K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

-Phần đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn gọi là thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu.

-Nguyên nhân có thóp:Ngay khi chào đời, xương sọ chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên.

16 tháng 5 2018

Bởi: Như đã biết xương sọ của bé và các đường nối của chúng một sự cử động nhất định. Trong quá trình sinh ra đầu của bé thay đổi hình dạng, thóp giúp bảo vệ cho não bộ khỏi áp lực quá lớn.
Sau khi bé ra đời những chiếc xương di chuyển dần dần trở về chỗ của mình, và sọ của bé lại có hình dáng "bình thường". Thóp của bé tiếp tục bảo vệ sức khỏe cho bé, bảo vệ não bộ khỏi bị căng thẳng quá mức và đôi khi cũng cho tín hiệu về những vấn đề không ổn nho nhỏ trong tình trạng sức khỏe của bé.

26 tháng 2 2023

Tại sao trẻ sinh ra lại có 2 thóp chưa được liền thẳng?

Tham khảo nhé ^^Nếu thóp và khe xương đóng muộn, không đóng hoặc mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp kém, hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc do não to lên khác thường gây ra
12 tháng 10 2017

Anh/chị gì ơi cho em hỏi làm sao để gửi được câu hỏi của mình ạ ???

12 tháng 10 2017

Có chữ gửi câu hỏi kia kìa :(

3 tháng 4 2021
Gen của người cha quyết định sinh con trai hay con gái

Một nghiên cứu về những cây gia hệ hàng trăm năm cho thấy gen của một người đàn ông đóng vai trò trong việc anh ta có con trai hay con gái. Đàn ông thừa hưởng xu hướng sinh nhiều con trai hoặc nhiều con gái từ bố mẹ. Điều này có nghĩa là một người đàn ông có nhiều anh em có nhiều khả năng sinh con trai, trong khi một người đàn ông có nhiều chị em có nhiều khả năng có con gái.

Ảnh: Một sơ đồ đơn giản hóa trong đó đàn ông hoặc chỉ có con trai, hoặc chỉ có con gái, hoặc có số con trai và con gái bằng nhau, mặc dù trong thực tế điều này ít rõ ràng hơn.

Một nghiên cứu của Đại học Newcastle liên quan đến hàng ngàn gia đình đang giúp các bậc cha mẹ tương lai tìm ra liệu khả năng sinh con trai nhiều hay sinh con gái nhiều.

Nghiên cứu này quan sát 927 cây gia hệ có chứa thông tin về 556.387 người từ Bắc Mỹ và Châu Âu từ 1600 đến nay.

"Nghiên cứu về cây gia hệ cho thấy bạn có khả năng sinh con trai hay con gái. Bây giờ chúng tôi biết rằng đàn ông có nhiều con trai hơn nếu họ có nhiều anh em nhưng có nhiều con gái hơn nếu có nhiều chị em gái Tuy nhiên, ở phụ nữ, bạn không thể dự đoán được điều đó", ông Gellatly giải thích.

Đàn ông xác định giới tính của em bé tùy thuộc vào việc tinh trùng của họ mang nhiễm sắc thể X hay Y. Một nhiễm sắc thể X kết hợp với nhiễm sắc thể mẹ X để tạo ra một bé gái (XX) và nhiễm sắc thể Y sẽ kết hợp với nhiễm sắc thể mẹ để tạo ra một bé trai (XY).

Nghiên cứu của Đại học Newcastle cho thấy một gen chưa được phát hiện kiểm soát xem tinh trùng người đàn ông có chứa nhiều nhiễm sắc thể X hoặc nhiều Y hay không, ảnh hưởng đến giới tính của con cái họ. Ở quy mô lớn hơn, số lượng nam giới có nhiều tinh trùng X so với số lượng nam giới có nhiều tinh trùng Y ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính của trẻ em sinh ra mỗi năm.

Con trai hay con gái?

Một gen bao gồm hai phần, được gọi là alen, một gen được di truyền từ mỗi bố mẹ. Trong bài báo của mình, ông Gellatly chứng minh rằng có khả năng đàn ông mang hai loại alen khác nhau, dẫn đến ba sự kết hợp có thể có trong một gen kiểm soát tỷ lệ tinh trùng X và Y;

(1) Đàn ông với sự kết hợp đầu tiên, được gọi là mm, tạo ra nhiều tinh trùng Y hơn và có nhiều con trai hơn.

(2) Loại thứ hai, được gọi là mf, tạo ra số lượng tinh trùng X và Y gần bằng nhau và có số lượng con trai và con gái xấp xỉ nhau.

(3) Thứ ba, được gọi là ff sản xuất nhiều tinh trùng X và có nhiều con gái hơn.

Các gen được truyền từ cả cha và mẹ, khiến một số đàn ông có nhiều con trai và một số có nhiều con gái hơn, có thể giải thích tại sao chúng ta thấy số lượng đàn ông và phụ nữ cân bằng trong dân số. Ví dụ, nếu có quá nhiều nam giới, nữ giới sẽ dễ dàng tìm thấy bạn đời hơn, vì vậy những người đàn ông có nhiều con gái sẽ truyền nhiều gen hơn, khiến nhiều phụ nữ được sinh ra ở các thế hệ sau, Ông Gellatly, nhà nghiên cứu của Đại học Newcastle cho biết.

Nhiều bé trai chào đời sau chiến tranh.

Ở nhiều quốc gia đã chiến đấu trong Thế chiến, số lượng bé trai được sinh ra sau đó tăng đột ngột. Một năm sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc, cứ 100 bé gái ở Anh thì có thêm hai bé trai được sinh ra, so với năm trước khi chiến tranh bắt đầu. Loại gen mà ông Gellatly đã mô tả trong nghiên cứu của mình có thể giải thích tại sao điều này xảy ra.

Vì tỷ lệ nghiêng về những người đàn ông có nhiều con trai, những người này thường có con trai trở về sau chiến tranh, những người con trai đó có nhiều khả năng sẽ đẻ ra nhiều con trai vì họ thừa hưởng xu hướng đó từ cha của họ. Ngược lại, những người đàn ông có nhiều con gái hơn có thể đã mất con trai duy nhất của họ trong cuộc chiến và những người con trai đó sẽ có nhiều khả năng làm cha của các cô gái. Điều này sẽ giải thích tại sao những người đàn ông sống sót sau chiến tranh có nhiều khả năng có con trai, dẫn đến sự bùng nổ của con trai.

Ở hầu hết các quốc gia, miễn là hồ sơ được lưu giữ, nhiều bé trai hơn bé gái đã được sinh ra. Ví dụ, ở Anh và Mỹ, hiện có khoảng 105 nam giới sinh ra trên mỗi 100 nữ.

Một tài liệu rõ ràng rằng nhiều đàn ông chết trong thời thơ ấu và trước khi họ đủ tuổi để có con. Vì vậy, theo cùng một cách mà gen có thể khiến nhiều bé trai được sinh ra sau chiến tranh, nó cũng có thể khiến nhiều bé trai được sinh ra mỗi năm.

Gen làm việc như thế nào?

Các cây (ở trên hình) minh họa cách thức hoạt động của gen. Đó là một ví dụ đơn giản, trong đó đàn ông hoặc chỉ có con trai, chỉ có con gái hoặc số lượng bằng nhau của mỗi giới, mặc dù trong thực tế điều này ít rõ ràng hơn. Nó cho thấy rằng mặc dù gen không có tác dụng ở nữ giới, nhưng họ cũng mang gen này và truyền nó cho con cái của họ.

Trong cây gia hệ đầu tiên (A) ông nội là mm, vì vậy tất cả các con của ông đều là nam. Ông ta chỉ truyền vào alen m, vì vậy những đứa con của ông ta có nhiều khả năng có sự kết hợp mm của các alen. Kết quả là, những người con trai đó cũng có thể chỉ có con trai (như được hiển thị). Các cháu trai có sự kết hợp mf của các alen, bởi vì chúng được thừa hưởng một m từ cha của chúng và một f từ mẹ của chúng. Kết quả là, họ có số lượng con trai và con gái bằng nhau (cháu chắt).

Trong cây thứ hai (B) ông nội là ff, vì vậy tất cả các con của ông đều là nữ, chúng có sự kết hợp ff của các alen vì cha và mẹ của chúng đều là ff. Một trong những đứa trẻ nữ có con riêng với một người đàn ông có tổ hợp alen mm. Người đàn ông đó xác định giới tính của con cái, vì vậy các cháu đều là nam. Các cháu trai có sự kết hợp mf của các alen, bởi vì chúng được thừa hưởng một m từ cha và f từ mẹ của chúng. Kết quả là, họ có số lượng con trai và con gái bằng nhau (cháu chắt).

23 tháng 9 2019

1,

Người già dễ gãy xương và khi gãy thì sự phục hồi diễn ra chậm , không chắc chắn là vì :

- Người già sự phân hủy nhiều hơn sự tạo thành , đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương trở nên giòn , xốp và dễ bị gãy khi có va chạm .

- Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai còn hỗ trợ cho quá trình dinh dưỡng xương . Do tuổi già chất hữu cơ giảm nê khi gãy xương thì sự phục hồi diễn ra chậm , không chắc chắn .

17 tháng 1 2017

- Bóng đái là cơ quan chứa nước tiểu trước khi bài xuất ra ngoài qua ống đái . Chỗ bóng đái thông với ống đái có cơ vòng thuộc loại cơ trơn đóng chặt , cơ trơn hoạt động theo cơ chế phản xạ thần kinh ( không theo ý muốn ) , khi lượng nước tiểu trong bóng đái tăng lên khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu , lúc này có luồng xung thần kinh làm mờ cơ vòng để nước tiểu thoát ra ngoài .

+ Ở người lớn phía dưới vòng cơ trơn của ống đái còn có vòng cơ văn đã phát triển hoàn thiện , cơ này có khả năng co rút tự ý . Vì vậy , khi ý thức hình thành , cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn .

+ Ở trẻ nhỏ , do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái , sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ bóng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước tiểu , điều này thường xãy ra ở trẻ nhỏ đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh .

3 tháng 2 2017

vì khi nc tiểu đầy , ở người lớn bóng đái sẽ báo lên não làm cho người đó muốn đi vệ sinh . còn trẻ sơ sinh do thần khinh chưa phát triển hết toàn bộ nên sẽ có hoạt đọng này xảy ra không những một lần mà nhiều lần

19 tháng 2 2017

Khi mới chào đời, buồng phổi của bé thay đổi trạng thái từ thể rắn (cuộn tròn thành một khối ở tư thế nằm của bé trong bụng mẹ) thành ra thể hơi (bắt đầu chứa khí). Việc khóc của bé thật ra là các luồng khí ra/vào phổi liên tục với tốc độ nhanh, giúp phổi mau chóng thích ứng với hoạt động hô hấp. Không khí đi qua thanh quản của bé (lúc đó còn ở trạng thái gập lại như trong bụng mẹ) và tạo ra tiếng khóc. Thực chất, đó chính là bé đang thở. Y học gọi tình trạng này là "khóc giả". Nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy bé khóc rất to, nhưng không có tí nước mắt nào. Bé nào không khóc khi sinh thì có thể đã bị ngạt, một triệu chứng đáng lo ngại.

Tại sao trẻ em mới chào đời sau khi sinh thường hay khóc?

Khi mới chào đời, buồng phổi của bé thay đổi trạng thái từ thể rắn (cuộn tròn thành một khối ở tư thế nằm của bé trong bụng mẹ) thành ra thể hơi (bắt đầu chứa khí). Việc khóc của bé thật ra là các luồng khí ra/vào phổi liên tục với tốc độ nhanh, giúp phổi mau chóng thích ứng với hoạt động hô hấp. Không khí đi qua thanh quản của bé (lúc đó còn ở trạng thái gập lại như trong bụng mẹ) và tạo ra tiếng khóc. Thực chất, đó chính là bé đang thở. Y học gọi tình trạng này là "khóc giả". Nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy bé khóc rất to, nhưng không có tí nước mắt nào. Bé nào không khóc khi sinh thì có thể đã bị ngạt, một triệu chứng đáng lo ngại

7 tháng 6 2021

   Tuần hóa máu sau khi sinh : 

Từ lúc cắt rốn , vòng đai tuần hoàn và tiểu tuần hoàn mới thực sự tách biệt nhau do : 

 Ống Botal dần dần tắc lại vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 11 sau đẻ để trở thành dây chằng động mạch chủ 

 Lỗ Botal khép kín dần vào khoảng thời gian từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 sau đẻ 

 Trẻ em bắt đầu thở , phổi bắt đầu thực hiện chức năng trao đổi khí

 Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

  Tuần hoàn máu trong tử cung :

Tuần hoàn rau thai được hình thành từ cuối tháng thứ 2 tiếp tục phát triển và tổn hại tới lúc sau đẻ 

Tuần hoàn rau thai không tách biệt hoàn toàn thành 2 vòng : đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn , vì chúng thông với nhau qua :

  Lỗ Botal ở vách liên nhĩ (lỗ bầu dục)

  Ống Botal (ống động mạch) nối với động mạch chủ và đọng mạch phổi

   Do vậy máu đi nuôi cơ thể bào thai là máu pha

 Chúc bạn học tốt

 

  

30 tháng 9 2018

Xương trẻ em uốn dẻo được vì tỉ lệ chất cốt giao trong xương trẻ cao nên có tính đàn hồi => nên có thể uốn dẻo dễ dàng

vì trẻ em khi nhỏ xương chưa phát triển nên xương còn đang dẻo dai chưa cứng cáp như người lơn nên uốn dẻo đc

20 tháng 1 2017

khó thế bài nào vậy

12 tháng 12 2018

Khi nhắc đến quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng thì ta nhớ đến hai mặt tuy đối lập nhưng lại thống nhất đó là đồng hóa và dị hóa. Việc xét tỉ lệ đồng hóa và dị hóa theo độ tuổi thì người ta đang dựa vào chuyển hóa cơ bản theo độ tuổi đó bạn. Theo thực tế cho thấy việc chuyển hóa vật chất và năng lượng là rất khác nhau theo các độ tuổi riêng biệt và theo trạng thái cơ thể, theo giới tính, nhu cầu làm việc… Nhưng nói tóm lại là có hai yếu tố sau:
- Bị động: tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính… ở từng người mà tỉ lệ này khác nhau. Ví dụ như ở trẻ em tuổi đang lớn thì người ta xét thấy quá trình đồng hóa xảy ra mạnh mẽ hơn dị hóa nhiều và cơ chế của nó là đồng hóa để tổng hợp các chất với mục đích là giúp cơ thể sinh trưởng tốt và tạo ra được nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Còn ở người già thì ngược lại (tức dị hóa lại cao hơn đồng hóa) với nhiệm vụ chỉ tạo năng lượng cần thiết…
- Chủ động: cơ thể chúng ta cũng có thể tự điều chỉnh quá trình này phù hợp theo trạng thái cơ thể, tính chất của công việc… với sự điều khiển của các trung khu thần kinh (như trung khu điều khiển trao đổi glucid, lypid, nước, muối khoáng…), ngoài ra còn dưới sự điều khiển của hệ nội tiết tố của cơ thể nữa chứ. Một ví dụ thuộc dạng này là khi ta hoạt động với cường độ cao thì quá trình dị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ để giải phóng năng lượng tồn tại trong các liên kết hóa học cung cấp cho hoạt động thể chất… (những ví dụ thuộc dạng này rất nhiều và phổ biến, bạn có thể tìm hiểu thêm nhé).