K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2023

Câu nào sau đây nêu đúng nội dung chính của bài thơ?

A. Bài thơ phản ánh lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thời Trần.

B. Bài thơ ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

C. Bài thơ ca ngợi hào khí và sức mạnh của thời Trần.

D. Bài thơ thể hiện khí thế làm chủ non sông và khát vọng lập công danh của “trang nam nhi” thời Trần.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Chọn đáp án: D. Bài thơ thể hiện khí thế làm chủ non sông và khát vọng lập công danh của “trang nam nhi” thời Trần.

6 tháng 3 2023

* Thăng Long:

- Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nmghiax là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

- Lịch sử: Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã có tổng cộng 16 tên gọi cả tên chính quy và tên không chính quy, như: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội, Tràng An, Phượng Thành, …

 

* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

* Hà Nội: So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ đưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa.

     Trung văn đại từ điển, tập 19 (Đài Bắc 1967, tr.103) cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm, nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được thực thi, sau này, năm 1888 Thành Hà Nội và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức), cần có một tên tỉnh mới. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”. Dựa theo câu trên, người ta đặt tên tỉnh mới là Hà Đông, tuy rằng tỉnh này nằm ở phía Tây Sông Nhị, theo thực địa phải đặt tên là Hà Tây mới đúng.

1. Chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong những câu sau đây. Phân tích những lỗi ấy và sửa lại cho đúng.a. Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in.b. Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa.c. Sáng mai, các bạn tập họp đúng giờ nhé.d. Đọc sách nơi không đủ ánh sáng dễ làm giảm sút thị giác.đ. Chú tôi thường lợi dụng những vật phế thải để tạo nên những...
Đọc tiếp

1. Chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong những câu sau đây. Phân tích những lỗi ấy và sửa lại cho đúng.

a. Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in.

b. Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa.

c. Sáng mai, các bạn tập họp đúng giờ nhé.

d. Đọc sách nơi không đủ ánh sáng dễ làm giảm sút thị giác.

đ. Chú tôi thường lợi dụng những vật phế thải để tạo nên những món đồ trang trí xinh xắn.

e. Nông nghiệp và nghề đánh cá nước ta phát triển mạnh ở quý III năm nay.

ê. Năm mới cháu chúc ông luôn được an khang và bách niên giai lão.

g. Hoa xuân đua nở tân trang cho đời thêm những sắc màu tươi thắm.

h. Cảnh vật nơi đây trông rất kiều diễm.

2
7 tháng 5 2023

Câu

Lỗi dùng từ Hán Việt

Sửa lại

a

Dùng từ song thân không hợp phong cách.

Song thân → Bố mẹ

b

Dùng từ kinh doanh không cùng loại với từ cơ khí (không cùng phù hợp với khả năng kết hợp).

kinh doanh → việc kinh doanh

c

Dùng từ tập họp là không đúng hình thức ngữ âm.

tập họp → tập hợp

d

Dùng từ thị giác là không đúng nghĩa.

thị giác → thị lực

đ

- Dùng từ lợi dụng là không đúng nghĩa.

- Dùng cụm từ vật phế thải vừa thừa từ, vừa không đúng nghĩa.

- lợi dụng → tận dụng

- vật phế thải → phế liệu

e

Dùng từ nông nghiệp và cụm từ nghề đánh cá là những từ có khả năng kết hợp.

nghề đánh cá à ngư nghiệp

ê

Dùng cụm từ an khang và bách niên giai lão không phù hợp với phong cách.

an khang và bách niên giao lão → mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi

g

Dùng từ tân trang không phù hợp với phong cách.

tân trang → tô điểm

h

Dùng từ kiều diễm không phù hợp với phong cách.

kiều diễm → lộng lẫy

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc lý thuyết tại phần Tri thức Ngữ Văn.

Lời giải chi tiết:

Câu

Lỗi dùng từ Hán Việt

Sửa lại

a

Dùng từ song thân không hợp phong cách.

Song thân → Bố mẹ

b

Dùng từ kinh doanh không cùng loại với từ cơ khí (không cùng phù hợp với khả năng kết hợp).

kinh doanh → việc kinh doanh

c

Dùng từ tập họp là không đúng hình thức ngữ âm.

tập họp → tập hợp

d

Dùng từ thị giác là không đúng nghĩa.

thị giác → thị lực

đ

- Dùng từ lợi dụng là không đúng nghĩa.

- Dùng cụm từ vật phế thải vừa thừa từ, vừa không đúng nghĩa.

- lợi dụng → tận dụng

- vật phế thải → phế liệu

e

Dùng từ nông nghiệp và cụm từ nghề đánh cá là những từ có khả năng kết hợp.

nghề đánh cá à ngư nghiệp

ê

Dùng cụm từ an khang và bách niên giai lão không phù hợp với phong cách.

an khang và bách niên giao lão → mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi

g

Dùng từ tân trang không phù hợp với phong cách.

tân trang → tô điểm

h

Dùng từ kiều diễm không phù hợp với phong cách.

kiều diễm → lộng lẫy

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Câu

Lỗi dùng từ Hán Việt

Sửa lại

a

Dùng từ song thân không phù hợp hoàn cảnh.

Song thân → Bố mẹ

b

Kết hợp từ chưa phù hợp (kinh doanh và cơ khí)

kinh doanh → việc kinh doanh

c

Dùng từ chưa chuẩn về ngữ âm, từ vựng (tập họp)

tập họp → tập hợp

d

Dùng từ sai ngữ nghĩa hoàn cảnh (Thị giác – chỉ mắt, thị lực – mức độ quan sát của mắt)

thị giác → thị lực

đ

- Dùng từ lợi dụng là không đúng nghĩa.

- Dùng cụm từ vật phế thải vừa thừa từ, vừa không đúng nghĩa.

- lợi dụng → tận dụng

- vật phế thải → phế liệu

e

- Kết hợp từ chưa phù hợp (nông nghiệp và nghề đánh cá)

Thay thế nghề đánh cá là ngư nghiệp

ê

Dùng cụm từ an khang và bách niên giai lão không phù hợp với phong cách.

an khang và bách niên giao lão → mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi

g

Dùng từ tân trang không phù hợp với phong cách.

tân trang → tô điểm

h

Dùng từ kiều diễm không phù hợp với phong cách.

kiều diễm → lộng lẫy

29 tháng 7 2018

Chọn đáp án: D