K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Phần ba giới thiệu về ghe

- Ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu…

4 tháng 10 2023

Nội dung chính của văn bản trên là: Giới thiệu một số phương tiện giao thông trong tương lai.

=> Đáp án A

17 tháng 5 2019

- “Giới thiệu” về chân dung của “chú tôi” có nét biếm họa giễu cợt, mỉa mai:

+ Hay tửu hay tăm: nghiện ngập, nát rượu

+ Hay nước chè đặc: nghiện chè

+ Hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, ước đêm thừa trống canh: lười biếng, không muốn làm việc

- Dùng chữ “hay” (giỏi) và lối nói ngược để châm biếm thói hư tật xấu của tên “chú tôi”

→ Con người lắm tật xấu, lười biếng

Nhân vật đối lập với “chú tôi” là cô yếm đào:

+ Người con gái đẹp, trẻ trung

+ Cần cù chăm chỉ (lặn lội bờ ao)

→ Hình ảnh đối lập càng có giá trị châm biếm những kẻ lười lao động, ăn chơi, nát rượu

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 10 2023

Về từ loại, ta có từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ, tính từ, phó từ, số từ. Mỗi từ đều mang những sắc thái khác nhau, chắc năng khác nhau nhằm tạo thành một câu nhất định. Về câu, ta có câu trần thuật, câu khẳng định, câu phủ định, câu ghép, câu đơn, câu đặc biệt, câu cảm thán, câu hỏi. Tất cả những loại câu này đều nhằm biểu thị những trạng thái, tình cảm khác nhau của sự vật và con người. Vậy nên, chúng ta cần phải biết cách sử dụng nó đúng nơi, đúng chỗ và đúng mục đích.

Bài thơ (bản phiên âm) đc viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là gì? Em hãy đọc 2 câu thơ mở đầu và cho biết:Cảnh đêm đượcgợi tả bằng hình ảnh nào?Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?    3. Hãy đọc 2 câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ...
Đọc tiếp
  1. Bài thơ (bản phiên âm) đc viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là gì? 
  2. Em hãy đọc 2 câu thơ mở đầu và cho biết:
  • Cảnh đêm đượcgợi tả bằng hình ảnh nào?
  • Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

    3. Hãy đọc 2 câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :

  • Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ đến quê hương?
  • So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở 2 câu thơ cuối để hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

     4. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, 2 câu đầu thuần túy tả cảnh, 2 câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.

5
17 tháng 10 2016

1. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật ràng buộc.

- Nỗi suy tư, xúc cảm của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê

17 tháng 10 2016

4. - Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Chính xác phải là hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình. - Vì: Hai câu đầu: + Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê. Câu thứ 2 tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân, từ sàng tiền đến song tiền (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác “ngỡ phủ sương” - > Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến. = > Như vậy, ở hai câu đầu: cảnh đã chứa đựng tâm tình. - Hai câu sau: + Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương. + Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ea trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn. + Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn = > Cảnh – tình khăng khít gắn bó không thể tách bạch. 

 

2 tháng 11 2016

amột thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.

-Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ

-Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương</span></p><p><span>c)-Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:đầu, nhìn trăng sángnhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ, tính từ / tính từ , danh từ / danh từ

-Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...

21 tháng 11 2016


Cô Hợp kính mến!
Cô ạ! Đây là lần đầu tiên em viết thư cho cô và có thể sẽ là lần cuối. Sau này em sẽ không được nghe cô giảng bài nữa, bởi lúc cô đọc được lá thư này, em đã đến một nơi rất xa cô. Đối với em, cô như người mẹ thứ hai của cuộc đời, suốt đời này em sẽ mãi không quên. Có thể, cô cầm lá thư trên tay, lòng ngỡ ngàng không biết vì sao em lại viết thư cho cô, bởi lẽ em không còn được tiếp tục đến trường, không còn được học cấp III. Em phải đi kiếm tiền để giúp đỡ gia đình. Học sinh của cô thì có rất nhiều, em chỉ là một trong số đó nhưng các bạn ấy thì nhiều bạn học giỏi, còn em thì học kém hơn . Nhưng điều đó không làm em buồn, vì một năm lớp 9 được học cô, được nghe những lời khen chê của cô em rất sung sướng, hạnh phúc và trân trọng. Một năm nay, cô đã cho em tình yêu thương chan chứa vô bờ, em chân thành cảm ơn cô. Trong em còn mãi những kỉ niệm khó quên. Em sẽ nhớ mãi lần kiểm tra em vẫn xem tài liệu, bị cô bắt được. Và những lần sau nữa, chỉ cần bắt gặp ánh mắt nghiêm nghị của cô lúc đó cũng đủ làm em xấu hổ biết chừng nào. Và em cũng luôn nhớ nụ cười hiền từ trên khuôn mặt cô, những lời trách giận đầy yêu thương và sau mỗi lần trách giận cô lại nở nụ cười làm cho chúng em cảm thấy vô cùng gần gũi, quý mến.

Những lời thủ thỉ tâm tình, dặn dò của cô như một động lực thúc đẩy chúng em cố gắng học hành. Nhưng giờ đây, em không còn được nghe tiếng cô, nhìn thấy nụ cười của cô trên bục giảng thân yêu như ngày nào nữa. Sau này, cô còn có nhiều học trò giỏi giang, thành đạt, có thể rồi cô sẽ quên em như bao học trò khác nhưng trong lòng em luôn mãi mãi có hình bóng cô.

Cô kính mến! Em cũng chẳng biết tại sao em lại cần viết bức thư này để gửi cho cô. Rồi em nghĩ mình có dám gửi cho cô không? Rồi cô đọc sẽ nghĩ như thế nào? Nhưng bằng bất cứ giá nào em cũng phải gửi cho cô, rồi sau đó thế nào thì mặc. Cô có còn nhớ bạn Trang lớp 7C, em sẽ giống như bạn ấy, mong cô đừng trách chúng em, cũng vì điều kiện gia đình mà em phải đành phải từ bỏ đời học trò cũng thật tiếc cô ạ!

Có thể cô không biết nỗi niềm của người học trò cũ này, nhưng em vẫn cảm thấy thật hạnh phúc khi được làm học sinh của cô năm học cuối cùng. Với em thế là đủ. Cô có thể xem như đây là bài Văn cuối cùng mà em viết. Xin cô hãy chấm điểm cho em để thoả lòng mong muốn, bởi lẽ đây là bài Văn em dành hết tâm trí cũng như lòng can đảm để viết.

Thôi, thư chưa dài nhưng em xin tạm dừng bút. Cuối cùng em xin chúc cô dạy ngày càng giỏi, có nhiều học sinh ngoan, thành đạt, chúc gia đình cô đầm ấm, hạnh phúc.

Mãi nhớ về cô, yêu cô thật nhiều...

21 tháng 11 2016

ko phải dài như thế này đâu!!!!!!

4 tháng 11 2019

Những sai sót cần tránh của cả hai loại văn bản:

- Thiếu một trong các mục chủ yếu của mỗi loại văn bản.

- Trình bày không cân đối, thiếu sáng rõ.

- Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể.

- Những mục cần chú ý là: tên văn bản, nơi nhận báo cáo (đề nghị), người báo cáo (đề nghị), nêu sự việc lí do báo cáo (đề nghị)