K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2018

Thân thế và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Là dân chài[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng Nguyễn Trung Trực tại sân đền thờ chính ở TP Rạch Giá.

Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.[2]

Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng.

Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).

Ông là con trưởng trong một gia đình có tám người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.

Làm Quản cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 1859 Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định.

Sau đó ông là quyền sung Quản binh đạo và chỉ huy đốt cháy tàu L'Espérance của Pháp,[3] nên còn được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp kháng thực dân Phápcủa ông, có hai chiến công nổi bật, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau:

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên đia

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Thái Bạch dịch:

Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy, tiếng vang trời đất, 
Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc.[4]

Hỏa hồng Nhật Tảo[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chính: Trận Nhật Tảo

Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ ngày 25 tháng 2 năm 1861, Nguyễn Trung Trực về Tân An. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1861, thành Định Tường thất thủ, quân Pháp kiểm soát vùng Mỹ Tho, thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm L'Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).

Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực cùng quyền sung Phó Quản binh đạo Huỳnh Khắc Nhượng, Võ Văn Quang, quản toán Nguyễn Học, và hương thôn Hồ Quang Chiêu (Đại Nam thực lục chép là lương thân Hồ Quang)...tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến này.[3][5]

Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có tám người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní)[6].

Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù.

Theo sau chiến thắng vừa kể, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn ra...

Kiếm bạt Kiên Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chính: Trận đồn Kiên Giang

Tượng đài Nguyễn Trung Trực tại công viên trung tâm thành phố Rạch Giá

Sau lần đốt được tàu L’Espérance của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất 1862 được ký, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, đưa quân về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy[7] để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp.

Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số đó có cả hương chức, nhân dân Việt - Hoa - Khmer); vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy Sauterne chỉ huy.

Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền[8].

Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique).[9]

Hai ngày sau (ngày 18 tháng 6 năm 1868), Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.

Ra Phú Quốc và bị bắt[sửa | sửa mã nguồn]

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc, ảnh chụp năm 2015.

Bài chính: Trận Cửa Cạn

Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Văn Tấn, còn được gọi Huỳnh Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.

Nhà sử học Phạm Văn Sơn thuật chuyện:

Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng...[10]

Giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:

Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc[11]

Nhưng có người lại cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.

Nhưng theo lời khai ít ỏi của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giam cầm ở Khám Lớn Sài Gòn với Đại úy Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ, thì sự việc như thế này, trích biên bản hỏi cung:

...Tôi cho biết rõ rằng tôi đã tự ý quy thuận lãnh binh Tấn. Vì hắn đến đảo, hắn bảo viết thơ yêu cầu tôi quy hàng, vì chúng tôi bị bao vây trong núi không có gì để sống, tôi bảo một người dân trói tôi và dẫn tôi đến Tấn. Nếu tôi muốn tiếp tục chiến đấu, hắn không bắt tôi được dễ dàng như thế...[12]

Rất tiếc bản cáo của lãnh binh Tấn gửi cho thống đốc Nam kỳ về "việc bắt Nguyễn Trung trực và Tống binh Cân" đã bị thất lạc từ ngày 23 tháng 5 năm 1950, vì thế sự việc chưa được tường tận.[13]

Thọ tử[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt được Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở Khám Lớn Sài Gòn để lấy khẩu cung. Theo Việt sử tân biên, mặc dù Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực, nhưng Thống đốc Nam Kỳ G. Ohier không chịu. Vì cho rằng không thể tha được "một người đã không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30 người Pháp!"[14] Và rồi ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông Trực về lại Rạch Giá và sai một người khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá[15], hưởng dương khoảng 30tuổi.

Người ta kể rằng:

Vào buổi sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhân dân Tà Niên[16] nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu, và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Ông Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa có chữ "thọ"(chữ Hán) màu đỏ tươi thật đẹp cho ông bước đứng giữa. Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và từ giã đồng bào… [17]

Tương truyền, trước khi bị hành quyết Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ:

Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên,

Yêu gian đàm khí hữu long tuyền,

Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.

Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.

Thi sĩ Đông Hồ dịch:

Theo việc binh nhung thuở trẻ trai,

Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.

Anh hùng gặp phải hồi không đất,

Thù hận chang chang chẳng đội trời.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc.

Câu nói lưu danh[sửa | sửa mã nguồn]

Khi ông bị người Pháp giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc bấy giờ vừa dụ hàng vừa hăm dọa, Nguyễn Trung Trực đã trả lời rằng:

Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng chừng nào ngài cho trừ hết cỏ trên mặt đất, thì mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này.

Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, ông cũng đã bình tĩnh nói với người hỏi cung là Đại úy Piquet:

Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt.

Và trước khi hy sinh, ông còn khẳng khái nhắc lại:

Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây

Khen ngợi[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ Nguyễn Trung Trực trong khuôn viên đền thờ chính tại Rạch Giá [18]

Danh sĩ Nguyễn Thông viết:

"Nguyễn Văn Lịch tính thâm trầm, nghiêm nghị và can đảm…". (truyện Hồ Huân Nghiệp trong Kỳ Xuyên văn sao)

Paulin Vial kể:

Trong khi Đại úy hải quân Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ chất vấn ông Trực, ông Trực tỏ ra rất cương quyết và rất đàng hoàng chính đáng. Các câu trả lời của ông đã cho thấy một cách chính xác phẩm chất của con người đó, người đã đóng một vai trò đáng kể.

Ở đoạn văn khác, Paulin Vial khen ngợi:

Nguyễn Trung Trực là "người rất tự trọng, có tư cách đáng quý và đầy nghị lực", là " người có gương mặt thông minh và dễ có thiện cảm" là " một người chỉ huy trẻ tuổi, rất can đảm, chống nhau với ta ngót mười năm trời.[19]

Alfred Schreiner cho biết:

Trong suốt thời kỳ bị giam cầm, ông Trực không có lúc nào tỏ ra yếu đuối cả, một cách thẳng thắng và đàng hoàng, ông công nhận các chiến công của ông và cũng nhận là đã khinh thường sức mạnh của Pháp. Ngoài ra, ông chỉ yêu cầu ban cho ông một ân huệ, ấy là được xử tử ông ngay tức khắc.[20]

Trong một bài thơ điếu, Huỳnh Mẫn Đạt có câu:

Anh hùng cường cảnh phương danh thọ

Tu sát đê đầu vị tử nhân.

Dịch nghĩa:

Anh hùng cứng cổ danh thơm mãi

Lũ sống khom lưng chết thẹn dần

Tương truyền, được tin ông thọ tử, vua Tự Ðức sai hoàng giáp Lê Khắc Cẩn làm lễ truy điệu, đọc bài điếu với chính bút ngự rằng:[21]

Ký bi ngư nhân

Hùng tại quốc sĩ

Hỏa Nhựt Tảo thuyền

Ðồ Kiên Giang lũy

Ðịch khái đồng cừu

Thân tiên tự thỉ

Hiệu khí cổ kim

Thử nhân nam tư

Xích huyết hoàng sa

Ô hô dĩ hi

Huyết thực thiên thu

Chương nhữ trung nghĩa.

Thái Bạch dịch:

'Giỏi thay người chài

Mạnh thay quốc sĩ

Đốt thuyền Nhật Tảo,

Phá lũy Kiên Giang.

Thù nước chưa xong

Thân sao đã mất

Hiệu khí xưa nay

Người nam tử ấy

Máu đỏ, cát vàng

Hỡi ơi thôi vậy

Ngàn năm hương khói,

Trung nghĩa còn đây.

Và cũng chính nhà vua này đã sắc phong ông làm Thượng Ðẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá nơi ông đã hiên ngang thà chịu chết chớ không chịu đầu hàng Pháp. Đã rất nhiều năm qua, dân làng Vĩnh Thanh Vân, nhất là những ngư dân, luôn tôn kính và tự hào về Nguyễn Trung Trực, một người xuất thân từ giới dân chài áo vải, vậy mà đã trở thành một vị anh hùng, đúng với ý nghĩa: "Sống làm Tướng và chết làm Thần!" và "anh khí như hồng", nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.

Tưởng nhớ[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc, nơi ông bị Pháp bắt

Sau khi ông bị hành hình, dân chúng cảm thương vô cùng nên đã bí mật thờ ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hải đại vương (cá Ông hay cá Voi), chính là ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá hiện nay.

Và khi người Pháp không còn cai trị Việt Nam, vào năm 1970, nhân dân địa phương đã lập tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng, màu đen đặt trước "chợ nhà lồng" Rạch Giá (cũ). Hiện nay, tượng thờ này được sơn lại màu nâu đỏ, và đã được di dời vào trong khuôn viên khu đền thờ của ông tại thành phố Rạch Giá. Năm 2000, người ta đã cho làm một tượng mới bằng cũng bằng đồng lớn hơn, màu xám, để thay thế, và khu "chợ nhà lồng" mà sau này nó còn có tên là "Khu thương mại", cũng đã di dời nơi khác để nơi đó trở thành công viên.

Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long... nhân dân đã lập đền thờ ông và hằng năm đều có tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể. (Đình Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá tổ chức lễ giỗ vào các ngày từ 26 đến 28 tháng 8 âm lịch. Đình và mộ nơi này đã được công nhận là di tích Lịch–Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 06 tháng 12 năm 1989).

Tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, nơi diễn ra trận "Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa" của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu L’Esperance của Pháp (ngay cạnh Vàm sông Nhựt Tảo), chính quyền và nhân dân đã xây dựng và khánh thành Đền Tưởng niệm Nguyễn Trung Trực trên khu đất rộng 6 ha ngày 14/10/2010.

[4]

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Cha mẹ[sửa | sửa mã nguồn]

Tương truyền, Nguyễn Trung Trực rất có hiếu với mẹ. Là con trưởng, hàng ngày ông phải đi đánh bắt cá để có tiền phụ giúp gia đình. Theo sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, lúc ông đến ở Tà Niên, chuẩn bị tấn công đồn Kiên Giang, ông đã đưa mẹ đến ẩn náu ở nhà ông Dương Công Thuyên ở chợ Rạch Giá. Đến khi rút Hòn Chông, ông cũng đưa mẹ đi theo. Chỉ đến khi vượt biển ra đảo Phú Quốc, ông mới đành phải để mẹ ở lại.

Không bắt được ông, thực dân Pháp đã sai người bắt mẹ ông[22], rồi tìm mọi cách để bà viết thư khuyên con ra hàng, nhưng bà không nghe. Về sau, biết tin con ra hàng, bà tức giận thổ huyết mà chết. Nhưng có người lại nói rằng mẹ ông không bị quân Pháp bắt. Đây là chuyện bịa để buộc ông vì chữ hiếu mà ra hàng. Lúc Pháp tấn công Hòn Chông, thì bà đã đi lánh nạn ở đâu không rõ. Nhưng sau đó bà về ẩn náu ở Tân Thuận (nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) rồi mất ở đó[23].

Cũng theo sách này, cha Nguyễn Trung Trực mất sớm, bỏ lại 8 người con khiến mẹ ông phải sớm hôm tảo tần vất vả.[24] Nhưng theo câu chuyện còn lưu lại trong họ tộc[25] cha ông Trực không mất sớm. Bởi sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt ở Phú Quốc, ông vẫn còn sống để đưa gia đình mình và gia đình của các nghĩa quân xuống ghe về ẩn náu ở Cà Mau. Khi chồng đi, bà Tô Kim Hồng (sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ghi là Lê Kim Hồng, tức mẹ ông Trực), vẫn còn ở lại Hòn Chông, trong sự quản thúc của chính quyền thực dân và bà đã mất ở đó. Mãi sau này hài cốt của bà mới được cải táng về nằm bên cạnh chồng ở Cà Mau. Hiện nay, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Trung Trực đông đúc cả ngàn người, sống rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung đông nhất là ở hai xã Tân Đức và Tân Tiến, huyện Đầm Dơi.

8 tháng 1 2018

vào gogle bấm vào CHÍNH TẢ NGUYỄN TRUNG TRỰC

29 tháng 3 2021

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo.

- Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc.

- Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh.

29 tháng 3 2021

- Thấy được kiến thức sâu rộng của tác giả về lịch sử, địa lí, văn hóa.

- Thấy được tinh thần kiên quyết bảo vệ bờ cõi đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

- Thấy được quan điểm về nhân nghĩa của tác giả: yên dân, trừ bạo.

- Thấy được tài năng nghệ thuật của tác giả.

 

14 tháng 4 2017

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

14 tháng 4 2017

Bác Hồ đã từng dạy “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích; hành mà không học thì thành không trôi chảy”. Như vậy, việc kết hợp học với hành là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây cũng là một vấn đề được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nhắc tới trong văn bản “Bàn luận về phép học” đó là: “ Phải theo điều học mà làm”. Quan niệm này đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
“Bàn luận về phép học” là một phần của bản tấu “Luận học pháp” do Nguyễn Thiếp viết gửi lên vua Quang Trung để trình bày về mục đích của việc học vào tháng 8-1791. Trong bản tấu này, trước hết, tác giả đã nói đến mục đích chân chính của việc học: Học để hiểu rõ đạo lý, học để làm người. Tiếp đó, tác giả đã khẳng định phải có phương pháp học tập đúng đắn. “ Học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lượt cho gọn” và quan trọng là “Phải theo điều học mà làm” có nghĩa là học phải kết hợp với thực hành,thế thì mới tạo ra nhiều bậc hiền tài, đất nước mới vững yên. Như vậy, ngay từ thế kỉ thứ muời tám, Nguyễn Thiếp đã bàn về mối quan hệ giữa học và hành.
Vậy, học là gì, hành là gì? Học là hoạt động thu nhận kiến thức do người khác truyền lại hoặc do tự tìm hiểu qua sách, bào , tivi, tài liệu,…để nâng cao hiểu biết, nâng cao tri thức, mở mang trình độ. Còn hành là một hoạt động ứng dụng những kiến thức đã được học vào thực tế, đời sống hằng ngày hay để làm bài tập.
Học và hành có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau. Chúng là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời. Học nhưng không hành thì chẳng đề làm gì mà chỉ tiêu tốn thời gian, tiền bạc, công sức? Nếu ta chỉ học lý thuyết tiếp thu và nắm vững kiến thức mà không vận dụng để thực hành thì khi bắt tay vào thực tiễn, vào công việc cụ thể sẽ tránh khỏi sự lúng túng, bỡ ngỡ và có khi làm hỏng việc. Ví dụ như một sinh viên y khoa chỉ học lý thuyến chuyên môn về ngành y mà không chịu thực hành, không chăm chỉ thực tập thì khó có thể chữa bệnh cho mọi người. Hay khi học môn Toán, ta chỉ học lý thuyết và cách chứng minh mà không vận dụng làm bài tập thì khi thi cử và kiểm tra sẽ không thể đạt điểm cao vì về môn Toán thường yêu cầu làm bài tập chứ không yêu cầu trả lời câu hỏi lý thuyết. Học Tiếng Anh, ta chỉ học từ mới và cấu trúc mà không dùng chúng để tập nghe, tập nói thì khi gặp người nứơc ngoài ta sẽ không thể nói chuyện hay giao tiếp với họ. Nếu hành mà không học lý thuyết, không có lý thuyết chỉ đạo, soi đường thì hành sẽ kém hiệu quả gặp khó khăn mà có khi bị thất bại. Chẳng hạn, học môn Hoá, ta không chịu học lý thuyết như kí hiệu hoá học, hoá trị hay tính chất của chất mà cứ lao vào làm bài tập thì khó có thể làm được các bài toán hoá học. Nếu biết kết hợp học và hành với nhau, theo điều học mà làm thì ta sẽ đạt hiệu quả cao, chất lượng tốt trong học tập cũng như trong công việc. Hơn nữa, học tốt, nắm chắc kiến thức là cơ sở vững chắc cho thực hành, áp dụng vào thực hành được tốt hơn và thực hành cũng là cách củng cố, khắc sâu kiến thức. Trong lịch sử nước ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều người thành công trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống nhờ biết kết hợp họcvà hành. Như Lý Công Uốn từ nhỏ đã học hành chăm chỉ, lớn lên đỗ đạt làm quan và về sau làm vua.Ông là người thông hiểu về lịch sủ, địa lý, kinh tế,chính trị, văn hoá. Bởi vậy, nên ông đã nhìn xa trông rộng, thấy được Đông Đô là nơi phù hợp với việc định đô lâu dài, phù hợp với sự phát triển của đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Ông đã dùng sự hiểu biết của mình để vận dụng, viết lên bài Chiếu với lý luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hợp với lòng dân, lòng người; được văn võ bá quan và muôn dân đồng tình ủng hộ. Hay, Nguyễn Trãi là người học rộng tài cao, tinh thông uyên bác. Ông đã dùng kiến thức học đường để nghĩ và đưa ra kế sách, sách lược hay giúp Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nhà nghiên cứu khoa học Lương Định Của, giáo sư Tôn Thất Tùng đang học ở Pháp đã theo Bác Hồ về nước và vận dụng những kiến thức học được ở nước ngoài vào cuộc kháng chiến của dân tộc để cứu nước, cứu dân.
Theo tôi, những lời dạy của la sơn phu tử Nguyễn Thiếp là những bài học vô cùng quý giá trong học tập, Trước hết, để học tốt ta phải tích cực học tập, phải có thái độ học tập nghiêm túc, nắm vững, nắm chắc lý thuyết và vận dụng thành thạo chúng vào thực hành; phải biết kết hợp hài hoà giữa học với hành và coi đó là một phương châm học tâp. Nếu thực hiện tốt các phương pháp học nêu trên thì tôi tin rằng, bạn sẽ trở thành một người có tri thức, đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống và giỏi chuyên môn để giúp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước như lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Namcó bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Qua tài liệu, sách báo, tivi,… ta cũng có thể biết đến những tấm gương sáng có những phương pháp học tập đúng đắn để học hỏi và làm theo.
Hơn hai trăm năm đã trôi qua nhưng những lời dạy của Nguyễn Thiếp vẫn còn nguyên gía trị, học đi đôi với hành vẫn luôn là phương châm, phương pháp học tập của rất nhiều học sinh. Tôi mong rằng, sau khi đọc, khi học xong bản tấu “Luận học pháp”, mỗi người chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về mối quan hệ học và hành; đồng thời tìm ra những phương pháp học tập đúng đắn để kết quả học tập ngày càng cao, kiến thức ngày càng nhiều.

19 tháng 7 2021

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng trong nên văn học Trung Đại VN, những tác phẩm của ông thg viết về làng cảng Việt Nam, về mùa thu, đặc biệt là về tình bạn. Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là tác phẩm nổi bật nhất trong số đó. Tình bạn của Nguyễn Khuyến với người bạn của mình là tình bạn tinh khiết, thanh cao. Nó không màng đến vật chất hay của cải, nó xuất phát từ hai người bạn tri ân tri kỉ. Trong cái xã hội phong kiến mà cái gì cũng có thể dùng tiền để thay thế đc thì t mới thấy tình bạn của Nguyễn Khuyến tươi đẹp biết bao nhiêu. Tình bạn của ông là một tấm gương sáng cho các hậu thế soi chung

19 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ bạn đến chơi nhà là một tình bạn đẹp. Ngay mở đầu câu '' Đã bấy lâu nay bác tới nhà '' , tác giả đã thể hiện sự vui mừng phấn khởi khi có bạn đến chơi nhà, muốn tiếp bạn một cách chu đáo nhất nhưng thực tế thì khác :''Trẻ thời ....đương hoa'' Mọi thứ sản vật của gia đình đều có nhưng lại không dùng được. Tuy hoàn cảnh nghèo khó nhưng Nguyễn Khiếm đã tiếp bạn bằng một tình cảm chân thành, hóm hỉnh và quý trọng bạn. Câu thơ đắt giá nhất trong bài là '' Bác đến chơi đây ta với ta '' Câu thơ đã thể hiện một tình bạn cao cả, sâu sắc, vượt lên cả vật chất bình thường. Bạn đến đâu phải nhất thiết alf mâm cao cỗ đầy chỉ cần hòa hợp, gắn bó, thông cảm và thấu hiểu cho nhau là được.

13 tháng 12 2017

Chọn b

3 tháng 1 2019

- Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.

- Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

- Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.

- Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.

1 tháng 4 2018

Mục này viết cụ thể hơn về việc những người dân bản xứ đã đóng thuế máu như thế nào. Tác giả viết: “Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi...” Đây cũng là thủ pháp mà tác giả đã sử dụng nhiều lần trong nhiều tác phẩm khác nhau, về ý nghĩa, nó tạo ra cảm giác về sự khách quan: không phải tôi cố ý tìm hiểu để lẽn án các quan cai trị nhà ta. Đây là tin tức hoàn toàn tình cờ, do một người hạn đưa đến, nó chính xác hay không thì tuỳ các vị hãy tự tìm hiểu lấy... Những người Pháp vốn ưa sự hài hước, đọc đến đoạn này thì hẳn phải bật cười: cái anh nhà báo này láu lỉnh thật. Thử đọc xem anh ta viết như thế nào... Và như thế, tác phẩm đã được bạn đọc tiếp nhận một cách thoải mái. Đằng sau cái giọng diệu hài hước, vui vui ấy là một vấn đề cũng khá hấp dẫn: chế độ lính tình nguyện, hệ quả của chương trình lùng bắt “những vật liệu biết nói”. Đây là những từ ngữ của các quan cai trị ám chỉ những người dân bản xứ bị buộc phải đi làm lính đánh thuê và chương trình lùng bắt họ cho kì được. Thật mỉa mai khi đặt hai cụm từ đó gần nhau. “Chế độ lính tình nguyện”, cái tên đẹp đẽ, dầy vẻ cống hiến đó là cách nói mà chính quyền thực dân dùng để loè dư luận tiến bộ. Nhưng khi nói với nhau, chúng không ngần ngại gọi những người bản xứ ấy là “những vật liệu biết nói”, tức là họ không hề được coi là những con người, chỉ là những vật liệu đặc biệt phục vụ cho chiến tranh mà thôi. Bằng chứng là loại vật liệu này “đã không đưa lại kết quả tương xứng với chi phí rất lớn về chuyên chở và bảo quản”. Đọc lên đủ thấy các quan cai trị “phụ mẫu chi dân” coi trọng những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của mình đến mức nào. Đó là ở “mẫu quốc”, còn ở các xứ thuộc địa, những người trai tráng đã “tình nguyện” đóng thuế máu như thế nào? Tác giả đã không ngần ngại vạch ra sự thật: không có một cuộc vận động tuyên truyền nào về cái gọi là “tình nguyện” cả. Các viên công sứ chỉ cần ra lệnh cho quan lại dưới quyền, hạn ngày nộp, hạn số lượng, không cần biết cấp dưới sẽ huy động bằng cách nào, cũng không cần biết điều gì sẽ xảy ra với những người dân nghèo sau cuộc “tình nguyện” này. Các quan chẳng lo gì không đủ số, bởi đây là cơ hội tuyệt diệu để các quan lại địa phương kiếm chác trên xương máu chính đồng bào của mình. “Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ...”. Điều này có vô số cái lợi: những người nghèo khổ thì làm gì có tiền mà chạy chọt, vậy là dĩ nhiên phải chấp nhận con đường duy nhất: đi lính tình nguyện. Mà những người nghèo khổ trong xã hội lúc bấy giờ thì có vô vàn. Các quan lại địa phương không lo gì chuyện không đủ quân số’ để có dịp tâng công với quan thầy, bởi thế nên ai cũng trở nên mẫn cán. Lo xong về số quân, bắt đầu đến việc kiếm chác. Chúng nhắm những nhà có của, bắt họ chọn một trong hai con đường: hoặc là đi làm lính tình nguyện, hoặc là xi tiền ra. Chẳng ai muốn con em mình đi làm bia đỡ đạn, vậy nên trừ những người nghèo khổ không thể đút lót, số còn lại cũng đành đưa tiền cho chúng để thoát nạn. Vậy là “chế độ lính tình nguyện” không chỉ đỡ cho mẫu quốc bao nhiêu xương máu mà còn giúp cho quan lại địa phương có được một dịp làm giàu. Người chịu thiệt duy nhất chỉ là những đám dân đen. Họ không những phải chịu SƯU cao thuế nặng mà còn bị hai tầng áp bức, bóc lột. Tác giả không bình luận thêm một câu nào nhưng trước hiện thực ấy, ai cũng có thể thấy những người dân bản xứ cùng cực đến mức nào bỏi “chế độ lính tình nguyện” này. Một điểm đáng lưu ý trong mục này là khi nói về các quan lại địa phương, tác giả chỉ sử dụng một đại từ duy nhất: chúng. Đây là cách tác giả bày tỏ trực tiếp thái độ phẫn nộ của mình. Không thể nói hết sự độc ác, tàn bạo của chế độ thực dân nhưng dù sao những tên quan lại thực dân ấy cũng là những kẻ khác máu tanh lòng. Còn đối với những kẻ vô lương tâm, làm giàu trên chính xương máu của đồng bào mình thì chỉ có thể gọi bằng một đại từ duy nhất để trút lên đầu chúng tất cả sự căm giận, ghê tởm. Tiếp theo, tác giả lại chĩa mũi tấn công vào đám quan lại thực dân. Ai cũng thừa biết rằng cái gọi là “tình nguyện” ấy chỉ là giả tạo, vậy mà với giọng lưỡi điêu trá, chúng vẫn không ngượng mồm khi tuôn ra những lời phỉnh phờ: “các ban đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại...”. Điều này có thể không có nghĩa gì với những người bị buộc phải đi lính nhưng với giọng điệu như vậy, chúng có thể che giấu được sự thật trước nhân dân Pháp, trước công luận tiến bộ toàn bộ thế giới. Một lần nữa, Người lại phải dùng lập luận để đập tan luận điệu bịp bợm này. Chỉ qua một đoạn miêu tả cách đối xử của thực dân Pháp đối với “lính tình nguyện”, Người đã giúp công luận nhận thức dược sự thật. Phân tích bài Thuế máu trích Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc: Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925 và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục có tựa đề Gửi thanh niên Việt Nam, nội dung tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đồng thời phản ánh tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới. Từ đó, bước đầu tác giả vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để các dân tộc tự giải phóng, giành quyền độc lập. Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân ngay tại sào huyệt của chúng và chỉ ra con đường cách mạng cùng tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức. Đầu thế kỉ XX, một số nước lớn ở châu Âu thi nhau xâm chiếm thuộc địa ở nhiều nơi trên thế giới để vơ vệt của cải và nhân lực. Chính sách cai trị của chế độ thực dân rất hà khắc, dã man nên cuộc sống nhân dân thuộc địa vô cùng cực khổ. Làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi dâng lên ngày càng mạnh mẽ. Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) mà Nguyễn Ái Quốc mỉa mai gọi là cuộc chiến tranh vui tươi thực chất là cuộc xung đột ác liệt giữa các đế quốc để tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi. Nó đẩy nhân dân lao động ở các nước tư bản và dân chúng nghèo khổ ở thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc. Bản án chế độ thực dận Pháp là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Mỗi chương của tác phẩm viết về một chủ đề và tất cả hợp thành bản cáo trạng phong phú, đanh thép về tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Với thiên phóng sự điều tra này, lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thực dân bị lên án một cách toàn diện, cụ thể, chính xác và có hệ thống. Bản án chế độ thực dân Pháp thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực thống trị tàn bạo, đồng thời bày tỏ tình yêu thương thắm thiết những kiếp người nô lệ nghèo khổ, phản ánh ý chí chiến đấu giành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tài năng văn chương của tác giả qua nghệ thuật trào phúng, đả kích sắc sảo. Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp, ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất xấu xa ấy bằng những lập luận chặt chẽ và tư liệu phong phú, xác thực, nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. Giọng điệu chung của bài văn là vừa kết án đanh thép vừa mỉa mai chua chát, vừa thông cảm, xót thương. Cái tên Thuế máu bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó gợi lên số phận bi thảm của người dân thuộc địa, đồng thời biểu lộ thái độ căm phẫn trước tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân. Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song có lẽ một trong những thứ thuế tàn ác, dã man nhất là thứ thuế thu bằng xương máu và tính mạng của họ. Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương Thuế máu cũng hàm ý bóc trần các chính sách lừa bịp để bóc lột người dân thuộc địa đến tận xương tủy của chính quyền thực dân cai trị. Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi Kết quả của sự hi sinh, qua các phần tiếp nối nhau như thế, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước phơi bày bản chất “ăn thịt người” của bè lũ thực dân. Phần một: Chiến tranh và người bản xứ. Ở phần này, tác giả nêu bật sự đối lập trong thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi xảy ra chiến tranh và khi chiến tranh vừa bùng nổ. Trước chiến tranh, người dân thuộc địa bị bọn thực dân cai trị coi là giống người hạ đẳng, ngang hàng với súc vật: … họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, bọn thực dân cần lính, cần người tham gia chiến tranh thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Tác giả đưa ra hai thái độ trái ngược hoàn toàn ấy nhằm tố cáo thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân trong việc biến dân thuộc địa thành vật hi sinh. Luận điệu bịp bợm trơ trẽn của chúng được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý châm biếm và đả kích sâu cay. Số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả rất cụ thể: … họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên khắp các chiến trường miền Nam nước Pháp bằng giọng văn trào lộng nhưng chất chứa cảm xúc xót xa, ngậm ngùi: Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ… Nhiều người dân thuộc địa tuy không phải ra trận nhưng ở hậu phương, họ bị bắt buộc làm công việc rất nguy hiểm là chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh: Làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; Họ cũng hứng chịu bệnh tật và những cái chết đau đớn, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy. Tác giả đã nêu ra một con số khủng khiếp về số người bản xứ đã bỏ mình trôn đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất: Tổng cộng cố bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa. Phần hai: Chế độ lính tình nguyện. Ở phần này, tác giả vạch trần các mánh khóe và thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân. Có thật là người dân thuộc địa tình nguyện hiến dâng xương máu cho “nước mẹ Đại Pháp” như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền hay không? Tác giả kể rằng: Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915 – 1916 tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa. Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để kẻ thù tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp,… Bọn thực dân coi lính thuộc địa không phải là người mà chỉ là thứ vật liệu biết nói. Cách gọi đó tự nó đã có tác dụng tố cáo mạnh mẽ bản chất dối trá, lừa bịp và dã man của chính quyền thực dân. Những viên công sứ Pháp (đứng đầu một tỉnh) cùng bọn quan lại dưới quyền tiến hành vây bắt và cưỡng bức người dân phải đi lính, lợi dụng chuyện bắt lính để dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu: Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”. Chúng sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật và đàn áp dã man nếu như dám chống đối. Tác giả đã kể ra sự thực phũ phàng là người dân thuộc địa chỉ có hai con đường: hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ còn tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính. Trong khi làm những điều độc ác như đã kể trên, chính quyền thực dân vẫn không ngừng rêu rao về tinh thần tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dường chỉ làm bộc lộ rõ thêm thủ đoạn lừa bịp trơ trẽn ấy: Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho tổ quốc”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng: “Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”. Tác giả mỉa mai chua chát luận điệu dối trá ấy bằng những câu hỏi tu từ: Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập" và “không ngần ngại”? Trong phần Chế độ lính tình nguyện, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tố đối lập hoàn toàn với luận điệu bịp bợm của bọn thực dân cầm quyền để lột trần bản chất tham lam và tàn bạo của chúng trong chính sách cai trị đối với người dân thuộc địa. Phần ba: Kết quả của sự hi sinh. Kết quả sự hi sinh của người lính thuộc địa trong các cuộc chiến tranh và cách đối xử của chính quyền thực dân sau khi đã bóc lột xương máu họ đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh, chỉ tiết tiêu biểu có sức tố cáo rất lớn: Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyển nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô" lẫn người “An nam-mít” mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”. Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,… trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao ? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao ? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao ? về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”đó sao? Mỉa mai thay, khi chiến tranh vừa chấm dứt thì các lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt (!) Những người lính từng được tâng bốc bằng bao lời lẽ hoa mĩ thì bây giờ mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu" như trước đây. Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh cho chính nghĩa và công lí như lời rêu rao đối trá của lũ thực dân chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ là chế độ không hề biết đến chính nghĩa và công lí. Bộ mặt tráo trở của chính quyền thực dân bộc lộ trắng trợn qua những hành động vô nhân đạo: tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với súc vật. Sau chiến tranh, người dân thuộc địa trở về vị trí hèn hạ ban đầu: Thế là những “cựu binh" – đúng hơn là cái xác còn lại – sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lí nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một,chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lí cả. Ba phần của chương Thuế máu được sắp xếp theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này, bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất độc ác của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột xương máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ các xứ thuộc địa cũng được phản ánh một cách chân thực và sinh động. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện chủ yếu qua hệ thống hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, những từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm và chất chứa sức mạnh tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân. Ngôn ngữ tác phẩm mang màu sắc trào phúng rất rõ nét. Những từ mỉa mai như; “con yêu", “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”, "vật liệu biết nói…” vừa phơi bày bản chất dã man của chủ nghĩa thực dân, vừa tô đậm số phận bi thảm của người dân thuộc địa. Tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật gậy ông đập lưng ông bằng cách nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để bóc trần bản chất lừa bịp vô liêm sỉ của chúng. Tác giả dùng liên tiếp các câu hỏi tu từ để phơi bày sự thật trái ngược với lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế nên không thể chối cãi. Để tăng tính thuyết phục của lí lẽ, khi cần, tác giả còn dẫn ra ý kiến của người khác hay của chính đối tượng bị đả kích. Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu chung của tác phẩm, người đọc nhận ra thái độ yêu ghét rõ ràng của tác giả: căm phẫn chính quyền thực dân tàn ác và xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ của các nước thuộc địa bị bóc lột đến cả xương máu, tính mạng. Đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã giúp người đọc hiểu được bản chất độc ác, dã man và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh để bảo vệ quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Tác phẩm cũng chứng minh Nguyễn Ái Quốc là một cây bút chính luận xuất sắc trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đề bài: Thuế máu là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc trong khi đang hoạt động cách mạng tại Pháp. Anh chị hãy viết bài văn Phân tích văn bản thuế máu để thấy được tội ác của bọn thực dân đối với nhân dân ta. Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha già của dân tộc. Người là một nhà cách mạng sáng lập ra đảng cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam. Là một người tài hoa , có tài văn chương, Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình, dùng văn chương để làm vũ khí chiến đấu. Nhưng tác phẩm đó đã để lại ấn tương sâu sắc trong lòng người đọc và đánh những đon mạnh vào bọn đế quốc tay sai. Trong số những tác phẩm đó được bạn bè thế giới biết đến nhiều phải kể đến tác phẩm “Thuế máu”. Tác phẩm được người viết khi đang hoạt đông cách mạng tại Pháp và là một đòn chí mạng đối với bọn đế quốc thực dân. Tác phẩm đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp đối với người bản xứ, chính quyền thuộc địa đã biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích trong các cuộc chiến tranh tàn khốc Tên tác phẩm là “Thuế máu” tạo lên cảm giác của các cuộc chiến tranh các cuộc tàn sát đẫm máu. Trong tác phẩm này đây chính là máu của những người dân thuộc địa bị bọn đế quốc thực dân, bị bọn tay sai áp bức bóc lột đến tận sương tủy. Đồng thời nhan đề tác phẩm cũng thể hiện thái độ tức giận, căm phẫn của tác giả khi chứng kiến dân tộc mình bị đối xử tàn nhẫn. Trong đoạn đầu của tác phẩm tác giả đã so sánh thái độ của quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa tại hai thời điểm trước khi có chiến tranh và sau khi chiến tranh xảy ra. Trước khi chiến tranh xảy thì bị bị coi là giống người hạ đẳng , những người da đen bẩn thỉu đây là những cái tên chúng gọi người Việt Nam chúng ta một cách khinh miệt coi thường khi đó họ chỉ là những nô lệ cho tầng lớp thống trị bấy giờ. Bọn người cai trị luôn cho rằng tộc người da trắng là tộc người cao quý vì vậy chúng luôn cho rằng những tộc người khác là thấp hèn và luôn tạo ra một khoảng cách để phân biệt đối xử. Người dân thuộc địa “giỏi lắm cũng chỉ biết kéo xe và ăn đòn của quân cai trị nhà ta”Giong nói đầy mỉa mai cho thấy thái độ khinh bỉ coi dân ta như súc vậy của bọn thực dân Pháp. Khi chiến tranh “vui tươi” xảy ra, chữ vui tươi được tác giả sử dụng để châm biếm cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc tranh giành quyền lợi. Khi đó số phận của người dân thuộc địa được thay đổi đến không ngờ. Họ được đề cao trọng vọng và được các quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bè coi là “con yên” “bạn hiền”, thậm chí còn được đề bạt lân chức danh “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Đối với chức danh đó đánh nhẽ ra họ phải được nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa, nhưng thực chất cuộc sống của họ không hề được nâng cao mà lạ ngược lại. Như vậy đối với họ chức danh ấy vốn cũng chỉ là hữu danh vô thực không có một chút đặc quyền gì hết Với gọng điệu mỉa mai khi chỉ ra sự tương phản đã châm biếm sự thâm độc giả dối của chế độ thực dân Dưới ách áp bức đó của bọn thực dân, số phận người dân thuộc địa rất bi thảm và đã được nhà văn miêu tả hết sức cụ thể bằng ngòi bút tài hoa của mình. Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi đã thế họ còn phải đột ngột xa lìa vợ con, quê hương, phải làm việc cật lực trong những kho thuốc súng ghê tởm khạc ra từng tiếng phổi, họ phơi thây trên các chiến trương châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ tổ quốc của loài thủy quái, bỏ xác ở những vùng miền hoang vu ở Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế. Kết quả là tám vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa. Nghe đến đấy la tự hỏi tại sao , bọn thực dân rốt cuộc có quyền gì mà lại có thể quyết đinh sống chết của hàng vạn người dân vô tội như thế?Những người dân bản xứ rốt cuộc cũng chỉ là vật hi sinh cho bạn cai trị thực dân. Đó chính là kiếp khổ đau của thân phận những người nô lệ. Tác giả đã vạch trần bộ mặt bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa Sau đó tác giả đã chỉ ra thủ đoạn mánh khóe của những bọn thực dân. Bọn thực dân tiến hành những cuộc lùng soát lớn trên toàn cõi đông dương và đủ các ngón xoay sở tinh vi nhất để đòi tiền. Chúng tìm đến những người khỏe mạnh những người này có thân cô thế cô chỉ chịu chết chứ không kêu cứu vào đâu được. Còn đối với những con cái nhà giàu thì họ ép cho một là đi lính hai là xì tiền ra. Đối với những người bị bắt đi lính thì một là họ bỏ trốn hai là tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng để không phải đi bởi đi lính đối với họ còn đáng sợ hơn cả bệnh tật. Khi đó để giả thích cho vấn đè này thì giọng điệu của chính phủ toàn quyền cũng rất bịp bợm. Chúng dùng sự hứa hẹn để lừa phỉnh người lính như ban phẩm hàm cho người sống sót truy tặng cho người hi sinh hay dùng những lời lẽ tán dương như “các bạn đã tấp nập đầu quân đã không ngần ngại rời bỏ quê hương”. Tất cả chỉ là những lời nói bịp bợm lừa phỉnh khi mà thực tế chúng xích trói bắt nhốt và đương nhiên bạo động nổ ra. Đây chính là những lời lừa dối mị dân. Tác giả mỉa mai những luận điện chua chát ấy bằng những câu hỏi tu từ đầy sức thuyết phục “Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính như thế tại sao có cảnh tốp thì bị xích tay điều về tỉnh tốp thì trước khi bị đưa xuống tàu bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn có cả lính gác canh lưỡi lê tuốt trần đạn lên nòng sẵn. Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên , những vụ bạo động ở Sài Gòn ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa phải chăng là những cuộc biểu tình của sốt sắng đầu quân và không ngần ngại”. Bác đã lột trần bản chất tham lam và bạo tàn của chúng đối với người dân thuộc địa. Lập luận của Bác khiến cho toàn quyền Đông Dương cứng họng không thể trả lời. Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh là vô cùng đau thương được nhà văn miêu tả bằng những lời lẽ đầy sắc cạnh “Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ của ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im lặng như cao phép lạ và cả người Nê-gô-rô lẫn người An-nam-mit mặc nhiên trở lại giống người bẩn thỉu” hay để ghi nhớ công lao của người An nam chẳng phải người ta đã lột hết quần áo của họ từ chiếc đồng hồ , bộ đồ mới toanh mà họ bỏ tiền túi mua hay là những vật kỉ niệm đủ thứ. . trước khi đưa họ đến Mác –xây xuống tàu về nước đó sao?Chẳng phải người ta đã giao cho họ bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao?Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xép lợn dưới hầm tàu ẩm ướt không giương nằm không ánh sáng thiếu không khí đó sao?Về đến xứ sở chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nông nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước “Các anh đã bảo vệ tổ quốc . Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!đó sao?”. Như vây với lập luận phản bác mâu thuẫn trào phúng câu hỏi tu từ điệp từ đã cho thấy những hành động vô nhân đạo tráo trở tàn nhẫn của bọn tay sai đối với nhân dân ta. Chính quyền thực dân đối xử với những người lính trở về như đối xử với súc vật với người có tội chứ không phải là đối xử với người có công đổ máu cho họ. Cách đối xử ấy là tráo trở đê hèn của một nước luôn vỗ ngực nói mình là mẫu quốc Với tư liệu phong phú xác thực giàu hình ảnh giá trị biểu cảm giọng điệu đanh thép ngòi bút trào phúng sắc sảo châm biếm mỉa mai làm tác phẩm như một lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc là đòn tấn công quyết liệt đối với chủ nghĩa thực dân. Đoạn trích cũng cho người đọc thấy được bộ mặt tàn ác nhẫn tâm cuồng thú của bọn thực dân khi dùng những người dân thuộc địa vô tội làm vật hi sinh cho chúng đồng thời cũng nói lên thân phận thảm hại nô lệ của những người dân An Nam. Bên cạnh đó tác phẩm cũng cho ta thấy tấm lòng thương cảm của Bác đối với thân phận những người dân và cũng khẳng định tài hoa khéo léo trong việc hành văn của Bác.

3 tháng 10 2021

Em tham khảo phần này nhé!

Bình luận về tác phẩm “Tắt đèn”, nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét vé nhân vật chị Dậu như sau: Trên cái tối giời, tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”.

       Nhận xét của Nguyền Tuân rất sắc sảo. Ông chỉ ra giá trị hiện thực của “Tắt đèn” một tác phẩm đã phản ánh sự đen tối lầm than của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, đồng thời khẳng định thành công của Ngô Tất Tố khắc hoạ nhân vật chị Dậu “một chân dung lạc quan ”hiện lên giữa “cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa " ấy. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: nghèo khổ mà phẩm giá trong sạch, thương chồng thương con, đảm đang tháo vát, dũng cảm chống lại bọn cường hào.. Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khóe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra..”.

       “Cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa" được nói đến trong Tắt đèn” là làng Đông Xá giữa mùa sưu thuế. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và, tiếng mõ đốc sưu nổi lên suốt đêm ngày nghe rất rùng rợn, cổng làng bị bọn cường hào đóng chặt để tróc sưu. Bọn cai lệ, bọn tay chân lí trưởng với roi song, tay thước, dây thừng, nghênh ngang đi lại ngoài đường thét bắt trói kẻ thiếu sưu. Lí trưởng làng Đông Xá ra lệnh cho lũ tay chân: "Tha hồ đánh! Tha hồ trói! Thằng nào bướng bỉnh đánh chết vô tội vạ! Anh Dậu vì tội thiếu sưu mà bị bọn cường hào “bắt trói như trói chó để giết thịt!’’. Em trai anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng anh Dậu vẫn phải nộp thay vì “Chết cũng không trốn được sưu Nhà nước!”. Có biết bao gia đình nông dân nghèo khổ bị điêu đứng, bị bắt đánh trói dã man! Chị Dậu phải bán khoai, bán ổ chó, bán đứa con gái đầu lòng lên 7 tuổi cho Nghị Quế. Chị phải đi ở vú... để kiếm đủ số tiền trang trải hai suất sưu cho chồng và đứa em chồng đã chết! Có thể nói “Tắt đèn là bức tranh chân thực về xã hội nông thôn đen tối trước cách mạng, đồng thời là bản án đanh thép đối với cái xã hội ấy. Đọc “Tắt đèn”, ta rùng mình cảm thấy“cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa ” như Tố Hữu đã viết:

 “Nửa đêm thuế thúc trống dồn,

Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy... ”

(30 năm đời ta có Đảng)

       Giữa cái xã hội đen tối, hãi hùng ấy đã  “Hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”. Ngô Tất Tố không chỉ thấu hiểu đời sống nông thôn mà còn có tình cảm gắn bó với những người dân cày lam lũ, nghèo khổ. Ông đã dành cho nhân vật chị Dậu sự đồng cảm, xót thương và quý trọng. Ông đã viết nên những lời tốt đẹp nhất về cái chân dung lạc quan của chị Dậu. Chị Dậu cần cù chịu khó làm ăn "đầu tắt mặt tối” thế mà "cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”. Tai họa dồn dập: hai cái tang mẹ chồng và em chồng, rồi anh Dậu bị ốm nặng kéo dài mấy tháng trời, gia đình chị trở thành “cùng đinh”. Thiếu sưu, chồng bị bắt, bị đánh trói dã man. Một nách ba đứa con thơ, trong nhà không còn một hột gạo, chị Dậu tất tả ngược xuôi tìm mọi cách để cứu chồng. Chị đã phải bán gánh khoai, bán ổ chó, đứt ruột bán cái Tí lên 7 tuổi cho mụ Nghị, mới trả đủ một suất sưu cho chồng! Chị còn phải đi ở vú để trang trải  “món nợ Nhà nước” cho đứa em chồng đã chết. Trước mọi tai họa, chị đã vững vàng chống đỡ.

       Trong cảnh “Tức nước vỡ bờ”, cái chân dung lạc quan của chị Dậu” đã tỏa sáng. Chị nấu cháo, lấỵ quạt quạt cho cháo chóng nguội, ân cần mời chồng, an ủi chồng đang ốm “rề rề” ăn cháo. Trước sự chửi mắng và thái độ hách dịch côn đồ của tên cai lệ, chị đã nhún mình van xin tha cho chồng”... Nhưng khi bị tên cai lệ “ bịch vào ngực”, tát đánh bốp vào mặt”, anh Dậu sắp bị trói, chị Dậu đã  “nghiến hai hàm răng” thách thức: "Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Với quyết tâm bảo vệ chồng, với sức mạnh và lòng dũng cảm, chị Dậu đã đánh ngã nhào hai tên côn đồ độc ác, những kẻ "hút nhiều xái cũ”. Chị căm giận phủ định mọi thế lực tàn ác của chính quyền thực dân. Chị nói với chồng sau khi đã trừng trị lũ đầu trâu mặt ngựa: “Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... ”. Cái chân dung chị Dậu "lạc quan” lắm chứ! Đẹp lắm chứ!