắt trợn lên vừa ngạc nhiên lại vừa bực mình. Bố cầm lấy chiếc đũa đang ăn dở và chạy đến đánh vào tay em vài cái. Em không dám nhìn vào bàn tay mình, nơi những chiếc đũa đang đánh từng nhịp một cách tê tái. Em cũng không dám nhìn vào đôi mắt giận dữ của bố, em chỉ biết cúi gầm. Trong lúc bố đánh em thì mẹ chạy đến ôm thằng em trai em vào lòng vỗ về, an ủi. Tự dưng trong lòng em thấy tủi thân vô cùng. Bữa cơm chiều hôm ấy vì hai chị em em mà tan tành, bố chẳng muốn ăn nữa vì bực mình. Mẹ cũng chán mà dọn đi. Em cũng nhịn đói luôn. Bữa nay cuối tuần cứ tưởng cả nhà được khoảng thời gian nghỉ ngơi vui vẻ bên nhau nhưng không ngờ lại thành ra như thế,

           Đó là lần đầu tiên em thấy bố mẹ em giận dữ như thế, mẹ không đánh em nhưng mẹ cũng không mắng không nói với em nửa lời nào. Thằng em trai nhìn em bằng ánh mắt đầy sợ hãi. Em thấy hối hận vô cùng.

12 tháng 5 2021

tk 

Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần phạm sai lầm. Dù vô tâm hay cố ý, sai lầm ấy đều có thể làm tổn thương đến những người xung quanh. Ngày còn bé, em cũng từng gây ra một lỗi lầm mà đến tận bây giờ, em vẫn còn nhớ như in. Đó là một hành động ngang bướng trong bữa cơm chiều của gia đình em.

Suốt một ngày dài, điều em mong chờ nhất chính là bữa cơm sum họp mỗi buổi chiều. Khi ấy, cả nhà em sẽ quây quần bên mâm cơm, ấm áp và vui vẻ. Khi ấy, em học lớp 3, tiếng trống tan trường vừa vang lên, em liền tạm biệt các bạn để về nhà. Cánh cổng nhà thân quen hiện ra trước mặt, em tung tăng nhảy chân sáo vào nhà. Nhưng ngoài sự trông mong của em, bố mẹ em đều không ở nhà. Thay vào đó, em thấy chiếc làn màu đỏ lấm chút bùn đất để ngoài cửa, bên cạnh còn có một quả bưởi to. Em xịu mặt xuống. Đúng lúc đó, bà ngoại xuất hiện trước mắt em, bà mặc bộ quần áo màu nâu đã bạc, khuôn mặt đầy nếp nhăn nở một nụ cười:

- An đã về rồi à con? Bà nấu cơm xong rồi, đợi bố mẹ về là dọn cơm ăn ngay.

Em trai cũng không ở nhà nên em cho rằng bố mẹ đã đưa nó đi chơi, cảm giác ghen tị khiến em nảy sinh thái độ xấu, em không tả lời bà mà đi thẳng vào phòng.

Một lát sau, bố mẹ về, em trai em cầm trong tay con gấu nhỏ, cười toe toét. Cho rằng mình đã đoán đúng, mẹ có nói thế nào em cũng không ra giúp bà dọn cơm. Bà ngoại thấy thế chỉ cười hiền hậu, bà bảo cứ để bà làm, không mấy khi bà lên nhà em. Cả bữa cơm, em chỉ giữ khư khư cái bát, bố mẹ chỉ chăm lo dỗ dành em trai đang khóc vì nó không chịu ăn. Bà ngoại cứ liên tục bảo em đưa bát bà gắp thêm cái này cái kia. Tiếng gào khóc của trẻ con và những lời dỗ dành ngon ngọt của bố mẹ cứ đan xen. Lúc bà định lấy bát em để thêm cơm, em chợt gạt phắt tay bà ra, bát cơm rơi xuống đất, “choang” một cái vỡ tan, những hạt cơm trắng rơi vương vãi khắp mặt đất.

Đôi đũa gỗ cũng bắn xuống, một cái rơi ở trên mâm cơm, một cái rơi xuống đất. Đôi tay gầy guộc của bà ngoại đang giơ lên chợt run run. Em trai em nín khóc, không khí bàn ăn bỗng trầm hẳn xuống. Rồi mẹ vung tay “chát”, má bên phải em chợt đau nhói. Em nhìn chằm chằm mẹ, hét lên:

- Con ghét mẹ, ghét em, ghét tất cả mọi người.

Rồi đứng dậy chạy vào phòng đóng chặt cửa. Mặc kệ bụng đói, em ngồi trên giường, uất ức khóc. Khóc đến khi mệt lả người, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Nửa đêm, em mơ màng thấy cửa phòng mở, bà ngoại bưng một bát cháo nóng hổi, lay em dậy. Bà ân cần bảo:

- Dậy ăn cháo rồi ngủ, bụng đói đi ngủ sẽ bị đau dạ dày.

Lúc ấy, sự bướng bỉnh đã dịu xuống, em chợt thấy mình đã hỗ với bà nên ôm bà khóc nấc lên. Bà vuốt mái tóc mềm mại của em, hình như bà thở dài. Bà bảo em trai đang ốm nên bố mẹ đưa nó đi khám, nó khóc không chịu ăn nên mẹ mới tức giận như vậy, mẹ không cố ý đánh em. Em chợt thấy ân hận vô cùng, lí nhí xin lỗi bà vì thái độ của mình.

Đêm hôm ấy, bà ôm em ngủ. Em càng hối hận hành động của mình với bố mẹ, với em trai và với bà ngoại. Em rụt rè xin lỗi mẹ, mẹ cũng ôm em, vỗ về. Em vẫn nhớ khi ấy mẹ nói:

- Mẹ đánh con, mẹ xin lỗi. Bà ngoại lặn lội từ quê lên để chăm sóc con, sợ em ốm bố mẹ sẽ không để ý đến con. Con không được hư như thế với bà.

Lời dặn ấy đã in sâu vào tâm trí em. Sau đó, em ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn. Mọi người không bao giờ nhắc lại câu chuyện nhưng bữa cơm chiều hôm ấy vẫn mãi mãi là kí ức khó quên đối với em, nhắc nhở em về một lỗi lầm mà mình đã gây ra.