K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật là ntn?2. Kể tên các năng lượng không sinh ra từ khí thải?3. Sinh vật có những mặt thích nghi nào đối với điều kiện sống của môi trường4. Nêu các biện pháp giữ gìn thiên nhiên hoang dã?5. Yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng đến sinh vật?6. Để bảo vệ rừng và thiên nhiên rừng biện pháp cần làm là gì?7.  Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn...
Đọc tiếp

1. Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật là ntn?

2. Kể tên các năng lượng không sinh ra từ khí thải?

3. Sinh vật có những mặt thích nghi nào đối với điều kiện sống của môi trường

4. Nêu các biện pháp giữ gìn thiên nhiên hoang dã?

5. Yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng đến sinh vật?

6. Để bảo vệ rừng và thiên nhiên rừng biện pháp cần làm là gì?

7.  Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì?

8. Cho biết nội dung chương II luật bảo vệ môi trường Việt Nam?Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?

9. Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?

10. Kể tên các vườn quốc gia Việt Nam?Kể tên một số loài trong sách vở Việt Nam?

11. Hãy vẽ một lưới thức ăn từ các sinh vật sau: cỏ, sâu, ếch nhái, gà, rắn, châu chấu, đại bàng, vi khuẩn, cừu, sư tử 

12. Vẽ sơ đồ về giới hạn sinh thái của loài virus trong đó điểm cực thuận là 18*C

giúp mình với ạ :((

0
23 tháng 3 2022

tham khảo

a,Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°c. Tuy nhiên, cũng có một sô sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).

b,Chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, phát triển như kiếm mồi, chống lại kẻ thù, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt… + Cạnh tranh xảy ra khi số lượng cá thể tăng lên quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, con đực tranh giành con cái... các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.

23 tháng 3 2022

giuppp

 

 

28 tháng 12 2018

Đáp án C

6 tháng 12 2017

- Người ta chia động vật thành 2 nhóm:

+ Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày.

+ Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển.

Đáp án cần chọn là: C

28 tháng 3 2021

Câu 1:

* Một số thực vật ôn đới thường rụng lá về mùa đông vì:

- Lá cây giữ chức năng hô hấp, cũng như quang hợp thường xuyên, bên cạnh đó lá cây còn để cây thoát hơi nước. Vào mùa thu và mùa đông, lượng nước mưa ít, điều này dẫn đến lượng nước dự trữ trong cây không thể đủ để cung cấp cho toàn bộ cây, cũng như cung cấp cho lá thoát hơi nước. Đồng thời sang thu, nhiệt độ hạ thấp, hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà yếu đi, cùng với không khí lại khô hanh, dẫn đến khả năng hạn chế thoát hơi nước mặt lá cũng kém.

- Tổng bề mặt diện tích lá trên cây khá lớn, nếu cứ để lá thoát hơi nước như vậy thì cây sẽ hết dần lượng nước dự trữ để sóng trong mùa đông và chết. Quy luật tất yếu là buộc phải để lá rụng hết trong mùa thu và mùa đông thì cây mới còn nước để sống tiếp

- Mưa tuyết dày đặc trên các tán lá sẽ làm cây phải chịu sức nặng khá lớn của tuyết. Một số cành có thể gục gãy, hoặc quá lạnh do phải chịu đựng băng tuyết. Nên để thích nghi mới điều kiện, bề mặt lá cây phải hạn chế hết mức để không thể chứa băng tuyết đọng trên thân cây. Bởi vậy cởi bỏ lớp lá cây là cách cây cối bảo vệ mình trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

- Lá cây rụng vào mùa đông là để cây xanh loại bớt các muối khoáng dư thừa đã được tích tụ suốt mùa hè. Nước tích cực bay hơi từ lá cây. Đồng thời rễ cây hút nước liên tục để thế lượng nước vào chỗ lá cây thoát ra, đây chính là các muối khoáng hòa tan. Một phần muối giữ lại để nuối cây, phần còn lại dược tích trữ trong các tết bào lá cây. Muối khoáng tồn đọng lâu ngày làm gián đoạn hoạt động của lá. Như kiểu thoái hóa, lá gì thì rụng khỏi cây, một sự thay thế lá mới, duy trì sự sống mới cho thực vật.

28 tháng 3 2021

2,

Thực vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự thoát hơi nư sự thoát hơi nước đồng thời tăng cường giữ giữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể một số loài cây rút ngắn chu kỳ sinh trưởng cho phù hợp với thời kỳ có mưa ngắn ngủi trong năm một số khác lá Biên Thành gai, hai lá bọc xác để hạn chế sự thoát hơi nước 

\(a,\) 

- Động vật biến nhiệt: Châu chấu, ếch.

- Động vật hằng nhiệt: mèo, hổ.

\(b,\)

- Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn vì nhiệt độ cơ thể ổn định sẽ giúp chúng tồn tại tốt kể cả khi môi trường biến đổi liên tục.

- Còn nhóm động vật biến nhiệt chỉ khi môi trường biển đổi nhỏ cũng khiến chúng khó tồn tại.

24 tháng 4 2023

a) -sv hằng nhiệt: (lớp chim, lớp thú) mèo, hổ

Sv biến nhiệt: (các loài còn lại) châu chấu, ếch

b) nhóm sv hằng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn vì chúng có khả năng giữ ổn định nhiệt độ cơ thể trước sự thay đổi của nhiệt độ mtr

Bài 1 : Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt ,sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chụi đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường ? Tại sao ?Bài 2 : Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa nhóm cây ưa ẩm và chụi hạn.Bài 3 : Hãy kể tên 10 động vật ưa ẩm và ưa khôBài 4 : Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào ?Bài 5 : Quan hệ giữa các cá thể...
Đọc tiếp

Bài 1 : Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt ,sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chụi đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường ? Tại sao ?

Bài 2 : Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa nhóm cây ưa ẩm và chụi hạn.

Bài 3 : Hãy kể tên 10 động vật ưa ẩm và ưa khô

Bài 4 : Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào ?

Bài 5 : Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tia ở thực vật là mối quan hệ gì ? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tia diễn ra mạnh mẽ .

Bài 6 : Trong thực tiễn sản xuất , cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật , làm giảm năng suất vật nuôi , cây trồng.

Bài 7 : Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào ?

Bài 8 : Vì sao quần thể người lại có một số đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có ?
Bài 9 : Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào ?

Bài 10 : Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia ?

Bài 11 : Hãy giải thích tại sao ở tuổi già số lượng cụ ông lại ít hơn cụ bà ?

Bài 12 : Hãy nêu những tính chất về số lượng và thành phần loài của quần xã ?

Bài 13 : Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường ?

Bài 14 : Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm là gì ?

Bài 15 : Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ?

Bài 16 : Sử dụng nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đến các tài nguyên khác như tài nguyên đất và nước ?

Bài 17 : Tìm các nội dung phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng : Thực vật đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ đất .

25
26 tháng 9 2016

Bài 1 :

Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt thì nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chụi đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ môi trường vì sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa thân nhiệt giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào môi trường ngoài .

26 tháng 9 2016

Bài 2 :

- Cây ưa ẩm : sống nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng phiến lá mỏng , bản lá rộng ,màu lá xanh đậm lỗ khí có ở cả 2 mặt lá. Mô giậu kém phát triển ,cây ít cành có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.

- Cây chụi hạn : sống ở nơi thiếu nước cơ thể mọng nước , lá tiêu giảm hoặc biến thành gai , có thể phiến lá dày ,hẹp , gân lá phát triển . Các hoạt động sinh lí yếu vì ban ngày lỗ khí thường đóng để hạn chế sự thoát hơi nước , sử dụng nước dè xẻn.

26 tháng 3 2022

Refer

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0oC – 50oC). Tuy nhiên  một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90 oC), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).

-Động vật ưa ẩm :(ếch, nhái, giun đất...) nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao. Da ẩm ướt và là cơ quan trao đổi nước, khí của cơ thể (ếch nhái). Hoạt động nhiều vào ban đêm, trong bóng râm hoặc trốn tránh vào các hang hốc. Vào mùa đông lạnh hoặc khi thiếu nước thì ếch nhái có thể ngủ thời gian dài trong hang hoặc vùi mình trong bùn ẩm ướt.

-Động vật ưa khô: sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Có một số đặc điểm:

+ Chống thoát hơi nước: giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít

+ Chứa nước: tích luỹ dưới dạng mỡ (bướu ở lạc đà), ốc miệng có nắp chứa nước.

+ Lấy nước: chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước (lạc đà sử dụng cả nước mặn), uống nước nhiều. Một số ĐV có thể tạo nước trong có thể nhờ quá trình phân giải mỡ.

+ Trốn hạn : khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn (nhiều loài côn trùng), hoạt động về đêm…

26 tháng 3 2022

REFER

- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0oC – 50oC). Tuy nhiên có một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90 oC), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).

- Sinh vật được chia thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

+ Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

- Đối với thực vật:

+ Cây sống ở vùng nhiệt đới, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.

+ Cây ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày bao bọc, cách nhiệt bảo vệ cây. Ngoài hình thái của cây nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục.

 

- Đối với động vật:

+ Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ nóng, góp phần giảm toả nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.Khi nhiệt độ môi trường quá cao động vật có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ xuống thấp động vật có hiện tượng trú đông hoặc ngủ đông. Mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hoá thức ăn, ảnh hưởng tới mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật. Ví dụ: Chuột sinh sản mạnh ở 18oC.

-Động vật ưa ẩm :(ếch, nhái, giun đất...) nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao. Da ẩm ướt và là cơ quan trao đổi nước, khí của cơ thể (ếch nhái). Hoạt động nhiều vào ban đêm, trong bóng râm hoặc trốn tránh vào các hang hốc. Vào mùa đông lạnh hoặc khi thiếu nước thì ếch nhái có thể ngủ thời gian dài trong hang hoặc vùi mình trong bùn ẩm ướt.

-Động vật ưa khô: sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Có một số đặc điểm:

+ Chống thoát hơi nước: giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít

+ Chứa nước: tích luỹ dưới dạng mỡ (bướu ở lạc đà), ốc miệng có nắp chứa nước.

+ Lấy nước: chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước (lạc đà sử dụng cả nước mặn), uống nước nhiều. Một số ĐV có thể tạo nước trong có thể nhờ quá trình phân giải mỡ.

+ Trốn hạn : khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn (nhiều loài côn trùng), hoạt động về đêm…

 

22 tháng 4 2020

- Có 4 loại môi trường chủ yếu :

+ Môi trường nước (nước ngọt, nước mặn và nước lợ)

+ Môi trường trong đất

+ Môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường cạn)

+ Môi trường sinh vật (cơ thể sinh vật cũng được coi là môi trường sống của nhiều loài khi cơ thể sinh vật là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống... của chúng).

Như vậy, môi trường sống của sinh vật gồm môi trường vô sinh (môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường trên mặt đất - không khí) và môi trường hữu sinh (môi trường sinh vật).