K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)

Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –
thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một
con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.
Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng
đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết
được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín.
Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa
được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu
thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng
kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng
đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ
hỏi:
- Tên kia, đến đây làm chi?
Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:
- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…
Cồ Cộ ngạc nhiên:
- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?
Bọ Ngựa vênh mặt:
- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?
Cồ Cộ cười:
- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên?
Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?
- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…
Cồ Cộ cả cười:
- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với
võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?
- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.
- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?
- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.
Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi
máu hăng, thách:
- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?
Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà
không muốn đánh mi nữa.
- Nếu thế, đồ hèn!
- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với
mẹ.
Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần
đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên
xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:
- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy
nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta
chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó
nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên
biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.
Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về,
không dám ngoảnh cổ lại nữa.
Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn
đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.
Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ
con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn.
Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết
một mùa đông giá rét.
Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong
cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:
- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.
- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?
- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.
Bà Bọ Ngựa mỉm cười:
- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường.
Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:
- Con lại cho cả Gián Ống một trận.
Bà Bọ Ngựa cười to:
- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa,
mà lại độc ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh
nắng rung rinh trong lá cây.
Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:
- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ
ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa
được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu

thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con
dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực
là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một
khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong
khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu,
là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan
xương. Các bác ấy đã thương con đấy.
Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung
rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi./
* Câu hỏi
1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính?
2. Chỉ ra đoạn văn có yếu tố miêu tả? Yếu tố miêu tả ấy có tác dụng gì trong khi kể
chuyện?
3. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa
phải “cố gắng cứng cỏi”?
4. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào ? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần
điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân ?
5. Bọ Ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cồ Cộ, từ lời của mẹ ? Và em rút ra bài
học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này?
Giups mình nha!!!

 

0
VÕ SĨ BỌ NGỰA“Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa – thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể...
Đọc tiếp

VÕ SĨ BỌ NGỰA

“Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa – thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.

Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín. Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ hỏi:

- Tên kia, đến đây làm chi?

Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:

- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…

Cồ Cộ ngạc nhiên:

- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?

Bọ Ngựa vênh mặt:

- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?

Cồ Cộ cười:

- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên? Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?

- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…

Cồ Cộ cả cười:

- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?

- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.

- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?

- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.

Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi máu hăng, thách:

- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?

Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà không muốn đánh mi nữa.

- Nếu thế, đồ hèn!

- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với mẹ.

Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:

- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.

Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về, không dám ngoảnh cổ lại nữa.

Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.

Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn. Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết một mùa đông giá rét.

Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:

- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.

- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?

- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.

Bà Bọ Ngựa mỉm cười:

- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường. Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.

Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:

- Con lại cho cả Gián Ống một trận.

Bà Bọ Ngựa cười to:

- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa, mà lại độc ác nữa.

Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh nắng rung rinh trong lá cây.

Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:

- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy.

Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.”

(Trích Võ sĩ Bọ Ngựa - Tô Hoài)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản. Nêu những nét chính về thể loại đó.

Câu 2. Theo em, người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó, cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 3. Xác định nhân vật chính trong truyện?

Câu 4. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa phải“cố gắng cứng cỏi”?

Câu 5. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân?

1
25 tháng 11 2021

2. Người kể chuyện không được nhắc đến. Chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

3. Nhân vật chính là Bọ Ngựa.

4. Khi gặp bác Cồ Cộ, Bọ Ngựa cảm thấy lạ lùng.

5. Bọ Ngựa biết hối hận với lỗi lầm của bản thân, còn phải sửa thói khoác lác, ngông cuồng.

19 tháng 2 2023

6A

7A

Câu 9.  Bằng một chuỗi khoảng 5 câu văn, em hãy trình bày tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn: “Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi.” Câu 10. Từ câu chuyện “Võ sĩ Bọ Ngựa” của nhà văn Tô Hoài và những hiểu biết của mình, em hãy nêu một số việc làm của bản thân để rèn luyện đức tính khiêm tốn. (1...
Đọc tiếp

Câu 9. 

Bằng một chuỗi khoảng 5 câu văn, em hãy trình bày tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn: “Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi.”

Câu 10.

Từ câu chuyện “Võ sĩ Bọ Ngựa” của nhà văn Tô Hoài và những hiểu biết của mình, em hãy nêu một số việc làm của bản thân để rèn luyện đức tính khiêm tốn. (1 điểm)

Bài đọc:

VÕ SĨ BỌ NGỰA

        Bọ Ngựa leo xuống gốc cây, rún cẳng nhảy một bước nhảy ra khỏi bụi hồng, đi từng bước chững chạc trên bãi cỏ. Mỗi khi nhấc chân lên, nó lại giơ hai càng ra đằng trước. Làm điệu múa mênh, gạt đỡ, ra lối ta đây con nhà võ nghệ. Cái mặt thì vênh vác, đưa sang bên nọ, bên kia, để xem có ai nhìn thấy mình đương đi bằng một dáng oai hùng nhất thiên hạ không.

        Đang trịnh trọng đi, bỗng Bọ Ngựa sững lại. Có cái gì đang động đậy trong bụi cỏ trước mặt. Hai cái râu đen thò ra. Thì ra là một chú Châu Chấu Ma đương lừ lừ gặm cỏ. Sau vài câu thăm dò, Bọ Ngựa bổ cho Châu Chấu Ma mấy gươm. Châu Chấu Ma kêu làng nước rầm rĩ. Bọ Ngựa buông Châu Chấu Ma ra, rồi hống hách bảo:

        - Từ hôm nay, ngươi là đồ đệ của ta. Gọi ta là võ sĩ Đại Mã! Rõ chưa?

        Một ngày kia, Bọ Ngựa nghe tiếng đồn Dế Mèn vừa đi du lịch tứ xứ trở về. Danh tiếng nổi như cồn của Dế Mèn khiến cu cậu sốt cả ruột. Cu cậu bèn rủ Châu Chấu Ma và Gián Ông đi du lịch nhưng cả hai đều từ chối, viện cớ không đủ sức theo hầu. Thế là Bọ Ngựa lên đường một mình.

        Đương đi bỗng nghe một tiếng động mạnh trước mặt, cu cậu ngẩng lên, thấy một con quái vật trông gồ gồ như một viên đá, sắc mình đen sì và bóng loáng, chỉ trừ hai cái vạch trắng ở hai bên mắt. Đó là bác Cồ Cộ hay đậu trên những thân cây dừa, cây cau và kêu cồ cộ. Cồ Cộ hỏi:

        - Bọ Ngựa kia, đến đây làm chi?

        Thấy Cồ Cộ căn vặn như thế, Bọ Ngựa liền thách thức:

        - Định đấu gươm với ta chăng?

        Cồ Cộ cười ha hả:

        - Ta không nỡ đánh mi nhưng sẽ làm cho mi mở mắt ra.

        Nói rồi, Cồ Cộ quắp ngang lưng Bọ Ngựa, giương cánh, bay tít lên ngọn dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hồn, rúm cả hai chân, rúm cả càng, nhắm tít mắt lại. Bốn xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đã ở trên ngọn cây dừa. Nó bảo Bọ Ngựa:

        - Muốn sống, muốn tốt, phải quay về ngay với mẹ.

        Bọ Ngựa được buông xuống đất, chạy biến ngay về cành hồng cũ. 

        Mươi hôm sau, mẹ nó về. Nghe kể chuyện, mẹ nó bảo:

        - Bác Cồ Cộ nể mẹ, thương con nên chỉ dạy dỗ để con mở mắt ra thôi. Ngày mai, mẹ sẽ dẫn con đến nhà bác để xin lỗi.

        Nghe mẹ nói, Bọ Ngựa đứng ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. Chú Bọ Ngựa bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi.

(Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa”, Tô Hoài)

0
“… Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ...
Đọc tiếp

“… Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:

- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy.

Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.”

        (Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa”, Tô Hoài,  NXB Hội Nhà văn, 2012)

1. Xác định phép tu từ nổi bật của đoạn trích. (1,0 điểm)

2. Chỉ ra cụm động từ trong câu sau: “Con đã quên cả lời mẹ dặn.” (1,0 điểm)

3. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Bọ Ngựa? Nét tính cách ấy giống nhân vật nào trong các văn bản mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 6? (2,0 điểm)

4. Vì sao có thể xếp văn bản này vào loại truyện đồng thoại? Hãy trả lời thật ngắn gọn. (1.0 điểm)

1
15 tháng 3 2022

1. Phép tu từ nổi bật: Nhân hóa

2. Cụm ĐT: ''Con đã quên''. 

3. Tính cách: Hung hăng, hiếu thắng và ngông nghênh. Giống với tính cách của Dế Mèn.

4. Có thể xếp văn bản này vào loại truyện đồng thoại vì có cốt truyện, nhân vật...

19 tháng 2 2023

Mẫu cho bạn:

- Giới thiệu tác phẩm và dẫn vào câu văn.

- Giá trị BPTT nhân hóa: "bé con mà hợm mình đã biết hối lỗi".

+ Tác dụng:

-> Miêu tả con vật nói đến "bọ ngựa" sinh động và gần gũi, có cảm xúc hơn với người đọc.

-> làm cho câu văn trở nên hay hơn về nội dung lẫn hình thức.

- Đánh giá:

+ Nhà văn Tô Hoài đã đưa bptt nhân hóa vào văn của mình một cách tự nhiên làm cho độc giả đọc văn thấy thích thú và hấp dẫn hơn.

+ Chú bọ ngựa sau khi được nhân hóa liền trở nên giống với một cậu bé hợm mình nhưng đã biết ăn năn hối lỗi.

- Kết luận lại: BPTT nhân hóa là điểm ấn nổi bật nhất trong tác phẩm, làm cho từng câu chữ có hồn và có cảm xúc hơn.

25 tháng 11 2021

cho mình xin đoạn văn bản nhé

25 tháng 11 2021

cooler mới là ngầu nhé bạn

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.... Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp: - Và con sang đánh nhau cả với Bộ Muỗn, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấyhiện cho con một trận mà tơn. Con phải bỏ chọn về. Nhưng con cũng không chưa được cải thời khoác lác. Cho nên khi con nghe tiếng đồn có ông Dỗ Mờn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, còn gặp bác Cô...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

.... Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp: - Và con sang đánh nhau cả với Bộ Muỗn, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy

hiện cho con một trận mà tơn. Con phải bỏ chọn về. Nhưng con cũng không chưa được cải thời khoác lác. Cho nên khi con nghe tiếng đồn có ông Dỗ Mờn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, còn gặp bác Cô Cộ, con dọa dẫm cả bậc ta. Bắc ta liên tùm cổ con bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sự biết chưa thói ngông cuồng và con môi thực hiểu rằng đường đòi mỗi bước một khó. Con chạy trỏ về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thể chăng? Con ơi! Bác Bọ Miễn chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng, Bác Cổ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống,

là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy Trong khi bà lão Ba Ngụa nói, chủ Bọ Ngựa cử ngắn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rong xung và chủ Bo Ngựa hơm minh đã biết hồi rồi

(Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa", Tô Hoài, NXB Hội Nhà văn, 2012) Thực hiện các yêu cầu:

1. Xác định phép tu tử nổi bật của văn bản. (0,5 điểm)

2. Chỉ ra cụm động từ trong câu sau “Con đã quên cả lời mẹ dặn" (0,5 điểm)

3. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Bọ Ngựa? Nét tính cách ấy giống nhân vật nào trong các văn bản mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 6? (1.0 điểm)

Câu 4:

“Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"

(Trích “Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 cấu ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ trên.

1
30 tháng 3 2022

1. BP nhân hóa: bà lão Bọ Ngựa, võ sĩ Đại Mã, ...

2. CĐT: đã quên cả lời mẹ dặn

 

Bài viếtKiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương. Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa...
Đọc tiếp

Bài viết

Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương.

 Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.

Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.

Thế rồi bímật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài".

Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mèo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.

Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.

5

?????????????????

17 tháng 2 2016

Bạn viết văn cảm nhận về người anh đấy à