K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, quốc gia nào sau đây thuộc phe Hiệp ước?A. Đức.B. Áo.C. Hung.D. Nga.Câu 2. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tháng 4/1917 diễn ra sự kiệnA. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.   B. Anh-Pháp tấn công Áo-Hung.C. Mĩ tham chiến.    D. Italia đầu hàng phe Hiệp ước.Câu 3: Sự kiện chính trị nổi bật nhất trong lịch sử thế giới cận đại làA. cuộc Duy Tân Minh Trị ở...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, quốc gia nào sau đây thuộc phe Hiệp ước?

A. Đức.

B. Áo.

C. Hung.

D. Nga.

Câu 2. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tháng 4/1917 diễn ra sự kiện

A. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.  

B. Anh-Pháp tấn công Áo-Hung.

C. Mĩ tham chiến.   

D. Italia đầu hàng phe Hiệp ước.

Câu 3: Sự kiện chính trị nổi bật nhất trong lịch sử thế giới cận đại là

A. cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản.

B. chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

C. chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

D. cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.

Câu 4. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc

A. khẳng định những giá trị truyền thống của xã hội phong kiến

B. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới

C. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản

D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia tư bản chủ nghĩa mới được hình thành.

Câu 5. Lực lượng xã hội nào sau đây đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?

A. Giai cấp nông dân

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp tiểu tư sản.

D. Giai cấp công nhân

Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?

A. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu

C. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga

D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động

Câu 7. Ý nghĩa lớn nhất của việc thực hiện Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết là

A. nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng

B. nước Nga đã chiến thắng các thế lực hù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành quả cách mạng

C. nhân dân Xô viết vượt qua mọi khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế

D. nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các tầng lớp nhân dân

Câu 8: Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh

A. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B. sự ra thất bại của phe Liên minh.

C. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết.

D. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.

Câu 9: Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là gì?

A. Sản xuất giảm sút.                                    

B. Sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận.

C. Thị trường tiêu thụ giảm.                          

D. Năng suất giảm, thất nghiệp tăng.

Câu 10: Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, quốc gia nào sau đây thuộc phe Hiệp ước?

A. Đức.

B. Áo.

C. Hung.

D. Nga.

Câu 11. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tháng 4/1917 diễn ra sự kiện nào ?

A. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.  

B. Anh-Pháp tấn công Áo-Hung.

C. Mĩ tham chiến.   

D. Italia đầu hàng phe Hiệp ước.

Câu 12. Từ cuối năm 1916, Đức, Áo-Hung đã hành động gì trên chiến trường ?

A. Chyển từ thế chủ động sang phòng ngự.      

B. Chuyển từ thế phòng ngự sang chủ động.

C. Chyển từ thế bị động chuyển sang phản công.

D. Hoàn toàn giành thắng lợi ở châu Âu.

Câu 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với thất bại hoàn toàn của phe nào?

A. Đức, Áo – Hung.

B. Anh, Pháp, Mĩ.

C. Anh, Pháp, Nga.

D. Đức, Italia, Nhật Bản.

Câu 14: Bét-tô-ven đã có đóng góp cho văn hóa thời cận đại trong lĩnh vực nào?

A. Lĩnh vực âm nhạc.

B. Lĩnh vực kiến trúc.

C. Lĩnh vực điêu khắc.

D. Lĩnh vực hội họa.

Câu 15: Trong lĩnh vực văn học ai là người có đóng góp trong văn hoá thời cận đại ?

A. Lép Tôn-xtôi.

B. Bét-tô-ven .

C. Rút-xô.

D. Rem-bran.

Câu 16. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc

A. khẳng định những giá trị truyền thống của nền văn hoá phong kiến.

B. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hoá giữa các nền văn hoá lớn trên thế giới.

C. tấn công vào các thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản.

D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới.

Câu 17. Sau cuộc cách mạng 1905 – 1907 người đứng đầu nước Nga là

A.Nga Hoàng Nikolai I

B. Nga Hoàng Nikolai II

C. Nga Hoàng Alexander III

D. Nga Hoàng Peter III

.Câu 18: Năm 1917 trên thế giới diễn ra sự kiện nào ?

A. Cách mạng tháng Mười bùng nổ ở Nga.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 19. Sau khi Nga Hoàng bị lật đổ cục diện chính trị ở nước Nga như thế nào ?

A. Hình thành 2 chính quyên song song của tư sản và công nông.

B. Chính quyền liên hợp được thành lập.

C. Chính quyền phong kiến vẫn còn tồn tại.

D. Giai cấp tư sản và vô sản cùng nắm chính quyền.

Câu 20: Nội dung nào ko phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô Viết khi bước vào thời kì hoà bình xây dựng đất nước ?

A. Tình hình chính trị không ổn định.

B. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

C. Chính quyền Xô Viết nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ từ nước ngoài.

D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn

Câu 21. “NEP” là cụm từ viết tắt của

A. Chính sách kinh tế mới.

B. Chính sách cộng sản thời chiến.

C. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết.

D. Nga Xô Viết.

Câu 22: Thành tựu nôỉ bật của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Liên Xô diễn ra trên lĩnh vực nào ?

A.Văn hoá - giáo dục, y tế.

B. Công nghiệp, ngoại giao.

C. Văn hoá – giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp.

D. Nông nghiệp, khai thác khoáng sản.

Câu 23: Tổ chức nào được thành lập nhằm duy trì trật tự sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ?

A. Liên minh châu Âu.                          

B. Liên hợp quốc.

C. Quốc tế Cộng sản.                            

D. Hội Quốc liên.

Câu 24. Nội dung chủ yếu của hoà ước Vecxai-Oasinhton sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất là gì ?

A. Kí hoà ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.

B. Kí hoà ước và các hiệp ước bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản.

C. Kí hoà ước và các hiệp ước bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.

D. Kí hoà ước và hiệp ước bảo vệ cho các nước chịu ảnh hưởng chiến tranh.

Câu 25: Các quốc gia Anh, Pháp,Mĩ đã dùng biện pháp gì để đưa. đất nước thoát khỏi khủng hoảng 1929 - 1933?

A. Cắt giảm chi phí quân sự.                               

B. Đẩy mạnh xâm lược các nước.

C. Thực hiện Chính sách mới.                 

D. Kêu gọi sự hỗ trợ của nước ngoài.

Câu 26. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xoay quanh vấn đề gì ?

A. Vấn đề tranh chấp biên giới.

B. Vấn đề ngoại giao.

C. Vấn đề thuộc địa.

D. Vấn đề vũ khí.

Câu 27. Mĩ có thái độ như thế nào trước và trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

A.Chạy đua vũ trang để tham gia chiến tranh.

B. Ủng hộ Đức phát động chiến tranh.

C. Xúi dục Anh, Pháp gây chiến tranh.

D. Giữ thái độ “trung lập”.

Câu 28. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nước nào được hưởng lợi nhiều nhất nhờ buôn bán vũ khí ?

A. Nước Anh.                             

B. Nước Pháp.                            

C. Nước Mĩ.                     

D. Nước Nga.

Câu 29. Lực lượng xã hội nào sau đây đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?

A. Giai cấp nông dân

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp tiểu tư sản.

D. Giai cấp công nhân

Câu 30. Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga?

A. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu

C. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga

D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động

Câu 31. Chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô viết có ý nghĩa lớn nhất là gì ?

A. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng

B. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành quả cách mạng

C. Nhân dân Xô viết vượt qua mọi khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế

D. Nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các tầng lớp nhân dân

.Câu 32. Trong giai đoạn 1928 – 1941 nhiều kế hoạch 5 năm được thực hiện ở Liên Xô nhằm mục đích gì ?

A. Đáp ứng đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá.

B. Đáp ứng ý muốn của những người lãnh đạo đất nước.

C. Đáp ứng yêu cầu cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân.

D. Giúp kinh tế Liên Xô trở thành nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Câu 33. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 – 1941 ở Liên Xô đã đạt được thành tựu nào là lớn nhất ?

A. Hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp.

B. Đã xoá nạn mù chữ cho hơn 60 triệu người dân.

C. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tăng lên.

D. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp.

Câu 34: Thực chất của chính sách kinh mới là gì ?

A.Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt và quản lí các ngành kinh tế.

B. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

C. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế độc quyền của nhà nước.

D. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước

Câu 35: Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh

A. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B. sự ra thất bại của phe Liên minh.

C. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết.

D. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.

Câu 36. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì ?

A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hoá.

B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.

C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá ‘cầu” thời kì 1924 – 1929. 

D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.

Câu 37. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ?

A.Tàn phá nặng nề kinh tế của các nước tư bản.

B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.

C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất đời sống khó khăn.

D. Đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

Câu 38. Khó khăn lớn nhất của nước nga xô viết từ 1918 – 1920 là gì?

A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.

B. Chính quyền xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.

C. 14 nước đế quốc câu kết với bọn phản động trong nước tấn công nước Nga.

D. Bọn phản động trong nước nổi dậy chống chính quyền cách mạng.

Câu 39. Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 nước nga thực hiện chính sách gì?

A. Chính sách kinh tế mới.

B. Chính sách quốc phòng toàn dân.

C. Chính sách cộng sản thời chiến.

D. Chính sách tổng động viên.

Câu 40. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở liên xô trong lĩnh vực nông nghiệp là gì?

A. Biến liên xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.

B. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.

C. Thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp.

D. Tiến hành công nghiệp hóa.

Câu 41. Chính sách Kinh tế mới là sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần

A. trong đó Nhà nước bao cấp một số ngành then chốt.

B. theo hình thức tư doanh tư bản chủ nghĩa.

C. đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

D. và Nhà nước chỉ kiểm soát công nghiệp và nông nghiệ

Câu 42. Tính chất của cách mạng tháng Hai ở Nga là cuộc cách mạng

A. Dân chủ tư sản kiểu cũ.

B. Dân chủ tư sản kiểu mới.

C. Xã hội chủ nghĩa.

D. Vô sản kiểu mới.

Câu 43. Tình hình nước Nga như thế nào khi tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất ?

A. Suy yếu và khủng hoảng trầm trọng về kinh tế,chính trị, xã hội.

B. Phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. Có tiềm lực mạnh về quân sự và kinh tế.

D. Duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Câu 44. Sự kiện nào mở đầu cách mạng tháng 2-1917 ở Nga?

A. 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat biểu tình.

B. Nga hoàng Nicolai II tuyên bố thoái vị.

C. Quân khởi nghĩa tấn công vào cung điện Mùa Đông.

D. Thành lập chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Câu 45. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), mang tính chất

A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.

B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa

D. chính nghĩa về các nước thuộc địa.

Câu 46. Ngày 11/11/1918, diễn ra sự kiện nào sau đây

A. cách mạng Đức bùng nổ.

B. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.

C. Áo-Hung đầu hàng.

D. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.

Câu 47. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Véc-đoong năm 1916 diễn ra ở nước nào?

A. Nước Anh.

B. Nước Đức.

C. Nước Pháp.

D. Nước Nga.

Câu 48. Tại sao khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

A. Do vấn đề vốn, thị trường và nguyên liệu.

B. Thế giới xuất hiện chủ nghĩa phát xít.

C. Chính sách dung dưỡng phát xít của Anh và Pháp.

D. Do Mĩ trung lập những vấn đề ngoài nước Mĩ.

Câu 49. Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga sau cách mạng tháng Hai?

A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.

B. Không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

C. Không đưa được nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Sự can thiệp của các nước đế quốc vào Nga.

Câu 50. Từ việc quốc hữu hóa các xi nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến đến khi thực hiện chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào?

A. Trả hết toàn bộ nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.

B. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân).

C. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước.

D. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lý.

GIÚP MÌNH VỚI Ạ! MÌNH CÁM ƠN!

 

0
24 tháng 4 2023

Chọn B.

Việc Liên Xô chiến đấu và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.

29 tháng 5 2022

B

30 tháng 5 2022

B. Khối Đồng Minh chống Phát xít ra đời.   

9 tháng 3 2020

* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất:

Khách quan :

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc : Thị trường ; thuộc địa

\(\Rightarrow\) Hình thành 2 khối quân sự

* Khối liên minh : ( Đức , Áo - Hung )

Khối hiệp ước : ( Anh ; Pháp ;Nga )

Chủ quan : 28/6/1914 : Thái Tử Áo - Hung bị ám sát

\(\Rightarrow\) Đức , Áo - Hung gây chiến tranh

* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

- Những mâu thuẫn về quyền lợi , về thị trường và thuộc địa lại nảy sinh giữa các nước đế quốc

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc

\(\Rightarrow\) Chủ nghĩa Phát Xít cấm quyền

Hình thành 2 khối địch nhau :

- Khối Phát - Xít : Đức ; I - ta - li -a ; Nhật Bản

- Khối : Anh ; Pháp ; Mĩ

30 tháng 5 2021

Chiến tranh thế giới thứ hai (còn được nhắc đến với các tên gọi Đệ nhị thế chiếnThế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai) là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới — bao gồm tất cả các cường quốc — tạo thành hai liên minh quân sự đối lập: Đồng Minh và Phe Trục. Trong diện mạo một cuộc chiến tranh toàn diện, Thế chiến II có sự tham gia trực tiếp của hơn 100 triệu nhân sự từ hơn 30 quốc gia. Các bên tham chiến chính đã dồn toàn bộ nguồn lực kinh tế, công nghiệp và khoa học cho nỗ lực tham chiến, làm mờ đi ranh giới giữa nguồn lực dân sự và quân sự. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, gây nên cái chết của 70 đến 85 triệu người, với số lượng dân thường tử vong nhiều hơn quân nhân. Hàng chục triệu người đã phải bỏ mạng trong các vụ thảm sát, diệt chủng (trong đó có Holocaust), chết vì thiếu lương thực hay vì bệnh tật. Máy bay đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình cuộc chiến, bao gồm ném bom chiến lược vào các trung tâm dân cư, và đối với sự phát triển vũ khí hạt nhân cũng như hai lần duy nhất sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh.

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chiến tranh thế giới thứ hai thường được coi là bắt đầu khi Đức phát động cuộc xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, tiếp nối là việc cả Vương quốc Anh lẫn Pháp tuyên chiến với Đức 2 ngày sau đó. Kể từ cuối năm 1939 cho tới đầu năm 1941, thông qua một loạt chiến dịch quân sự và hiệp ước, Đức đã chinh phục hoặc kiểm soát phần lớn lục địa châu Âu, đồng thời thành lập liên minh phe Trục với Ý và Nhật Bản cũng như với một số nước khác sau đó. Theo Hiệp ước Molotov – Ribbentrop được ký kết vào tháng 8 năm 1939, Đức và Liên Xô tạm thời hòa hoãn với nhau thông qua việc phân chia vùng ảnh hưởng tại các nước Đông Âu bao gồm Ba Lan, Phần Lan, Romania và các nước Bal. Sau khi các chiến dịch tại Bắc Phi và Đông Phi bắt đầu và Pháp thất thủ giữa năm 1940, chiến tranh vẫn tiếp diễn chủ yếu giữa các cường quốc Trục châu Âu và Đế quốc Anh, với chiến sự tại Balkan, Trận không chiến nước Anh (Blitz) và Trận chiến Đại Tây Dương. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức dẫn đầu các nước Phe Trục châu Âu tiến hành xâm lược Liên Xô, mở ra Mặt trận phía Đông. Là chiến trường trên bộ lớn nhất trong lịch sử, cuộc chiến với Liên Xô đã khiến quân đội phe Trục, mà chủ yếu là Wehrmacht của Đức, sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao.

Với tham vọng thống trị châu Á và Thái Bình Dương, Nhật Bản đã gây chiến với Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1937. Vào tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tiến hành tấn công gần như cùng lúc các lãnh thổ của Hoa Kỳ và Anh tại Đông Nam Á và Trung Thái Bình Dương, bao gồm cả cuộc tấn công nhằm vào hạm đội Mỹ đóng tại Trân Châu Cảng. Sau khi Hoa Kỳ lẫn Anh tuyên chiến với Nhật Bản, các nước phe Trục Châu Âu tuyên chiến với Hoa Kỳ theo cam kết trong hiệp ước liên minh. Nhật Bản nhanh chóng làm chủ phần lớn Tây Thái Bình Dương, nhưng bước tiến của họ đã bị chặn đứng sau khi để thua trận Midway quan trọng vào năm 1942. Không lâu sau đó, Đức và Ý bị đánh bật khỏi Bắc Phi và phải hứng chịu thất bại quyết định tại Stalingrad trước Liên Xô. Những thất bại then chốt trong năm 1943 – bao gồm một loạt thất bại của Đức trên Mặt trận phía Đông, cuộc xâm lược đảo Sicilia và lục địa Ý của Đồng Minh, cũng như cuộc tấn công của Đồng Minh ở Thái Bình Dương – đã khiến phe Trục đánh mất thế chủ động ​​và buộc phải rút lui chiến lược trên mọi mặt trận. Năm 1944, Đồng Minh phương Tây xâm lược nước Pháp do Đức chiếm đóng, trong khi Liên Xô giành lại những lãnh thổ bị mất và đang trên đường tiến vào lãnh thổ Đức và các quốc gia Phe Trục khác. Trong suốt hai năm 1944 và 1945, chiến sự dần đảo chiều trên lục địa châu Á, trong khi quân Đồng Minh làm tê liệt lực lượng Hải quân Nhật Bản và chiếm đóng đảo quan trọng ở phía Tây Thái Bình Dương.

Sau khi giải phóng các vùng lãnh thổ do Đức chiếm đóng, Đồng Minh phương Tây và Liên Xô tiến hành xâm lược nước Đức. Chiến tranh tại châu Âu kết thúc sau cái chết của Adolf Hitler, chỉ ít lâu trước khi Berlin thất thủ vào tay quân đội Liên Xô và Đức đầu hàng vô điều kiện vào ngày 8 tháng 5 năm 1945. Sau khi Tuyên bố Potsdam của Đồng Minh vào ngày 26 tháng 7 năm 1945 bị phía Nhật Bản khước từ, Hoa Kỳ đã thả hai quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6 và Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945. Đối mặt trước một cuộc đổ bộ sắp xảy ra lên quần đảo Nhật Bản và việc Liên Xô tuyên chiến, tiến hành tấn công Mãn Châu vào ngày 9 tháng 8, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 và ký vào văn kiện đầu hàng chính thức vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, ấn định chiến thắng toàn diện trên chiến trường Châu Á cho Phe Đồng Minh. Sau chiến tranh, cả Đức lẫn Nhật Bản bị chiếm đóng. Các tòa án tội ác chiến tranh được mở nhằm xét xử các nhà lãnh đạo Đức và Nhật Bản. Bất chấp tội ác chiến tranh được ghi nhận đầy đủ (chủ yếu gây ra ở Hy Lạp và Nam Tư), phần lớn các nhà lãnh đạo và tướng lĩnh Ý vẫn được ân xá nhờ vào các hoạt động ngoại giao.

Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi cục diện chính trị lẫn cấu trúc xã hội toàn cầu. Tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế và ngăn chặn các cuộc xung đột trong tương lai. Các cường quốc chiến thắng, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Liên Xô và Hoa Kỳ nổi lên như hai siêu cường đối trọng nhau, tạo tiền đề cho Chiến tranh Lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ. Trong bối cảnh châu Âu bị tàn phá, ảnh hưởng của các cường quốc suy yếu, khởi đầu quá trình phi thực dân hóa ở châu Phi và châu Á. Hầu hết các quốc gia có ngành công nghiệp bị thiệt hại đều hướng tới việc phục hồi và mở rộng kinh tế. Các quốc gia thực hiện những cải cách kinh tế - chính trị - xã hội quan trọng sau thế chiến. Sự hội nhập chính trị, đặc biệt là ở châu Âu, vốn bắt đầu như một nỗ lực ngăn chặn các hành động thù địch trong tương lai đã chấm dứt những mối thù địch trước chiến tranh và rèn luyện ý thức về bản sắc chung.

30 tháng 5 2021

*Diển biến:
Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên nhiều mặt trận:
+ Mặt trận Tây Âu
+ Mặt trận Xô - Đức( đây là mặt trận chủ yếu, quyết định đến toàn bộ tiến trình của cuộc CTTG2).
+ Mặt trân Bắc Phi
+ Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương.
CTTG2 trải qua 5 giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 đến 22- 6-1941( ngày Đức tấn công Ba Lan mở đầu đại chiến đến ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô).
+ Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 ( ngày mở đầu cuộc phản công Xtalingrat).
+ Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 ( ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).
+ Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 ( ngày phát xít Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở Châu Âu).
+ Giai đoạn thứ năm: từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 ( ngày phát xít Nhật đầu hàng CTTG2 kết thúc).

*Hậu quả

Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và Warsaw, Ba Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.

Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchill thất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao động.

3 tháng 3 2017

Sở dĩ Hít-le chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở đầu cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là do:

- Hít-le tham vòng chiếm thành phố cảng Đăng-rích và dải đất hành lang Ba Lan để nối liền vùng Đông Phổ với lãnh thổ Đại Đức

- Ba Lan là vùng giàu khoáng sản có thể phục vụ đắc lực cho cuộc chiến tranh của Đức

- Tấn công Ba Lan Hít-le đã sử dụng thế giương đông kích tây vờ như sẽ tấn công Liên Xô sau khi chiếm được Ba Lan. Từ đó tạo ra tâm lý chủ quan cho Anh, Pháp.

Đáp án D: Sự nhân nhượng của Anh, Pháp với Đức ở Ba Lan không phải là nguyên nhân phát xít Đức chọn Ba Lan làm điểm tấn công mở đầu trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: D

B. 3 giai đoạn

14 tháng 10 2021
20 tháng 10 2021

Câu nào zay

11 tháng 4 2016

Chính sách đối ngoại của ba lực lượng: Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

* Chính sách đối ngoại của Liên Xô:

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương hợp tác với các nước tư bản thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.

- Liên Xô kiên quyết đứng về các nước Ê-ti-ô-pia, Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.

- Trước thái độ hai mặt của các nước Tư bản, ngày 23-8-1939, Liên Xô kí với Đức "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau", tạo thời hòa hoãn để tránh chiến tranh và bảo vệ quyền lợi mỗi nước.

* Chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Mĩ:

- Giới cầm quyền Mĩ đề ra Đạo luật trung lập (8-1935), không tham gia Hội Quốc liên và thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ.

- Anh, Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, Anh, Pháp từ chối đề nghị hợp tác chóng chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít để đổi lấy hòa bình. Ngày 29-9-1938, Anh, Pháp kí hiệp ước Muy-ních đồng ý trao vùng Xuy đét của tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít le về việc dừng thôn tính ở Châu Âu.

- Chính sách không can thiệp của Mĩ và nhượng bộ của Anh, Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

* Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa phát xít:

- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), ba nước Đức, Italia và Nhật Bản đã đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thế giới. Đức và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên (1933) để cùng với Italia liên kết thành khối liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật (1937), được mệnh danh là "Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ky-ô" còn gọi  là phe Trục. Khối liên minh này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm gây chến tranh chia lại thế giới.

- Từ năm 1931-1937, Nhạt Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Phát xít Italia xâm lược Ê-tô-ô-pia và cùng với Đức gây cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Hít le đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại đức" bao gồm các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. Năm 1938, Hít le thôn tính Áo, sau đó là Tiệp Khắc (1939) và chuẩn bị tân công Ba Lan.