K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2018

Đáp án D

Tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng tài nguyên rừng nước ta vẫn bị suy thoái do diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn

21 tháng 9 2017

Đáp án C

Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, vì: chất lượng rừng không ngừng giảm sút

10 tháng 11 2018

Gợi ý làm bài

a) Tính tỉ lệ độ che phủ rừng

Độ che phủ rừng của Việt Nam qua các năm

(Đơn vị: %)

b) Nhận xét

- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng Việt Nam giảm, từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha, giảm 7,1 triệu ha do chiến tranh tàn phá và do khai thác bừa bãi.

- Từ năm 1983 đến năm 2011, diện tích rừng Việt Nam ngày càng tăng, từ 7,2 triệu ha (năm 1983) lên 13,5 triệu ha (năm 2011), tăng 6,3 triệu ha do đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng.

c) Nguyên nhân và hiện pháp

* Nguyên nhân

- Do khai thác rừng quá mức.

- Do phá rừng làm nướng rẫy.

- Do cháy rừng.

- Do chiến tranh.

* Biện pháp

- Trồng rừng.

- Phòng chống cháy rừng, đốt rừng.

- Ngăn chặn phá rừng.

- Tăng cường công tác quản lí, bảo vệ rừng,...

1 tháng 5 2019

Giải thích: Mục 1 – ý a, SGK/58 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D

5 tháng 8 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi đo sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.

- Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.

- Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.

- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích có rừng của nước ta trong giai đoạn này giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.

Nguyên nhân: do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.

- Từ năm 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tăng 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hồi, tăng 3,5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tăng 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.

Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

- Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm.

2 tháng 6 2019

   - Tổng diện tích có rừng năm 1943 là 14,3 triệu ha, độ che phủ 43%.

   - Đến năm 1983, diện tích rùng còn 7,2 triệu ha, độ che phủ 22%.

   - Đến 2006, nhờ công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, diện tích rừng đạt 12,9 triệu ha, độ che phủ đạt 39%.

   - Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, vì chất lượng rừng không ngừng giảm sút.

Nguyên nhân chính là do chặt phá rừng, đốt rừng, không trồng thêm nhiều cây ,...

22 tháng 4 2018

Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng vì các lí do sau

-Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên

+Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước, chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước

+Rừng Tây Nguyên có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...)

+Rừng Tây Nguyên là môi trường sống của động vật hoang dã

+Rừng Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước

-Tài nguyên rừng đang bị suy giảm

+Sản lượng gỗ khai thác hằng năm không ngừng giảm, từ 600 - 700 nghìn m 3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn  m 3  /năm

+Nguyên nhân: cháy rừng; nạn phá rừng gia tăng

+Hậu quả: làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô

19 tháng 6 2021

Tham khảo

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta là do

- việc rộng diện tích đất canh tác.

 - Chặt phá rừng lấy củi; khai thác quá mức số cho nhu cầu công nghiệp và dân dụng, cho xuất khẩu,...

- Tập quán du canh, du cư: tình trạng đốt nương làm rẫy còn khá phổ biến ở nhiều nơi.