K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2019

đéo có nhà trường đéo mik đéo khôn ngoan như nhgày nay

xin lỗi mik chửa bậy :(

Bài làm

Nhà trường : nơi chắp cánh những giấc mơ, cung cấp cho ta những kiến thức đầu đời, dạy cho ta đạo nghĩa, xây đắp trong ta những hoài bão lớn lao.


Nhà trường : nơi mẹ cha tin cậy, giao phó những đứa con của mình chờ mong sự lớn lên của mầm non được chăm bẵm bởi đôi tay dịu dàng của những người thầy, người cô.


Nhà trường : nơi xã hội tin tưởng, nơi được hàng ngàn cặp mắt dõi theo, nơi gieo biết bao hi vọng về một tương lai tiến bộ


Và hơn hết, mỗi người nếu muốn trở nên hữu ích đều cần phải trải qua một môi trường rèn dũa, giáo dục. Đó là vai trò lớn lao nhất của nhà trường!

# Học tốt #

15 tháng 9 2019

Mở đầu
Xét theo chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử của nhân loại, nhà trường là một trong những đơn vị cơ sở của tổ chức giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều đó cho thấy vai trò và sứ mệnh to lớn của giáo dục nhà trường đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự phát triển của cá nhân con người.
Bài viết này trình bày sơ lược về nhà trường và vai trò của nó đối với xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh hiện nay dưới góc nhìn giáo dục.


1.Quan niệm giáo dục học về nhà trường
1.1.Nhà trường như là một lực lượng giáo dục
Nhìn nhận nhà trường như là một lực lượng giáo dục, tức là nhà trường được tổ chức dưới những thể chế chặt chẽ, quy củ, trở thành mô hình tương đối bền vững, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu được giáo dục của xã hội.
Theo đó, đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động nhà trường được xem xét trên phương diện này là quá trình tác động một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành nhân cách xã hội của thế hệ trẻ- xã hội hóa cá nhân theo những yêu cầu xã hội và nền giáo dục mong đợi; truyền bá và chuyển giao di sản văn hóa, chuẩn bị cho cá nhân bước vào đời sống xã hội với hành trang tri thức, trí tuệ, đạo đức, thái độ tình cảm và nghề nghiệp.
Các thành tố không thể thiếu được của giáo dục nhà trường thường bao gồm: mục tiêu và các nhiệm vụ giáo dục, nội dung chương trình giáo dục, thầy và trò, cơ sở vật chất- phương tiện dạy học, lớp học, các hệ giá trị và chuẩn mực giáo dục. v.v.
1.2.Nhà trường như là một môi trường giáo dục
Giáo dục là con đẻ của hệ thống xã hội, do vậy, giữa giáo dục trong nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục của gia đình và xã hội. Trong mối liên hệ này, giáo dục nhà trường có thể tương thích hoặc không tương thích với hệ thống xã hội. Yêu cầu của xã hội là đơn đặt hàng đối với nhà trường trong việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình giáo dục cũng như lựa chọn và áp dụng các phương pháp giáo dục. Ngược lại, giáo dục của nhà trường là một trong những môi trường có tác động chủ đạo đến tiến trình xã hội hóa cá nhân.
Trường học được hình thành trên cơ sở hệ thống các yếu tố cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau tạo ra sự vận động và phát triển của nhà trường theo chức năng và vai trò xã hội nhất định của nó.

1.3.Các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục trong nhà trường hiện nay
Hệ thống cơ cấu của nhà trường thường bao gổm tổng thể các yếu tố thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Hình 1: Các thành tố trong hệ thống giáo dục của nhà trường
 

Ghi chú chữ viết tắt:
G: Nhà giáo dục
H: Người được giáo dục
MTGD: Mục tiêu giáo dục
NDGD: Nội dung giáo dục
PP-PTGD: Phương pháp- phương tiện giáo dục
ĐKGD: Điều kiện giáo dục
HTTCGD: Hình thức tổ chức giáo dục
KQGD: Kết quả giáo dục

Các yếu tố cấu thành hệ thống giáo dục của nhà trường, như sơ đồ ở Hình1, cho thấy vị trí, chức năng, vai trò của mỗi yếu tố trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong toàn hệ thống. Trong  đó, mục tiêu giáo dục là yếu tố có chức năng định hướng toàn bộ quá trình giáo dục trong nhà trường. Mỗi thành tố cấu trúc trong nhà trường lại bao gồm một tiểu cấu trúc hệ thống đồng thời nhà trường chịu sự tác động từ môi trường bên trong (phản ánh mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố bên trong nhà trường) và môi trường bên ngoài (phản ánh các tác động qua lại giữa nhà trường với môi trường gia đình, kinh tế-xã hội, thể chế chính trị, quản lý…). Vì thế, quản lý nhà trường đòi hỏi vừa đảm bảo tính đổi mới phát triển vừa duy trì được trạng thái cân bằng động của nhà trường trong tương quan với các hệ thống trong và ngoài nhà trường.
Để làm rõ vấn đề này, ta có thể hình dung nhà trường như là một lăng kính (Hình 2) vừa khúc xạ các tác động từ môi trường bên ngoài nhà trường lại vừa giữ vững sứ mệnh của nhà trường đối với quá trình xã hội hóa cá nhân người được giáo dục. Hiện nay, xã hội đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và, cơ chế này cùng với các tác động và mối quan hệ có tính quy luật của nó, không thể không ảnh hưởng đến nhà trường. Tuy nhiên, bản chất và sứ mệnh của nhà trường không thể không duy trì mối quan hệ có tính quy luật trong hoạt động của nhà trường- đó là mối quan hệ sư phạm trong môi trường văn hóa học đường. Nếu tác động của xã hội làm biến dạng/ méo mó đi mối quan hệ sư phạm này thì dù ít dù nhiều, dù trước mắt hay lâu dài sẽ làm cho nhà trường ngày càng bị “thị trường hóa” và “tha hóa” theo chiều hướng tiêu cực.  Điều này ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại.

Hình 2: Nhà trường dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường


2.Xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân
2.1.Xã hội hóa cá nhân: Là quá trình cá nhân hấp thụ nền văn hóa của cộng đồng, của xã hội để đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học cách suy nghĩ và ứng xử thích hợp theo quy định của xã hội. Đó cũng là quá trình cá nhân học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để thích ứng, hòa nhập, thực hiện các vai trò xã hội của mình, quá trình này diễn ra liên tục, suốt đời.
Quá trình này diễn ra theo cơ chế thích ứng- hòa nhập- sáng tạo trên bình diện sinh học- tâm lý và xã hội.
 2.2.Cá thể hóa cá nhân: Là quá trình cá nhân biến những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của bản thân mình và tự thể hiện, hoàn thiện mình, trở thành con người độc đáo, có cá tính và bản sắc riêng. Đó cũng là quá trình con người trở thành chính mình.
Xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân là 2 quá trình diễn ra song song trong quá trình phát triển của cá nhân.
2.3.Các giai đoạn xã hội hóa cá nhân
Có nhiều cách phân chia các giai đoạn trong tiến trình xã hội hóa cá nhân, dưới đây trình bày các giai đoạn xã hội hoá cá nhân theo lứa tuổi với đặc trưng nội dung xã hội hóa qua các hình thái của hoạt động chủ đạo tương ứng.
Giai đoạn vườn trẻ (từ 0 đến 3 tuổi): hình thành xúc cảm người thông qua giao tiếp trực tiếp với người lớn và phát triển tư duy trực quan hành động qua hoạt động với đồ vật của trẻ.
Giai đoạn mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi): hình thành ngôn ngữ, hành vi ứng xử, phát triển tư duy trực quan hình ảnh, trí tưởng tượng tái tạo và sáng tạo thông qua hoạt động vui chơi.
Giai đoạn học sinh tiểu học (từ 6 đến 11 tuổi): hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ cơ bản đối với tự nhiên, xã hội và bản thân thông qua hoạt động học tập và giáo dục của nhà trường và gia đình.
Giai đoạn học sinh trung học cơ sở (từ 12 đến 15 tuổi): hình thành nhân cách qua mẫu người lý tưởng thông qua hoạt động học tập và hoạt động nhóm bạn cùng và khác giới.
Giai đoạn học sinh trung học phổ thông (từ 16 đến 18 tuổi): hình thành xu hướng nghề nghiệp, tình bạn, tình yêu…qua học tập, lao động hướng nghiệp và sinh hoạt tập thể.
Giai đoạn học nghề (từ 19 đến 25, 26 tuổi): học nghề ngắn, dài hạn; cao đẳng- đại học…nhằm hình thành nhân cách nghề nghiệp, hình thành giá trị sức lao động mà thị trường lao động đòi hỏi.
Giai đoạn hành nghề [từ 26 đến 55 tuổi(nữ) hoặc 60 tuổi (nam)]: thể hiện vị trí, vị thế, vai trò của mình trong xã hội, là quá trình tự khẳng định và tiếp tục hoàn thiện bản thân, thể hiện những kỳ vọng, mục đích cuộc sống và trải nghiệm giá trị cuộc sống…
Giai đoạn nghỉ hưu (từ 61 tuổi): tái thích ứng và tái hòa nhập xã hội với vị thế vai trò mới, muốn chiêm nghiệm, tổng kết cuộc đời…
2.4.Nội dung và điều kiện xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân bao gồm các nội dung như hấp thụ nền văn hóa cộng đồng của xã hội; Lĩnh hội những kinh nghiệm của loài người; Học hỏi, rèn luyện để thực hiện các vai trò xã hội…Qua đó, cá nhân trở thành nhân cách vừa mang bản chất chung vừa thể hiện bản sắc, cá tính độc đáo, sáng tạo. Nói cách khác, xã hội hóa cá nhân giúp cá nhân lĩnh hội các giá trị xã hội và thể hiện vai trò xã hội của mình.
Các điều kiện xã hội hóa cá nhân bao gồm: Điều kiện khách quan (Tiền đề sinh học và môi trường tự nhiên; Điều kiện kinh tế- xã hội thỏa mãn nhu cầu cơ bản của cá nhân; Những điều kiện văn hóa ảnh hưởng đến phát triển nhân cách; Nền giáo dục (hệ thống giáo dục quốc dân) đáp ứng yêu cầu của người học và của xã hội; Những điều kiện giao lưu tiếp xúc với nền văn hóa nhân loại…) và điều kiện chủ quan (Tính tích cực của cá nhân thông qua hoạt động và giao tiếp xã hội).


3.Vai trò của nhà trường đối với xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh hiện nay
Nhà trường được hiểu như là 1 tổ chức, thiết chế xã hội được ra đời để thực hiện chức năng xã hội hóa cá nhân, đặc biệt là giới trẻ, theo những mong đợi của cộng đồng xã hội.
Quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra liên tục về thời gian (suốt đời) và không gian (trong các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội). Tuy nhiên, nhà trường có vị trí, chức năng và vai trò đặc biệt trong tiến trình xã hội hóa cá nhân, bởi vì:
-Mục  tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của nhà trường được thiết kế khoa học, đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu phát triển về nhiều mặt (nhận thức, thái độ, hành vi, kỹ năng sống…) của cá nhân;
-Phương thức tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và khả năng của cá nhân, giảm thiểu các tác động tiêu cực, tránh được những vấp váp, sai lầm của cá nhân… qua đó mang lại hiệu quả rõ rệt trên phương diện giáo dục và phát triển nhân cách người học;
- Môi trường văn hóa- sư phạm của nhà trường được đảm bảo, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nhân cách người học.
-Đội ngũ nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, là tấm gương mẫu mực có ảnh hưởng trực tiếp/ gián tiếp đến quá trình xã hội hóa cá nhân theo chiều hướng tích cực;
-Nhà trường còn là đơn vị nòng cốt, đầu mối quan trọng trong việc thiết lập và vận hành sự phối kết hợp giữa gia đình và xã hội đối với việc giáo dục, xã hội hóa cá nhân.
Ngoài ra, vì vừa là một lực lượng giáo dục vừa là một môi trường giáo dục nên sự tồn tại và phát triển của nhà trường tương đối ổn định, bền vững và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xã hội hóa cá nhân.

  
Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập nên nhà trường vừa có được những cơ hội thuận lợi để thể hiện chức năng xã hội của mình vừa gặp phải không ít những thách thức hết sức to lớn. Trong đó, các tác động của xã hội đến nhà trường, như phân tích ở trên, mang tính đa dạng và đa chiều (tích cực/tiêu cực) từ đó đặt ra yêu cầu đối với nhà trường là cần quản lý và xử lý kịp thời, triệt để, phù hợp với  sự biến động trong quá trình tương tác của cá nhân với môi trường xã hội trong và ngoài nhà trường một cách có hiệu quả hơn.
Những giá trị cốt lõi trong quá trình xã hội hóa nhân mà nhà trường cần quan tâm giáo dục như giá trị học vấn, giá trị lao động, giá trị đạo đức nhân văn, giá trị văn hóa v.v. Đồng thời, về mặt quản lý xã hội đối với ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng, các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách cần thấm nhuần tư tưởng “lương sư hưng quốc” để thấy rõ hơn vai trò cực kỳ quan trọng của Nhà giáo và Ngành giáo dục đối với sự thịnh vượng của quốc gia, sự giàu mạnh của đất nước và hạnh phúc của con người.
Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu trong thực tiễn nhà trường để sao cho mọi người đều có cơ hội bình đẳng được hưởng thụ nền quốc học nhân dân, sao cho trẻ em thật sự hạnh phúc khi đến trường, sao cho con người được giáo dục có cuộc sống ấm no- tự do- hạnh phúc, quan hệ giữa con người với nhau mang đậm tính nhân văn cao cả, sao cho đội ngũ nhà giáo giữ vững “hùng tâm” mà không quá bận tâm  đến “sinh kế”. Khi đó, nhà trường sẽ trở thành “thiên đường của trần gian”, hay ít ra là môi trường lành mạnh cho sự gieo trồng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
                                                                                                                   

17 tháng 10 2016

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường... 
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường. 
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh

18 tháng 11 2019

I. Mở bài

– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

– Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.

II. Thân bài

* Tình bạn già tri âm, tri kỉ:

- Câu đề (câu 1): "Đã bấy lâu nay bác đến nhà"

   + Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

   + Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày

    + Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

- Ba câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình

    + Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.

   + Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)

- Hai câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp...), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.

- Hai câu kết: Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm: Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.

    + Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

III. Kết bài

– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

– Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

– Cảnh và tình đan xen hài hòa, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.

25 tháng 12 2019

minh can gap

25 tháng 12 2019

Một số sâu bọ rất có ích. Thời cổ, người Ai Cập đã coi tổ ong mật như một xưởng bào chế dược phẩm. Nước ta có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa từ lâu đời. Tuy thế, một số lượng lớn sâu bọ phá hại cây trổng đáng kể, có thế làm giảm tới 20% sàn lượng thu hoạch hằng năm.

7 tháng 2 2019

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí , cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.

Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người . Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.

Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông  đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?

Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phãi có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

25 tháng 9 2018

a. nhưng

b. nên

25 tháng 9 2018

Câu a là "nhưng"

Câu b là"nên"

26 tháng 6 2018

1. Cứ đổi hình như ý muốn 

2. Thoát ra , đợi

3. Đến 2 - 3 tiếng sau mới đăng nhập lại.

LUK này chắc có hình rùi đấy, 

tk nhoa, mơn nhìu !!

~ HOK TỐT ~

26 tháng 6 2018

bạn đổi ảnh đại diện xong thì phải ấn Ctrl +f5

19 tháng 12 2018

Bạn tham khảo:

Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.

Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.

Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.

Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

19 tháng 12 2018

Nguồn cội yêu thương của mỗi con người chính là gia đình và quê hương, đó là điều không thể thiếu trong cuộc đời của bất kỳ ai, nguồn cội ấy sẽ là chiếc nôi bình yên nâng đỡ suốt cuộc đời mỗi người. Nguồn cội là nơi bắt đầu để hình thành nên tình yêu thương cho mỗi người, trong đó có gia đình và quê hương. Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu ruột thịt của chúng ta. Đó là nơi bao bọc, che chở, nâng đỡ mỗi con người trên bước đời trưởng thành. Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Nơi đó có mọi người ta quen biết thân thiết, có cánh diều vi vu, có những kỷ niệm thơ mộng bên bạn bè, người thân,… Gia đình và quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người. Dù ai đi đâu, về đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở phải nhớ về quê hương bởi nó theo bước hành trình của ta suốt cuộc đời. Dù vậy nhưng không phải ai cũng biết quý trọng quê hương mình. Một số người luôn tìm cách phá hoại hình ảnh quê hương đẹp đẽ bằng việc khinh bỉ, chê bai quê hương mình nghèo khó, lam lũ, vất vả, không muốn nhận quê hương mình,… Thật đáng buồn vì những hành động không tôn trọng quê hương đó, ta phải lên án mạnh mẽ các hành động không tôn trọng quê hương của những phần tử ấy. Mỗi người chỉ có một cội nguồn, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng, yêu quý tình cảm của gia đình, quê hương, bên cạnh đó cần phát huy những giá trị đẹp đẽ của quê hương, gia đình bới đó chính là cội nguồn yêu thương của mỗi con người. Nguồn cội của mỗi con người là gia đình và quê hương, rộng hơn nữa đó không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, mà đó còn là Tổ quốc. Chúng ta phải biết yêu quý, trân trọng để giúp cội nguồn ấy đẹp hơn trong mắt ta cũng như trong mắt mọi người.

4 tháng 10 2016

câu 2: nêu cảm nghĩ của em về thân phận của phụ nữ xưa qua bài bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

4 tháng 10 2016

Giống nhau:Đều nói về thân phận nghèo khổ đăng cay của phụ nữ

Khác nhau:

-Bánh trôi nước:người phụ nữ ngày xưa được ví như cái bánh  trôi nước.Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng.

-Những câu hát than thân:Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.