K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2019

Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Vì xa xôi em chưa một lần về chơi quê nội. Hè lớp ba vừa rồi em theo bố về thăm nội, và đó là lần đầu tiên em nhìn thấy một con ngựa kéo xe.

Chiếc xe thổ mộ cũ kĩ càng làm nổi bật hình ảnh con ngựa xinh đẹp, dáng vẻ rất cường tráng. Con ngựa cao hơn một mét khoác một bộ lông màu nâu bóng mượt. Thân hình nó thon lằn chắc nịch. Bờm nó dài được chải thắng cắt tỉa cẩn thận. Đầu ngựa dài, hai lai to, dựng đứng. Hai lỗ mũi ươn ướt phập phồng. Ngực nó nở nang, bốn chân cao to mang móng sắt. Người ta xỏ dây thừng vào mũi ngựa để làm dây cương và choàng qua vai nó cái ách gỗ của cỗ xe thổ mộ. Đứng tại ngã ba đường, chủ xe và chú ngựa kiên nhẫn đón khách. Chú ngựa được cho ăn cỏ và uống nước pha với đường đen trong cái xô luôn luôn móc theo xe. Chú ngựa uống nước trong xô đuôi không ngừng ve vẩy hết sang phái lại sang trái. Chiếc xe chỉ có dăm chỗ ngồi. Khi bố con em ngồi vào chỗ, bác xe ngựa ra roi cho ngựa chạy. Chú ngựa chạy đều đều khá nhanh còn bác chủ xe khề khà nói chuyện. Chú ngựa gõ móng sắt lên mặt đường nghe lộp cộp, lộp cộp làm em nhớ tới bài hát bố dạy em hát khi em còn bé: "Ngựa phi, ngựa phi đường xa…"'

Nuôi ngựa rất có ích vì ở nông thôn ngựa là sức kéo thay cho xe vận tải nhẹ. Vùng núi cao, dốc núi gập ghềnh, ngựa cũng giúp con người đỡ nhọc nhằn chùn chân, mỏi gối. Cho nên dù thời hiện đại xe cộ máy móc không thiếu nhưng người dân nông thôn và miền núi vẫn thích nuôi ngựa.

Ngựa là con vật khỏe mạnh, có nghĩa và trung thành với chủ. Trong chiến tranh, ngựa giúp người chiến đấu chống quân thù. Trong thời hòa bình, ngựa giúp nhân dân ta sản xuất. Hình ảnh chú ngựa và xe thổ mộ thật thanh bình, nên thơ, chân chất, mộc mạc như hương đồng gió nội của quê mẹ ngọt ngào.

9 tháng 11 2017

Vẫn như mọi hôm, khi tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên, báo hiệu đã đến giờ đi học, tôi liền bật dậy, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo thật nhanh, ăn qua bữa sáng rồi chạy nhanh đến trường.

Ngày mai là thứ hai đầu tuần, trường tôi vào học sớm hơn mười phút. Buổi tối, sau khi xem phim khuya xong, tôi lên giường, đi ngủ. Sáng nay, tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên, tôi bật dậy chuẩn bị mọi thứ. Khi chuẩn bị xong, tôi nhìn lên đồng hồ, chỉ còn ba phút nữa là vào học. Tôi chợt nhớ ra là tối hôm qua, vì mải xem ti vi nên quên vặn đồng hồ báo thức. Tôi liền chạy nhanh đến trường, quên cả bữa sáng. Vừa đến trường, tôi thấy các bạn đã vào học từ lúc nào. Tôi lo sợ bước vào cô giáo chủ nhiệm thấy tôi đến, liền nói:

-    Em vào lớp đi. Hôm nay, cả trường chĩ có mình em đi học muộn. Em cũng biết đấy, nhà trường có luật là khi ai vi phạm kỉ luật như: đi học muộn, đánh bạn, ... thì sẽ biến thành một con vật tương đương trong ba ngày.

Sau khi cô giáo nói, mặt tôi tái mét, lo sợ. Buổi chiều khi tan học, tôi vừa bước ra cửa lớp thì một ánh sáng loé lên. Tôi nhìn lại chân, tay, thân, đầu mình thì thấy hai chân mình đã biến thành hai chân của con rùa. Tôi rất buồn và ngạc nhiên. Như mọi hôm, tôi muôn chạy thật nhanh về nhà cùng các bạn nhưng không hiểu sao, chân tôi rất khó nhấc lên. Tôi bước từng bước chậm chạp, cuối cùng đến tận 8 giờ tối tôi mới bò về đến nhà. Tôi chào bố" mẹ rồi ngồi xuống ghế. Bố mẹ thấy tôi thế, liền hỏi:

-    Con về muộn thế? Sao trông con thế này. Con vi phạm luật của nhà trường đúng không?

Tôi trả lời:

-    Dạ! hôm qua, vì mải xem phim nên con quên vặn đồng hồ báo thức. Sáng nay, con dậy muộn nên... nên con đi học muộn ạ.

Bố tôi nói:

-    Suốt ngày xem phim nên quên cả giờ giấc. Thế này là còn nhẹ đấy con ạ, không thì biến thành con ruồi cơ.

Bố tôi nói xong thì đi vào phòng. Mẹ tôi đến gần tôi rồi nói:

-    Thôi! Con cố gắng đừng vi phạm luật của nhà trường nữa nhé. Con vào phòng cất cặp rồi ra ăn cơm.

Chuyện ăn cơm cũng thật khó khăn với hai chân rùa ngắn ngủn như tôi. Khác với mọi khi, mẹ phải giúp tôi ngồi vào bàn ăn. Lúc đi ngủ, mẹ cũng phải giúp tôi trèo lên giường, mẹ ngồi lại và an ủi tôi: “Con cố gắng lên nhé! Ba ngày sẽ nhanh thôi. Từ nay, con phải cố gắng dậy sớm để đi học cho đúng giờ”.

Buổi tối, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nghĩ: “Ba ngày là một thời gian ngắn, nó sẽ trôi qua thật nhanh thôi”. Sáng hôm sau, tôi cố gắng dậy sớm để đến lớp cho đúng giờ, vừa đến lớp thì thấy các bạn nói chuyện với nhau. Có bạn nhìn thấy tôi đến liền nói:

-    Phương rùa đến kìa?

Một bạn khác xen vào:

-    Hình dáng của Phương trông thật buồn cười.

Tôi đỏ mặt, đi đến chỗ ngồi của mình. Chiều, tôi đang làm bài tập ở nhà thì bỗng có tiếng gọi:

-    Phương ơi, tí cậu sang nhà Lan chơi nhảy dây nhé!

Tôi từ trong phòng nhìn ra, thì ra là Dung - cô bạn hàng xóm rất thân với tôi. Tôi biết là Dung chưa nhìn thấy hình dáng của tôi bây giờ nên mới rủ tôi chơi nhảy dây. Nghe Dung nói, tôi sang nhà LAn .Thấy các bạn đang nói chuyện vui vẻ tôi đến gần chỗ các bạn nói:

-    Xin lỗi các bạn, mình không thể chơi dây cùng các bạn được. Do vi phạm luật của nhà trường nên mình phải biến thành con vật trong ba ngày.

Lan thấy tôi nói thế, trả lời:

-    Không sao đâu, cậu đã nói như thế thì chúng mình cùng học nhóm nhé!

Khi học nhóm xong, trên đường đi về nhà tôi thầm nghĩ “Mình đã sai.

Mình sẽ không dám đi học muộn nữa. Ba ngày là một thời gian dài. Mình mong trở lại hình dáng cũ để được vui chơi cùng các bạn”.

Cuối cùng, ngày thứ ba đã đến, tôi rất vui. Buổi sáng đến lớp, tôi thấy các bạn đang bàn tán về tôi. Tôi không quan tâm, bước về chỗ ngồi. Buổi chiều, vừa bước ra cổng trường, một ánh sáng loé lên, tôi cao dần lên, hai chân rùa đã biến mất thay vào đó là hai chân của tôi. Tôi nhìn lại thì thấy mình đã trở thành hình dáng cũ. Tôi liền chạy ngay về nhà khoe với bố mẹ. Tôi đã khóc vì những gì đã xảy ra. Nhưng giờ tôi quá đỗi vui mừng. Tôi hứa với bố mẹ sẽ không vi phạm kỉ luật của nhà trường nữa.

Tôi rất vui vì đã trở lại hình dáng cũ. Với hình dáng này, tôi lại có thể chạy nhảy, vui chơi cùng các bạn. Sự việc xảy ra là một bài học, một kỉ niệm đáng nhớ và rút kinh nghiệm đối với tôi. Từ hôm đó, không bao giờ tôi dám đi học muộn nữa.

=^.^=

9 tháng 11 2017

Hôm nay, tôi bị điểm 1 môn Toán vì hôm qua mải xem phim “Phép thuật” nên đã không học bài. Khi đi về, tôi nghĩ không nên đưa cho bô" mẹ xem và nếu bố mẹ có hỏi thì cứ trả lời là được điểm 10. về đến nhà, tôi thực hiện ngay. Nhưng đến tối, xem xong phim, tôi lên trên phòng chuẩn bị đi ngủ thì mẹ đến và hỏi về bài kiểm tra. Tôi đã cãi liến thoắng và mẹ không nói gì nữa bỏ về phòng mình. Tôi có hơi băn khoăn một chút nhưng mệt quá nên đã ngủ thiếp đi.

Bỗng tôi nhìn thấy một bà Tiên tóc bạc phơ hiện lên trong ánh hào quang rực rỡ, quần áo đính ngàn vì sao, trên tay cầm đũa thần. Bà Tiên chỉ ra lỗi của tôi là đã lười học, bị điểm kém và còn nói dối cha mẹ. Mặc dù biết lỗi của mình nhưng tôi vẫn cố tỏ ra không chịu hiểu lời bà. Tôi cố tình ngang bướng, cố cãi là mình không có lỗi. Tức giận, bà Tiên đã cầm đũa thần đập vào người tôi và nói: “Con sẽ phải làm con chim lang thang không nhà cửa, không gia đình, không tình yêu thương của mẹ. Sự thử thách này sẽ cho con hiểu ra và cảm thấy hối hận về những điều mình đã làm”. Tôi còn đang ngỡ ngàng thì đã thấy cảm giác ngứa ngáy khắp người. Trên da tôi lông mọc dài ra, cổ tôi cũng dài ra, mồm nhọn dần lên. Tôi từ từ biến thành một chú chim. Có tiếng kẹt cửa và tôi nhìn thấy mẹ bước vào phòng tôi. Mẹ nhìn ngó và cất tiếng gọi tôi xuống nhà tắm ngâm chân nước muối nóng trước khi đi ngủ. Tôi định nói vâng nhưng cái mỏ nhọn hoắt không giúp tôi phát âm thành tiếng, xấu hổ và sợ mẹ nhìn thấy tôi vội chuồn ra đường cửa sổ và bay đi. Vừa bay tôi vừa sung sướng khi được biến thành con chim. Thế là tôi đã được tự do, thoải mái bay lượn, sẽ bay được đến những nơi mình thích, làm những gì mình muốn. Tôi cũng sẽ không phải học bài, một đống bài chồng chất ngày qua ngày và cũng sẽ không bị bố mẹ rầy la khi bị điểm kém nữa. Tôi khoan khoái đập cánh, bay vút lên cao. Từ trên cao tít, nhìn xuống mặt đất, tôi nhìn thấy mọi vật nhỏ bé vô cùng. Tôi vô cùng kiêu hãnh. Bay nhiều, cảm thấy mệt và đói, tôi liền đi kiếm thức ăn. Nhưng kiếm mãi chẳng thấy gì ăn được, tôi đành ghé xuống một chậu nước máy uống nước cho qua bữa. Vừa uống vì khát tôi vừa sợ đau bụng. Tôi hiểu ra được sự khổ cực khi kiếm ăn của con chim, lúc đầu tưởng rằng chim chỉ cần ăn ít thì đâu cũng có cả. Đến tận trưa, tôi mới kiếm được một mẩu bánh mì vãi của một đứa trẻ trên đường, nhưng lại bị cướp từ tay một con quạ. Tôi hiểu rằng bố mẹ kiếm cho mình ăn được là phải vất vả thế nào. Bỗng mủi lòng, nhưng nghĩ đến việc học tôi lại cương quyết bay đi. Từ trên cao tôi nhìn thấy một vườn vải chín, tôi sà xuống ăn thỏa thích. Ăn xong, tôi nhảy nhót trên cành cây và vui hớn hở. Tôi lấy làm tiếc là bà Tiên đã không biến mình thành chim sớm hơn. Màn đêm ập xuống, tôi vội vàng tìm nơi trú ngụ ở khu vườn. Ngó nghiêng mãi tôi cùng tìm được một hốc cây kín để ngủ. Sương đêm bắt đầu xuống, gió thổi vun vút, đốm sáng nhập nhòe. Đêm hơi lạnh và tôi co ro mãi không ngủ đưực vì không có giường, gối, chăn màn. Đã thế bụng lại đau âm ỉ do ăn nhiều trái cây. Tôi sống đêm cô đơn đầu tiên với tâm trạng sợ hãi. Tôi rất nhớ mẹ, nhớ gia đình và nhớ chiếc giường ấm áp của mình. Mệt quá, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Tôi thức dậy từ sớm, sau một đêm kinh hoàng. Tôi hiểu được nỗi khổ của những đứa trẻ lang thang mà trước kia mình vẫn có lúc vô tình, không thông cảm. Với cái bụng đói meo, tôi vật vờ đi kiếm ăn. Ra bờ ao, tôi nhìn thấy hình dáng xấu xí của mình hiện lên dưới mặt nước: bộ lông den đen, nâu nâu, hai cánh ngắn cũn, chân bé như que tăm và cái mặt chim quái dị với hai con mắt lồi to, cái mỏ nhọn hoắt. Tôi buồn bã và vô cùng khao khát muôn trở lại làm người. Ngày thứ hai dài dằng dặc và buồn tẻ trôi qua. Tôi không hứng thú với chuyện bay lượn đây đó nữa. Nằm thượt trên một cành cây, tôi nhớ lại những kỉ niệm được mẹ chăm sóc ngày nào mà chạnh lòng. Bỗng tôi nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của một bạn chim. Nhìn quanh tôi thấy một con chào mào bị quấn vào một chiếc dây bẫy của một cậu bé tinh nghịch nào đó. Tôi bay lại, lây mỏ kéo chiếc dây đang quấn chặt chân nó cứu nó thoát bẫy. Chúng tôi kết bạn với nhau và chào mào đã kể cho tôi nghe về cuộc sống lãng tử thú vị của nó. Mải nói chuyện với chào mào, tôi không để ý tới chú bé đang căng nỏ ngắm bắn. Mũi tên lao thẳng vào tôi, tôi không kịp tránh và chĩ kêu lên mấy tiếng “á, á...”.

Tôi choàng dậy và mở mắt. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ. Biết chỉ là giấc mơ nhưng tôi rất ân hận vì đã cãi mẹ. Tôi chạy sang phòng mẹ. Mẹ tôi đang ngồi bên bàn làm việc, tôi nhào tới ôm chầm lấy mẹ, khóc thút thít. Từ giấc mơ, tôi rút ra được bài học: Không nên nói dối cha mẹ - những người đã lo lắng, chăm sóc cho chúng ta.

^^

1 tháng 7 2018

​Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.

Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5giờ 30 sáng, gia đinh em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngở đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hàng Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng. Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người. Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu, lúc chụp nó bảo:

- Nè, Em hơi bị ăn ảnh đấy nhé!

Em trả lời:

- Xì! Chưa chắc.

Nghe vậy chú chụp ảnh bảo:

- Thôi hai cháu đừng cãi nhau nữa, chú thấy đứa nào cũng ăn ảnh cả.

Thế là hai đứa tranh nhau, cuối cùng mặt đứa nào cũng ngố trong ảnh. Chụp xong, cả nàh ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nôi.

Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển...Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.

1 tháng 7 2018

Vào dịp hè, em thường được bố mẹ cho đi du lịch theo tour. Nhờ những tour du lịch, em được thăm rất nhiều cảnh đẹp. Tour du lịch lần này đưa em đến với Huế, thành phố nổi tiếng với vẻ đẹp hoài cổ. Em được đi thăm những quần thể lăng, tẩm và các chùa. Nhưng em thích nhất vẫn là biển Cửa Tùng.

Từ xa, em đã ngửi thấy mùi gió biển thổi, cảm thấy vị mặn mòi của gió biển. Phóng tầm mắt ra xa, em nhìn thấy dải cát trắng trải dài. Em thích thú reo lên: "A! Đến biển rồi! Bố ơi! Con đã nhìn thấy biển rồi". Xe vừa dừng là em nhảy ngay xuống, ba chân bốn cẳng chạy ra biển, mặc cho bố dặn với theo: "Cẩn thận đấy". Em chạy chân trần trên cát. Cát mịn nên thật êm. Thời tiết hôm nay thật đẹp. Dù mùa hè nhưng nắng không gắt. Hay tại ở biển nên cái nắng có phần dịu đi. Biển xanh hiền hòa. Cả một màu xanh mênh mông. Những con sóng ở đây cũng lăn tăn chứ không cuồn cuộn, dữ dội như những bãi biển khác. Biển Cửa Tùng thật dịu dàng. Biển không đánh sóng, sủi bọt trắng xóa. Em đi chân trần trên cát, gần trưa, nước biển âm ấm, cát lại mịn và mát, khiến cho em chỉ muốn đi dọc theo bờ biển, chẳng muốn rời.

Bên bờ biển còn có những chiếc thuyền đánh cá nhỏ, người dân vùng biển neo ở gần đây. Em thấy có những chiếc thuyền đã cũ kỹ, bị hỏng nằm chờ được sửa. Dù bị hỏng nhưng vẫn gắn liền với biển, chắc xa biển, nó cũng thấy buồn.

Bên bờ biển còn có rừng thông. Những cây thông cao vút, lá xanh, nhỏ và dài, đứng trầm ngâm và lặng lẽ. Những khi có gió biển, những cành lá thông va vào nhau kêu xào xạc như đùa vui, thủ thỉ tâm sự với nhau. Em còn thấy cả những cây dừa, thân cao vút. Những tàu lá dừa xòe ra ôm lấy bầu trời xanh, cao và rộng.

Biển Cửa Tùng vẫn còn vẻ đẹp của tự nhiên. Nó không ồn ào và nhiều hàng quán như biển Đồ Sơn, Sầm Sơn và Bãi Cháy. Nó cũng im lặng, yên ả như chính thành phố Huế cổ kính này.

Em yêu vẻ đẹp giản dị của bãi biển nơi đây. Dù chỉ dừng lại ở biển Cửa Tùng có một ngày nhưng em vẫn không muốn rời. Em chia tay biển với đầy lưu luyến.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào…”

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên.

2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.

4. Viết một đoạn văn khoảng từ 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản có đoạn trích trên.

0
24 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Có quan điểm cho rằng “Đọc một bài thơ là ta bắt gặp tâm hồn của một con người”. Theo em, đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn với bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền văn học trung đại Việt Nam. Dù cho học rộng tài cao nhưng do chán ghét cuộc sống quan trường nên ông đã lùi về ở ẩn, hưởng thụ cuộc sống bình dị hàng ngày. Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến thể hiện cho một tình bạn đẹp giữa ông và người bạn thân của mình. Tình bạn ấy đã vượt qua mọi thứ của cải vật chất, những người bạn đến với nhau bằng tình cảm và lòng chân thành. Tâm hồn của nhà thơ là một tâm hồn trong sáng, trân trọng tình bạn đẹp, giản dị và cao quý, chân thành. Bài thơ được ra đời trong những năm tháng mà ông cáo quan về ở ẩn và một hôm có người bạn thân đến chơi nhưng Nguyễn Khuyến lại không có gì để đãi bạn cả. Bài thơ với lối nói hóm hỉnh tươi vui đã thể hiện được 1 tình bạn ko câu nệ vật chất. "Đã bấy lâu nay bác tới nhà" mở đầu gợi ra hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Người xưa có quan niệm quý khách nên khi khách đến thì sẽ thiết đãi rất lớn nên câu thơ làm người đọc nghĩ là chắc chắn nhà thơ sẽ thiết đãi bạn thật hậu hĩnh. "Trẻ thời đi vắng, chợi thời xa" gợi ra hoàn cảnh tiếp khách của nhà thơ. Trẻ con thì không có nhà để sai bảo mua đồ tiếp khách, chợ thì quá xa không thể đi. Tuy nhiên những khó khăn của tác giả đâu chỉ dừng lại ở đó. Từng cặp câu thơ đối nhau thể hiện khó khăn nối tiếp khó khăn của tác giả khi phải tiếp khách mà không có gì để đãi. "Ao sâu nước cả, khôn chài cá/ Vườn rộng rào thưa,khó đuổi gà" được sử dụng phép đối đặc trưng cho thơ trung đại. Vì ao sâu nước lớn mà không có lưới bắt cá cùng với đó là vườn rộng rào thưa không thể bắt gà, tác giả vẫn không có gì để thiết đãi bạn mình. Hai câu thơ tiếp"Cải vừa ra cây, cà mới nụ/ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa" thể hiện trong nhà thậm chí những thứ rau quả cũng ko có để mà tiếp bạn: cải còn non, cà mới có nụ, bầu và mướp đều chưa ăn được. Tình huống vẫn chưa dừng lại ở đó vì thậm chí nhà văn còn ko có nổi miếng trầu để tiếp bạn. Toàn bộ những câu thơ trên thể hiện sự thiếu thốn vật chất tột cùng của nhà văn. Nhưng sau tát cả, tình bạn của họ đã vượt qua tất cả những sự khó khăn, thiếu thốn ấy để chơi với nhau bằng tấm lòng chân thành. Tác giả đã khẳng định "một mảnh tình riêng, ta với ta". Tình cảm của họ được khẳng định bằng hình ảnh "mảnh tình", hai người đối xử với nhau chân thành, ko câu nệ vật chất. "Ta với ta" là những người bạn vẫn luôn có nhau ở bên. Với giọng thơ hồn nhiên, vui tươi, cũng như nghệ thuật xây dựng tình huống thơ đặc sắc, NK đã thể hiện được 1 tình bạn hồn nhiên, chân thành, ko câu nệ vật chất Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của NK đã thể hiện thành công được 1 tình bạn đẹp. Tất cả là nhờ lối nói hóm hỉnh, tươi vui cùng tình huống đặc sắc mà tác giả xây dựng. Từ đó, người đọc thấy được tâm hồn bình dị và cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

24 tháng 7 2021

chỉ một luận điểm thôi ak

 

2 tháng 12 2021

1. Đoạn trích được trích từ văn bản ''Cổng trường mở ra'' của Lý Lan.

PTBĐ: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

2. Đoạn văn nói về tâm trạng của người mẹ khi nghĩ đến tâm lí của con trước khi làm 1 việc gì đó. 

3. QHT: là, mà, nhưng, cũng.

4. Có vì nó dùng để liên kết các ý trong đoạn văn. 

* Bài tập 2:Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.* Bài tập 3:a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết...
Đọc tiếp

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

1
23 tháng 4 2020

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

=> TD:   Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

=>TD:  Gọi đáp

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.

Ý nghĩa : chỉ thời gian ; nơi chốn

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

19 tháng 4 2021

Tham khaỏ nha em:

Mở bài

-Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.

-Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.

Thân bài

a) Giải thích:

-Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người)

-Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ.

-Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta gặp một con người luôn đề cao và trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh.

b) Chứng minh vấn đề:

1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ:

-Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn(Phân tích câu 1)

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến:

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.


-Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo)

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa/Ao sâu nước cả, khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà/Cải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa/Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

 

-Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối)

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài  Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng quê:

-Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần.

-Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra...

-Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn....,

3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa:

-Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý... Cả miếng trầu cũng không có.

-Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh, thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường... Bài thơ thể hiện tài năng của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn .

c) Đánh giá:

1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết...

2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến: một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam.

3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận:

-Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước cuộc đời.

-Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.

-Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

Kết bài:

-Đánh giá khái quát lại vấn đề.

-Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ

19 tháng 4 2021

Mở bài -Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí. -Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. Thân bài a) Giải thích: -Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người) -Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ. -Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta gặp một con người luôn đề cao và trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh. b) Chứng minh vấn đề: 1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ: -Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn(Phân tích câu 1) Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến: Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi. -Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo) Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa/Ao sâu nước cả, khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà/Cải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa/Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn. -Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối) Bác đến chơi đây, ta với ta... Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc. 2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng quê: -Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần. -Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra... -Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn...., 3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa: -Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý... Cả miếng trầu cũng không có. -Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh, thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường... Bài thơ thể hiện tài năng của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn . c) Đánh giá: 1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết... 2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến: một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam. 3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận: -Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước cuộc đời. -Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm. -Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

Kết bài: -Đánh giá khái quát lại vấn đề. -Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.

9 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của em là chuyến về thăm quê nội cách đây 1 tuần...) 

Thân bài: 

Nêu lên hoàn cảnh diễn ra trải nghiệm đó? 

Diễn ra trong bao lâu? Với những ai? 

Các hoạt động diễn trong trải nghiệm đó: 

+ Em đã đi đâu? 

+ Đã làm những gì? 

+ Đã được gặp những ai? 

... 

Cảm xúc của em về những trải nghiệm đó? 

Những trải nghiệm đó để lại cho em những kỉ niệm gì? 

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_