K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2022

mình cũng vậy

11 tháng 2 2022

Me too, phiên bản này khó dùng lắm

Hai ba giờ đêm, khi các đường phố của Hà Nội đã trở lại yên tĩnh và vắng lặng, sau khi cái hoạt động cuối cùng của những người đi xem hát hay đi coi chớp ảnh về, thì phía các ngoại ô, từng tốp một, các người trồng hay bán "la gim" bắt đầu đem hàng của họ vào.   Họ gánh hàng đến và bày ra trước chợ, ngay trên đường nhựa để đợi các người đến mua buôn. Dưới ánh sáng đèn...
Đọc tiếp

Hai ba giờ đêm, khi các đường phố của Hà Nội đã trở lại yên tĩnh và vắng lặng, sau khi cái hoạt động cuối cùng của những người đi xem hát hay đi coi chớp ảnh về, thì phía các ngoại ô, từng tốp một, các người trồng hay bán "la gim" bắt đầu đem hàng của họ vào.

   Họ gánh hàng đến và bày ra trước chợ, ngay trên đường nhựa để đợi các người đến mua buôn. Dưới ánh sáng đèn điện, và trong luồng gió thoảng đêm khuya, đấy là một phiên chợ của cái mát mẻ, non tươi, "phiên chợ xanh" của cả Hà Nội họp mà người Hà Nội không biết. Những thức hàng mỏng manh ấy không thể đợi ánh sáng gay gắt của ban ngày để mà héo úa, nên trước khi trời sáng, trước khi phiên chợ chính thức bắt đầu họp dưới mái tôn, thì phiên chợ xanh đã tàn. Những người bán lại quang gánh không, đi trở ra các ngoại ô, và những chiếc xe gỗ cũ kỹ lại lộc cộc dắt về các đường đất quanh thành phố.

Câu 1:

a) Xác đinh 1 biện pháp tu từ trong câu;"Những thức hàng mỏng manh ấy không thể đợi ánh sáng gay gắt của ban ngày để mà héo úa, nên trước khi trời sáng, trước khi phiên chợ chính thức bắt đầu họp dưới mái tôn, thì phiên chợ xanh đã tàn.''

b) Nêu tác dụng của biện pháp đó

Câu 2:

Căn cứ vào văn bản, em hãy chỉ ra những đặc điểm của '' phiên chợ xanh'' Hà Nội

Câu 3: Em cảm nhận như thế nào về '' phiên chợ xanh'' được tác giả nhắc đến trong văn bản. Hãy dùng 5-7 câu văn để ghi lại cảm nhận ấy

0

“Thời gian trôi qua nhanh chỉ còn lại những kỉ niệm". Quá khứ vẫn mãi chỉ là quá khứ và mỗi lần nhắc đến quá khứ thường cảm thấy tiếc nuối và bao kỉ niệm ùa về trong ta. Mới đây thôi mà cũng đã 20 năm hôm nay tôi trở về thăm trường – ngôi nhà thứ hai của mình nhân dịp lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường.

Hôm đó là một buổi sáng đẹp trời, bầu trời trong xanh , cao vời vợi, tôi trở về trường trong cảm xúc rạo rực , phấn khởi,bồi hồi, xốn xang. Ngôi trường thấp thoáng dưới những bóng cây xanh nhưng dưới ánh nắng mặt trời thì ngôi trường càng trở nên rực rỡ hơn. Sau 20 năm xa cách thì mọi thứ đã dần thay đổi từ những dãy nhà ngói màu đỏ thì giờ đã được tu sửa thành những dãy nhà cao tầng màu vàng khang trang ,sạch đẹp. Chiếc cổng được lát nền đá hoa sáng bóng đang dang tay chào đón mọi người . Không giống như mọi ngày , hôm nay là một ngày rất quan trọng nên mọi người đều đến từ rất sớm để chuẩn bị cho ngày lễ. Bước vào cổng trường , tôi bắt gặp bao nhiêu những cựu học sinh hôm nay cũng về thăm trường với những lẵng hoa tươi thắm để mừng cho ngày lễ trọng đại này. Không ai nói ra nhưng tôi thấy được sự thành đạt của họ và dường như họ cũng có trách nhiệm trở về trường bởi nơi đây đã vun đắp và thắp sáng cho chúng ta bao ước mơ để có được như ngày hôm nay. Tôi cùng lớp học cũ đang lang thang dạo bước trên sân trường để ngắm từng lớp học và cảnh quan của trường thì từng đằng xa bỗng nghe thấy tiếng gọi thân mật trìu mến:” 9B ơi…”. Chúng tôi ngơ ngác nhìn xung quanh chưa biết là ai, thì bỗng cô lại gần và vỗ vai tôi. À, thì ra là cô giáo chủ nhiệm của tôi , hôm nay cô thướt trong tà áo dài màu hồng trông cô thật trẻ trung, xinh xắn. Chúng tôi xúm lại ôm chầm lấy cô và cô trò cùng hàn huyên tâm sự. Cô nhắc lại bao nhiêu kỉ niệm với chúng tôi gắn với thời :” Nhất quỷ nhì ma, thứ a học trò”, nhưng cô không hề trách mắng, mà cô vừa nói vừa cười tôi có cảm giác như cô cũng đang rất mừng cho sự trưởng thành của từng thế hệ học sinh.Chúng tôi cùng cô lên thăm lớp học cũ của mình đứa nào đứa nấy đều nhanh chóng nhớ vị trí ngồi cũ của mình trước kia và trong tôi chợt vẳng lại giọng nói vừa nghiêm nghị vừa gần gũi, yêu thương. Giọng cô nhỏ và trong, những bài cô giảng, những câu chuyện thần tiên bao giờ cũng hấp dẫn hơn rất nhiều. Cho đến hôm nay tôi cũng vẫn còn nhớ như in câu chuyện cô kể về một thời hoa đỏ cho chúng tôi nghe.

Rồi chúng tôi cùng nhau xuống dự buổi lễ thành lập trường. Nhìn lại 50 năm với bề dày lịch sử, những thành tích cao mà trường đã đạt được , chúng ta có quyền tự hào về các thế hệ, cán bộ giáo viên của nhà trường luôn có ý thức tự giác, tích cực học hỏi, là những thầy cô say chuyên môn, có trình độ tay nghề cao, giàu lòng yêu nghề, mến trẻ. Học sinh có truyền thống chăm ngoan , học giỏi,không ngừng tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tích cực học tập đỗ đầu vào các trường cấp ba đứng đầu của Tỉnh.Kết thúc buổi lễ, chúng tôi cùng nhau ăn liên hoan rồi lại nhớ lại buổi liên hoan chia tay cuối cấp , cùng nhau viết những dòng lưu bút đầy cảm động và cả lớp cùng nhau viết cho cô một quyển sổ nhật kí để lưu lại những kỉ niệm của cô trò trong những tháng ngày đã qua.

Một ngày đầy ý nghĩa đã trôi qua tôi trở về nhà trong lòng đầy nhớ nhung , tất cả sẽ mãi là hành trang dõi theo tôi từng bước để tôi ngày một cố gắng.Mỗi chúng ta giờ đây đều đã khôn lớn trưởng thành, giờ đây những ước mơ của thời học sinh cũng đã trở thành hiện thực đã được chắp cánh bay xa, chỉ còn lại ngôi trường vẫn hiên ngang đứng đó lưu giữ những kí ức của tuổi thanh xuân bồng bột, trong sáng.

Cuộc vui nào cũng có ngày chia tay. Ngày trở về trường sau 20 năm xa cách giờ đây cũng đã trở thành quá khứ nhưng chúng ta luôn nghĩ rằng quá khứ sẽ luôn tươi đẹp , hãy giữ gìn nó, hãy để ngôi trường là một phần kí ức trong tâm hồn” Ngoài sân phượng rơi hồng trang kỉ niệm. Chợt nhớ về những ngày xưa đã qua. Và hôm nay chúng ta đã quay trở về…”

Bút xuống dòng tiễn cánh thư đi, gửi về Bi – người bạn học thân thiết nhất thủa ấu xa xưa của Bon.

Bi thân mến! Bạn vẫn khỏe chứ!? Mới đây mà đã thấm thoát 20 năm trôi qua rồi. Thời gian trôi qua nhanh thật đấy! Mình nhớ bạn bè, nhớ thầy cô, nhớ trường lớp nhiều lắm. Những hình ảnh ấy đã khắc sâu trong tâm trí của Bon, chỉ mong sao thời gian quay trở lại để những kỷ niệm thời áo trắng mãi mãi không phai…! Sau bao nhiêu năm xa cách, hôm nay Bon cũng đã có dịp trở về thăm lại ngôi trường mà chúng ta có biết bao kỷ niệm vui buồn cùng bạn bè, thầy cô! Từ xa, Bon đã xác định được vị trí của ngôi trường, khi đến gần Bon rất ngỡ ngàng bởi cái cổng trường hùng tráng cùng với cái bảng to đùng đề tên: "Trường Trung Học Cơ Sở Mai Xuân Thương". Vào mùa hè nên ngôi trường trở nên vắng vẻ và yên tĩnh hơn! Được nhìn lại, ngắm lại ngôi trường xưa, Bon cứ ngỡ rằng mình vẫn còn là một đứa học trò luôn được thầy cô dìu dắt, dạy bước đi, lời nói đầu đời. Nhưng giờ đây, đó chỉ là những khoảnh khắc kỷ niệm hay những dòng lưu bút tuổi học trò của Bon mà thôi! Bước chân của Bon lúc này cứ như chùng lại cùng với bao nhiêu suy nghĩ cứ hiện lên trong đầu: "Không biết qua 20 năm thì sự mới lạ gì sẽ đến với ngôi trường này nữa đây!?" Cũng chính lúc đó, con tim Bon như đập nhanh và rộn ràng hơn. Bon đứng lại hít một hơi thật dài, cái không khí ấy vẫn mát lạnh dễ chịu như ngày nào.

Bi biết không!? Sân trường bây giờ đã được đổ bê tông chứ không phải là cái nền đất như ngày xưa vẫn làm chúng mình đỏ mắt mỗi khi gió to, và lắm lem quần áo trong giờ ra chơi. Còn vào mùa hạ thường thì cái nắng chói chang sẽ soi rọi khắp sân trường, nhưng sân trường giờ đây đã được rợp cả bóng mát. Vì những tán bàng lốm đốm màu đỏ cùng với những tán phượng xanh mơn mởn đã che mát cho cả sân trường. Nhìn lại những hàng phượng vĩ lung linh đùa vui trong nắng và gió, Bon lại nhớ đến cái ngày lớp mình mang những cây bàng, cây phượng bé xíu về trồng và thay nhau tưới nước chăm sóc, vậy mà giờ này nó đã to lớn đến chừng này rồi! Chen lẫn trong rất nhiều cái ghế đá đặt dưới sân, Bon phát hiện thấy một chiếc ghế đá dưới gốc phượng mà màu sơn đã bạc theo năm tháng nhưng vẫn còn mờ mờ hàng chứ "Tập thể lớp 9/2 kính tặng". Đó là món quà lớp mình đã tặng cho trường làm kỷ niệm vào năm cuối cấp đó, Bi có còn nhớ không!? Bây giờ ngôi trường mới đã khác xưa rất nhiều, với 3 tầng lầu cao vót và một màu hồng tươm tất. Nền hành lang và cầu thang đều được lót gạch bông trông rất sạch sẽ, phòng học cũng trang trọng và rộng rãi hơn trước rất nhiều. Dường như bàn ghế, bảng đen, phấn trắng cũng đang háo hức đợi ngày tựu trường…

Những thay đổi đó làm Bon có cảm giác khi bước trong sân trường xưa như hàng ghế đá đang ngẩn ngơ nhìn theo, nắng lung linh đùa vui với hàng phượng vĩ vẫn tiếng ve gọi reo, nét phấn trên bảng đen cùng năm tháng kéo Bon quay về thời thơ ấu ngồi lắng nghe lời thầy, lời cô năm xưa giảng dạy. Nhưng bây giờ cái cảm giác đó đã đi qua cùng với ký ức học trò rồi! Bon biết cho dù có cố mấy đi nữa thì thời gian đã qua đi chẳng thể nào đưa chúng ta quay lại tuổi học trò nữa, đúng không Bi!? Có điều Bon không biết trong tim Bi hay những cô cậu học trò khác, kỷ niệm tuổi học trò và trường xưa có phải chỉ là kỷ niệm dĩ vãng đã đi vào quên lãng không!? Nhưng đối với Bon, kỷ niệm trường xưa sẽ mãi mãi khắc sâu trong con tim Bon, sẽ mãi mãi không phai nhòa đâu. Trong tâm trí Bon, cái thuở học trò hồn nhiên vô tư ấy lại chợt hiện về. Đang say sưa với tâm tưởng đó, bỗng có một giọng nói quen thuộc vang lên: "Có phải Bon đấy không!?" Bi có biết giọng nói này của ai không!? Đó chính là Bin – cựu thành viên trong nhóm "Bộ ba B 3 B" chúng mình hay cùng nhau bày ra những trò chơi để trêu chọc các bạn và thầy cô đó. Cả Bon lẫn Bin đều rất ngạc nhiên và vui mừng khôn xiết khi được gặp lại nhau tại ngôi trường xưa dấu yêu này. Trông Bin vẫn phong độ như ngày nào! Bi ơi! Bon thật là hạnh phúc khi bắt gặp lại những hình ảnh cũ đã ăn sâu trong tiềm thức của mình, và được gặp lại người bạn đã xa cách biết bao năm tháng. Hai tụi mình cùng ngồi trên cái ghế đá đã bạc màu kia, và cùng kể lại những kỷ niệm của tuổi học trò. Chuyện mà chắc cả 3 chúng ta sẽ không quên, đó chính là chuyện: "3 chúng ta đã bắt con cóc bỏ vào cặp cô Thanh Hiệp, và cô đã xỉu trước lớp vì yếu tim khi thấy con cóc đó." Lúc đó cả 3 chúng ta đều sợ sẽ có chuyện không hay đến với cô, và nếu như cô biết chuyện sẽ đuổi học. Riêng Bon, lúc đó Bon không biết làm gì cả, chỉ biết đứng yên một chỗ nắm chặt tay lại cho nỗi sợ hãi sâu vào lòng. Sáng hôm sau, cô đi dạy lại và đã biết sự việc do B 3 B chúng ta làm, nhưng cô không truy cứu mà chỉ nhắc chung chung trước lớp thôi.

Đến giờ cả 3 chúng ta đều chưa có dịp xin lỗi cô. Khi quay trở về đây, Bon và Bin đã không còn cơ hội xin lỗi và đền đáp công ơn dạy bảo của cô nữa, vì cô đã khuất xa nơi phương trời nào trở về cát bụi. Bon và Bin chỉ có thể dành vài phút tĩnh lặng để mặc niệm cho cô thôi! Tuy rằng cô chỉ là giáo viên dạy Văn chứ không phải là giáo viên chủ nhiệm lớp ta, nhưng cô đã để lại một ấn tượng tốt cho biết bao nhiêu đứa học trò, không chỉ riêng gì Bon – Bin – Bi hoặc là tập thể lớp 9/2 chúng mình. Vì cô chẳng bao giờ đánh học sinh cả, những lúc la mắng học sinh, cô cũng chỉ dùng những lời lẽ dịu dàng và tâm lý. Cô luôn luôn mở rộng tấm lòng vị tha cho bất cứ người học trò nào biết lỗi, Bon cũng là một trong những tên học trò luôn làm cô buồn lòng. Nếu như mà có ước muốn trong cuộc đời này, Bon chỉ mong được thời gian quay trở về tuổi học trò của mình, và sẽ không cho nó trôi qua một cách vô vị để giờ đây phải hối tiếc đâu. Nhưng ước muốn đó chỉ là một ảo ảnh cuộc đời của Bon, nó chỉ có thể xảy ra trong giấc mơ hay là những ký ức đó thỉnh thoảng lại tái hiện trong lòng Bon. Bây giờ Bon đã trở thành một người nhạc sĩ chứ không còn là một đứa học trò hay phá phách nữa, Bon không biết phải đền đáp công ơn dạy bảo của thầy cô như thế nào!? Bon chỉ có thể dùng những cảm xúc của mình viết lên trên những khúc nhạc để ca ngợi công ơn dạy bảo của thầy cô ở ngôi trường gắn liền với ký ức tuổi thơ của biết bao người học trò, không chỉ riêng Bon… Đứng tại nơi đây, Bon cứ nghĩ rằng: "Không biết 20 năm sau, sẽ có cô cậu học trò nào về thăm lại trường có cảm xúc như Bon lúc này không!?"

Thật lòng Bon cũng không nỡ rời xa ngôi trường trong giây phút này đâu, cái giây phút này nó làm cho Bon nhớ đến những giây phút rời xa trường, cánh hoa phượng nghiêng mình chào tiễn biệt của năm nào. Nhớ lại giây phút chia xa ấy, Bon không làm sao cho vơi bớt hết những nỗi sầu, nỗi hắt hiu khi cứ nghĩ phải rời xa trường, nó gợi lên cho Bon một cái buồn tê tái. Ngồi nơi đây, Bon và Bin chỉ biết nhìn theo thời gian chia cách mỗi người một nơi tại ngôi trường xưa này. Đôi bàn tay Bon quá mong manh và nhỏ bé, Bon không biết níu kéo sao đây cho thời gian ngừng trôi. Những bước chân rời xa trường của Bon thấy sao não nề quá!? Bon chỉ muốn đứng yên và ôm thật chặt lấy ngôi trường này thôi, nhưng. Bon không thể! Bi ah! Đường còn dài ngày mai đi tiếp, thư chưa dài, Bon xin hẹn viết thư sau! Nếu có dịp thì Bi hãy về thăm lại trường nha, và đừng quên nhớ viết thư cho Bon đấy!

Tuy Bon – Bin – Bi không còn ngồi học tại ngôi trường này nữa, nhưng những khoảnh khắc kỷ niệm tuổi học trò của chúng ta đừng cho nó chỉ là kỷ niệm dĩ vãng và đi vào quên lãng nhé! Với Bon, Bon chỉ mong sao ngôi trường này sẽ dìu dắt những cô cậu học trò nên người và trở thành người có ích cho xã hội. Mong sao thời gian đừng trôi qua thật nhanh, hạt bụi phấn đừng vội rơi để mái tóc của thầy cô sẽ không bạc màu và người sẽ còn mãi nâng bước chân trẻ thơ của người học trò. Chào Bi!

26 tháng 2 2018

Vũ trụ, năm 3000!

Chào những người bạn của tôi ở thế kỷ 21! 
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Rando - lá thư điện tử thông minh đến từ vũ trụ những năm 3000. Chắc có lẽ bạn không tin, nhưng tôi đã đến đây bằng cỗ máy thời gian đó. Tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm với Trái Đất nên tôi đã mạo hiểm vượt thời gian du hành đến đây để cảnh báo với các bạn rằng: Hãy hành động và chung tay vì một thế giới tươi đẹp!

Giáo dục là chìa khóa xây dựng nên một quốc gia lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay lại có nhiều người ở nhiều quốc gia trên thế giới không biết đọc, biết viết. Điều này trở thành một thách thức đối với sự phát triển của đất nước.

Thất học cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các tệ nạn trong xã hội, bằng chứng là ở đó, các thành phần tội phạm nhiều hơn và các vấn đề về sức khỏe thì liên tục tăng vì thiếu hiểu biết Tại các quốc gia này, hầu hết trẻ em sẽ không bao giờ được tiếp cận với việc học tập, trong khi có những em không thể hoàn thành bậc học mà phải nghỉ giữa chừng. Hơn một phần ba trẻ em bắt đầu đi học trong năm 2012 ở khu vực này sẽ bỏ học trước khi đến năm cuối cấp tiểu học. Hiện nay, theo ước tính, có khoảng 40 triệu trẻ em trên toàn thế giới không được tới trường, nhất là trẻ em gái. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia châu Phi cận Sahara, nơi bùng nổ dân số và thống kê được khoảng gần 20 triệu trẻ em không được đi học.

Đó là chưa kể, rất đông trẻ em Syria hiện đang sống trong những trại tị nạn nghèo nàn gần biên giới đất nước láng giềng Jordan, nơi đã có tới gần 640.000 người Syria tìm tới cư trú. Trẻ em sống trong những trại tị nạn này có cuộc sống rất chật vật. Các em thường không may mắn được tới những lớp học dã chiến.

Thử hỏi, không có tri thức thì làm sao quốc gia mới phát triển, quốc gia kém phát triển thì thế giới của chúng ta cũng chẳng thể nào có được những bước nhảy vọt.

Tôi rất mong, với những cảnh báo của mình, mỗi chúng ta có những hành động quyết liệt hơn để tất cả trẻ em trên thế giới của chúng ta đều được đến trường, đều được tiếp cận với những tri thức tiên tiến nhất của nhân loại vì một thế giới có những bước phát triển vượt bậc.

Thân ái và chào tạm biệt!

26 tháng 2 2018

Universe, year 3000!

Welcome to my friends in the 21st century!
I would to introduce myself, I'm Rando - the smart e-mail from the 3000 universe. You probably do not believe, but I came here with that time machine. Finding yourself responsible for the Earth, I ventured beyond time to travel to warn you: Take action and join hands for a fresh world.

Education is the key to building a stronger nation. However, there are now many people in many countries in the world can not read, write. This becomes a challenge to the development of the country.

Unexplained learning is also one of the causes of social evils, as evidenced by the fact that more criminal components and health problems are constantly increasing due to lack of knowledge.


There are still many children in the world who do not attend school (photos)
Currently, around 40 million children worldwide are not able to attend school, especially girls. The situation is parularly severe in sub-Saharan African countries, where population booms and statiss show that nearly 20 million children are excluded from school.

In these countries, most children will never have access to study, while some will not be able to complete their studies but have to take breaks in the middle. More than one-third of children entering school in 2012 in this area will drop out of school before reaching the senior year of elementary school.

That is not to say, many Syrian children are living in poor refugee camps near the border of neighboring Jordan, where nearly 640,000 Syrian people have come to reside. Children living in these refugee camps have very struggling lives. They are often unlucky to go to field classes.

Without knowledge, how can a nation grow, a less developed country, and our world can not make a leap?

I look forward to, with our warnings, that each of us has a more dras action so that all children in our world can go to school, have access to the most advanced knowledge of the human This is because the world has a great development.

Sincerely and goodbye!

13 tháng 12 2020

Đoạn văn trên kể về chuyện con ếch ra khỏi miệng giếng và ếch vì ỷ lại mình to mà chủ quan nên bị con trâu dẫm bẹp. Qua đoạn văn trên em rút ra được bài học là chúng ta nên học hỏi và tìm hiểu để tầm hiểu biết của mình được nhiều và phong phú hơn.

Hai ba giờ đêm, khi các đường phố của Hà Nội đã trở lại yên tĩnh và vắng lặng, sau khi cái hoạt động cuối cùng của những người đi xem hát hay đi coi chớp ảnh về, thì phía các ngoại ô, từng tốp một, các người trồng hay bán "la gim" bắt đầu đem hàng của họ vào.   Họ gánh hàng đến và bày ra trước chợ, ngay trên đường nhựa để đợi các người đến mua buôn. Dưới ánh sáng đèn...
Đọc tiếp

Hai ba giờ đêm, khi các đường phố của Hà Nội đã trở lại yên tĩnh và vắng lặng, sau khi cái hoạt động cuối cùng của những người đi xem hát hay đi coi chớp ảnh về, thì phía các ngoại ô, từng tốp một, các người trồng hay bán "la gim" bắt đầu đem hàng của họ vào.

   Họ gánh hàng đến và bày ra trước chợ, ngay trên đường nhựa để đợi các người đến mua buôn. Dưới ánh sáng đèn điện, và trong luồng gió thoảng đêm khuya, đấy là một phiên chợ của cái mát mẻ, non tươi, "phiên chợ xanh" của cả Hà Nội họp mà người Hà Nội không biết. Những thức hàng mỏng manh ấy không thể đợi ánh sáng gay gắt của ban ngày để mà héo úa, nên trước khi trời sáng, trước khi phiên chợ chính thức bắt đầu họp dưới mái tôn, thì phiên chợ xanh đã tàn. Những người bán lại quang gánh không, đi trở ra các ngoại ô, và những chiếc xe gỗ cũ kỹ lại lộc cộc dắt về các đường đất quanh thành phố.

Câu 1:

a) Xác đinh 1 biện pháp tu từ trong câu;"Những thức hàng mỏng manh ấy không thể đợi ánh sáng gay gắt của ban ngày để mà héo úa, nên trước khi trời sáng, trước khi phiên chợ chính thức bắt đầu họp dưới mái tôn, thì phiên chợ xanh đã tàn.''

b) Nêu tác dụng của biện pháp đó

Câu 2:

Căn cứ vào văn bản, em hãy chỉ ra những đặc điểm của '' phiên chợ xanh'' Hà Nội

Câu 3: Em cảm nhận như thế nào về '' phiên chợ xanh'' được tác giả nhắc đến trong văn bản. Hãy dùng 5-7 câu văn để ghi lại cảm nhận ấy

0
26 tháng 2 2021

Tham khảo bạn nhé hihi

Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.

Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.

Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.

Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.

Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp hiện lên giữa quê nghèo. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Họ không kì kèo, mặc cả om sòm như mọi ngày, vì ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất.

Lúc trước đi chợ với mẹ, thấy mấy cô bán thịt, bán cá lớn tiếng lắm nhưng hôm nay nhìn họ ngoan ngoãn như “đứa trẻ con” được cho quà.

Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ, hít hà hương vị của từng loại hoa thật dễ chịu. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tư

ơi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Ở chợ Tết vùng quê không nhiều hoa như ở thành phố, nhưng với người dân quê như thế này là quá sung túc, đủ đầy cho một năm mới sắp đến.

Những đứa trẻ con áo mới tinh tươm, nụ cười giòn vang khiến cho mùa xuân ấm áp và an lành hơn. Thực ra bọn trẻ con đi chợ Tết cuối năm cũng chỉ để xem người ta mua bán, xem không khí tết ùa về trên ngõ, xem những chiếc xe ô tô lớn chở đầy hoa đào.

Mùa xuân ùa về rộn rã trong những gian hàng bán bánh kẹo, năm nào cũng vậy, em thường giành phần chọn mua bánh kẹo. Những chiếc kẹo lấp lánh màu sắc, nằm ngoan ngoãn trong chiếc hộp nhỏ xinh khiến đứa trẻ háu ăn thèm thuồng. Và phiên chợ Tết mẹ cũng “hào phóng” hơn khi em đòi mua gì mẹ cũng cho.

Chợ Tết quê em đông đúc đến tận trưa mới vãn, ai cũng chất đầy túi những thứ cần thiết để đón năm mới. Ở gian hàng bán gia cầm dường như đông vui hơn vì có thêm âm thanh vui nhộn của những chú gà, vịt, ngan. Ngày Tết mọi người cũng phóng khoáng hơn trong việc mua sắm, mẹ em cũng mua rất nhiều thứ, và em thì cứ hí hửng theo sau xách đồ cho mẹ.

Ngày Tết đã về trên vùng quê nghèo miền Trung quanh năm vất vả nhưng chợ Tết cuối năm là dịp để mọi người trút bỏ nỗi lo, háo hức chuẩn bị đón một năm mới đến. Cho đến bây giờ, vào năm nào cũng vậy, em cứ chờ đến phiên chợ Tết để cảm nhận sự chuyển động của đất trời.

26 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Quê tôi ở thành phố Hòa Bình, một thành phố nhỏ ở vùng núi phía Bắc, ngay cái tên đã gợi lên sự yên bình, giản dị. Quê hương tôi nổi tiếng nhất có lẽ là đập thủy điện Hòa Bình nhưng còn một nơi nữa mà rất nhiều người biết đến đó là chợ Nghĩa Phương. Chợ đã được thành lập cách đây mười năm, là nơi tập trung buôn bán của rất nhiều thương lái.

Chợ Nghĩa Phương trước khi được xây dựng là một chợ tự phát của người dân. Họ đổ ra buôn bán ven đường gây ùn tắc và nguy hiểm đến những người tham gia giao thông, bởi vậy, chính quyền địa phương đã xây chợ để tạo điều kiện cho mọi người thuận lợi mua bán. Chợ được xây to đẹp, với diện tích lớn, chia làm nhiều gian hàng rất quy củ. Chợ chia làm 10 dãy chính: hai dãy đầu buôn bán quần áo, hàng xén, bốn dãy hàng tiếp theo buôn bán thực phẩm, rau cỏ; hai dãy tiếp bán những sản vật địa phương, các dãy còn lại và phần cuối chợ dành cho các loại gia cầm và hải sản. Với sự phân chia hợp lí như vậy, tạo ra sự thuận lợi cho việc mua bán ở chợ.

 

Chợ Nghĩa Phương quê tôi không chia thành các phiên chính phụ, bởi là chợ lớn nên lúc nào cũng đông đúc người mua kẻ bán, nhưng chợ đặc biệt đông hơn cả vào ngày chủ nhật. Những ngày này chợ trở nên đông vui, nhộn nhịp như chợ ngày tết.

Chợ họp từ lúc 3 giờ sáng, khi màn đêm vẫn còn bao phủ, sương giăng khắp thôn cùng ngõ xóm, ngoài đường đã nghe thấy tiếng í ới gọi nhau của những người đi chợ. Xe chở hoa, tiếng lợn eng éc, tiếng vịt quàng quạc,… trên khắp các nẻo đường nghe thật rộn rã. Lúc bấy giờ là chợ của những người bán buôn, họ chở xe lớn xe nhỏ đến để bán lại cho các chủ cửa hàng nhỏ. Gần sáng chợ thưa người hơn, những chủ buôn lớn tranh thủ ăn cái bánh, bát bún, đợi những bà, những mẹ đi chợ để bán hàng lẻ.

Trời rạng dần, sương đêm đã gần tan hết, bắt đầu thấy rõ từng tốp người xách làn đi chợ. Lúc này các bà, các mẹ đi chợ mua những thức ăn cho cả gia đình trong ngày. Ai nấy cũng hớn hở, vội vã, nhanh tay lựa những món hàng tươi nhất, ngon nhất bỏ vào làn của mình. Chỉ vừa lúc nãy chợ mới lác đác vài người, giờ đã chật như nêm cối, không còn chỗ chen chân.

 

Phía gian hàng quần áo mọi người lũ lượt đi ra đi vào mong tìm được cho mình được bộ quần áo ưng ý. Những bộ quần áo sặc sỡ, đủ sắc màu trên giá được treo lên hạ xuống liên tiếp. Ở hàng quà bánh, những chiếc bánh rán vàng ruộm được tẩm đường hoặc rắc vừng thơm lừng, chiếc bánh chưng bé bằng bàn tay bốc khói nghi ngút trong nồi, nom mới hấp dẫn làm sao. Những đứa trẻ theo bố mẹ đi chợ, đến hàng quà bánh thì sà vào, nhất quyết không chịu đi nữa. Đi qua dãy hàng bán thịt lợn, những chiếc dao được mài sắc, sáng bóng, tay của các bác bán hàng đưa thoăn thoắt xẻo những miếng thịt lợn tươi ngon bán cho khách hàng, ngay cả những khách hàng khó tính nhất cũng không thể chê được. Tài tình nhất ấy là người mua muốn lấy bao nhiêu lạng bác bán hàng có thể cắt chính xác không sai chút nào, thật chẳng khác gì ảo thuật gia. Đi quá thêm chút nữa là đến gian hàng sản vật quê hương, tại đây bày bán những món ăn đặc sản của Hòa Bình quê tôi. Đó là rượu cần khi uống nhẹ nhàng như uống nước nhưng lại làm người ta say ngây ngất. Những quả cam vàng ối, chín mọng bóng lên, là giống cam Cao Phong thơm ngon, nổi tiếng khắp nơi. Hay những thanh cơm lam thơm lừng mùi nếp nương. Nào ai có thể nỡ bước qua mà không ghé vào mua những đặc sản ấy.

Cứ như vậy, cả buổi sáng người mua kẻ bán đi ra đi vào tấp nập không ngớt. Cho mãi đến gần trưa, khi mặt trời đã lên cao, cái nắng nóng bắt đầu len lỏi, chợ dần dần vãn người. Người ta bắt đầu quét dọn, thu vén và kiểm hàng, có người tranh thủ ăn vội cái bánh và đếm lời lãi của ngày hôm nay. Mọi người hỏi han nhau, cười nói với nhau, những nụ cười thật sáng khoái, tươi vui. Chẳng mấy chốc chợ tàn, tiếng ồn ào, ầm ĩ mà chỉ mới cách đây vài phút cũng đã biến đi đâu mất hẳn. Chợ lại trở về cái vẻ thanh bình của nó.

Mỗi lần đến chợ luôn mang đến cho tôi những cảm giác mới mẻ. Nhìn quang cảnh mọi người buôn bán tập nập lòng tôi vô cùng vui sướng vì cuộc sống của mọi người ngày được cải thiện, ấm no, hạnh phúc hơn.

“ Quê hương là phiên chợ quêChợ trưa mong mẹ mang về bánh đaQuê hương là một tiếng gàBình minh gáy sáng ngân nga xóm làngQuê hương là cánh đồng, vàngHương thơm lúa chín mênh mang trời chiếuQuê hương là dáng mẹ yêuÁo nâu nón lá liêu xiêu đi vềQuê hương nhắc tới nhớ ghếAi đi xa cũng mong về chốn xưa...”             (Nguyễn Đình Huân)  Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thể thơ gì ? (1đ)Câu 2: Xác định nội dung...
Đọc tiếp

“ Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Quê hương là cánh đồng, vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiếu

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về

Quê hương nhắc tới nhớ ghế

Ai đi xa cũng mong về chốn xưa...”

             (Nguyễn Đình Huân)

 

 

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thể thơ gì ? (1đ)

Câu 2: Xác định nội dung chính của đoạn thơ ? (1đ)

Câu 3: Tìm hai từ láy có trong khổ thơ sau: (1đ)

 

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.

 

Câu 4: Viết ngăn (3-4 câu) bày tỏ tình cảm của em về quê hương của mình?

 

               Viết một bài văn kể lại 1 trải nghiệm của bản thân em.

1
25 tháng 12 2021

Ai đó giúp tôi với