K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

- Khi có sự thay đổi nhiệt độ, mái tôn có sự dãn nở → tiếng kêu ken két.

- Thường vào buổi trưa hoặc buổi tối, lúc đó có sự thay đổi nhiệt lớn → các tấm tôn bị dãn nở hay co lại → tiếng kêu ken két

⇒ Đáp án A

3 tháng 3 2021

vao canh nao de danh gia

31 tháng 3 2021

Khi trời nắng nóng, các tấm tôn sẽ nở ra, nếu như mái tôn thẳng không có hình gợn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra còn nếu như mái tôn hình gợn sóng thì sẽ đủ diện tích để giãn nở.

31 tháng 3 2021

Về cơ học:

- Giúp gia tăng khả năng chịu lực của sản phẩm.

- Có khả năng chịu lực tốt hơn so với tôn thẳng.

- Giúp giảm ồn, hạn chế ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến không gian bên trong đặc biệt khi có mưa lớn. 

Về nhiệt học:

- Bảo vệ công trình khỏi tác động của yếu tố bên ngoài, là nơi chịu tác động trực tiếp từ nắng, gió, mưa… Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng, bức xạ nhiệt cao, tấm tôn sẽ giãn nở. 

- Tạo không gian giúp tôn giãn nở tốt, hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu của mái và không làm ốc vít bị bung ra. 

Với tôn dạng thẳng, khi bị giãn nở nếu không đủ diện tích, sẽ làm tấm tôn đứt gãy hoặc các đinh vít cố định bị bung ra.

13 tháng 4 2016

là để khi co giãn mái nhà ko bị nứt ra

 

22 tháng 2 2016

Tấm lợp dạng sóng có 2 tác dụng chính : 
- Khả năng chịu lực tốt hơn, vì một tấm lợp ngoài phải chịu sức nặng của bản thân nó còn chịu các lực tác dụng của nước mưa, lực của gió thổi. Ngoài ra khi thi công hay bảo trì, tấm lợp sẽ chịu lực mà người công nhân đứng lên mái tôn. Theo vật lý học thì với cấu tạo dạng sóng nhô lên sẽ chịu được các lực cơ học tốt hơn nhiều là dạng tấm phẳng. 
- Tấm lợp dạng sóng làm tăng diện tích bề mặt, do đó khả năng phản xạ nhiệt và tản nhiệt tốt hơn. Ngoài ra với cấu túc dạng sóng sự giản nở vì nhiệt của tấm tôn sẽ dễ dàng hơn, không làm bật các đinh cố định tấm lợp với xà gồ của mái nhà.

22 tháng 2 2016

 Tấm tôn hình gợn sóng có nhiều ý nghĩa vật lý: 
+ Tăng cường độ cứng cho tôn theo chiều thẳng góc với mặt tôn, để có độ cứng khi vận chuyển, bảo quản, cho người lợp nhà có thể đi lại... 
+ Phân tán hướng đến của tia sáng mặt trời, góc tiếp nhận ánh sáng mặt trời khác nhau để giảm việc hấp thụ nhiệt tập trung. 
+ Tạo điều kiện cho tôn giãm nở theo chiều rộng khi hấp thụ ánh sáng mặt trời mà không làm biến dạng bề mặt. 
+ Tạo điều kiện cho việc gia cố trên mặt lồi khi lợp tôn để cho nước mưa thoát theo mặt lõm. Tránh bị dột do gia cố. 
Tuy nhiên việc làm sóng tôn đã làm cho vật liệu tăng thêm 1/2, nhưng cái lợi và thuận tiện lớn hơn nhiều. Do đó, các nhà sản xuất thường phải áp dụng theo thị hiếu người tiêu dùng.

2 tháng 3 2016

Vì khi đêm về, nhiệt độ hạ xuống làm cho tấm tôn co lại, các tấm tôn cọ xát vào nhau phát ra âm thanh.

20 tháng 10 2017

good oaoa

19 tháng 3 2018

Tôn lợp mái nhà lại được làm theo dạng gơn song vì làm như vậy khi bị nóng hoặc lạnh thì tôn dễ co giãn, không làm bật các đinh đóng

23 tháng 7 2021

Cái câu 1 tui chỉ hiều sơ qua là làm nóng thì nở ra còn lạnh thì co vào.
Câu 2 thì vì: +do người ta tạo khuôn nó thế
                    +do làm như thế nước có thể đi xuống dễ dàng
                    +người ta có thể làm mái nhà phẳng cũng dc

11 tháng 3 2016

Có thể là vì tấm tôn khi nở vì nhiệt thì gây ra lực rất lớn nên người ta buộc sợi dây 1 đầu để tấm tôn khi giãn nở không bị nứt

11 tháng 3 2016

Vì khi thời tiết nóng mái tôn có thể dãn nở vì nhiệt. Nếu đóng đinh cố định mái tôn ở hai đầu thì dễ gây vỡ mái, ... Do đó người ta phải đóng đinh 1 đầu còn đầu kia buộc dây.