K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2017

- Mở bài:

    + Nam và Quân là một đôi bạn cùng tiến của lớp.

    + Tình bạn, sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập của hai bạn thật khiến mọi người khâm phục và cảm động.

- Thân bài:

Giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh của hai bạn:

    +Nam và Quân là đôi bạn lớn lên cùng nhau từ nhỏ.

    +Nam nhanh nhẹn, thông minh; còn Quân vì mắc chứng tăng động từ nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn.

    +Cả lớp chỉ có Nam chơi với Quân. Nam muốn giúp đỡ để Quân không bị các bạn trêu chọc.

    +Nam giúp Quân học bài.

    +Quân hiểu bài hơn, điểm kiểm tra trên lớp được cải thiện.

    +Nam cũng có kết quả hoc tập ngày càng tốt.

    +Cả gia đình, cô giáo và các bạn trong lớp đều cảm thấy sự tiến bộ rõ rệt từ hai bạn.

    +Các bạn trong lớp dần không trêu chọc Quân nữa, giúp đỡ Quân nhiều hơn trong học tập.

- Kết bài:

    + Kết quả học tập của Quân và Nam ngày càng tiến bộ

    + Tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của đôi bạn khiến mọi người rất khâm phục.

28 tháng 12 2019

1. Mở bài

- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).

- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).

2. Thân bài

(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).

(2) Kể về kỉ niệm.

- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?

- Kể lại nội dung sự việc.

    + Sự việc xảy ra thế nào ?

    + Cách ứng xử của mọi người ra sao ?

   Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để "hỏi thăm" sức khoẻ của mẹ tôi…

- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).

3. Kết bài

- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.

- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.

17 tháng 1 2017

Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).

- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).

2. Thân bài

(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).

(2) Kể về kỉ niệm.

- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?

- Kể lại nội dung sự việc.

    + Sự việc xảy ra thế nào ?

    + Cách ứng xử của mọi người ra sao ?

Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để "hỏi thăm" sức khoẻ của mẹ tôi…

- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).

3. Kết bài

- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.

- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Hồi tưởng về kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Ai trong chúng ta cũng có những kỉ niệm khó quên và tôi cũng vậy. Buổi học tiết văn ngày hôm đó, tôi bị đau bụng, cứ nghĩ rằng đó chỉ là cơn đau bình thường nhưng mỗi lúc một nặng hơn. Cô giáo và các bạn đã đưa tôi xuống phòng y tế và nghi tôi bị đau ruột thừa. Do tính chất công việc nên bố mẹ tôi đi công tác xa, hôm ấy cô là người đưa tôi vào viện. Sau khi phẫu thuật xong xuôi, tôi ngủ một giấc. Khi tỉnh dậy, tôi vẫn thấy cô bên cạnh. Từng lời hỏi han, an ủi, động viên, từng hành động chăm sóc kĩ càng của cô khiến tôi như bé lại và thực sự xúc động. Cô vẫn luôn dịu dàng như thế, vẫn luôn quan tâm đến học sinh của mình như thế. Có lẽ, cô chính là minh chứng tiêu biểu cho câu nói “Cô giáo như mẹ hiền” và đây sẽ là kỉ niệm mà tôi luôn khắc ghi trong tim.

7 tháng 5 2023

Mỗi con người sinh ra, theo thời gian mà lớn lên, đều mang trong mình những kỉ niệm. Tôi cũng vậy. Kỉ niệm mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi đó khi mẹ tôi đưa tôi đi thi đầu vào lớp 10. Ngày thường, tôi tự mình đạp xe đi học, tự mình đi thi. Nhưng kì thi vào lớp 10 này có thể xem là một dấu mốc, hết sức quan trọng. Chính vì vậy, tôi muốn có mẹ ở bên, giúp đỡ và động viên tôi. Thế là suốt hai ngày thi, mẹ đã đưa tôi đi thi, đón tôi về nhà và nấu cho tôi những món thật ngon. Cuối cùng, tôi cũng đã vào được trường mà mình mong muốn. Sau này, mỗi khi thấy cảnh các bạn học sinh đi thi, tôi đều nhớ lại kỉ niệm năm xưa của mình.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo

Kì nghỉ hè năm nay, em được về thăm quê ngoại. Đúng sáu giờ ba mươi phút, xe bắt đầu xuất phát. Khoảng đến gần trưa mới đến nơi. Từ xa, em đã thấy bà ngoại đang đứng ở ngoài cổng. Em háo hức chạy đến chào bà. Buổi trưa, em được thưởng thức những món ăn bà nấu. Món nào cũng ngon miệng, hấp dẫn. Chiều đến, hai bà cháu ra vườn, vừa chăm sóc cây cối vừa trò chuyện vui vẻ. Những cây cối trong vườn được bà chăm vô cùng tươi tốt. Em thích nhất là chị hồng nhung đang khoe sắc ở góc vườn. Tối hôm đó, em ngồi ngoài sân nghe bà ngoại kể chuyện. Những truyện cổ tích em đã được đọc trong sách biết bao lần. Nhưng khi nghe bà kể lại thấy thật thú vị, mới lạ. Chuyện về cô Tấm ở hiền gặp lành, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm hay chuyện về cậu bé thông minh đã giúp được nhà vua. Giọng kể của bà nhẹ nhàng, miệng bà vẫn còn thoảng hương trầu. Giây phút đó, em cảm thấy yêu bà ngoại của mình biết bao nhiêu.

28 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 10 2021

chọn cái gì thế ạ

21 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

''So dần dây vũ dây văn

Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương''

''Tiên thề cùng thảo một chương

Tóc mây một món dao vàng chia đôi.''

21 tháng 7 2021

    Người quốc sắc, kẻ thiên tài,
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

       Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?

18 tháng 9 2019

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai.

Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô.

Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên lớp 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5.

Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường - Mẫu 03

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ “học sinh” của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với “thầy cô và mái trường” nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng “tôi” của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên .................. – ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên .................. còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên .................. này phải kể đến “con dốc” vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,… Thật sự, trước khi trở thành một thành viên trong ngôi nhà chung chuyên .................., tôi đã dành một tình yêu trọn vẹn cho ngôi trường này. Để rồi cảm xúc như vỡ òa khi biết mình đã trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi nhà chung. Có thể tôi quá lan man nhưng có lẽ những kỉ niệm đầu tiên về ngôi trường luôn là những kí ức theo ta đi suốt cuộc đời. Kỉ niệm với ngôi trường này nhiều lắm kể làm sao cho hết, thời gian gắn bó với ngôi trường trong suốt quãng thời tuổi thanh xuân cấp ba của tôi còn nhiều hơn là khoảng thời gian ở nhà. Ngôi trường gắn bó với tôi cả lúc vui lẫn lúc buồn. Nào là những ngày học thêm sớm tối cùng bạn bè ăn ở căng tin của trường. Nào là những ngày lao động, trực tuần mệt nhoài. Nào là những ngày trời lạnh rét run người vẫn đến trường học thêm ca lỡ đến tám giờ tối mới về. Nào là những ngày trời mưa… Đâu đây trong tôi những ngày lang thang khắp các ngõ ngách của trường không khác gì những nhà thám hiểm mở rộng tầm mắt đến những vùng đất mới. Thật nhiều, thật nhiều những kỉ niệm nơi đây.

“Một đời người - một dòng sông...

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

"Muốn qua sông phải lụy đò"

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ... “

(Người lái đò)

Nếu cha mẹ là người đã sinh ra ta, đưa ta đến với cuộc đời này thì thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai đã dạy cho ta kiến thức, truyền đạt cho ta biết bao điều hay lẽ phải về kĩ năng sống, giúp ta nên người. Quả đúng như lời thơ, có mấy ai đi suốt cuộc đời mình mà không có người thầy, người thầy, người cô dẫn lối. Có mấy ai trưởng thành mà không phải trải qua những ngày tháng học sinh, ngồi trên ghế nhà trường nghe thầy cô giảng bài. Thầy cô - những người lái đò tận tụy hết lòng với nghề, với mỗi lứa học sinh của mình. Làm sao có thể lớn lên, có thể trưởng thành mà không có thầy cô ở bên dạy dỗ, dẫn đưa. Thầy cô giống như những cây chỉ nam, những ngọn hải đăng giúp ta định vị, tìm thấy hướng khi đi lầm đường, lạc lối. Thầy cô giống như ngọn lửa ấm áp, dìu dắt chúng em trước những vấp ngã của cuộc đời. Tiếng thầy cô giảng bài hăng say trên lớp vẫn văng vẳng đâu đây. Rồi là những nụ cười khi thấy những đứa học sinh của mình đạt điểm cao, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, đang dần trưởng thành theo năm tháng. Rồi là những giọt nước mắt đượm buồn khi thấy học sinh của mình bị điểm kém, không nghe lời, lười học, …” Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi. Người Thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa, ngày ngày giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.” Mặc cho người ta ngập chìm trong những lo toan, tính toán chuyện cơm áo lợi danh, chuyện bán mua cả tình cảm, cả trí tuệ. “Thầy vẫn đứng bên bờ ước mơ. Dù năm tháng sông dài gió mưa còn ai nhớ ai quên con đò xưa… Dù năm tháng vô tình trôi mãi, tóc xanh bây giờ đã phai, Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy, dõi theo bước em trong cuộc đời, vẫn những khi trời mưa rơi, vẫn chiếc áo xưa sờn vai, thầy vẫn đi buồn vui lặng lẽ. Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi, có hay bao mùa lá rơi, Thầy đến như muôn ngàn tia nắng, sáng soi bước em trong cuộc đời. dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người Thầy.” Những lời bài hát đã nói lên hết những gì cần nói, …Thầy cô với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người. Mỗi lần nghe thầy cô giảng bài, thỉnh thoảng nhìn lên gương mặt ấy tôi lại thấy mỗi ngày trôi qua trên gương mặt ấy lại hằn lên những nếp nhăn, những cái tóc bạc theo năm tháng, tôi lại thấy buồn đến lạ. Có lẽ, chỉ có sự cố gắng nỗ lực, chăm chỉ, lấy kết quả học tập của mình để bù đắp cho công ơn thầy cô, cho những gì mà thầy cô đã dành trọn vẹn nửa đời người cho nghề giáo. Ngày 20/11 đang đến gần, có thể nhiều người sẽ đem tặng thầy cô của mình những bó hoa to, lộng lẫy. Những món quà đắt tiền. Hay những món đồ mua vội vã trong các cửa tiệm. Nhưng với tôi, không có gì có thể thay thế bằng những lời chúc, ngồi bên thầy cô trò chuyện về những kỉ niệm một thời gắn bó, bởi chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim. Một lần nữa tôi xin chúc thầy cô- những người lái đò tận tụy của mình sức khỏe dồi dào, công tác tốt,… để dẫn đưa những lứa học sinh của mình qua sông.

Tôi phải cảm ơn, cảm ơn thật nhiều tới ngôi nhà chung chuyên .................. và những người thầy, người cô hết lòng vì học sinh của mình bằng một tình cảm trọn vẹn nhất. Có lẽ, mái trường và thầy cô nơi đây là một mảnh ghép trong cuộc đời tôi mà có đi đến đâu, dù thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô nơi đây vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.

..........

19 tháng 9 2019

Tự làm à

21 tháng 10 2016

Mở bài: giới thiệu đôi chút về thực tiễn trong cuộc sống đời thường

Thân bài:

_ Một số hình ảnh minh họa về nuôi dưỡng tình yêu

_ Mặc dù họ không có cha mẹ, không có gia đình nhưng họ được tình yêu của mọi người xung quanh

_ Lối sống cách sống

_ Bản thân của họ cảm thấy thế nào ? có phải cái nào cũng nuôi dưỡng bằng tình yêu?

_ Ví dụ minh họa

Kết bài:

Chốt lại ý và đứa ra kết quả cuối cùng.

21 tháng 10 2016

1. Mở bài:

– Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từ giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc.

– Nhân dân ta quan niệm: Tình thương là hạnh phúc của con người.

2. Thân bài:

a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.

– Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)

– Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt)

– Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?

+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.

+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

b. Phân tích để khẳng định, chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:

– Trong phạm vi gia đình:

+ Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.

+ Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.

+ Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.

+ Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

– Trong phạm vi xã hội:

+ Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.

“Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Anh thấy cô nàng nhỏ xíu anh thương”

 

“Tóc em dài em cài hoa lí
Miệng em cười hữu ý anh thương”

“Thò tay mà ngắt ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ”

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.

“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”.

+ Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

 

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

“Lá lành đùm lá rách”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.

– Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:

+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoát cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.

+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.

+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Phương châm sống đúng đắn của Người là: Mình vì mọi người. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình.

c. Phê phán, bác bỏ:

Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…
d. Liên hệ bản thân:

Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.

3. Kết bài:

– Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.

– Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…

30 tháng 5 2023

Bạn có thể viết thêm các sự kiện:

- Giang sau khi biết tin bố đã hi sinh, vô cùng đau khổ nhưng cô đã cố gắng sống. Cô cũng vẫn luôn nhớ đến anh bộ đội hôm nào, cũng cố gắng hỏi thông tin về anh nhưng đều không có kết quả.

- Anh bộ đội sau khi đi khắp các chiến trường, cuối cùng cũng được trở về Hà Nội. Lúc này anh cũng đã là một thủ trưởng đơn vị. Anh đã tìm thông tin về nơi Giang ở qua đơn vị mà bố Giang công tác. Anh tìm đến phố Khâm Thiên, ngõ Chợ. Cuối cùng cũng thấy Giang.

- Thật bất ngờ là cả hai đều chưa kết hôn. Họ vẫn luôn giữ cho nhau một vị trí đặc biệt trong trái tim. Anh bộ đội đã cầu hôn Giang và hai người có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau.