K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
21 tháng 11 2022

Ngày học Tiểu học, trong những môn học ở trường, em rất thích môn Đạo Đức. Mỗi lần tới tiết học này em đều cảm thấy rất hứng thú. Môn Đạo Đức dạy chúng em nhiều điều về mọi thứ xung quanh, giúp chúng em yêu quý bạn bè, thầy cô hơn. Trong giờ học, cô giáo giảng cho chúng em nghe về lòng yêu thương mọi người, thỉnh thoảng cả lớp còn được nghe cô kể chuyện. Trong lớp ai cũng yêu thích và vui vẻ khi học Đạo Đức. Tiết học rất vui và có nhiều điều có ích cho chúng em.

2 cụm danh từ: những môn học ở trường; mọi thứ xung quanh

từ láy: thỉnh thoảng

27 tháng 1 2022

tk

Nhà em ở nơi cao nhất của làng, vì vậy, chỉ cần ra trước sân có thể nhìn bao quát xuống cả vùng quê yên ả ( láy ). Trước đôi mắt của em, là cả một vùng xanh bao la bát ngát. Đó là sắc xanh của những thửa lúa đương thì con gái tươi non mơn mởn. Đó là sắc xanh của những bãi cỏ, những luống rau, những chùm cây ăn quả xum xuê, nhờ bàn tay người nông dân chăm chỉ. (Đó còn là sắc xanh của bầu trời cao ở ngay trên đỉnh đầu, nơi mà những ngày đầu đông tưởng như có thể vươn tay lên chạm tới)( câu có bptt và bptt là so sánh ở từ tưởng như ). Vẻ đẹp mộc mạc mà giản dị ấy, khiến em luôn tha thiết yêu thương quê hương mình. Chắc chắn rằng! Dù sau này có đi đến xứ sở nào, thì quê hương vẫn mãi là nơi tuyệt vời nhất trong trái tim của em.

21 tháng 8 2018

Lớp học của em nằm ở tầng 1 của trường, lớp học của em được trang trí với nhiều tranh ảnh xinh xắn và các câu khẩu hiệu ở trên tường.

Lớp học của em có 4 dãy bàn ghế, được sắp xếp rất ngay ngắn, phía trên là bảng đen và bên trái là bàn của cô giáo. Kế bên bàn của cô giáo là tủ đựng dụng cụ học tập cho chúng em. Chúng em rất thích mỗi khi được cô mở tủ để lấy dụng cụ học tập minh họa cho bài học của chúng em. Vì bài học được minh họa rất sinh động với tranh ảnh, đôi khi là câu chuyện được cô làm bằng hình ảnh được chiếu trên bảng.

Em rất yêu lớp em, yêu cô giáo, yêu các bạn của em vì chúng em học cùng nhau đã 4 năm. Em yêu cô giáo vì cô thường làm dụng cụ học tập rất đẹp khiến em luôn dễ nhớ mỗi khi học bài.

18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại- DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

1 tháng 11 2021

Trong này học nha bn k phải chỗ để thả thính đâu

7 tháng 11 2018

Chuyển từ Tiểu học sang Trung học cơ sở quả là một thử thách lớn đối với nhiều học sinh lớp 6 trong đó có cả tôi: thầy cô mới, bạn mới, chương trình học mới, phương pháp học mới,… Tôi đã gặp biết bao khó khăn và rắc rối. Nhưng tôi may mắn vì có những người bạn tốt, các bạn đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình để tôi thích nghi với môi trường mới. Quỳnh Anh là một người bạn tốt như thế của tôi. Quỳnh Anh có thân hình cân đối, có vầng trán cao và rộng. Quỳnh Anh học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Toán và môn Ngữ Văn. Các thầy cô đều rất quý Quỳnh Anh. Dù học giỏi nhất lớp nhưng Quỳnh Anh không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo mà bạn luôn chan hoà, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Vì thế, trong lớp ai cũng quý mến bạn. Trái ngược hẳn với Quỳnh Anh, tôi là một học sinh học yếu lại rất hậu đậu. Hôm nào đi học, tôi cũng quên không sách thì vở, bài tập chẳng bao giờ làm được đầy đủ. Cả lớp thường gọi tôi là Nô-bi-ta một cách đầy chế giễu. Các bạn trong lớp chẳng ai thích chơi với tôi cả. Chỉ có Quỳnh Anh là thường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài. Nhưng vì mặc cảm, tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Quỳnh Anh. Chỉ từ khi cô phân công Quỳnh Anh kèm cặp tôi trong học tập thì tôi có trốn cũng không được. Sáng nào đến lớp, bạn ấy cũng kiểm tra bài học và bài làm của tôi. Nếu tôi không làm hoặc không học bài đầy đủ thì bạn ấy sẽ báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Và đương nhiên, cô sẽ gọi điện về báo cho bố mẹ và tôi sẽ bị ăn đòn. Những buổi chiều không phải đi học, Quỳnh Anh lại dến nhà tôi để giảng bài cho tôi. Những phần tôi không hiểu, bạn đều kiên nhẫn giảng đi giảng lại cho đến khi tôi hiểu mới thôi. Dù phải giảng nhiều lần nhưng không bao giờ Quỳnh Anh cáu gắt, quát mắng tôi. Nhờ sự giúp đỡ của bạn ấy, điểm số của tôi dần dần nhích lên. Tôi không còn sợ mỗi khi bị thầy cô giáo gọi đến tên. Các bạn ở trong lớp cũng không còn xì xào, chế giễu mỗi khi tôi lên bảng. Thỉnh thoảng, tôi còn được thầy cô khen trong học tập. Từ việc khó chịu với sự quản lí của Quỳnh Anh, tôi càng ngày càng hiểu và cảm mến bạn. Khi việc học tập của tôi có tiến bộ, thầy giáo lại tiếp tục phân công bạn ấy giúp đỡ một số bạn khác trong lớp. Với ai, Quỳnh Anh cũng nhiệt tình hết sức và nhờ đó, sức học của các bạn tiến bộ trông thấy. Cả lớp tôi ai cũng phục bạn, mọi người hăng hái học tập, thi đua lẫn nhau. Phong trào học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Quỳnh  thực sự là một tấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Lan đã giúp đỡ tôi.

8 tháng 11 2018

Cứ mỗi mùa hè đến, Chúng tôi - những người giáo viên trẻ lại xung phong lên trên vùng núi Hà Giang để dậy học, thay cho các giao viên trên này để về quê thăm gia đình. Bản Tờ O nằm trên một cao nguyên đá dốc dếch, cả bản chỉ có mấy chục hộ. Ngôi trường nằm ở ngay đầu con đường vào bản. Nhìn tưởng như một ngôi nhà cấp 4, có tuổi đời khoảng 50 năm ở dưới xuôi vậy. Bên trong, trang thiết bị còn thô sơ hơn cả vẻ ngoài của nó. Bàn ghế không còn cái nào lành lặn, bảng thì đã tróc hết từng lớp sơn, phải dùng những lõi thỏi pin quét lên, viết không ăn phấn. Mái nhà thì chả khác nào bầu trời, thủng lỗ chỗ. Điều kiện khó khăn là thế, mà những người giáo viên ở trên đây vẫn cố gắng dậy học, họ vẫn đi vận động từng nhà một cho con em đi học, không lúc nào họ ca thán nửa lời.Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn phấn đấu vì một vùng cao có chư. Nghĩ đến đây tôi lại thấy thật đáng khâm phục họ. Là người giáo viên, tôi hứa mình phải thật cố gắng hơn nữa, để có thể san sẻ bớt phần nào những khó khăn của người giáo viên vùng cao.

6 tháng 11 2018

Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.

tk mk nha

quê hương,nơi chôn rau cắt rốn của tôi ở Lập  Thạch- một vùng đất cằn cỗi, nghèo đói.Tôi nhớ, bà nội thường kể, ngày xưa nhà chúng tôi nghèo lắm, thậm chí có bữa còn chết đói. nào có như bây giờ mà bóng đèn điện giăng khắp  nơi, tối đến tối om, mù mịt thaatjchaatj vật cho người dân bấy giờ. những đứa trẻ ham học trong khi đi làm việc vẫn tranh thủ ôn bài học sáng nay trên lớp cô giáo dạy, bút là những cái  củi nhỏ nhắn ngoài đường, giấy để viết  là mặt đất hay lưng của chú trâu. họ hăm học thậm chí còn đi bắt đom đóm để kiếm ánh sáng học vào buổi tối cơ. cơm chẳng bao giờ đủ, mỗi sào ruộng nào có thu đc mấy tạ như bây giờ.... quê hương tôi đói nghèo như vậy đấy, nhưng con người của quê hương tôi họ không đói về sức khỏe, họ vươn lên, chăm chỉ học hành đã giúp cho quê hương giàu mạnh như ngày hôm nay. bữa ăn chẳng bao giờ bị bỏ và còn có những chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. trẻ em đc học hành, vui chơi.... cuộc sống giờ đây ấm no hạnh phúc.

Danh từ: quê hương,ấm no, hạnh phúc,....

Bạn có thể đổi địa danh quê mình vào nhé^^

học tốt

#Trịnh hằng