K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

Ngày 26-3, tuổi trẻ cả nước tưng bừng kỷ niệm ......năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong niềm phấn khởi và niềm tin thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, .....năm qua, được Bác Hồ kính yêu và Đảng vĩ đại tổ chức và trực tiếp lãnh đạo, rèn luyện, dìu dắt, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không ngừng trưởng thành lớn mạnh, xứng đáng là đội dự bị, cánh tay đắc lực của Đảng. Chúng ta thật tự hào, ở giai đoạn cách mạng nào, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam cũng có những phong trào hành động cách mạng mang dấu ấn lịch sử; cũng có những tấm gương tuổi trẻ sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giàu trí sáng tạo, làm rạng danh đất nước, như phong trào: “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”...

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn đặt niềm tin mãnh liệt vào thanh niên, luôn dành cho thế thệ trẻ tình cảm thân thương, sự chăm sóc, dạy bảo ân cần. Đền đáp công ơn trời biển và tình cảm sâu nặng của Người, không gì thành tâm hơn là tuổi trẻ Việt Nam nguyện ước thực hiện tốt nhất lời Bác dạy: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

Kỷ niệm ...năm ngày truyền thống vẻ vang của Đoàn, cũng là dịp diễn ra Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ...... Đây là dịp tốt để tổ chức Đoàn đánh giá một cách thực chất công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình, từ đó nhân rộng, phát triển những mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, nhằm xây dựng lớp thanh niên theo tiêu chí: "Bản lĩnh, yêu nước, tri thức, sức khỏe, sáng tạo, tình nguyện". Đồng thời khắc phục được những tồn tại, yếu kém như trong thi đua còn nặng tính hình thức, thiếu những biện pháp thiết thực; một bộ phận thanh niên sống thiếu mục tiêu, lý tưởng, sa ngã trong các tệ nạn xã hội... Đó là những vấn đề rất cần được trao đổi tại Đại hội Đoàn các cấp, nhất là Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX sắp tới, đồng thời luôn cần sự quan tâm về mọi mặt, định hướng kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội....

16 tháng 3 2022

từ đá trong câu'' con ngựa đá con ngựa đá'' thuộc từ đồng nghĩa hay từ đa nghĩa

1 tháng 3 2023

Cái này em nên tự viết sẽ chân thực và ý nghĩa hơn nhé!

Em chú ý tập trung vào các ý:

+ Lớp em đã chuẩn bị gì?

+ Có bao nhiêu người tham gia?

+ Việc tập luyện diễn ra như thế nào?

+ Mọi người có tâm trạng như thế nào?

...

25 tháng 9 2021

Tham khảo:

Giờ đây tôi đã là một học sinh lớp bảy của mái trường Trung học cơ sở thân yêu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên.

Đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Bầu trời cao vợi và xanh thẳm. Mẹ đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp đã cũ. Hôm nay, tôi sẽ dự lễ khai giảng đầu tiên. Con đường đi học đã quen thuộc, nhưng tôi lại cảm thấy xôn xao, bồi hồi.

Cuối cùng cánh cổng trường cấp một cũng hiện ra trước mắt tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn ngôi trường hôm nay thật khác. Các anh chị học sinh lớp lớn hân hoan bước vào trường. Tôi được mẹ dắt vào hàng ghế của khối lớp một. Xung quanh, bố mẹ của các bạn khẽ thì thầm trò chuyện với con mình. Cô giáo chủ nhiệm lần lượt đưa chúng tôi vào vị trí ngồi của mình. Hôm nay, cô thật xinh đẹp trong bộ áo dài thướt tha. Nụ cười của cô khiến tôi cảm thấy thật ấm áp. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật long trọng. Tôi cảm thấy vui vẻ và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một. Lời phát biểu của cô hiệu trưởng đã kết thúc buổi lễ. Tiếng trống vang lên như một lời chào mừng năm học mới đã đến.

Buổi lễ khai giảng đã để lại cho tôi một kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.
25 tháng 9 2021

Năm nay em đã là học sinh lớp 9, trải qua 9 lần khai trường với bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Tuy thế, ngày khai trường vào lớp Một vẫn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất. Mỗi khi nhắc tới, những hình ảnh đẹp đẽ dường như lại hiện lên nguyên vẹn trước mắt em.

Em còn nhớ là suốt mấy ngày liền, em sống trong tâm trạng nôn nao và háo hức. Bài hát quen thuộc mọi khi em vẫn hát sao hôm nay nghe xúc động lạ thường: Tạm biệt búp bê thân yêu, Tạm biệt gấu Misa nhé, Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh, Mai ta vào lớp Một rồi, Nhớ lắm, thương nhiều, trường Mầm non thân yêu!

Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà nhỏ bé của gia dình em. Ông bà, cha mẹ đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em như chiếc cặp xinh xắn có hai quai để đeo lên vai; bộ sách giáo khoa, những cuốn tập bìa in hình chú chuột Mickey hay cô vịt Donan ngộ nghĩnh. Rồi hộp màu vẽ, chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì... đủ cá. Em thích thú giở từng thứ, nhìn ngắm khong chán mắt.

Đêm trước khai trường, cả nhà thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc. Nhân vật chính của mọi câu chuyện là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục của học sinh Tiểu học. Chiếc áo trắng cổ lá sen, tay bồng, rất hợp với chiếc váy xanh màu tím than và đôi xăng đan nâu. Ô kìa! Lạ nhỉ! Có cô bé nào giống mình quá đang cười rất tươi, khoe hàm răng thưa và trắng như những hạt ngô non! Nhận ra bóng mình trong gương, em bật cười khanh khách. Bà nội xoa đầu em khen: "Cháu gái bà trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã thành học sinh lớp Một rồi! Cố gắng chăm ngoan và học thật giỏi cháu nhé!"

 

Sáng hôm sau, mẹ dắt em tới trường. Ngôi trường tiểu học Lê Văn Tám cách nhà em chỉ khoảng nửa cây số. Trên đường, bao bạn nhỏ tung tăng, hớn hở bên cạnh cha mẹ. Giăng ngang cổng trường là tấm băng rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phấp phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, quang đãng; từ màu nắng tinh khôi; từ tiếng chim líu lo chào đón bình minh trong những vòm lá lóng lánh sương thu; từ những gương mặt ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng.

Trong sân trường, người đông dần. Các bạn nam tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn nữ cứ ngại ngùng quẩn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường rộng lớn, em cảm thấy mình mới nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người.

Bất chợt, một hồi trống vang lên giục giã. Giờ khai giảng sắp bắt đầu. Các bậc phụ huynh trao con mình cho các thầy cô giáo. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi "Mẹ ơi!" nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả đang dâng lên trong lòng. Em bịn rịn chia tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp ở sân trường.

 

Buổi khai giảng lần đầu tiên trong đời mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường giòn giã, thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phàn phật trong gió. Học sinh từng khối, từng lớp đội ngũ ngay ngắn, nghiêm chỉnh hướng về lá cờ Quốc kì. Tiếng quốc ca trầm hùng vang vang trên sân trường rực nắng. Các anh chị lớp Bốn, lớp Năm, khăn quàng đỏ thắm trên vai.

Mở đầu buổi lễ, cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng và dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ. Những tràng vỗ tay vang lên không ngớt.

Buổi lễ kết thúc, chúng em được cô Thanh chủ nhiệm đưa về lớp. Lớp Một A gồm bốn chục học sinh, con gái đông hơn con trai. Em nắm chặt tay Oanh và Nga, hai bạn học chung ở trường mẫu giáo Sơn Ca, lòng bớt lo âu. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên các bạn ngồi cùng bàn là Hòa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương!

Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện đã xảy ra trong buổi khai trường đầu tiên trong đời. Em cảm thấy mình đã lớn. Dường như tất cả con người, cảnh vật đều chia vui với em, cô học trò lớp Một. Bên tai em văng vẳng lời khuyên của cô Hiệu trưởng: "Các em hãy chăm ngoan, hoc giỏi để cha mẹ vui lòng!"



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ngay-khai-truong-dang-nho-nhat-cua-em

5 tháng 5 2020

Hà Nội, tháng 3 năm 2020 – Trong những ngày này, với những người làm cha mẹ ở Việt Nam thì việc duy trì công việc và chăm sóc con cái khi các con ở nhà giữa tâm dịch Covid-19 vừa là thách thức lẫn cơ hội.

Trong suốt bảy tuần qua kể từ sau Tết Nguyên Đán, các trường học ở Việt Nam đã và đang phải cho học sinh nghỉ học liên tục. Trẻ em và học sinh trên cả nước đang ở nhà tránh dịch với ngày trở lại trường dường như còng khá xa. Cuối tháng 1 năm 2020, Việt Nam phát hiện ca dương tính Covid-19 đầu tiên. Tính đến sáng ngày 24 tháng 3, Việt Nam đã có 123 ca dương tính. Trong các nỗ lực ứng phó sớm với dịch COVID-19, Chính phủ đã quyết định tạm cho học sinh trên cả nước nghỉ học từ đầu tháng 2.

“Tôi nghĩ trong giai đoạn nguy cơ lây nhiễm cao thì cho các con nghỉ học, không phải đến trường, là một việc cần làm”, chị Lê Nguyệt, người mẹ hai con, tâm sự. “Nhưng đối với hầu hết các cha mẹ, chăm sóc con cái khi các cháu không đến trường hàng ngày cũng là một thách thức.”

Gọi khoảng thời gian này là “một kỳ nghỉ dài  đặc biệt”, chị Nguyệt và những ông bố bà mẹ khác đang phải xoay xở giữa công việc ăn lương và chăm sóc con khi chúng không đến trường. Nhiều bố mẹ phải nhờ họ hàng, ông bà trông cháu giúp vào ban ngày. Với những gia đình sống ở thành phố và có họ hàng ở quê, trẻ con cũng được gửi về quê. Với những bố mẹ không có ai hỗ trợ thì anh chị lớn hơn được giao tự trông em với sự theo dõi sát sao của cha mẹ từ xa. Một số bố mẹ không có sự lựa chọn nào khác là phải xin nghỉ không lương hoặc nghỉ việc để có thể vượt qua được thay đổi này.

“Điều quan trọng cần làm ở thời điểm này tìm những nguồn năng lượng tích cực và sức mạnh ở chính cộng đồng. Nếu không có sự quan tâm và hướng dẫn, trẻ em có thể sẽ phải ở nhà mà không ai quan tâm hoặc do không quản lý nên các cháu không làm gì mà chỉ lên mạng,” chị Nguyệt nói thêm.

Ở vùng nông thôn Việt Nam, tuy nhiên, những người làm cha mẹ lại gặp những khó khăn khác. Ở nơi mà phần lớn cha mẹ làm nông, cả ngày làm việc dưới ánh nắng gay gắt chói chang, trẻ em phải theo mẹ đi làm. Trong lúc cha mẹ làm việc, các em phải tránh nắng dưới tán lá cây hay tự chơi gần đó. “Vừa làm nông, cuốc đất, trồng cây và vừa trông chừng con rất là khó,” chị Nu - một bà mẹ dân tộc Ba Na – tâm sự. “Còn khó khăn hơn khi có ngày con không khỏe và vẫn phải theo bố mẹ ra đồng làm việc. Có ngày tôi phải chọn hoặc là lên rẫy hoặc là ở nhà trông con.”

Gạt sang một bên những thiệt hại to lớn về kinh tế đang ảnh hưởng đến nhiều nơi trên cả nước, các cha mẹ Việt Nam đang cố gắng hết sức xoay xở để thích ứng với tình hình mới. Những người mẹ như chị Nguyệt, chị Nu, đều cùng chung một quan điểm và cho chúng ta thấy rõ  rằng việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái là thiên chức của những người làm cha làm mẹ và không khó khăn có thể khiến họ đầu hàng. - HẾT

20 tháng 10 2020

xin chào mọi người e tên là Nguyễn Đức Duy 

24 tháng 11 2018

“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.

Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám  rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.

Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó  tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.

Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.

24 tháng 11 2018

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.

Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!

Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong  lòng tôi.

 

Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.

 

14 tháng 3 2016

Chịu !!!!!!!!hum

15 tháng 3 2016

Sách bút-vũ khí 
Học sinh-chiến sĩ
Thầy giáo-chỉ huy
Tiêu diệt một hai
Khai trừ ba bốn
Chốn đám bốn năm
Găm tên sáu bảy
Nhảy đến chín mười
Đừng chớ học lười
Bạn cười xấu hổ.

có lẽ là sai đề nhưng thấy nó vui vui nên đăng thử

14 tháng 3 2022

REFER

Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác. Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn. Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới. 

14 tháng 3 2022

tham khảo

Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác. Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn. Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới.