K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2019

Trong lịch sử chống ngoại xâm vào nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu, và đặc biệt. Ông tham gia chống Pháp từ những năm đầu tiên Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Hai chiến công lừng lẫy của ông: đốt cháy tàu L’ Espérance – tàu Hy vọng của Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16/6/1868.

Chân dung anh hùng Nguyễn Trung Trực

Với trận Nhựt Tảo ông là người cầm quân đầu tiên ở Việt Nam tiêu diệt “pháo đài nổi” của quân đội Pháp. Trận tập kích đồn Rạch Giá, ông là thủ lĩnh nghĩa quân duy nhất ở đất Nam kỳ đánh chiếm lại được đồn trung tâm tỉnh lỵ sau tháng 8/1867 khi thực dân Pháp thôn tính 3 tỉnh miền tây Nam kỳ.

Nguyễn Trung Trực hy sinh để lại tấm gương anh hùng bất khuất và một câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. Hiện nay, lăng mộ ông ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Lễ tưởng niệm ông vào các ngày 27, 28, 29 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Sau trận Nhựt Tảo, anh em dòng họ nguyễn Trung Trực đổi tên, đổi họ, di tản lẩn trốn khắp nơi, phần đông về rừng rậm Cà Mau ẩn náu.

Gần 100 năm thực dân Pháp đô hộ, việc nghiên cứu về anh hùng  Nguyễn Trung Trực gần như bị quên lãng. Đến năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xuất bản ở Hà nội có đăng một số bài nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực. Ở miền Nam, trên “Tập san Sử Địa” xuất bản năm 1968 có dành một chuyên đề để bàn về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Mãi đến năm 1987– 1988, Bảo tàng Kiên Giang phối hợp với Viện Sử học mới truy tìm được dòng họ Nguyễn Trung Trực hiện sống ở hai nơi: Long An và Cà Mau, cả 2 tông chi này còn gia phả.

Theo gia phả của hậu duệ Nguyễn Trung Trực, 2 tông chi Bình Nhựt (Long An) và Tân Thuận (Cà Mau) thì ông nội của nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Đạo vốn là ngư dân xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát).

Cuối thế kỷ XVIII, ông cùng người em trai là Nguyễn Văn Chong vào lập nghiệp tại hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thôn Bình Nhựt, tổng Bình Chánh, huyện Thuận An, trấn Phiên An. Do xuất thân nghề làm biển nên vào đây gia đình ông cũng làm nghề chài lưới và hình thành “xóm  Nghề”.

Thôn Vĩnh Hội cùng các thôn Vĩnh Lạc, Vĩnh Lại, Vĩnh Lợi (huyện Phù Ly) nằm dọc ven biển, đại bộ phận cư dân đều theo nghề cá, cung cấp cá ăn hằng ngày cho các vùng chung quanh đến tận chợ Phù Ly (Phù Ly là một trong 3 huyện của phủ Hoài Nhơn, bao gồm địa phận 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát ngày nay) nên đã hình thành câu ca dao: “Bà Cò đi chợ Phù Ly/Đừng mua cá cửn làm chi tốn tiền”. Và câu ca dao này cũng theo lưu dân Bình Định vào Nam.

Về thời điểm dòng họ nguyễn Trung Trực lập nghiệp ở Bình Nhựt có hai giả thuyết: vào giai đoạn Tây Sơn khởi nghĩa và vào thời Minh Mạng. Có đến 10 công trình nghiên cứu cho rằng vào giai đoạn Tây Sơn khởi nghĩa, cuối thế kỷ XVIII, chỉ có 2 công trình nghiên cứu vào thời Minh Mạng (vào những năm 20 thế kỷ XIX).

Đến nay, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức 2 hội thảo khoa học về anh hùng Nguyễn Trung Trực: “Nguyễn Trung Trực thân thế và sự nghiệp” năm 1986, và “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” năm 2009. Tại hội thảo khoa học năm 2009, nhiều nhà nghiên cứu đã xác định: nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Đáng chú ý các tham luận: “Mấy suy nghĩ gửi đến Hội thảo từ quê hương Nguyễn Trung Trực” của Nguyễn Hữu Hiếu (Chuyên viên cao cấp, Ủy viên BCH/Hội KHLS/VN, Phó Chủ tịch Hội KHLS Đồng Tháp), “Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam” của Nguyễn Thị Thùy Nhung (Khoa Lịch sử, trường ĐHKH Huế), “Phác thảo ý tưởng một lễ hội về người anh hùng Nguyễn Trung Trực” của TS. Nguyễn Đình Thống (Trường Đại học KHXHNV Tp. HCM), “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa về anh hùng dân tộc ở Long An” của Nguyễn Văn Thiện (Bảo tàng Long An)…

Riêng 2 tác giả Cao Tự Thanh và Huỳnh Ngọc Trảng viết chung một bài viết: “Nguyễn Trung Trực ở Long An”, căn cứ theo ghi chép của Trung úy Piquet trong “Biên bản hỏi cung Nguyễn Trung Trực”…cho rằng quê hương Nguyễn Trung Trực là xóm Nghề, xã Bình Đức, huyện Bến Thủ, tỉnh Long An. Trên một phương diện nào đó, điều này là đúng. Bởi vì, người Việt Nam xưa nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về quê hương, có khi quê hương được hiểu là sinh quán của mình, cũng có khi quê hương được hiểu là sinh quán của cha mình hoặc ông nội mình…

Hơn 40 tham luận của hội thảo khoa học năm 1986 và hơn 30 tham luận của hội thảo khoa học năm 2009 tại Kiên Giang đã nhất trí đánh giá: Nguyễn Trung Trực sinh ra và lớn lên ở xóm Nghề, thôn Bình Nhựt, tổng Bình Chánh, huyện Thuận An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là Ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Nguyễn Trung Trực là con ông Nguyễn Văn Phụng (Thăng), cháu nội ông Nguyễn Văn Đạo, quê gốc xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).

Có lẽ không có vua chúa, quan chức, hay lãnh tụ nào có công với đất nước sau khi chết được xây dựng nhiều đền thờ như Nguyễn Trung Trực, hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đền thờ Nguyễn Trung Trực như: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu…trong tổng số gần 20 đền thờ Nguyễn Trung Trực ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Kiên Giang có 9 đền thờ. Ngoài đền thờ chính còn có rất nhiều đền thờ ghép, thờ chung trong đình làng, đền, chùa. Một số nhà treo ảnh thờ riêng như thờ cửu huyền thất tổ của họ ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…

Vừa qua, ông Nguyễn Hạnh – Phó Tổng biên tập tạp chí Xưa và Nay về làm việc với UBND tỉnh Bình Định, UBND huyện Phù Cát, UBND xã Cát Hải và một số ban ngành liên quan về ý tưởng xây dựng đền thờ Nguyễn Trung Trực tại quê hương ông: thôn Vĩnh Hội bằng nguồn vốn do Tạp chí Xưa và Nay vận động. Đây là một cơ hội tốt để tỉnh nhà có thêm một di tích lịch sử bằng nguồn vốn xã hội hóa và công trình di tích sẽ là niềm vinh dự, tự hào của Bình Định -quê hương anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực.

Trong lịch sử chống ngoại xâm vào nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu, và đặc biệt. Ông tham gia chống Pháp từ những năm đầu tiên Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Hai chiến công lừng lẫy của ông: đốt cháy tàu L’ Espérance – tàu Hy vọng của Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16/6/1868.

Chân dung anh hùng Nguyễn Trung Trực

Với trận Nhựt Tảo ông là người cầm quân đầu tiên ở Việt Nam tiêu diệt “pháo đài nổi” của quân đội Pháp. Trận tập kích đồn Rạch Giá, ông là thủ lĩnh nghĩa quân duy nhất ở đất Nam kỳ đánh chiếm lại được đồn trung tâm tỉnh lỵ sau tháng 8/1867 khi thực dân Pháp thôn tính 3 tỉnh miền tây Nam kỳ.

Nguyễn Trung Trực hy sinh để lại tấm gương anh hùng bất khuất và một câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. Hiện nay, lăng mộ ông ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Lễ tưởng niệm ông vào các ngày 27, 28, 29 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Sau trận Nhựt Tảo, anh em dòng họ nguyễn Trung Trực đổi tên, đổi họ, di tản lẩn trốn khắp nơi, phần đông về rừng rậm Cà Mau ẩn náu.

Gần 100 năm thực dân Pháp đô hộ, việc nghiên cứu về anh hùng  Nguyễn Trung Trực gần như bị quên lãng. Đến năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xuất bản ở Hà nội có đăng một số bài nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực. Ở miền Nam, trên “Tập san Sử Địa” xuất bản năm 1968 có dành một chuyên đề để bàn về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Mãi đến năm 1987– 1988, Bảo tàng Kiên Giang phối hợp với Viện Sử học mới truy tìm được dòng họ Nguyễn Trung Trực hiện sống ở hai nơi: Long An và Cà Mau, cả 2 tông chi này còn gia phả.

Theo gia phả của hậu duệ Nguyễn Trung Trực, 2 tông chi Bình Nhựt (Long An) và Tân Thuận (Cà Mau) thì ông nội của nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Đạo vốn là ngư dân xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát).

Cuối thế kỷ XVIII, ông cùng người em trai là Nguyễn Văn Chong vào lập nghiệp tại hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thôn Bình Nhựt, tổng Bình Chánh, huyện Thuận An, trấn Phiên An. Do xuất thân nghề làm biển nên vào đây gia đình ông cũng làm nghề chài lưới và hình thành “xóm  Nghề”.

Thôn Vĩnh Hội cùng các thôn Vĩnh Lạc, Vĩnh Lại, Vĩnh Lợi (huyện Phù Ly) nằm dọc ven biển, đại bộ phận cư dân đều theo nghề cá, cung cấp cá ăn hằng ngày cho các vùng chung quanh đến tận chợ Phù Ly (Phù Ly là một trong 3 huyện của phủ Hoài Nhơn, bao gồm địa phận 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát ngày nay) nên đã hình thành câu ca dao: “Bà Cò đi chợ Phù Ly/Đừng mua cá cửn làm chi tốn tiền”. Và câu ca dao này cũng theo lưu dân Bình Định vào Nam.

Về thời điểm dòng họ nguyễn Trung Trực lập nghiệp ở Bình Nhựt có hai giả thuyết: vào giai đoạn Tây Sơn khởi nghĩa và vào thời Minh Mạng. Có đến 10 công trình nghiên cứu cho rằng vào giai đoạn Tây Sơn khởi nghĩa, cuối thế kỷ XVIII, chỉ có 2 công trình nghiên cứu vào thời Minh Mạng (vào những năm 20 thế kỷ XIX).

Đến nay, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức 2 hội thảo khoa học về anh hùng Nguyễn Trung Trực: “Nguyễn Trung Trực thân thế và sự nghiệp” năm 1986, và “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” năm 2009. Tại hội thảo khoa học năm 2009, nhiều nhà nghiên cứu đã xác định: nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Đáng chú ý các tham luận: “Mấy suy nghĩ gửi đến Hội thảo từ quê hương Nguyễn Trung Trực” của Nguyễn Hữu Hiếu (Chuyên viên cao cấp, Ủy viên BCH/Hội KHLS/VN, Phó Chủ tịch Hội KHLS Đồng Tháp), “Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam” của Nguyễn Thị Thùy Nhung (Khoa Lịch sử, trường ĐHKH Huế), “Phác thảo ý tưởng một lễ hội về người anh hùng Nguyễn Trung Trực” của TS. Nguyễn Đình Thống (Trường Đại học KHXHNV Tp. HCM), “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa về anh hùng dân tộc ở Long An” của Nguyễn Văn Thiện (Bảo tàng Long An)…

Riêng 2 tác giả Cao Tự Thanh và Huỳnh Ngọc Trảng viết chung một bài viết: “Nguyễn Trung Trực ở Long An”, căn cứ theo ghi chép của Trung úy Piquet trong “Biên bản hỏi cung Nguyễn Trung Trực”…cho rằng quê hương Nguyễn Trung Trực là xóm Nghề, xã Bình Đức, huyện Bến Thủ, tỉnh Long An. Trên một phương diện nào đó, điều này là đúng. Bởi vì, người Việt Nam xưa nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về quê hương, có khi quê hương được hiểu là sinh quán của mình, cũng có khi quê hương được hiểu là sinh quán của cha mình hoặc ông nội mình…

Hơn 40 tham luận của hội thảo khoa học năm 1986 và hơn 30 tham luận của hội thảo khoa học năm 2009 tại Kiên Giang đã nhất trí đánh giá: Nguyễn Trung Trực sinh ra và lớn lên ở xóm Nghề, thôn Bình Nhựt, tổng Bình Chánh, huyện Thuận An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là Ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Nguyễn Trung Trực là con ông Nguyễn Văn Phụng (Thăng), cháu nội ông Nguyễn Văn Đạo, quê gốc xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).

Có lẽ không có vua chúa, quan chức, hay lãnh tụ nào có công với đất nước sau khi chết được xây dựng nhiều đền thờ như Nguyễn Trung Trực, hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đền thờ Nguyễn Trung Trực như: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu…trong tổng số gần 20 đền thờ Nguyễn Trung Trực ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Kiên Giang có 9 đền thờ. Ngoài đền thờ chính còn có rất nhiều đền thờ ghép, thờ chung trong đình làng, đền, chùa. Một số nhà treo ảnh thờ riêng như thờ cửu huyền thất tổ của họ ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…

Vừa qua, ông Nguyễn Hạnh – Phó Tổng biên tập tạp chí Xưa và Nay về làm việc với UBND tỉnh Bình Định, UBND huyện Phù Cát, UBND xã Cát Hải và một số ban ngành liên quan về ý tưởng xây dựng đền thờ Nguyễn Trung Trực tại quê hương ông: thôn Vĩnh Hội bằng nguồn vốn do Tạp chí Xưa và Nay vận động. Đây là một cơ hội tốt để tỉnh nhà có thêm một di tích lịch sử bằng nguồn vốn xã hội hóa và công trình di tích sẽ là niềm vinh dự, tự hào của Bình Định -quê hương anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực.

Trong lịch sử chống ngoại xâm vào nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu, và đặc biệt. Ông tham gia chống Pháp từ những năm đầu tiên Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Hai chiến công lừng lẫy của ông: đốt cháy tàu L’ Espérance – tàu Hy vọng của Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16/6/1868.

Chân dung anh hùng Nguyễn Trung Trực

Với trận Nhựt Tảo ông là người cầm quân đầu tiên ở Việt Nam tiêu diệt “pháo đài nổi” của quân đội Pháp. Trận tập kích đồn Rạch Giá, ông là thủ lĩnh nghĩa quân duy nhất ở đất Nam kỳ đánh chiếm lại được đồn trung tâm tỉnh lỵ sau tháng 8/1867 khi thực dân Pháp thôn tính 3 tỉnh miền tây Nam kỳ.

Nguyễn Trung Trực hy sinh để lại tấm gương anh hùng bất khuất và một câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. Hiện nay, lăng mộ ông ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Lễ tưởng niệm ông vào các ngày 27, 28, 29 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Sau trận Nhựt Tảo, anh em dòng họ nguyễn Trung Trực đổi tên, đổi họ, di tản lẩn trốn khắp nơi, phần đông về rừng rậm Cà Mau ẩn náu.

Gần 100 năm thực dân Pháp đô hộ, việc nghiên cứu về anh hùng  Nguyễn Trung Trực gần như bị quên lãng. Đến năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xuất bản ở Hà nội có đăng một số bài nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực. Ở miền Nam, trên “Tập san Sử Địa” xuất bản năm 1968 có dành một chuyên đề để bàn về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Mãi đến năm 1987– 1988, Bảo tàng Kiên Giang phối hợp với Viện Sử học mới truy tìm được dòng họ Nguyễn Trung Trực hiện sống ở hai nơi: Long An và Cà Mau, cả 2 tông chi này còn gia phả.

Theo gia phả của hậu duệ Nguyễn Trung Trực, 2 tông chi Bình Nhựt (Long An) và Tân Thuận (Cà Mau) thì ông nội của nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Đạo vốn là ngư dân xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát).

Cuối thế kỷ XVIII, ông cùng người em trai là Nguyễn Văn Chong vào lập nghiệp tại hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thôn Bình Nhựt, tổng Bình Chánh, huyện Thuận An, trấn Phiên An. Do xuất thân nghề làm biển nên vào đây gia đình ông cũng làm nghề chài lưới và hình thành “xóm  Nghề”.

Thôn Vĩnh Hội cùng các thôn Vĩnh Lạc, Vĩnh Lại, Vĩnh Lợi (huyện Phù Ly) nằm dọc ven biển, đại bộ phận cư dân đều theo nghề cá, cung cấp cá ăn hằng ngày cho các vùng chung quanh đến tận chợ Phù Ly (Phù Ly là một trong 3 huyện của phủ Hoài Nhơn, bao gồm địa phận 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát ngày nay) nên đã hình thành câu ca dao: “Bà Cò đi chợ Phù Ly/Đừng mua cá cửn làm chi tốn tiền”. Và câu ca dao này cũng theo lưu dân Bình Định vào Nam.

Về thời điểm dòng họ nguyễn Trung Trực lập nghiệp ở Bình Nhựt có hai giả thuyết: vào giai đoạn Tây Sơn khởi nghĩa và vào thời Minh Mạng. Có đến 10 công trình nghiên cứu cho rằng vào giai đoạn Tây Sơn khởi nghĩa, cuối thế kỷ XVIII, chỉ có 2 công trình nghiên cứu vào thời Minh Mạng (vào những năm 20 thế kỷ XIX).

Đến nay, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức 2 hội thảo khoa học về anh hùng Nguyễn Trung Trực: “Nguyễn Trung Trực thân thế và sự nghiệp” năm 1986, và “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” năm 2009. Tại hội thảo khoa học năm 2009, nhiều nhà nghiên cứu đã xác định: nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Đáng chú ý các tham luận: “Mấy suy nghĩ gửi đến Hội thảo từ quê hương Nguyễn Trung Trực” của Nguyễn Hữu Hiếu (Chuyên viên cao cấp, Ủy viên BCH/Hội KHLS/VN, Phó Chủ tịch Hội KHLS Đồng Tháp), “Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam” của Nguyễn Thị Thùy Nhung (Khoa Lịch sử, trường ĐHKH Huế), “Phác thảo ý tưởng một lễ hội về người anh hùng Nguyễn Trung Trực” của TS. Nguyễn Đình Thống (Trường Đại học KHXHNV Tp. HCM), “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa về anh hùng dân tộc ở Long An” của Nguyễn Văn Thiện (Bảo tàng Long An)…

Riêng 2 tác giả Cao Tự Thanh và Huỳnh Ngọc Trảng viết chung một bài viết: “Nguyễn Trung Trực ở Long An”, căn cứ theo ghi chép của Trung úy Piquet trong “Biên bản hỏi cung Nguyễn Trung Trực”…cho rằng quê hương Nguyễn Trung Trực là xóm Nghề, xã Bình Đức, huyện Bến Thủ, tỉnh Long An. Trên một phương diện nào đó, điều này là đúng. Bởi vì, người Việt Nam xưa nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về quê hương, có khi quê hương được hiểu là sinh quán của mình, cũng có khi quê hương được hiểu là sinh quán của cha mình hoặc ông nội mình…

Hơn 40 tham luận của hội thảo khoa học năm 1986 và hơn 30 tham luận của hội thảo khoa học năm 2009 tại Kiên Giang đã nhất trí đánh giá: Nguyễn Trung Trực sinh ra và lớn lên ở xóm Nghề, thôn Bình Nhựt, tổng Bình Chánh, huyện Thuận An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là Ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Nguyễn Trung Trực là con ông Nguyễn Văn Phụng (Thăng), cháu nội ông Nguyễn Văn Đạo, quê gốc xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).

Có lẽ không có vua chúa, quan chức, hay lãnh tụ nào có công với đất nước sau khi chết được xây dựng nhiều đền thờ như Nguyễn Trung Trực, hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đền thờ Nguyễn Trung Trực như: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu…trong tổng số gần 20 đền thờ Nguyễn Trung Trực ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Kiên Giang có 9 đền thờ. Ngoài đền thờ chính còn có rất nhiều đền thờ ghép, thờ chung trong đình làng, đền, chùa. Một số nhà treo ảnh thờ riêng như thờ cửu huyền thất tổ của họ ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…

Vừa qua, ông Nguyễn Hạnh – Phó Tổng biên tập tạp chí Xưa và Nay về làm việc với UBND tỉnh Bình Định, UBND huyện Phù Cát, UBND xã Cát Hải và một số ban ngành liên quan về ý tưởng xây dựng đền thờ Nguyễn Trung Trực tại quê hương ông: thôn Vĩnh Hội bằng nguồn vốn do Tạp chí Xưa và Nay vận động. Đây là một cơ hội tốt để tỉnh nhà có thêm một di tích lịch sử bằng nguồn vốn xã hội hóa và công trình di tích sẽ là niềm vinh dự, tự hào của Bình Định -quê hương anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực.

Trong lịch sử chống ngoại xâm vào nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu, và đặc biệt. Ông tham gia chống Pháp từ những năm đầu tiên Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Hai chiến công lừng lẫy của ông: đốt cháy tàu L’ Espérance – tàu Hy vọng của Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo ngày 10/12/1861 và trận đánh diệt đồn Rạch Giá ngày 16/6/1868.

Chân dung anh hùng Nguyễn Trung Trực

Với trận Nhựt Tảo ông là người cầm quân đầu tiên ở Việt Nam tiêu diệt “pháo đài nổi” của quân đội Pháp. Trận tập kích đồn Rạch Giá, ông là thủ lĩnh nghĩa quân duy nhất ở đất Nam kỳ đánh chiếm lại được đồn trung tâm tỉnh lỵ sau tháng 8/1867 khi thực dân Pháp thôn tính 3 tỉnh miền tây Nam kỳ.

Nguyễn Trung Trực hy sinh để lại tấm gương anh hùng bất khuất và một câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. Hiện nay, lăng mộ ông ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Lễ tưởng niệm ông vào các ngày 27, 28, 29 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Sau trận Nhựt Tảo, anh em dòng họ nguyễn Trung Trực đổi tên, đổi họ, di tản lẩn trốn khắp nơi, phần đông về rừng rậm Cà Mau ẩn náu.

Gần 100 năm thực dân Pháp đô hộ, việc nghiên cứu về anh hùng  Nguyễn Trung Trực gần như bị quên lãng. Đến năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xuất bản ở Hà nội có đăng một số bài nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực. Ở miền Nam, trên “Tập san Sử Địa” xuất bản năm 1968 có dành một chuyên đề để bàn về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực. Mãi đến năm 1987– 1988, Bảo tàng Kiên Giang phối hợp với Viện Sử học mới truy tìm được dòng họ Nguyễn Trung Trực hiện sống ở hai nơi: Long An và Cà Mau, cả 2 tông chi này còn gia phả.

Theo gia phả của hậu duệ Nguyễn Trung Trực, 2 tông chi Bình Nhựt (Long An) và Tân Thuận (Cà Mau) thì ông nội của nguyễn Trung Trực là Nguyễn Văn Đạo vốn là ngư dân xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát).

Cuối thế kỷ XVIII, ông cùng người em trai là Nguyễn Văn Chong vào lập nghiệp tại hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thôn Bình Nhựt, tổng Bình Chánh, huyện Thuận An, trấn Phiên An. Do xuất thân nghề làm biển nên vào đây gia đình ông cũng làm nghề chài lưới và hình thành “xóm  Nghề”.

Thôn Vĩnh Hội cùng các thôn Vĩnh Lạc, Vĩnh Lại, Vĩnh Lợi (huyện Phù Ly) nằm dọc ven biển, đại bộ phận cư dân đều theo nghề cá, cung cấp cá ăn hằng ngày cho các vùng chung quanh đến tận chợ Phù Ly (Phù Ly là một trong 3 huyện của phủ Hoài Nhơn, bao gồm địa phận 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát ngày nay) nên đã hình thành câu ca dao: “Bà Cò đi chợ Phù Ly/Đừng mua cá cửn làm chi tốn tiền”. Và câu ca dao này cũng theo lưu dân Bình Định vào Nam.

Về thời điểm dòng họ nguyễn Trung Trực lập nghiệp ở Bình Nhựt có hai giả thuyết: vào giai đoạn Tây Sơn khởi nghĩa và vào thời Minh Mạng. Có đến 10 công trình nghiên cứu cho rằng vào giai đoạn Tây Sơn khởi nghĩa, cuối thế kỷ XVIII, chỉ có 2 công trình nghiên cứu vào thời Minh Mạng (vào những năm 20 thế kỷ XIX).

Đến nay, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức 2 hội thảo khoa học về anh hùng Nguyễn Trung Trực: “Nguyễn Trung Trực thân thế và sự nghiệp” năm 1986, và “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” năm 2009. Tại hội thảo khoa học năm 2009, nhiều nhà nghiên cứu đã xác định: nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Đáng chú ý các tham luận: “Mấy suy nghĩ gửi đến Hội thảo từ quê hương Nguyễn Trung Trực” của Nguyễn Hữu Hiếu (Chuyên viên cao cấp, Ủy viên BCH/Hội KHLS/VN, Phó Chủ tịch Hội KHLS Đồng Tháp), “Lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam” của Nguyễn Thị Thùy Nhung (Khoa Lịch sử, trường ĐHKH Huế), “Phác thảo ý tưởng một lễ hội về người anh hùng Nguyễn Trung Trực” của TS. Nguyễn Đình Thống (Trường Đại học KHXHNV Tp. HCM), “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa về anh hùng dân tộc ở Long An” của Nguyễn Văn Thiện (Bảo tàng Long An)…

Riêng 2 tác giả Cao Tự Thanh và Huỳnh Ngọc Trảng viết chung một bài viết: “Nguyễn Trung Trực ở Long An”, căn cứ theo ghi chép của Trung úy Piquet trong “Biên bản hỏi cung Nguyễn Trung Trực”…cho rằng quê hương Nguyễn Trung Trực là xóm Nghề, xã Bình Đức, huyện Bến Thủ, tỉnh Long An. Trên một phương diện nào đó, điều này là đúng. Bởi vì, người Việt Nam xưa nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về quê hương, có khi quê hương được hiểu là sinh quán của mình, cũng có khi quê hương được hiểu là sinh quán của cha mình hoặc ông nội mình…

Hơn 40 tham luận của hội thảo khoa học năm 1986 và hơn 30 tham luận của hội thảo khoa học năm 2009 tại Kiên Giang đã nhất trí đánh giá: Nguyễn Trung Trực sinh ra và lớn lên ở xóm Nghề, thôn Bình Nhựt, tổng Bình Chánh, huyện Thuận An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là Ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Nguyễn Trung Trực là con ông Nguyễn Văn Phụng (Thăng), cháu nội ông Nguyễn Văn Đạo, quê gốc xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).

Có lẽ không có vua chúa, quan chức, hay lãnh tụ nào có công với đất nước sau khi chết được xây dựng nhiều đền thờ như Nguyễn Trung Trực, hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đền thờ Nguyễn Trung Trực như: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu…trong tổng số gần 20 đền thờ Nguyễn Trung Trực ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Kiên Giang có 9 đền thờ. Ngoài đền thờ chính còn có rất nhiều đền thờ ghép, thờ chung trong đình làng, đền, chùa. Một số nhà treo ảnh thờ riêng như thờ cửu huyền thất tổ của họ ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…

Vừa qua, ông Nguyễn Hạnh – Phó Tổng biên tập tạp chí Xưa và Nay về làm việc với UBND tỉnh Bình Định, UBND huyện Phù Cát, UBND xã Cát Hải và một số ban ngành liên quan về ý tưởng xây dựng đền thờ Nguyễn Trung Trực tại quê hương ông: thôn Vĩnh Hội bằng nguồn vốn do Tạp chí Xưa và Nay vận động. Đây là một cơ hội tốt để tỉnh nhà có thêm một di tích lịch sử bằng nguồn vốn xã hội hóa và công trình di tích sẽ là niềm vinh dự, tự hào của Bình Định -quê hương anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực.

25 tháng 4 2019

chép mạng ư mik ko muốn chép mạng đâu tự làm nhé

26 tháng 2 2021

  Cứ mỗi khi nhắc tới những địa điểm du lịch ở nước ta, người ta lại nghĩ đến Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Phan Thiết,... nhưng một trong những địa danh nổi tiếng ấy không thể thiếu động Phong Nha – di sản văn hóa thế giới. Sự kì ảo của động Phong Nha đã đem lại cho du khách cảm giác thích thú như được lạc vào thế giới thần tiên. Động Phong Nha là một quà tặng của thiên nhiên dành cho đất nước ta.

   Động Phong Nha nằm trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam. Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000ha. Vườn quốc gia bao gồm 300 hang động lớn nhỏ khác nhau. Điểm đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động và các sông ngầm, hệ thống động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ Thế giới. Các hang động ở đây với tổng chiều dài là khoảng hơn 80km nhưng các nhà thám hiểm Anh và Việt Nam mới chỉ tìm hiểu được 20km. Vào tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hoàng gia Anh đã phát hiện ra một hang động khác lớn hơn rất nhiều động Phong Nha nhưng động Phong Nha vẫn là hang động giữ nhiều kỉ lục về cái "nhất": hang nước dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; hang khô rộng và đẹp nhất thế giới.

   Trước đó, khi Phong Nha – Kẻ Bàng chưa phải là vườn quốc gia, khu vực này là khu vực bảo tồn thiên nhiên, từ ngày 9 tháng 8 năm 1986 được mở rộng thêm diện tích là 41132ha. Mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 2001, thủ trướng chính phủ đã ra nghị quyết chuyển khu bảo tồn thiên nhiên này thành vườn đa quốc gia và có tên gọi như hiện nay.

   Quá trình hình thành hang động là một quá trình khá lâu dài. Từ những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng vào thời kì Đại cổ sinh đã làm thay đổi hoàn toàn về địa chất nơi đây. Sự tác động của nội lực bên trong lòng trái đất và ngoại lực đã tạo ra vẻ đẹp kì bí rất riêng của động Phong Nha. Hệ thống đứt gãy chằng chịt trên mặt đá vôi đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm vào các khối đá vôi. Sự xâm thực đã gặm mòn, hòa tan, rửa trôi đá vôi trong hàng triệu năm. Qua đó nó đã tạo nên một hang động ăn sâu trong núi đá vôi.

   Động Phong Nha bao gồm động khô và động nước, nổi bật nhất trong các động khô là động Tiên Sơn. Động Tiên Sơn có chiều dài 980m. Từ cửa động đi vào khoảng 400m có một vực sâu khoảng 10m và sau đó là động đá ngầm dài gần 500m khá nguy hiểm. Du khách đến tham quan, để đảm bảo an toàn chỉ được đi sâu vào 400m tính từ cửa động. Động Thiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và những phiến đá kì vĩ huyền ảo. Các âm thanh phát ra từ các phiến đá, khi được gõ vào vọng như tiếng cồng chiêng. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động này được kiến tạo cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do địa chất thay đổi, khối đá vôi đổ sụp, chặn dòng chảy và làm nên động khô Tiên Sơn. Còn hệ thống động nước nổi bật nhất là động Phong Nha. Tạo hóa đã dựng nên những khối thạch nhũ đủ màu sắc với những hình dạng khác nhau. Vẻ kì ảo ấy khiến ai đến tham qua cũng trầm trồ khen ngợi. Động Phong Nha dài 7729m. Hang có chiều dài dài nhất của động là 145m. Động Phong Nha còn được mệnh danh là Thủy Tề Tiên vì nơi đây những cột đá, thạch nhũ như mang một phong thái rất khác nhau. Tiếng nước vỗ vào đá vang vọng thật xa. Động Phong Nha đẹp như một bức tranh thủy mạc mà nhiều hang động khác phải ngưỡng mộ.

   Động Phong Nha ngoài có giá trị về du lịch nó còn là một di chỉ khảo cổ. Những nhà thám hiểm và người dân nơi đây đã phát hiện ra nhiều chữ khắc trên đá của người xưa, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị tại đây. Ở động Phong Nha người ta đã phát hiện nhiều mảnh than và miệng bình gốm có tráng men của Chàm và các đồ gốm thô sơ khác. Động Phong Nha còn là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kì thực hiện chiếu Cần Vương kháng chiến chống Pháp.

   Động Phong Nha – hang động tạo nên niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam. Nó là bằng chứng cho sự ưu đãi của thiên nhiên nước ta. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ai đã từng đến động đều nhớ mãi sự kì diệu mà động mang lại từ vẻ đẹp thuần túy thiên nhiên.

26 tháng 2 2021

   Tham khảo :

Phố cổ Hội An là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây. Một lần du lịch Hội An sẽ làm say đắm lòng du khách bởi những nét đẹp trường tồn cùng thời gian, vô cùng mộc mạc, bình dị.

“Anh muốn kể Lai Viễn Kiều Hội phố

Đón đợi người sang nghiêng bóng sông chiều

Mái gỗ cầu cong sơn son chạm trổ

Mấy trăm năm rồi ngói vẫn ấm màu rêu”.

Hình ảnh một góc tại Phố cổ Hội An.

Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.

Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên, nên ngoài việc bố trí ngôi nhà thành các gian thì phần sân trời của ngôi nhà được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một nét đẹp tổng thể. Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một.

Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình, giản dị. Quần thể di tích kiến trúc Hội An hết sức phong phú và tuyệt mỹ vì vậy nơi này đã, đang và mãi là địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ khi đặt khách sạn ngay khu phố cổ Hội An.

Bạn nhất định phải tới tham quan “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.

Bên cạnh đó, để hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa người Hội An, du khách nên đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng phố Hội.

Đèn lồng cũng được coi là một “đặc sản” không thể bỏ qua khi đến du lịch tại Hội An. Du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc đèn lồng đủ màu sắc sặc sỡ và hình dáng quanh các con phố, ngôi nhà. Vào ngày Rằm hàng tháng, có một Hội An thật khác trong mắt du khách – một Hội An lộng lẫy với ánh sáng của đèn lồng, đèn hoa đăng.

Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách. Bước đi trên từng con phô nhỏ, bạn như tìm thấy chính mình trong những ngày xưa cũ, những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ trên mảnh đất xa lạ và đầy thân thương này.

#H

Link : 11 mẫu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc - HoaTieu.vn

4 tháng 3 2018

(Chuyện kể về Hai Bà Trưng)

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.

Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

4 tháng 3 2018

Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.

Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.

Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.

Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.

Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.

Ý nghĩa câu chuyện:

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.

13 tháng 2 2018

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

13 tháng 2 2018

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.

Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

26 tháng 2 2021

Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng. Một trong những danh thắng có một kiến trúc độc nhất vô nhị, đó là chùa Một Cột. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam.

Chùa Một Cột nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình – Hà Nội.

Được khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười âm lịch năm1049. Ngôi chùa này còn được gọi là Chùa Mật (gọi theo Hán- Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên gọi khác là “Diên Hựu tự” hay “Liên Hoa Đài”. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đánh trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.

Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ.- Năm 1105,vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cộtcao 4 m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng nhữngviêngạch sành tráng men xanh.

Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840- 1850 và vào năm 1920. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm. Năm 1995, chùa có được trùng tu ngôi Tam bảo với tổng số tiền là 500 triệu đồng,năm 1997 trùng tu nhà Mẫu hơn 200 triệu đồng, còn chính điện chùa Diên Hựu thì được trùng tu từ năm 1954.

Chùa Một cột đã được Bộ Vǎn hoá xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28-4-1962. Chùa Một Cột có ý nghĩa tôn giáo, văn hoá to lớn. Đây cũng là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn vật. Hình ảnh của ngôi chùa này còn tìm thấy trên mặt sau của đồng xu 5000 đồng

Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành nét độc đáo của văn hóa Việt, ngôi chùa không lớn nhưng mang nét kiến trúc riêng. Chính sự độc đáo này đã thu hút rất nhiều lượng khách tham quan ở trong và ngoài nước. Mỗi người dân Việt Nam nên có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản vô giá của quốc gia này.

17 tháng 2 2018

kể bác hồ ý

4 tháng 7 2018

a) Yêu nước

"Con ơi, con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi."

"Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng."

b) Lao động cần cù

"Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ."

"Có công mài sắt có ngày nên kim."

c) Đoàn kết

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

d) Nhân ái

"Thương người như thể thương thân."

"Lá lành đùm lá rách."

"Máu chảy ruột mềm"

27 tháng 3

β. đoàn kết hoặc yêu nước , nhân ái

c. tôn sư trọng đạo hoặc thức khuya dậy sớm , hiếu học 

☘♬☺ đúng không mọi người .

12 tháng 7 2018

Võ Thị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.

Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.

Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc
14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế.

Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.

Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này.

Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.

Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to "Việt Minh tiến công" và hướng dẫn người dân giải tán.

Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng.

Vo Thi Sau, nu anh hung huyen thoai vung Dat Do hinh anh 1
Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.
Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy.

Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.

Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.

Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.

Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngày đêm trước khi hy sinh.

Kiên cường đến phút cuối
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.

Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo.

Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước.

Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.

Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

12 tháng 7 2018

Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.

Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, người Việt Nam đã thành lập chính phủ riêng và tuyên bố độc lập, thống nhất, thoát ly khỏi quyền thống trị của thực dân Pháp đã ngót 80 năm; và sau đó tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp để chống lại sự tái lập quyền thống trị của thực dân Pháp như trước kia. Các anh trai của cô, sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ, đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.

Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.[3]Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.[1]

Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, thì vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được.[3] Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.[1][2][4]

Bị bắt và tử hình[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950,[2] tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.

Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu đã thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"

Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặt dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình cô.[4] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.

Theo các lời chứng của các cựu tù Côn Đảo, cô được đưa ra đến Côn Đảo vào chiều ngày 21 tháng 1 năm 1952, và bị giam trong Sở Cò (đối diện với văn phòng giám đốc đảo).

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng, cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947 – 1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).[1]

Những giờ phút cuối[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bị đưa ra Côn Đảo để chuẩn bị xử bắn, trước hôm bị hành hình, cô liên tục hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi biết cô chuẩn bị đưa ra pháp trường, các bạn tù đồng thanh hô vang: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”.[5]

Khi cô bị giải ra nơi hành hình, các bạn tù đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ ca để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa người đồng đội ra pháp trường. Khi linh mục làm lễ rửa tội, cô từ chối và trả lời: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội". Khi vị linh mục nói: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?", cô đã đáp lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Khi đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, cô ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!" Một chuyện khác kể, khi nhóm đao phủ bảo quỳ xuống, cô đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".

Theo đại tá Lê Văn Thiện, một cựu tù Côn Đảo, trong quyển sách "Tình đất đỏ", dẫn lời kể của cựu tù Côn Đảo lâu năm là ông Tám Vàng, quê Trà Vinh, người đã chứng kiến buổi hành hình và tự tay chôn cất Võ Thị Sáu thì khi lính Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Quân Pháp lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt, rồi chị nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn và hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”[5]

Sau khi quân Pháp bắn Võ Thị Sáu, ông Tám Vàng cởi dây trói cho Võ Thị Sáu, mắt cô vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông Tám Vàng đã vuốt mắt cho cô. Và cũng vì nể phục Võ Thị Sáu, nên thay vì lấp đất chôn xác như với những tù nhân khác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến để chôn cất.

6 tháng 2 2017

Vua Quang Trung đại phả quân Thanh

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

 
giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từHọ và tên: ……Lớp: …..Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện BiênĐiện thoại: ….. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan...
Đọc tiếp

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từ

Họ và tên: ……

Lớp: …..

Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên

Điện thoại: …..

 

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước đã có Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Trong thời kì khánh chiến chống thực dân Pháp gian khổ và hào hùng của dân tộc không thể không kể đến người anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính, anh là người dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của anh và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của anh Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn anh dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng anh chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Anh Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ. Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo, biên cương của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 bạn học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 bạn, anh chị được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án. Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

 Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã và sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam  

Đối với em – mới chỉ là một học sinh tiểu học, khi được biết về Các anh hùng nhỏ tuổi, em rất tự hào, hãnh diện và khâm phục các anh, các anh luôn là những tấm gương sáng để chúng em luôn cố gắng nộ lực học tập và rèn luyện. 

 

 

Thật tự hào biết bao khi em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã kể cho em nghe về anh Vừ A Dính, nhưng cho đến khi đi học tiểu học, được là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh em mới được tìm hiểu kĩ hơn, được biết nhiều hơn về anh Vừ A Dính. …

 

Trường em cũng có nhiều bạn dân tộc  Mông lắm, em rất tự hào về các bạn ấy, các bạn ấy rất khó khăn nhưng ý chí nghị lực lớn, luôn vươn lên trong học tập. Các bạn ấy nói các bạn rất tự hào vì dân tộc các bạn có anh hùng Vừ A Dính kiên trung bất khuất….

Ngay cả trong thời chiến loạn lạc gian khổ mà anh Dính vẫn luôn ham học thì không có lý do gì để chúng em không cố gắng nỗ lực khi được sống trong hòa bình ấm êm....

Anh vừ A Dính đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp trong cả suy nghĩ, hành động và ước mơ….

Em mơ ước…

Em sẽ…

 

0