K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngôi trường cấp một đã gắn bó với em suốt năm năm học trò. Giờ đây khi xa trường em thấy nhớ bạn bè, thầy cô, nhớ cả bác bảo vệ già hiền lành hay ngồi ở gốc cây phượng mỗi giờ ra về nữa.

Bác bảo vệ năm nay cũng đã lớn tuổi rồi, bác cũng đã ngoài 50. Dáng người bác dong dỏng cao với dáng đi nhanh nhẹn. Bác hay mặc bộ quần áo lao động với chiếc áo quân đội màu xanh rêu và chiếc quần kaki đã cũ sờn. Đôi dép cao su của bác đã có tuổi đời trên 20 năm vì bác hay nói với chúng em rằng bác đã đi đôi dép đấy suốt những năm tháng chống Mĩ. Thế mà bây giờ trông nó bẫn mới, chẳng có dấu hiệu hỏng hóc gì cả. Chỉ là cái đế cao su mòn vẹt đi mà thôi.

Khuôn mặt bác vuông hình chữ điền, cương nghị và cứng cỏi. Đôi măt của bác luôn có vẻ gì đó buồn buồn. Có lẽ vì bác đã trải qua một quãng thời gian khó khăn, khi phải chứng kiến cái khốc liệt cả chiến trường và cả những mất mát, đau thương, sự hi sinh của những người động đội ngay trước mắt mình nữa. Khóe mắt bác đã có những nếp nhăn và khi cười những nếp nhăn ấy xô ép lại với nhau tạo thành những vết hằn của năm tháng. Bác có một nụ cười hiền hậu và dễ mến. Mỗi khi cười, bác để lộ hai lúm đồng tiền bên má . Giọng nói của bác trầm ấm và vang vọng. Chắc hẳn vì trước đây bác tham gia chiến trận nên giọng của bác với vang như thế, cũng có thể là do trời sinh giọng bác đã như vậy rồi.

Bác bảo vệ là một người rất thân thiện và tốt bụng. Bác chỉ còn một mình nên bác hay ở lại trường luôn vào buổi tối. Vì thế nên mấy đứa tụi em bố mẹ chưa kịp đón sẽ ở lai cùng trò chuyện với bác, nghe bác kể đủ thứ chuyện trên đời. Em rất thích nghe những câu chuyện mà bác kể. Bác biết thật nhiều những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, thành ngữ, những sự tích kì diệu trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc. Mỗi lần bác kể em lại chăm chú lắng nghe. Không hiểu sao bác lại có một cách kể chuyện cuốn hút đến thế. Thế nhưng em thích nhất là những câu chuyện trong quá khứ của bác, về những người đồng đội, về những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc đọ sức với kẻ thù. Những câu chuyện của bác chân thực bởi bác chính là người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến ấy. Chính vì thế mà em càng thêm yêu quý, tự hào về quá khứ, lịch sử dân tộc mình. Em cũng càng yêu quý bác, một người lính dũng cảm đã đánh đổi tất cả cho sự bình yên của đất nước.

Dù giờ em đã lên cấp hai, đã rời xa ngôi trường thân thuộc ấy để đến với một môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới nhưng có dịp em vẫn sẽ về thăm lại trường cũ, thăm lại bác bảo vệ già để ngồi nghe bác kể những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện về chính cuộc đời bác.

22 tháng 4 2021

mọi người ơi giúp mình với!!!

MÌNH CẦN GẤP!!

 

 
14 tháng 9 2021

1. Mở bài

Giới thiệu chung về người thân của em.

2. Thân bài

Tả hình dáng, trang phục.Tả những sự việc, hành động, lời nói của người thân.Tả tính tình, nội tâm, cá tính,…Những kỉ niệm đáng nhớ của em đối với người thân đó.

3. Kết bài

Nêu cảm xúc của em đối với người thân đó.
14 tháng 9 2021

a. Mở bài

- Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người phụ nữ mà em luôn yêu thương, quý mến - mẹ của em.

 

- Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ thông qua những câu ca dao, dân ca nói về người mẹ, nói về tình cảm mẹ con. Gợi ý:

“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được hết từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.”

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.”

“Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.”

“Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con.”

“Ví dầu mẹ chẳng có chi
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.”

b. Thân bài

- Miêu tả về mẹ:

Tên, độ tuổi, nghề nghiệp, công việc thường ngàyMiêu tả vóc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười… của mẹTính cách, thói quen của mẹ trong cuộc sống.

- Mối quan hệ của mẹ với mọi người xung quanh:

Tình cảm, sự thương yêu, quan tâm của mẹ với mọi người trong gia đìnhTình cảm của mẹ với đồng nghiệp, bà con làng xóm

- Kể một kỉ niệm giữa em và mẹ khiến em nhớ mãi (kể ngắn gọn, rõ ràng nguyên nhân, diễn biến và kết quả của câu chuyện đó).

c. Kết bài

- Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người mẹ vĩ đại của mình.

- Nêu những mong ước tốt đẹp mà em dành cho mẹ.

Bài 1 :

Cuộc sống xung quanh ta sẽ trở nên vui vẻ và đỡ buồn chán hơn khi có những tiếng cười, tiếng nói của những em bé dễ thương. Tôi cũng có một đứa em gái đang tuổi tập đi, tập nói, đó là người mà tôi yêu quý nhất trong gia đình.

Em gái tôi tên là Hạ An, vừa tròn một tuổi kể từ khi sinh ra. Hạ An là một cô bé dễ thương và khá tinh nghịch. Con bé có mái tóc tơ đen óng ả, mềm mượt, lúc nào cũng để xõa như công chúa. Tuy còn nhỏ nhưng Hạ An cũng khá bụ bẫm, khuôn mặt cô bé tròn, hai bên má có ngấn phình ra cùng với làn da trắng hồng khiến ai nhìn bé cũng muốn cắn yêu một cái. Đôi mắt bé tròn, to đen láy, long lanh như hột nhãn, chiếc mũi nhỏ, xinh, cái miệng đỏ hồng, mỗi khi cười lại để lộ hàm răng chưa mọc hết, trông dễ thương vô cùng. Ngày ngày, Hạ An được bố mẹ cho tập nói, tập đi, mỗi lần như vậy, tôi lại được chứng kiến những khoảnh khắc đáng yêu của cô bé.

Khi tập đi, vì đôi chân chưa đứng vững, nên mỗi bước chân của An đều được bố mẹ đỡ, dìu dắt theo, rồi dần dần con bé đã có thể tập tễnh bước đi được một vài bước ngắn khiến cả nhà tôi vui mừng không thôi. Theo từng bước chân, cái thân hình bụ bẫm, tròn tròn của con bé lại bập bênh theo nhịp bước, trông giống như con lật đật nhỏ đáng yêu, miệng thì cười toe toét như hãnh diện, tự hào. Cũng có đôi khi bé ngã sõng xoài trên mặt đất, tuy nhiên nhờ sự cổ vũ, khích lệ của những người xung quanh, nó lại đứng lên và bước đi tiếp. Con bé luôn chăm chỉ tập đi, vậy nên đến bây giở nó đã có thể đi được một đoạn dài mà không cần người đỡ. Bé An của tôi thật giỏi!

Tập đi là một chuyện nhưng khi Hạ An tập nói, cô bé lại khiến cho cả gia đình tôi có những khoảnh khắc cười vui vẻ. Mấy ngày đầu, cô nàng được mẹ dạy nói những tiếng đơn giản như “ba”, “mẹ”, “chị”,..Chao ôi, cái giọng non choẹt cất lên nghe mới đáng yêu làm sao! Dần dần cô bé được dạy những câu nói dài hơn, rồi học lại lời nói của những người xung quanh, nói theo khiến mọi người có những trận cười sảng khoái. Gia đình tôi đều rất vui mừng vì bây giờ bé đã có thể nói gần như sắp sõi được những câu giao tiếp cơ bản hàng ngày.

Được chứng kiến những khoảnh khắc đáng yêu của em gái tôi khi tập nói, tập đi, tôi lại nhớ đến bản thân mình ngày trước, cũng đã từng có những khoảng thời gian non nớt và dễ thương đến vậy. Tôi hy vọng bé Hạ An sẽ ngày càng đi vững và nói sõi để có thể cùng tôi trò chuyện và đi chơi sau này.

Bài 2 :

Dàn ý

1. Mở bài

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất là mẹ, mẹ là người đã chăm lo cho em mỗi ngày từ bữa ăn đến giấc ngủ. Trong em mẹ là người phụ nữ giản dị mà đẹp đẽ.

2. Thân bài

  • Giới thiệu về mẹ (tuổi, nghề nghiệp)
  • Tả hình dáng của mẹ (dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, màu da,…)
  • Tả tính cách của mẹ
  • Tả sự chăm sóc của mẹ với em

3. Kết bài

Em rất yêu mẹ. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

8 tháng 5 2018

Bạn tham khảo rồi cho mk ý kiến nhé

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

8 tháng 5 2018

Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài Làm văn.

Quang cảnh lớp học lúc đấy thật lạ thường. Bởi lẽ, môn Văn là một môn học khác xa so với các môn học khác, nó có những đặc điểm đặc thù nhất định. Bạn có thể nhẩm những phép tính trong giờ học Toán, bạn có thể phát biểu và đưa ra ý tưởng của mình về những phản ứng xảy ra trong tự nhiên đối với môn Hóa học. Nhưng với môn Văn thì khác, nó cần đến sự tập trung và suy nghĩ một cách mạch lạc. Tôi bỗng nhớ đến quang cảnh của lớp tôi trong buổi viết văn hôm đấy, đó là lúc tôi đang học lớp sáu, cô giáo đưa ra đề bài cho chúng tôi là: “ Suy nghĩ của em sau khi học xong truyện cổ tích Em bé thông minh”.

Sau khi nhận được đề bài, tất cả thành viên trong lớp đều chăm chú làm bài, mọi người đều vạch ra dàn ý trước khi viết vào giấy để tránh những sai sót không đáng có. Quang cảnh lớp học thật tĩnh lặng, chỉ có những tiếng kêu nhỏ nhẹ của ngòi bút. Ngoài ra còn có tiếng hót của những chú chim đang đậu trên cây bàng trước của lớp. Ai nấy đều suy nghĩ, viết ra những gì mà mình đã được học.

Cứ thế, bốn mươi học sinh trong lớp đều say mê làm bài nhưng mỗi người có một sắc thái khác nhau. Có người thì trầm ngâm suy nghĩ xem mình sẽ làm gì tiếp theo. Có bạn thì cặm cụi viết mà không để ý xem xung quanh đang xảy ra chuyện gì, ngòi bút in hằn trên trang giấy trắng gắn liền với tuổi học trò. Đôi khi, có một số bạn khẽ cười, chắc là các bạn đang nghĩ đến những chi tiết độc đáo trong câu chuyện.

Ngoài khi, sân trường như vắng lặng, bởi lẽ đang trong giờ học. Những làn gió của mùa thu khẽ đưa vào lớp, như là một lời động viên và chúc chúng tôi làm bài thật tốt để đạt được điểm số thật cao. Trước khi làm bài, cô giáo không gợi ý gì thêm, cô chỉ nhắc nhở bọn tôi đọc kĩ đề, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bài.

Gần hai phần ba thời gian trôi qua, chúng tôi gần như sắp hoàn thiện bài văn của mình để nộp cho cô giáo. Có những người có vẻ hài lòng với những gì mình đã viết, ngồi cười tùm tỉm và viết nốt những nội dung còn lại của bài văn. Có bạn lại không hài lòng lắm với bài làm và ngồi lắc đầu, nhưng sau đó vẫn cố gắng tiếp tục viết tiếp vì đã không còn nhiều thời gian để làm lại bài. Mỗi hành động của từng người lúc đấy làm tôi không thể nào quên được, tôi còn nhớ như in cái Quỳnh làm 3 tờ giấy vì bạn ấy là một trong những học sinh giỏi Văn nhất lớp tôi. Quỳnh cứ lấy bút là viết những lời văn của bạn ấy thực sự rất hay và sâu sắc.

Không còn nhiều thời gian nữa, ai nấy đều hoàn thiện bài văn của mình để nộp cho cô giáo, những giây phút cuối cùng có vẻ như ồn ào hơn một chút. Có bạn đã hoàn thiện bài viết của mình trước giờ và đang ngồi đọc lại để sửa lỗi chính tả, có bạn chưa viết xong, cặm cụi viết tiếp cho kịp giờ. Không khí lúc ấy thật đặc biệt. Khi cô giáo thông báo hết giờ thì tất cả dừng bút và không ai viết tiếp nữa. Tôi còn nhớ rõ năm đó là Minh, bạn thân của tôi làm lớp trưởng. Bạn ấy đứng lên và đi thu từng bài một, sắp xếp gọn gàng rồi nộp cho cô giáo. Tiếng thở phào nhẹ nhõm của mỗi thành viên được vang lên bởi lẽ chúng tôi đã hoàn thành bài viết của mình. Cho dù nó có như thế nào đi chăng nữa thì bọn tôi cũng đã cố gắng hết sức mình để làm tốt bài Làm văn.

Chẳng hiểu sao khi nhìn lại kí ức ấy, tôi lại nghĩ nó như vừa xảy ra vậy, thân quen một cách lạ thường. Quang cảnh của lớp học trong giờ viết Làm văn có lẽ sẽ theo tôi trong suốt chặng đường của mình, nó hiện hữu trong tôi một cách đặc biệt, khó có thể diễn tả bằng lời. Tôi còn nhớ trong bài Văn ấy tôi được cô giáo cho 7 điểm và nhận xét rằng tôi có tiến bộ. Thật sự quang cảnh lớp học hôm đấy làm tôi nhớ mãi, sẽ không bao giờ quên.

24 tháng 9 2018

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về bà ngoại của em, hoàn cảnh sống của bà (ví dụ: sống cùng các bác, hay cô chú, ...)

b. Thân bài

- Tả ngoại hình của bà: tuổi tác, hình dáng, khuôn mặt, ...

- Tả tính nết của bà: Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu. (Thể hiện qua lời nói và hành động)

c. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em: rất yêu quí bà; muốn được sống lâu bên bà.

11 tháng 9 2016

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ . Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi , mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la nh­ biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...."Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi

11 tháng 9 2016

"Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm

Tóc bà trắng, màu trắng như mây

Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay

Khi cháu vâng lời cháu biết bà vui, "

Mỗi lần nghe tụi trẻ con hàng xóm hát bài này tôi lại không khỏi chạnh lòng khi nhớ về người bà đã khuất của tôi.

Hồi còn sống, bà cưng tôi nhất bởi tôi là đứa cháu đầu tiên của bà. Đi đâu bà cũng dắt tôi theo. Tôi dính bà còn hơn cả dính mẹ.

Không giống như trong bài hát thiếu nhi quen thuộc, bà nội tôi là một người rất hiện đại. Bà thường được khen là trẻ hơn so với tuổi rất nhiều. Nét trẻ trung của bà hiện ra ngay từ mái tóc ngắn, uốn nhẹ ôm lấy gương mặt tròn, nhỏ nhắn. Tôi đoán, chắc hẳn hồi còn trẻ bà phải là một cô gái rất xinh đẹp, dịu dàng nhưng có cá tính. Ở bà có một nét gì đó rất cuốn hút mà hết thảy mọi người khi tiếp xúc đều nhận ra.

Bà là một ngưòi vui vẻ và rất hay nói chuyện. Thông thường, ở độ tuổi lục tuần con người ta thường trở nên điềm đạm và trầm mặc. Nhưng bà tôi lại khác hẳn. Bà rất thích trò truyện với các ông, các bà trong hội hưu trí, hay chơi đùa cùng con cháu. Với khả năng giao tiếp vả thái độ thân thiện, bà rất được mọi người tán thưởng trong các câu chuyện hàng ngày. Bởi thế không khi nào tôi thấy bà ngớt khách khứa đến chơi.

Tôi thích nhất là lúc bà cười. Những lúc đó đôi mắt bà rất sáng vả rất có hồn. Đặc biệt khi đó những nếp nhăn trên trán, trên khuôn mặt bà xô lại trông giống như những chiếc cầu vồng. Bé Mưa - em trai tôi - cũng rất thích những nếp nhăn đó. Mỗi khi được bà ôm vào lòng cưng nựng, bé Mưa thường đưa cánh tay nhỏ xíu của em lên mân mê chúng như là một cử chỉ của sự yêu thương. Bà tỏ ra rất thích thú khi biết trên khuôn mặt mình có cầu vồng. Bà vui vì điều đó.

 

Tuy đã ở vào cái tuổi có thể coi là quá nửa đời người nhưng bà vẫn rất khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Và có lẽ cũng chỉ ở tuổi này bà mới đang được sống quãng đời đẹp nhất, hưởng những ngày an nhàn bên con bên cháu.

Tận hưởng những ngày an nhàn này, bà thoải mái làm những điều mình thích Mỗi sáng bà cùng với mấy bà hàng xóm ra sân khu tập thể tập dưỡng sinh, tập múa quạt. Bà tập dẻo lắm cơ. Trong tay bà, chiếc quạt lượn theo những vòng tròn mềm mại, trông tựa như những cánh bướm đang ngả mình trong gió. Những động tác bà làm trông như được thể hiện bởi những nghệ sĩ múa chuyên nghiệp mà tôi thường thấy trên tivi. Quả thực, bà tôi vẫn còn dẻo dai lắm. Tập dưỡng sinh chỉ là một trong số những hoạt động mà bà tham gia. Ngoài ra, bà còn tập khiêu vũ, tập văn nghệ cho tổ dân phố... Tôi thường thấy bà hào hứng hẳn lên vào mỗi tối thứ bảy và chủ nhật. Bởi đó là những ngày bà tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ khiêu vũ của phường. Các bạn không thể tưởng tượng được đâu nhé! Bà nhảy đẹp hết ý luôn! Đặc biệt là điệu Van. Tôi phải nhờ bà tập cho suốt đấy!

Hiện đại khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhưng bà lại mang đầy nét truyền thống trong các hoạt động xã hội. Chính bà là người dạy tôi cách nấu nướng và chăm sóc cho bản thân. Bà thường bảo tôi phải chú ý đến hình thức của mình. Theo bà việc trang điểm là rất quan trọng. Đối với bà trang điểm không phải là tô mày kẻ mắt, trưng diện quần áo trang sức sao cho nổi bật mà chỉ đơn giản là sự chuẩn bị chu đáo cho bản thân trước khi hoà nhập vào các hoạt động xã hội. Chăm sóc cho bản thân cũng chính là cách ta thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Đó là câu bà vẫn thường hay nói với tôi.

Đã thành thông lệ, mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi thường được bà xoa lưng và kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Nào là chuyện cô Tấm chui ra từ quả thị, nào là Thạch Sanh bắn đại bàng tinh cứu công chúa, nào là chú Cuội ngồi gốc cây đa Giọng kể dịu dàng cùng hương hoa nhài thoang thoảng từ người bà đã đưa tôi vào giấc ngủ trong suốt những năm bé thơ. Có lẽ bởi thói quen này nên khi bà không còn, một thời gian dài tôi rất khó ngủ.

Bà là tấm gương, là hình mẫu trong trái tim tôi. Đến tận bây giờ, hình bóng bà vẫn còn in đậm trong trái tim tôi.

"Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm

Tóc bà trắng, màu trắng như mây... "

 

22 tháng 3 2018

Tham khảo bài mình nhé:

anh Chương là anh họ của tôi. Anh là người tôi vô cùng quý mến và kính trọng.

Anh có dáng người tầm thước, da hơi ngăm ngăm đen, mái tóc đen, dài mượt mà trông như lãng tử. Vì thích chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá nên anh có thân hình dày dặn và rắn chắc. Các bắp tay, bắp chân cứng và khoẻ. Giọng nói của anh to và vang. Mọi người thường bảo chưa thấy người đâu mà đã nghe thấy tiếng. Tính tình anh vui vẻ và dễ hoà đồng. Vì vậy nên anh có rất nhiều bạn. Thỉnh thoảng các anh các chị vẫn thường kéo đến nhà anh chơi rất đông vui.
 
Anh Chương rất thích đọc truyện tranh. Hàng ngày sau mỗi giờ học, anh thường dành một hai tiếng ngồi đọc truyện. Thỉnh thoảng đến đoạn khôi hài anh thường cười rõ to và vui vẻ kể lại cho tôi nghe. Những lúc như vậy trông anh y hệt một đứa trẻ con.
 
Thích đọc truyện, chơi bóng là vậy nhưng anh học rất giỏi, ở trôn lớp, anh luôn là người đứng đầu, là Đoàn viên gương mẫu. Còn ở nhà anh là người con ngoan ngoãn và “đảm đang”. Mọi việc trong nhà anh đều biết làm. Từ sửa chữa bàn ghế đến nấu cơm giặt giũ anh đều làm rất chuyên nghiệp. Các món ăn anh nấu không chỉ ngon mà còn rất đẹp mắt. Nếu sau này anh theo nghề đầu bếp thì chắc chắn anh sẽ thành công.
 
Ai cũng vậy, “lắm tài thì nhiều tật”. Anh Chương cũng không ngoại lệ. Việc gì anh cũng biết làm và làm rất tốt nhưng chỉ riêng khả năng ca hát của anh thì dở vô cùng. Mẹ anh bảo vì anh đang vỡ giọng nên tiếng mới ồm như con vịt cồ. Thế nên chẳng bao giờ anh góp mặt trong các chương trình karaoke tại gia cả.
 
Tôi rất yêu quý anh Chương. Sau này lớn lên tôi nhất định sẽ ngoan và học giỏi như anh để bố mẹ vui lòng.

22 tháng 3 2018

Trên đường đến trường hôm nay, em gặp một bà lão đang bước chậm rãi từng bước bên đường. Em ngoái lại nhìn, trông bà thật phúc hậu. Bà có dáng người mảnh khảnh, hơi gầy gò. Bà mặc bộ quần áo bà ba màu ngọc. Bộ quần áo đã cũ nhưng vẫn giúp bà toát lên được vẻ đẹp giản dị, thanh thoát. Em trèo xuống khỏi xe mẹ, đứng ở cổng trường theo dõi bà thật lâu. Bà có làn da nhiều nếp nhăn của tuổi già. Làn da của bà đã sậm màu, nhiều vết chân chim và nếp nhăn nơi khóe mắt. Với làn da đặc trưng của tuổi già ấy nhưng bà vẫn rất đẹp. Bà đẹp một cách hiền từ. Mái tóc bạc phơ bà búi gọn sau gáy khiến gương mặt của bà như sáng hơn. Lúc này bà đã đến gần em hơn, em đã có thể nhìn thấy ánh mắt của bà. Một ánh mắt xa xăm vô định. Và bà đã đi qua em. Em có thể ngửi thấy mùi trầu bà nhai. Một mùi thơm the hệt như mùi trầu của nội. Màu đo đỏ của trầu nhuốm cả trên đôi môi nứt nẻ của bà. Bà đi rất nhanh, chẳng mấy chốc mà đã khuất bóng. Dù bà đã đi qua em nhưng em vẫn nhìn theo cái dáng đi uyển chuyển ấy của bà. Bà đã để lại ấn tượng cho em dù mới chỉ khi nhìn thấy bà. Mong rằng em sẽ gặp lại bà vào một ngày không xa. 

4 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

1,

Võ Quảng là một nhà văn nổi tiếng chuyên viết các tác phẩm dành cho lứa tuổi thiếu nhi. “Vượt thác” là một đoạn trích ngắn nằm trong chương thứ XI, của truyện “Quê nội”, một trong các tác phẩm thành công nhất đưa Võ Quảng đến với nhiều độc giả Việt Nam. Trong đoạn trích ngoài việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên dọc hai bên bờ con sông Thu Bồn, thì hình tượng nhân vật Dượng Hương Thư cũng hiện lên ấn tượng với những vẻ đẹp mạnh mẽ trong lao động.

 

Đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên song hành cùng với công cuộc đưa thuyền vượt ngược sông Thu Bồn do dượng Hương Thư chỉ huy. Vẻ đẹp của con người trong công cuộc lao động đã hiện lên thật nổi bật trước thiên nhiên rộng lớn. Suốt đoạn trích ta thấy cảnh thiên nhiên hai bên bề trải dài với những cảnh tượng tươi đẹp, hùng vĩ và khoáng đạt, thu hút tầm mắt người trên thuyền và cả độc giả. Thế nhưng hình tượng trung tâm của đoạn trích vẫn là nhân vật dượng Hương Thư trong công cuộc chèo ngược dòng, thể hiện rất rõ khuynh hướng sáng lấy vẻ đẹp của con người làm trọng tâm, cảnh thiên nhiên trở thành bệ đỡ khẳng định tầm vóc của con người trong văn học hiện đại. Dượng hẳn là một người chèo thuyền có kinh nghiệm, trong lần ngược dòng này anh thật ra dáng một người chỉ huy, khác hẳn với cái phong thái mềm mỏng “nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ ở nhà”. Biết được rằng công cuộc ngược sông Thu Bồn sẽ có nhiều vất vả thế nên đến Phường Rạch dượng đã sai người nấu cơm để ăn cho chắc dạ, phòng cho chuyện “mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải đứng chống liền tay không phút hở”. Khi đã ăn uống no đủ, dượng Hương Thư với vị thế của người cầm đầu, vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát phóng chiếc sào tre đầu bịt sắt của mình thật mạnh xuống nước, tiếng "xoạc" ngọt bén ấy là minh chứng cho cái sức mạnh của dượng lúc phóng sào. Và không chần chừ lâu, dượng đã dùng sức, lấy thế vững vàng trụ lại cho chiếc thuyền khỏi trôi xuôi dòng, để cho chú Hia và thằng Cù cắm sào xuống. Trong mùa nước lớn, dòng chảy của con sông Thu Bồn lại càng mạnh, việc chèo thuyền ngược dòng quả là hết sức khó khăn và tốn sức thành ra ai nấy cũng phải có kinh nghiệm, sự nhanh tay và mạnh mẽ phối hợp với nhau "những động tác rút sào thả sào rập ràng nhanh như cắt", không khỏi khiến người đọc thán phục và thấy được sự cấp bách, cam go trong lao động của những người chèo thuyền trên sông nước.

Đặc biệt là nhân vật dượng Hương Thư, vừa là người có sức mạnh nhất, lại là người chỉ huy thành thử dượng phải có sự nỗ lực và tập trung hơn nhiều lần. Vẻ đẹp của nhân vật trong đoạn trích được miêu tả rất ấn tượng thông qua cách hình ảnh tả thực và so sánh thú vị. Sự rắn chắc, vững chãi, mang hơi thở sông nước hiện ra thông qua việc so sánh với "pho tượng đồng đúc", vẻ đẹp sức mạnh thể chất thể hiện qua chi tiết tả thực "các bắp thịt cuồn cuộn". Đặc biệt sự uy dũng trong lao động, tinh thần quyết tâm, kiên cường của nhân vật được bộc lộ rất rõ nét trong hình ảnh "hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, đôi mắt nảy lửa ghì ngọn sào...". Thông qua đó người đọc còn thấy rõ được sự nặng nhọc, khó khăn vô cùng của công việc chèo thuyền ngược sông mà không phải ai cũng đủ sức mạnh cũng như tinh thần mạnh mẽ để làm được. Còn đối với dượng Hương, công việc chèo đò này cũng giống như chuyện ra chiến trường chinh chiến, sông nước chính là là giang sơn của dượng, còn bản thân của dượng trên đó bỗng lột xác, phô hết tài năng, sức mạnh để chiến đấu, lấy sào làm vũ khí, khí thế dũng mãnh như một "hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ". Tầm vóc của con người trở nên vĩ đại, tư thế hào hùng, mạnh mẽ trong cuộc chiến với thiên nhiên để giành kế sinh nhai.

Với cách miêu tả giản dị, từ ngữ trong sáng, sử dụng các hình ảnh, biện pháp so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm Võ Quảng đã xây dựng nhân vật dượng Hương Thư mang những vẻ đẹp ấn tượng, mạnh mẽ trong công cuộc lao động, từ ngoại hình, kinh nghiệm đến tư thế khi đứng trước sự dữ dội của thiên nhiên. Khẳng định tầm vóc của con người trong công cuộc chiến đấu với thiên nhiên vĩ đại, đó là một trận chiến cam go, đầy khó khăn, thế nhưng con người vẫn luôn chiến đấu không ngừng nghỉ và giành phần thắng về mình.

 

 

2,

 

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh.

Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ.

Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.

3,

Chị gái chỉ ra đời trước tôi đúng năm phút nhưng sở thích và tính cách rất khác tôi.

Vì là chị em sinh đôi nên ngoại hình tôi và chị giống y chang nhau. Khuôn mặt bầu bĩnh, tròn trịa giống mẹ. Đôi mắt to, nâu nhạt ẩn dưới hàng lông mi dài cong vút. Cái miệng nhỏ xinh. Cái má phúng phính, thỉnh thoảng lại hồng lên trong nắng. Mái tóc hai chị em tôi đều đen và mượt. Nhưng trong khi tôi cắt tóc tém kiểu Mỹ Linh thì chị tôi lại để dài, buông nhẹ ra phía sau lưng, về hình dáng có lẽ tôi mập hơn chị khoảng một cân, còn chị lại cao hơn tôi khoảng 5 cm.

Đúng là “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Là hai chị em sinh cùng một trứng nhưng tôi và chị có tính cách trái ngược nhau. Trong khi tôi nghịch ngợm, ưa mạo hiểm khám phá thì chị tôi lại hiền lành, dịu dàng và nhu mì. Tôi chỉ thực sự im lặng khi ngủ, còn chị thì nói rất ít, sống nội tâm. Bởi tôi quá khác chị - hay chị quá khác tôi – nên chúng tôi chưa bao giờ thân thiết như hai chị em đúng nghĩa. Tôi nghĩ chị không thích mình, không hiểu mình nên rất buồn. Càng buồn tôi lại càng quậy. Chị cứ thầm lặng đi sau dọn dẹp bãi chiến trường mà tôi bầy ra, không hề mắng nhiếc tôi nửa lời.

Nhưng rồi một sự việc xảy ra đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ. Hồi đó tôi nằng nặc muốn tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường nhưng bố mẹ tôi thì nhất quyết phản đối. Hai người muốn tôi học đàn, học hát như những bé gái khác, như chị tôi. Tôi rất buồn khóc suốt cả một đêm. Sáng hôm sau thức dậy, tôi thấy bên gối một mảnh giấy nhỏ màu hồng gấp đôi. Bên trong ghi dòng chữ mực màu xanh nắn nót: “Chị thực sự ngưỡng mộ cách sống sôi nổi của em, đừng buồn nữa! Chị yêu em!”. Tôi thực sự ngạc nhiên và hạnh phúc khi đọc những dòng này. Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng chị đích thực là chị của tôi

 

Sau này, chính chị đã cùng tôi thuyết phục bố mẹ để tôi được chơi đá bóng và tôi cũng không ngần ngại cùng chị học hát, học thêu.

Càng ngày tôi càng thấy khâm phục chị tôi và không còn nghỉ đến chuyện chị chỉ ra đời trước tôi năm phút. Tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng tôi cũng rất muốn nói với người chị của mình là “em yêu chị!”.

Chú mèo nhà em khoác trên mình với bộ lông ba màu trắng vàng đen. Đôi tai hình tam giác, mỏng , thính nhạy của chú mèo bình thường thì dựng lên nghe những âm thanh bên ngoài những khi em sờ vào thì lại cụp xuống. Chú có đôi mắt màu xanh lam, tròn như hai hòn bi ve. Cái mũi đỏ hồng lúc nào cũng ươn ướt khịt khịt. Khi mới về nhà em , chú nhỏ xíu kêu meo meo suốt cả một ngày như khóc vì nhớ mẹ vậy.Bốn chân với những móng vuốt sắc để rình con mồi , dưới chân là những nệm thịt màu hồng êm ái để mỗi lần chú leo chèo hay nhảy xuống đất một cách nhẹ nhàng. Chú càng ngày càng lớn , bây giờ đã rất thân quen với gia đình em và em. Em thích nhất bộ lông mềm mượt không bị xù hay bết , mỗi lần được vuốt chúng bàn tay em như được sờ vào tấm nhung vậy. Đuôi chú lúc nào cũng vẩy lên vẩy xuống , cùng dáng đi thư thái quanh chiếc ghê sofa trông thật ra dáng ông hoàng. Mùa đông đến cũng là lúc chú thích cuộn tròn thân hình mũm mĩm, đôi mắt lim dim nằm trong lòng em để ngủ nướng, chiếc ria mép động đậy như những chiếc ăng ten bé xíu vậy. Có lần, đang ăn trong phòng bếp, bỗng có một tiếng động “cạch”, bỗng chú mèo lao mình xuống khỏi đùi em cái phốc, đôi mắt tròn sáng quắc lạ thường, lông dựng lên , những móng vuốt chìa ra vồ mạnh về phía tủ lạnh. Thế là con chuột đã nằm gọn trong móng vuốt của chú cựa quậy cái đuôi nhỏ không sao thoát ra được. Ôi chú thật cừ khi mỗi lần bắt những con chuột chui vào trong phòng bếp. Sau đó chú mèo chén ngon lành và dụi cái đầu nhỏ vào chân em như khoe chiến công hiển hách của mình vậy. Ngày ngày cùng nhau vui đùa chơi với những quả bóng đã gắn kết em và chú lại với nhau, mỗi khi đi học về em đều nghe thấy tiếng “meo” gọi em đến để vuốt ve chú.Chú mèo đã trở thành người bạn hàng ngày cùng em chơi đùa, thiếu chú , không gian ngôi nhà trở nên tẻ nhạt vô cùng. Em rất yêu quý chú mèo nhà em- một dũng sĩ diệt chuột tài ba.

Chiều nào cũng vậy, con họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trên bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như suốt một ngày hôm đó, nó vui
mừng vì đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát trong khe núi, nếm bao nhiêu thứ quả ngon ngọt ở rừng
xanh cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp
sương lạnh mờ mờ rủ đường cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không biết tên tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ, ngủ say
sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ
ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó phải lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi
kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay yề phương Đông.