K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật:

- Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng: Tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) sau khi nảy mầm bắt đầu sinh trưởng bằng cách tăng chiều cao, tăng diện tích lá.

- Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển: Phân hóa tế bào, phát sinh hình thái, thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.

+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) từ hạt hình thành cây mầm; từ mô phân sinh đỉnh phân hóa thành hoa.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ví dụ về sinh trưởng ở sinh vật:

+ Sự tăng chiều cao của cây bạch đàn: Cây bạch đàn cao 1 mét, sau 2 năm thì có chiều cao là 3 mét.

+ Sự tăng khối lượng của con người: Sau một năm, bạn An tăng lên 2 kg.

- Ví dụ về phát triển:

+ Sự ra rễ, ra lá, nảy chồi, ra hoa, kết hạt của cây.

+ Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một thai nhi.

+ Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một hợp tử của gà ở trong trứng.

Tham khảo!

Ví dụ ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn:

- Thiết lập nhiệt độ thích hợp, bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng đèn LED (ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh) khi trồng cây rau thủy canh trong nhà kính.

- Sử dụng gibberellin phá ngủ hạt cây đào, cây táo,…

- Khi trồng hoa cúc vụ đông, cần chiếu sáng bổ sung vào lúc \(16-20h\) tối để kéo dài thời gian sinh trưởng sinh trưởng, cây ra hoa đúng vụ Tết.

16 tháng 2 2018

- Ví dụ về sinh trưởng ở động vật: sự tăng trưởng kích thước của cơ thể động vật: ví dụ em bé sơ sinh chỉ có cân nặng khoảng 3kg nhưng đến tuổi trưởng thành có thể cân nặng đạt 60kg nhờ sự sinh trưởng.

- Ví dụ về phát triển ở động vật: sau khi thụ tinh tạo thành hợp tử phát triển thành phôi. Giai đoạn phát triển của phôi thai trong bụng mẹ có diễn ra quá trình sinh trưởng nhưng có sự biến đổi về chất lượng mạnh đó là phân hóa, biệt hóa tế bào để hình thành các cơ quan và hệ cơ quan.

Tham khảo!

Ví dụ mỗi yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật:

- Nước: Khi bị hạn, chiều cao cây và kích thước lá của cây ngô giống $B73$ giảm so với cây ngô không bị hạn.

- Nhiệt độ: Tỉ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm của hạt táo Berber giảm trong khoảng nhiệt độ từ \(15-25^oC\); tỉ lệ nảy mầm tăng khi nhiệt độ tăng từ \(35-40^oC\)

- Ánh sáng: Hạt rau diếp khi được chiếu một phần ánh sáng đỏ nảy mầm nhanh hơn khi ở trong tối hoàn toàn.

- Dinh dưỡng khoáng: Khi trồng cà chua, nếu thiếu calcium, lá thường mỏng, ngắn, bị rũ xuống và bắt đầu chết từ đỉnh lan vào; nửa quả phía dưới bị héo khô.

Tham khảo!

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại, phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.

- Ví dụ quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và cây non (giai đoạn phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Cây non lớn lên thành cây trưởng thành (giai đoạn sinh trưởng). Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, một nhóm tế bào phân hóa hình thành hoa, là cơ sở hình thành giao tử và hợp tử (giai đoạn phân hóa tế bào).

20 tháng 5 2017

- Một số ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao:

    + Lai lợn Ỉ với lợn ngoại lai tạo ra giống Ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng từ 40 kg (Ỉ thuần) lên 100 kg (Ỉ lai).

    + Bổ sung thêm một gen tăng trưởng từ cá hội Chinook vào hệ gen của cá hồi hoang dã tạo ra loại cá hồi có tốc độ lớn nhanh gấp 2 lần cá hồi hoang dã, chất lượng mùi vị, màu sắc không khác gì cá hồi hoang dã.

    + Lai khác loài trong họ cá chép tạo cá chép lai năng suất cao (7 tháng tuổi nặng 3 kg).

- Các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi:

    + Áp dụng phương pháp lai giống kết hợp với kĩ thuật thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.

    + Sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng.

    + Cải tạo chuồng trại.

    + Sử dụng chất hoocmôn sinh trưởng hợp lí.

Tham khảo!

Ví dụ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở gia súc:

- Chế độ dinh dưỡng: Nếu chế độ ăn của gia súc thiếu protein thì vật nuôi sẽ chậm lớn và gầy yếu.

- Điều kiện môi trường: Khi trời lạnh, nếu trâu, bò không được bổ sung thêm thức ăn thì sự sinh trưởng của chúng sẽ giảm, do chúng mất nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể.

- Tác nhân gây bệnh: Ở trâu, vi khuẩn Pasteurella multocida type B gây ra bệnh tụ huyết trùng. Trâu bị bệnh có triệu chứng sốt, chảy dịch mũi, nước dãi, ho,… Làm giảm sự sinh trưởng của trâu, thậm chí là chết.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Đặc điểm của sinh trưởng và phát triển ở thực vật:

- Sinh trưởng và phát triển xảy ra tại một số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật như ngọn thân, đỉnh cành, chóp rễ,… nơi có các mô phân sinh.

- Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra trong suốt đời sống của thực vật do sự phân chia liên tục của các tế bào tại các mô phân sinh. Đây là hình thức sinh trưởng không giới hạn, biểu hiện bằng sự gia tăng kích thước, sự xuất hiện và thay mới của các cơ quan như cành, lá, rễ, hoa, quả,…

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hormone ngoại sinh thuộc nhóm gibberellin sử dụng để thúc đẩy một số cây trồng ra hoa như xà lách, bắp cải, lay ơn.
- Xử lí nhiệt độ thấp cũng góp phần rút ngắn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, kích thích các cây như hoa loa kèn, ly, ... ra hoa
- Xác định tuổi thọ của cây thông qua đếm vòng gỗ