K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2017

Vì nó thích thì nó đánh thôi.

26 tháng 12 2017

 Hiệp Đốc quân vụ Đại thần- Thượng thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết (1839-1913), người chỉ huy cuộc tấn công vào Tòa Khâm sứ Pháp tại kinh thành Huế, tháng 7/1885.

“Chủ chiến” lúc bấy giờ chính là thái độ có trách nhiệm đối với chủ quyền dân tộc. Xuất phát từ động cơ yêu nước, Tôn Thất Thuyết và phái “Chủ chiến” đã tiến hành hàng loạt các hành động chống Pháp: cùng Hoàng Kế Viêm phối hợp với quân Cờ Đen Lưu Vĩnh phúc phục binh giết chết võ quan Pháp Francis Garnier; phản đối Hiệp ước Harmand; chuẩn bị lực lượng chống Pháp sau Hiệp ước Patơnốt…đặc biệt là cuộc tấn công vào Tòa Khâm sứ Pháp (5/7/1885), được coi là sự vùng dậy cuối cùng của Vương triều Nguyễn…

Trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, Tôn Thất Thuyết là đối tượng thanh toán hàng đầu của quân Pháp. Ngày 22/5/1885, Freycinet, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp đại diện cho Khâm sứ Huế đã nói: “Không thể không trừng phạt hành vi của viên Thượng thư Bộ Binh nước Nam”. Trước tình thế bị thực dân Pháp muốn loại bỏ, Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay sớm giành thế chủ động bằng cách tấn công vào Tòa Khâm sứ Pháp.

Ngày 4/7/1885 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá, là hai địa điểm đóng quân của địch. Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo: một đạo do em trai ông là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm vượt sông Hương sang hợp với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp lý đánh úp tòa Khâm sứ. Ngay trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binh của triều đình để nổ súng tấn công. Pháo binh ở phía Đông nam kinh thành Huế cũng phối hợp yểm trợ. Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông sẽ chỉ huy đánh vào trấn Bình Đài nhằm diệt quân tiếp viện. Ông cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long để đánh úp Đại tá Pemot( Chỉ huy đồn Mang Cá) và thuộc hạ. Đội quân thứ ba, đóng ở phía sau Đại nội để vừa trợ chiến vừa dự bị.

Đêm ngày mùng 4, rạng sáng 5/7/1885, quân Pháp đang khao thưởng quân đội, thì quân Tôn Thất Thuyết bắn một phát đại bác để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, đồng thời cánh quân của Tôn Thất Lệ đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm sứ Pháp.

Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn thủ thế tới sáng, trong khi đó đại bác quân Nguyễn đã bắn sập mái nhà và lầu Khâm sứ, đồn Mang Cá thì bị phóng hỏa, quân sĩ hò reo và nã súng… nhiều trại lính, chuồng ngựa bị thiêu cháy. Quân Nguyễn tràn vào chiếm Tòa, gặp sự chống cự của trung úy Boucher và một số quân Pháp…nhưng, do thiếu cảnh giác, quân Pháp chết khá nhiều. Vì đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ cách nhau 2.500m và ngăn cách bằng sông Hương nên quân Pháp không thể cứu viện lẫn nhau.

Khi mặt trời mọc, quân Pháp phản công, họ huy động súng, pháo hạm Javelin…bắn hạ rất nhiều quân Nguyễn, phá hủy nhiều cung điện và Hoàng thành. Pháp chia quân làm 3 cánh tiến vào kinh thành, lần lượt chiếm các vị trí then chốt: Đại Nội, vườn Thượng Uyển và cửa Hiển Nhơn. Bị tấn công bất ngờ, quân Nguyễn anh dũng chống cự, hạ gục thiếu úy Pellicot, sử dụng các vọng lâu làm pháo đài, gây cháy nổ và làm nhiều quân Pháp bị thương. Bên phía Tòa sứ, đoàn quân của Cheroute cũng bị chặn lại, một số sĩ quan Pháp bị tiêu diệt. Tuy nhiên, quân Pháp vẫn tiến được vào thành. Quân triều đình đã không giữ nổi thành trước sự phản công của quân Pháp. Các đạo quân Nguyễn tháo chạy ra cửa Đông Ba, nhưng bị bao vây, 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống vì súng đạn, giẫm đạp khi cố vượt khỏi thành. Quân Pháp chiếm thành, hạ cờ triều đình Huế, treo cờ tam đài lên kỳ đài. Họ tiến hành cướp bóc, giết chóc, rồi đốt phá, vùi lấp các thi hài quân và dân tham gia cuộc chiến...

Kết thúc trận đánh ngày 5/7/1885, thất bại hoàn toàn thuộc về triều đình Huế. Quân Nguyễn hi sinh tới 1.200 – 1.500 người, trong khi quân Pháp mất 16 người và 80 bị thương. Quân Pháp đã chiếm được kho vũ khí, quốc khố, khí giới, lương thực…Mặc dù, quân Nguyễn đã có sự chuẩn bị cẩn thận trong việc tấn công, nhưng những hạn chế về truyền tin, vũ khí yếu kém (sức công phá thấp, không bắn được tầm xa..) nên gặp phải thất bại. Trước cục diện đó, vua Hàm Nghi đã kịp xuất cung, Tôn Thất Thuyết đưa vua chạy ra Tân Sở trong sự truy nã của quân Pháp. Tại Kinh thành, Hoàng Thái hậu Từ Dũ, và Đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường ở lại giảng hòa với quân Pháp.

Cuộc phản công của nhóm “Chủ chiến” triều đình Huế năm 1885 là sự vùng dậy cuối cùng của triều đình Nguyễn. Biến cố thất thủ kinh đô (5/7/1885) là một trang sử đẫm máu trong nhân dân Huế, tồn tại trong ký ức dân gian, lễ cúng cô hồn…đồng thời  cũng bắt đầu một giai đoạn mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với các phong trào Cần Vương, Văn thân.

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?A. Nguyễn Trung TrựcB. Trương ĐịnhC. Nguyễn Hữu HuânD. Hồ Xuân NghiệpĐáp án: B. Trương ĐịnhCâu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:A. Quảng NgãiB. An GiangC. Long AnD. Quảng NamĐáp án: ACâu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnhA. An GiangB. Hà...
Đọc tiếp

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.

Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Trung Trực

B. Trương Định

C. Nguyễn Hữu Huân

D. Hồ Xuân Nghiệp

Đáp án: B. Trương Định

Câu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:

A. Quảng Ngãi

B. An Giang

C. Long An

D. Quảng Nam

Đáp án: A

Câu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnh

A. An Giang

B. Hà Tiên.

C. Long An.

D. Vĩnh Long

Đáp án: C

Câu 4: Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?

A. Từ cuối năm 1959

B. Khi nhà Nguyễn kí hòa ước.

C. Khi Pháp vừa tấn công Gia Định

D. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông

Đáp án: C

Câu 5: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đồng Nam Kì cho Pháp khi nào?

A. Năm 1959

B. Khi Pháp vừa đánh Gia Định

C. Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.

D. Năm 1862

Đáp án: D

Câu 6: Khi nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn làm gì?

A. Kí hòa ước.

B. Buộc Trương Định giải tán nghĩa binh.

C. Ban chức lãnh binh An Giang cho Trương Định

D. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

Đáp án: A

Câu 7: Vua ban cho Trương Định chức lãnh binh ở:

A. Hà Tiên

B. Vĩnh Long.

C. An Giang.

D. Long An

Đáp án: C

Câu 8: Dân chúng và nghĩa quân muốn gì khi Trương Định đang băn khoăn, suy nghĩ?

A. Suy tôn Trương Định làm chủ soái.

B. Tiếp tục kháng chiến

C. Phải tuân lệnh vua.

D. Tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái".

Đáp án: D

Câu 9: Lãnh binh là chức quan

A. Võ

B. Văn

C. Chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh.

D. Chức quan đứng đầu tỉnh.

Đáp án: C

Câu 10: Trương Định đã quyết định như thế nào trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng?

A. Nhận chức lãnh binh.

B. Từ chối chức lãnh binh.

C. Phất cao cờ "Bình Tây"

D. Ở lại cùng nhân dân chống giặc.

Đáp án: D

Câu 11: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?

A. Nguyễn Lộ Trạch

B. Phạm Phú Thứ.

C. Nguyễn Trường Tộ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

Câu 12: Sau khi từ Pháp trở về, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức bản điều trần trong đó bày tỏ:

A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

B. Đề nghị không cho thương nhân nước ngoài vào nước ta làm ăn mua bán.

C. Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng và dạy cách sử dụng máy móc.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 13: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?

A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.

B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.

C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: B

Câu 14: Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng là bởi:

A. Ông lập được nhiều chiến công trong việc đánh Pháp.

B. Ông giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân.

C. Ông có công trong việc khai phá, mở rộng bờ cõi.

D. Ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồng nàn với mong muốn tha thiết canh tân đất nước.

Đáp án: D

Câu 15: Nguyễn Trường Tộ từ Pháp trở về đã kể cho các quan trong triều nghe thay đổi gì ở xã hội Pháp mà ông chứng kiến?

A. Chuyện đèn điện không có dầu vẫn sáng.

B. Khi làm nông nghiệp, người nông dân Pháp vẫn phải dùng cày bằng sức người.

C. Xe đạp hai bánh chạy băng băng mà vẫn không đổ.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 16: Vua Tự Đức khi nghe đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã:

A. Đồng ý và cho thực hiện ngay.

B. Không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước.

C. Có thực hiện nhưng không triệt để.

D. Cho bắt Nguyễn Trường Tộ vào ngục, bởi ông có tư tưởng thân Pháp.

Đáp án: B

Câu 17: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?

A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.

B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 18: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?

A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.

B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.

C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"

D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.

Đáp án: B

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào thuộc phong trào khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa).

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên)

C. Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh).

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 20: Vào đêm mồng 4 rạng sáng 5 / 7 / 1885, trong cảnh vắng lặng kinh thành Huế, việc gì đã xảy ra?

A. Cảnh thả đèn trên sông Hương.

B. Âm thanh của những thoi dệt vải.

C. Tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 21: Trước sự uy hiếp của kẻ thù, lí do nào khiến Tôn Thất Thuyết phải nổ súng sớm?

A. Để dành thế chủ động.

B. Để đe dọa kẻ thù.

C. Để phản đối việc triều đình Huế chấp nhận làm tay sai cho giặc.

D. Vì triều đình Huế buộc yêu cầu nổ súng.

Đáp án: A

Câu 22: Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết đã cho lập căn cứ ở địa phương nào?

A. Vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.

B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

C. Vùng núi Quảng Nam.

D. Vùng núi Lạng Sơn.

Đáp án: A

Câu 23: Tại sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

A. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

B. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cho xây dựng kinh thành mới ở đây.

C. Tôn Thất Thuyết chủ trương nối lại liên lạc với Pháp để hòa đàm.

D. Tôn Thất Thuyết xin từ quan, lui về ở ẩn.

Đáp án: A

Câu 24: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã:

A. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế.

B. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống giáo dục trên cả nước.

C. Đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta.

D. Từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, chuyển giao chính quyền cho triều đình Huế.

Đáp án: C

Câu 25: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?

A. Nền công nghiệp khai khoáng.

B. Ngành dệt.

C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 26: Những thay đổi về chính trị và kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

A. Một số người làm ăn phát đạt đã trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn.

B. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành.

C. Thành thị phát triển, buôn bán mở mang đã làm xuất hiện tầng lớp viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ.

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 27: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?

A. Địa chủ

B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...

C. Nông dân

D. Quan lại phong kiến.

Đáp án: B

Câu 28: Giai cấp công nhân Việt Nam, chủ yếu xuất thân từ:

A. Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo đói.

B. Giới trí thức không được trọng dụng

C. Thợ thủ công không có việc làm.

D. Nhà buôn bị phá sản.

Đáp án: A

Câu 29: Vào những năm đầu thế kỉ XX, nước ta có khoảng bao nhiêu vạn công nhân?

A. Khoảng 6 vạn công nhân.

B. Khoảng 10 vạn công nhân.

C. Khoảng 20 vạn công nhân.

D. Khoảng 1 vạn công nhân

Đáp án: B

Câu 30: Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, người nông dân rơi vào hoàn cảnh:

A. Như trâu kéo cày.

B. Trở thành người bần cùng.

C. Mất ruộng đất vào tay địa chủ và trở thành người làm thuê.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 31: Phan Bội Châu xuất thân từ:

A. Một gia đình quan lại

B. Một gia đình địa chủ

C. Một gia đình nông dân

D. Một gia đình nhà nho nghèo

Đáp án: D

Câu 32: Để tìm con đường cứu nước, năm 1905, Phan Bội Châu đã đến nước nào?

A. NướcTrung Hoa.

B. Nước Anh

C. Nước Nga

D. Nước Nhật

Đáp án: D

Câu 33: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?

A. Hứa cung cấp lương thực.

B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam

C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.

D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam

Đáp án: C

Câu 34: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?

A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.

B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.

C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc

D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.

Đáp án: A

Câu 35: Trước sức ép của thực dân Pháp, chính phủ Nhật đã quyết định:

A. Mời Phan Bội Châu và những người du học ở lại Nhật cộng tác.

B. Trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ra khỏi Nhật Bản

C. Bắt và chuyển giao Phan Bội Châu và những người du học cho thực dân Pháp.

D. Giới thiệu Phan Bội Châu và những người du học cho chính quyền ở Đông Dương để làm việc.

Đáp án: B

Câu 36: Mốc thời gian nào đánh dấu sự tan rã của phong trào Đông Du?

A. Năm 1904

B. Năm 1908

C. Năm 1905

D. Năm 1909.

Đáp án: D

 

23
26 tháng 4 2018

Đầy đủ đấy!!

26 tháng 4 2018

cảm ơn bn cần cứ dùng nha

19 tháng 12 2017

Khuynh hướng có nghĩa là gì hả bạn?

19 tháng 12 2017

Là cách cứu nước đó bn

12 tháng 1 2020

bạn hùng vì chỉ có 1 cái cột bê tông

21 tháng 12 2018

1. nguyễn tất thành muốn đi tìm đường cưu nước vì ko muốn nhân dân ta bị thực dân pháp đô hộ

2.nguyễn tất thành biểu hiện là đi ra nước ngoai tim đương cứu nước

3.chống giặc dốt nhân dân ta mở ra những lớp bình dân học vụ cho những người dân,chống giặc đói bac hồ đã lập ra chương chinh 10 ngày nhịn ă một bữa để ủng hộ nhà nghèo

4.Nước ta được sống trong hòa bình , nhân dân có quyền tự do hạnh phúc

5. thực dân pháp tấn công lên viết bắc để thu căn cứ đầu não của chúng ta

21 tháng 12 2018

1. Hãy nêu lý do vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tim đường cứu nước

Trả lời:Vì Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, người  đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đông bào.

2.Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện như thế nà?

Trả lời:Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện người có một tinh thần yêu nước rất mảnh liệt

3.Sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta đã làm gì để chống giặc dốt, giặc đói ?

Trả lời:Quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa mù chữ phát động khắp nơi...

4.Cuối bảng tuyêt ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định điều gì?

Trả lời:"Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ây.

5.Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?

Trả lời:Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta

k nhé

Dành cho các bạn đang ôn thi ạ :33     ĐỀ CƯƠNG ÔN SỬ LỚP 51.Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Bắt đầu: 13 /3 / 1954                                                    Kết thúc:17h30’ ngày 7/5/1954Tấm gương chiến đấu anh dũng của anh Phan Đình GiótÝ nghĩa:+ Là mốc son chói lọi,khép lại cuộc kháng chiến chống Pháp với kết thúc thắng lợi2. Hiệp định Giơnevơ Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ:21/7/1954 ...
Đọc tiếp

Dành cho các bạn đang ôn thi ạ :33 

    ĐỀ CƯƠNG ÔN SỬ LỚP 5

1.Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 

Bắt đầu: 13 /3 / 1954                                                    Kết thúc:17h30’ ngày 7/5/1954

Tấm gương chiến đấu anh dũng của anh Phan Đình Giót

Ý nghĩa:+ Là mốc son chói lọi,khép lại cuộc kháng chiến chống Pháp với kết thúc thắng lợi

2. Hiệp định Giơnevơ 

Ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ:21/7/1954                  Mỹ tìm cách phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Nội dung Hiệp định Giơnevơ:

 sông Bến Hải  giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam-Bắc

 Quân Pháp rút khỏi miền Bắc chuyển và miền Nam

Tháng 7/ 1956,nhân dân hai miền Nam Bắc tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước

Âm mưu và hành động của Mỹ sau khi Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ:

Tìm cách phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ 

Giết hại những chiến sĩ cách mạng và người dân vô tội với chính sách :”tố cộng cộng diệt cộng giết nhầm còn hơn bỏ sót”

3. Đường Trường Sơn/ đường Hồ Chí Minh                                      Ngày mở:19/5/1959

 Mục đích: để đáp ứng nhu cầu chi viện sức người , vũ khí ,lương thực cho miền Nam

Tính đến ngày thống nhất đất nước (30/ 4/1975) đường đã tồn tại gần 6000 ngày đêm

4.Sấm sét đêm giao thừa ( Tết Mậu Thân năm 1968 )

Đêm 30 Tết Mậu Thân 1968 quân dân miền Nam Đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy các địa điểm: Sứ quán Mỹ, Bộ Tổng Tham mưu,Đài phát thanh,sân bay Tân Sơn Nhất,Tổng nha cảnh sát,Bộ tư lệnh Hải Quân,....

5. Hiệp định Paris

Nguyên nhân Mỹ phải ký: thất bại nặng nề về quân sự ở cả 2 miền Nam-Bắc

 Các điểm cơ bản của Hiệp định Paris

Mỹ phải tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

Mỹ phải rút toàn bộ quân Mỹ và đồng minh ra khỏi Việt Nam

Mỹ phải chấm dứt dính líu  quân sự ở Việt Nam

Mỹ phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam

6.Hoàn thành thống nhất đất nước

25/4/1976 Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976 Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất họp tại Hà Nội

 Những quyết định quan trọng của kì họp thứ nhất quốc hội khóa VI là:

Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

Quyết định quốc huy

Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng

Quốc Ca là bài Tiến Quân Ca 

Thủ đô là Hà Nội  

Thành phố Sài gòn-Gia định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh

7. Nhà máy thủy điện Hòa Bình        -   Khởi công: 6/11/1979            Hoàn thành: 4 / 4 / 1994

Thời gian 15 năm          Quy mô:Lớn nhất châu Á bấy giờ        Được sự giúp đỡ của Liên Xô

168 người hy sinh trong đó có 11 công nhân Liên Xô

Vai trò của nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước là:

Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ 

Cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc

Cung cấp điện cho mọi miền tổ quốc phục vụ cho sản xuất và đời sống 

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy






 

3
24 tháng 6 2020

mình cũng đúng đề này luôn sao bạn biết vậy

24 tháng 6 2020

nhưng một số câu khác

nghe cái tiếng nhạc của uae mà ddiecs hết cả tai

16 tháng 6 2021

chả nghe thấy tiếng của ae vn đâu nghe cứ như đám tang 

8 tháng 10 2017

 Trước nỗi khổ của dân chúng. Trương Định đã ở lại cùng nhân dân chống giặc.

“Đại nguyên soái” Trương Định đã phất cao cờ “Bình Tây”, chỉ huy hàng nghìn nghĩa quân hoạt động chống thực dân Pháp.



 

8 tháng 10 2017

Trương d9inhchieu mo nghia binh danh Phap khi chung vua tan cong Gia dinh

9 tháng 11 2017

- Viết thành câu theo yêu cầu

- Viết thành câu nhưng dùng từ chưa chính xác

- Viết câu trả lời chưa thành câu

Gợi ý:

Thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa vì ông nhìn thấy hai đứa trẻ đang ngồi sưởi ấm.

21 tháng 3 2022

Mik cx ko bt