K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2018

- Có:

+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Bồi đắp phù sa màu mỡ do các đồng bằng.

+ Có giá trị về thủy điện và thủy lợi.

+ Giao thông vận tải và du lịch.

+ Cải tạo môi trường.

+ Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

16 tháng 4 2018

Cảm ơn bạn nhiều nha !

25 tháng 2 2022

Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất: Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và sinh vật trên Trái Đất. Cung cấp các chất khí cần thiết cho sự sống. Ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. Điều hòa nguồn nhiệt trên Trái Đất giúp sự sống tồn tại.

 Mình chỉ viết đc thế này thôi nha, sorry!!!!

27 tháng 2 2022

ờ không sao

mình làm được rồi 

17 tháng 4 2017

3.

Gió Tây ôn đới
– Phạm vi hoạt động: 30-60o ở mỗi bán cầu (áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).
– Thời gian: Gần như quanh năm.
– Hướng: Tây là chủ yếu (Tây nam ở Bắc bán cầu, Tây bắc ở Nam bán cầu)
– Nguyên nhân: chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
– Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Tín Phong
– Phạm vi hoạt động: 30o về xích đạo.
– Thời gian: quanh năm.
– Hướng: Đông là chủ yếu (Đông bắc ở Bắc bán cầu, Đông nam ở Nam bán cầu).
– Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
– Tính chất: khô, ít mưa.

Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.

17 tháng 4 2017

1.

những lợi ích của sông.
– Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
– Phát triển giao thông đường thuỷ.
– Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
– Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
– Điều hoà nhiệt độ.
– Tạo cảnh quan mội trường…

14 tháng 4 2016

làm ơn giúp mình,please!!bucminhgianroiha

14 tháng 4 2016

gianroi

27 tháng 4 2016

Các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua vì:

- Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
- Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
- Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

27 tháng 4 2016

Theo mình được biết thì các dòng biển như những dòng sông chảy trên biển vậy, nó chảy thành dòng và có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua 
Chính vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều , còn nếu là dòng biển lạnh thì khí hậu lạnh khô và mưa ít

23 tháng 12 2020

 

- Gọi: Độ cao tương đối là A

           Độ cao tuyệt đối là B

           Khoảng cách từ điểm thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là C

=>  Độ cao tuyệt đối = Độ cao tương đối + khoảng cách từ điểm thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình

=> B = A + C = 1500 + 100 = 1600m

=> Độ cao tuyệt đối của ngọn núi là 1600m

 

 

31 tháng 12 2021

Vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người: góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất, cung cấp nước cho các dòng sông

31 tháng 12 2021

tk

Vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người: góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất, cung cấp nước cho các dòng sông

1 tháng 5 2016

Độ muối (độ mặn nước biển) của nước biển và đại dương khác nhau do tác động của các yếu tố: 
- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh). 
- Lượng bay hơi nước. 
- Nhiệt độ môi trường không khí. 
- Lượng mưa. 
- Điều kiện địa hình (vùng biển kín hay hở). 
- Số lượng nước sông đổ ra biển.

1 tháng 5 2016

- Trên thế giới, nước biển và đại dương có vị măn giống nhau không giống nhau.

- Có sự khác nhau đó vì :

+ Do nguồn cung cấp nước cho biển và đại dương nhiều hay ít.

+ Độ bốc hơi nhiều hay ít.

6 tháng 5 2018

Theo Phả họ Ngô, Ngô Quyền sinh ngày 12/3 năm Đinh Tỵ (897), mất năm 944, một số tài liệu khác ghi ông sinh năm Mậu Ngọ 898. Ông còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, người ấp Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).

Ngô Quyền sinh ra trong dòng họ hào trưởng có thế lực. Cha ông là Ngô Mân, từng làm chức Châu mục Đường Lâm, rất được người dân mến phục.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 5) mô tả: "Ngô Quyền có dung mạo khác thường, lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ, rằng có thể làm chủ được một phương. Bởi thế, Ngô Mân mới đặt tên con là Quyền. Khi lớn lên, Ngô Quyền có tướng mạo khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, trí dũng hơn người, sức có thể nâng được vạc”.

Lúc trưởng thành, Ngô Quyền tinh thông võ nghệ, có chí lớn. Ông tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La rồi theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất, giải phóng thành Đại La năm 931.

Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, tự xưng là Tiết độ sứ, đóng tại thành Đại La. Ông phong cho Đinh Công Trứ (cha Đinh Bộ Lĩnh) chức thứ sử Hoan Châu, gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho Ngô Quyền và giao coi giữ Ái châu.

Năm 937, một nha tướng là Kiều Công Tiễn phản chủ, giết Dương Đình Nghệ để cướp quyền. Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực phản đối kịch liệt.

Dù căm thù kẻ phản chủ giết hại cha vợ mình, Ngô Quyền vẫn kìm nén lòng, tiếp tục củng cố lực lượng và tạo dựng thời cơ trả thù. Lo sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước sai lầm tệ hại là cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy cớ xua quân xuống xâm lược nước ta.

Sau đó, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu ra Đại La tiêu diệt.

Kế hoạch tạo địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng

Sau khi nhận lời cầu cứu từ Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán là Lưu Cung nhận thấy đây là cơ hội tốt để xâm chiếm nước ta lần nữa và cũng để trả thù cho lần thất bại mấy năm trước. Y bèn sai con trai là Hoằng Tháo (trao tước là Giao Vương) đem quân sang hòng cướp nước ta. Vua Hán đóng quân ở Hải Môn sẵn sàng tiếp ứng cho con trai khi cần.

Về phía Ngô Quyền, sau khi trừ khử Kiều Công Tiễn, nghe tin đại quân của Hoằng Tháo sắp tấn công bằng đường thủy, ông bèn họp bàn các tướng lĩnh để bày mưu phá giặc.

Là người thông minh lại nắm rõ quy luật lên xuống của thủy triều trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền nhận định: “Hoằng Tháo là đứa trẻ từ xa đến, quân lính mệt mỏi, lại nghe Kiều Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng nên mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được".

Sông Bạch Đằng là cửa ngõ giao thông quan trọng phía đông bắc từ biển Đông vào đất Việt. Theo cửa Nam Triệu vào Bạch Đằng, địch có thể ngược lên và tiến đến thành Cổ Loa hoặc thành Đại La hoàn toàn bằng đường sông.

Trong khi đó, thủy triều lên từ nửa đêm về sáng, cửa biển rộng mênh mông, nước trải rộng ra hai bên bờ đến hơn 2 km. Đến gần trưa, triều rút mạnh, chảy ra rất nhanh. Như vậy, kế hoạch và việc lựa chọn chiến trường cho trận huyết chiến đã được quyết định là sông Bạch Đằng. Trận đánh chính sẽ diễn ra ở phía trong bãi cọc.

Bấy giờ vào cuối năm 938, trời rét, mưa dầm dề nhiều ngày. Quân và dân ta lặn lội mưa rét ngày đêm vận chuyển gỗ, dựng cọc. Hàng nghìn cây gỗ lim, sến, đầu được vạt nhọn và bịt sắt được đem về đây cắm xuống thành những hàng dài chắc chắn, đầu cọc hướng chếch về phía nguồn. Trong khoảng hơn một tháng thì mọi việc hoàn thành.

Theo dự kiến, Dương Tam Kha (con của Dương Đình Nghệ) chỉ huy đội quân bên tả ngạn, Ngô Xương Ngập (con trai cả của Ngô Quyền) và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy đội quân bộ bên hữu ngạn, mai phục sẵn, phối hợp thủy quân đánh tạt sườn đội hình quân địch, sẵn sàng diệt nếu địch chạy lên bờ.

Từ cửa biển ngược lên phía trên không xa, một đạo thủy quân mạnh phục sẵn do chính Ngô Quyền chỉ huy chặn ngay đường tiến lên của địch, chờ khi nước xuống sẽ đánh lại.

Chiến thắng vang danh lịch sử

Trận địa bố trí vừa xong thì binh thuyền Nam Hán kéo đến. Quân ta đợi lúc nước triều cường, đem đội khinh thuyền ra cửa sông khiêu chiến rồi giả thua chạy. Hoằng Tháo quả nhiên mắc mưu, thúc quân chèo thuyền, lũ lượt tiến qua bãi cọc đi sâu vào trong sông.

Cầm cự đến lúc triều xuống, rừng cọc gỗ lim nhô đầu nhọn lên mặt nước. Thuyền Nam Hán bị trúng cọc bọc sắt, đua nhau chìm, lật. Bấy giờ, Ngô Quyền mới dốc tổng lực ra đánh. Quân Nam Hán hỗn loạn, mười phần thì chết chìm hoặc bị quân ta giết đến 6, 7 phần. Tướng giặc là Lưu Hoằng Tháo bị giết tại trận.

Trận đánh chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày, không chỉ phá tan trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo mà còn chôn vùi vĩnh viễn tham vọng xâm chiếm nước ta của nhà Nam Hán. Sách sử chép: “Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân còn sót mà rút lui".

Ca ngợi chiến công của Ngô Quyền, sử gia Lê Văn Hưu viết: "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể nói, một cơn giận mà yên dân được, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy".

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền tự xưng Vương, chọn kinh đô là Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập và chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc. Ông trị vì được 6 năm thì mất.