K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2018

Phép liên kết trong đoạn văn đó là:

   - Phép thế:

      + Thủy Tinh - vị thần nước

      + Sơn Tinh - thần núi

   - Phép nối: Nhưng năm nào cũng vậy

28 tháng 10 2021
Yến Nhi ơi cậu làm bạn tớ đi
13 tháng 5 2018

câu 1: Nội dung bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " của Thanh Hải: thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, cho xã hội.

NT: thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, thiết tha, nhiều hình ảnh đẹp, so sánh,ẩn dụ sáng tạo.

câu 2: hàm ý: Khi con người đã từng trải thì vẫn vững vàng trước tác động của ngoại cảnh.

câu 3: phép liên kết:
phép nối: nhưng

phép đồng nghĩa: thần nước-Thủy Tinh; thần núi - Sơn Tinh

mình nghĩ vậy thôi chứ k bk đúng k nữa

13 tháng 5 2018

cảm ơn bn nka

Cho đoạn văn sau: "Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có sợ gì chúng".

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Đoạn văn là lời nói của ai với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Về vấn đề gì?

c. Qua lời nói trên, em hiểu đó là người như thế nào? Trình bày ý hiểu của em bằng một đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 10 câu sử dụng phép thế để liên kết câu, và một câu ghép.

120
15 tháng 5 2021

a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.

23 tháng 9 2021

a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".

Tác giả: Ngô gia văn phái

b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ. 

Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.

 

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…rồi trở về thực tại:” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài...
Đọc tiếp

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:

….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…
rồi trở về thực tại:
” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

1
16 tháng 6 2016

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.

– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.

3.

Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.

8 tháng 3 2021

Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng vậy, phải không ngừng nỗ lực để có thể theo kịp sự thay đổi của cuộc sống. Có thể ngày hôm nay như vậy, nhưng tương lai không biết sẽ ra sao. Chính vì vậy, chúng ta phải có ý thức tự chủ động tìm hiểu kiến thức, tự học, tự trau dồi bản thân để có thể bắt kịp với guồng quay của nhịp sống xã hội.

Khái niệm của việc tự học rất đơn giản. Đó chính là tự vận động bản thân mình, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức mới, những điều ta được trải nghiệm trong cuộc sống mà không phải chờ đợi người khác chỉ bảo, dạy dỗ lại. Tự học có lẽ là điều rất cần thiết bởi với nhịp sống xã hội không ngừng phát triển ngày nay, nếu không tự học, chúng ta sẽ bị thụt lùi so với thời đại. Không chỉ thế, kiến thức là điều vô hạn, chỉ có con người là hữu hạn. Không phải điều gì chúng ta cũng biết, cũng thông thạo am hiểu. Cần phải có một quá trình học tập, trau dồi mới có thể học được những thứ ta cần, để phục vụ cho công việc. Nhưng khi ta chưa kịp nắm vững về lĩnh vực này, thì ngày mai xã hội lại có những ý tưởng, những sáng kiến mới, do đó buộc chúng ta phải luôn không ngừng rèn luyện, học tập để có được những hiểu biết, cũng như kiến thức nhất định để phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống.

Nhưng tại sao lại phải tự học, vì khi có điều kiện, chúng ta có thể đi học trường nọ lớp kia. Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi những gì ta tự học, tự mày mò tìm hiểu, chắc chắn sẽ để lại trong chúng ta ấn tượng sâu sắc hơn, so với những kiến thức khô khan trên lớp. Chúng ta đam mê một điều gì đó, rồi tự khám phá, tìm hiểu, vấn đề sẽ được giải quyết một cách triệt để hơn. Tất nhiên trong quá trình tự học, ta có thể tham khảo từ những người xung quanh, bạn bè, thầy cô, trường lớp… nhưng quan trọng nhất vẫn phải là bản thân chúng ta, bởi chẳng ai có thể học và ghi nhớ thay bản thân ta được.

Bên cạnh những người đã biết chủ động học tập, thì thế hệ trẻ hiện nay một số đông đang có tính ỷ lại, học tập một cách bị động, học gạo, không mang lại hiệu quả cao. Các em học tập theo một cách đối phó, chỉ để chống đối với cha mẹ, thầy cô, hoặc để có thành tích tốt, bảng điểm đẹp, nhưng kết quả thực chất lại không có gì. Lý do bởi các em đâu có đam mê, đâu có hứng thú, chỉ học cho có, vì trách nhiệm mà thôi. Cũng có những người lại tự mãn, quá tin vào bản thân. Họ cho rằng những gì họ biết đã là quá đủ, đủ để phục vụ cho cuộc sống, nhưng họ đâu biết rằng, đến một ngày cuộc sống, cũng như xã hội thay đổi, những gì họ biết đã không còn là đủ. Khi đó, họ sẽ trở thành những con người đi chậm lại so với xã hội, dẫn đến tình trạng chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống.

Có rất nhiều tấm gương về tinh thần tự học, tiêu biểu chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta. Người đi khắp nơi, làm mọi nghề, tự học mọi thứ mà không cần thầy cô, trường lớp nào. Mỗi người hãy noi theo những tấm gương sáng đó, ngày đêm trau dồi, rèn luyện bản thân học tập thật tốt, để trở thành người có ích cho xã hội, cũng như tạo được những niềm vui cho riêng bản thân nhờ vào việc học.

Chú thích :

Có lẽ : thành phần biệt lặp tình thái

Chính vì vậy : Phép liên kết ( phép nối)

23 tháng 2 2019

Chọn đáp án: A

10 tháng 11 2022

A

8 tháng 1 2018

Phương thức liên kết trong đoạn văn trên: phép nối, phép lặp, phép thế.

    - Phép nối: từ ngữ để nối “song”.

    - Phép thế: từ “nàng”, “vợ” thế cho từ “Vũ Nương”.

    - Phép lặp: từ “Trương Sinh”.

15 tháng 7 2018

Chọn đáp án: D