K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2016

Sau Cách mạng 1905 - 1907,  Nga theo thể chế chính trị nào?

   C. Quân chủ chuyên chế

 

 

 

23 tháng 2 2016

3 . Đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

19 tháng 5 2017

Đáp án B

27 tháng 11 2023

- Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa: Hình ảnh của con đỉa ở đây được chọn để mô tả tính chất "ăn trộm" và "hút máu" của chủ nghĩa tư bản. Giống như cách con đỉa cắn và hút máu từ con mồi của nó, chủ nghĩa tư bản cũng "cắn" vào xã hội để lấy lợi nhuận.

- Một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc: Ông nói rằng chủ nghĩa tư bản có một "cái vòi" kết nối với giai cấp vô sản ở nước chủ quốc (chính quốc). Điều này có nghĩa là chủ nghĩa tư bản tồn tại chủ yếu do việc lợi dụng và sử dụng giai cấp vô sản ở nước nó.

- Một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa: Hình ảnh thứ hai này mô tả một "cái vòi khác" của con đỉa, kết nối với giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa. Điều này thể hiện sự lợi dụng và kiểm soát của chủ nghĩa tư bản không chỉ trong nước mà còn ở các nước khác, nơi mà chúng áp đặt sức ảnh hưởng và "hút máu" tài nguyên.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Minh Mạng là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn trị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Ông là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn. Đây được xem là thời kỳ hùng mạnh cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

Trong 21 năm trị vì, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng (do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang). Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền bá đạo Cơ Đốc vì cho rằng đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc.

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị. A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ. Câu 2: Trong cuộc cải cách về chính trị của Minh Trị, giai cấp nào được đề cao? A. Tư sản B. Địa chủ C.Qúy tộc D. Qúy tộc tư sản Câu 3: Cuộc...
Đọc tiếp

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị.

A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới

B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân

C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.

Câu 2: Trong cuộc cải cách về chính trị của Minh Trị, giai cấp nào được đề cao?

A. Tư sản B. Địa chủ C.Qúy tộc D. Qúy tộc tư sản

Câu 3: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao

B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 4: Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là

A. Cộng hòa B. Quân chủ lập hiến

C. Quân chủ chuyên chế D. Liên bang

Câu 5: Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến?

A. Tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị, chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự

B. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm quyền

C. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền

D. Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.

Câu 6: Sự ra đời các công ty độc quyền đã tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản?

A. Sự lũng đoạn đối với kinh tế, chính trị Nhật Bản

B. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, sự ổn định của nước Nhật

C. Sự phát triển kinh tế và sức mạnh quân sự cho nước Nhật

D. Đưa Nhật Bản trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.

0
31 tháng 10 2018

C. Quân chủ lập hiến

Kiểm tra 1 tiết tốt nhé bạn ^^

31 tháng 10 2018

Vâng cảm ơn ạ. Hihi

3 tháng 11 2018

Đáp án là B

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Bối cảnh: vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tiến hành cuộc cải cách trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt. Ông đã kiên quyết thực hiện cải cách, coi đó là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển và thực hiện các cải cách khác.

Nội dung: 

♦ Về chính trị và hành chính

- Bãi bỏ chức Tể tướng và một số chức danh đại thần khác, nhà vua trực tiếp điều khiển triều đình.

- Bãi bỏ lệ ban quốc tính, quý tộc tôn thất không được lập phủ đệ và quân đội riêng.

- Tổ chức tuyển chọn bộ máy quan lại ở trung ương qua chế độ khoa cử Nho học nhằm hạn chế phe cánh và sự thao túng quyền lực của các công thần. Ở các địa phương, đặt các chức Tổng binh, Đô ty quản lí, đổi chức xã quan thành xã trưởng.

- Từ năm 1466 đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách quy mô lớn, sắp xếp lại bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương:

+ Ở cấp trung ương:

▪ Đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng đế.

▪ Sáu bộ đảm trách những công việc chính yếu của quốc gia.

▪ Đặt thêm Lục tự và Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.

▪ Hoàn thiện hệ thống cơ quan văn phòng và các cơ quan chuyên môn.

+ Ở cấp địa phương:

▪ Cả nước được chia làm 12 đạo (sau đổi thành: thừa tuyên), đến năm 1471 có thêm thừa tuyên Quảng Nam. Đứng đầu thừa tuyên là các Tuyên phủ sứ. Hệ thống cơ quan chuyên trách gồm: Thừa ty (dân sự), Đô ty (quân sự) và Hiến ty (tư pháp).

▪ Kinh thành Thăng Long thuộc một đơn vị hành chính đặc biệt gọi là phủ Trung Đô, về sau đổi gọi là phủ Phụng Thiên.

- Năm 1467, vua Lê Thánh Tông ra lệnh các thừa tuyên vẽ bản đồ gửi về bộ Hộ. Đến năm 1490 bộ bản đồ hoàn thành, được in với tên gọi: Hồng Đức bản đồ sách.

♦ Về quân sự

- Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội, chia làm hai loại quân:

+ Quân thường trực (cấm binh) bảo vệ kinh thành.

+ Quân các đạo (ngoại binh) đóng ở các địa phương.

- Ở các đạo, nhà vua cho đổi 5 vệ quân thời vua Lê Thái Tổ thành 5 phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các sở đội.

- Cho đặt quân lệnh để thường xuyên tập trận và đặt các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ phục vụ quân đội.

♦ Về kinh tế

- Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và quân điền. Với chế độ quân điền, người dân đều được cấp cho ruộng đất công để cày cấy.

- Thể lệ thuế khoá (thuế đinh, thuế ruộng, thuế đất bãi trồng dâu) được nhà nước quy định theo hạng.

- Việc canh nông được khuyến khích.

- Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích.

♦ Về luật pháp

- Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều. Nội dung bộ luật quy định những vấn đề về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng.

- Nhiều truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc đã được thể chế hoá thành các điều luật.

♦ Về văn hoá - giáo dục

- Nho giáo được vua Lê Thánh Tông đặt làm hệ tư tưởng chính thống.

- Giáo dục, khoa cử được chú trọng.

+ Nhà vua cho trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học; mở rộng hệ thống trường học công đến cấp phủ, huyện; định phép thi Hương, thi Hội quy củ.

+ Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và tôn vinh các bậc trí thức Nho học đỗ đại khoa.

Kết quả và ý nghĩa: Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, để cao quyền hành toàn diện của hoàng đế. Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giảm sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ.