K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2018

1. Bánh chưng

2. Bánh giầy

3. Bánh trôi

4. Bánh gai

5. Bánh rán

6. Bánh giò

7. Bánh khúc

8. Bánh gối

9. Bánh tẻ

10. Bánh nếp

3 tháng 9 2018

bánh cuốn

bánh rán 

bánh nướng

bánh mì

bánh dẻo

bánh bông lan

bánh su kem

bánh chuột

bánh chuối

bánh chưng 

14 tháng 7 2016

Bài 1: Ăn cơm;; Ăn chay; Ăn no; Ăn cháo

Bài 2: Bánh chiên; Bánh nướng; Bánh hấp;bánh tráng; Bánh nhúng

Bài 3: 

Mỗi chúng ta sinh ra đều may mắn và hạnh phúc vì có một gia đình đầm ấm, có ba có mẹ, có chị có em. Gia đình em có 6 người, ba mẹ, 3 chị gái và em; mọi người trong gia đình em đều rất yêu thương nhau. Ba mẹ em đều là nông dân, quanh năm bán mặt cho đất bán lung cho trời nên ít khi có thời gian để ở bên cạnh chị em em. Mặc dù làm việc quần quật suốt ngày nhưng ba mẹ luôn dành nhiều tình cảm cho chúng em, ba mẹ chăm lo từng bữa cơm giấc ngủ, chăm lo từng cái quần cái áo.

Chị lớn em học lớp 12, chị hai học lớp 9, chị ba học lớp 5 và em năm nay học lớp 3. Ba chị đều rất yêu thương em, có gì ngon cũng để dành phần em nhiều hơn, bài nào em không làm được ba chị đều giúp em giải quyết được hết. Chị của em học rất giỏi, chăm ngoan nữa nên em vẫn luôn tự hào về chị. Đến lớp học em vẫn thường khoe với bạn bè rằng em có chị học giỏi, bạn nào cũng rất ngưỡng mộ em. Gia đình em dù sống vất vả nhưng mọi người đều yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Em yêu gia đình mình nhiều lắm.

15 tháng 7 2016

Bài 1: Ăn cơm, ăn cháo, ăn no, ăn bánh, ăn kẹo,...

Bài 2: Bánh chiên, bánh nướng, bánh tráng,...

Bài 3: Mình không biết haha

23 tháng 8 2019

Câu 1:

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.(Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và các nhân vật lịch sử được kể.

Những truyện truyền thuyết ở lớp 6:

Con rồng cháu Tiên

Thánh Gióng

Sự tích Hồ Gươm

Bánh Chưng bánh Giày

Sơn Tinh Thủy Tinh

Câu 3:

Con rồng cháu Tiên:Tự sự

Bánh Chưng bánh giày:Tự sự

7 tháng 10 2018

a) 1. tự sự

2.miêu tả 

3. biểu cảm 

4. nghị luận

5.thuyết minh

6.hành chính - công vụ

b) Văn bản ' BÁNH CHƯNG,BÁNH GIẦY' thuộc kiểu văn bản tự sự

vì văn bản này trình bày diễn biến sự việc

1 tháng 2 2016

Vào một buổi sáng đẹp trời, Lang Liêu cùng vợ được lệnh vào triều chuẩn bị cho lễ đăng quang. Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng, các bá quan văn võ đều có mặt đông đủ. Sau khi được vua trao cho áo long bào, Lang Liêu liền khoác lên người và bước lên ngai vàng. Trông chàng thật uy nghi, đường bệ khác hẳn thuở còn hàn vi ở chốn quê nhà.

 

Trong buổi lễ đăng quang đó, rất nhiều đại thần và cáclang muốn biết vì sao Lang Liêu lại chọn được hai loại bánh có ý nghĩa như vậy. Và dân chúng chắc cũng sẽ thắc mắc vì sao chàng lại nên được ngôi vua trong khi so với các anh của chàng thì chàng là người nghèo khổ, thiệt thòi nhất. Thấu hiểu được sự thắc mắc của bá quan văn võ và dân chúng, nhân ngày vui đó Lang Liêu mới chậm rãi kể cho tất cả mọi người cùng nghe. Trước khi vào câu chuyện của mình, chàng nói:

 

- Con xin đội ơn sự tin tưởng của vua cha, Người đã lựa chọn con để nối ngôi báu. Ân đó con xin ghi tạc và nguyện một lòng xây dựng đất nước ngày một vững bền, hùng mạnh để không phụ công lao của vua cha.

 

Nói xong, chàng bước xuống và lạy vua cha ba lạy.
Trở lại ngai vàng chàng bắt đầu câu chuyện.
Là con của hoàng đế nhưng ngay từ nhỏ ta đã sống một cuộc sống lao động vất vả như một người nông dân thực thụ, hàng ngày ta chỉ biết chăm sóc vun trồng cho ngô khoai, ruộng lúa dù không nói ra nhưng ta thầm hiểu đây chính là nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Do đó ta rất trân trọng hạt gạo. Thế rồi nghe lệnh của đức vua, lúc đầu ta vô cùng lo lắng vì không biết chọn món gì để dâng lên tiên đế để cho trọn chữ hiếu với tổ tiên, với vua cha. Ta đã trằn trọc, lo lắng suốt mấy đêm. Và cho đến một đêm ta nằm mộng thấy một vị tiên, vị tiên nói với ta rằng: trong trời đất, thứ quý nhất là gạo, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương.

 

Tỉnh dậy, ta suy nghĩ rất kĩ câu nói đó và thực tế trong thâm tâm ta cũng luôn nghĩ như vậy. Và ta chọn gạo làm nguyên liệu chính cho món ăn dâng lên tiên đế. Ta chọn thứ gạo nếp thật ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở vườn nhà. Đến phần nhân bánh ta trộm nghĩ nếu bánh không có nhân thì chiếc bánh sẽ kém phần ngon hơn nữa trong nhà vẫn có những thứ tự tay ta làm ra như thịt và đậu xanh, suy nghĩ một hồi ta quyết định lấy thịt, đậu xanh và một vài gia vị nữa đem đặt vào giữa chiếc bánh dễ làm nhân. Sau khi gói thành những chiếc bánh vuông vắn ta cho vào nồi nấu thật nhừ, làm cho gạo, thịt, đậu xanh quyện chặt vào với nhau. Ta lại đem thứ gạo ấy đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thêm mọt thứ bánh hình tròn. Làm xong hai loại bánh đó ta vô cùng thích thú bởi chúng được làm từ những thứ gần gũi, thân thuộc với con người nhất. Với ý nghĩ đơn giản, mộc mạc như vậy ta đã đem vào cung và dâng lên tiên đế. Thật may mắn đức vua đã để ý tới và chọn ta làm người kế thừa ngôi vị.

 

Người đã đặt tên loại bánh vuông là bánh chưng và loại bánh tròn là bánh dày, ta thấy những cái tên đó rất có ý nghĩa: thứ nhất vì nhân dân ta có quan niệm trời tròn đất vuông, hai thứ hài hoà với nhau cùng con người và vạn vật tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng cho thiên nhiên, muông thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc lấy nhau?
Mọi người nhất loạt đều đồng ý tán thưởng. Lang Liêu tiếp:

 

Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn trong dân chúng, đó là những sản phẩm do chính bà con nông dân làm ra do đó đều rất dễ tìm, hơn thế nó lại mang nhiều ý nghĩa. Nay ta truyền lệnh: cứ vào những dịp lễ tết lớn của dân tộc,nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ tiên và làm thức ăn trong ngày tết. Các khanh hãy nhớ đây là một truyền thống quý báu của dân tộc. Các khanh phải nhắc nhở con cháu biết giữ gìn và phát triển để nó không chỉ là một món ăn mà còn phải là một nét văn hoá của dân tộc mình, để mai này con cháu của chúng ta có đi đến nơi đâu cũng không thể quên được hương vị đặc trưng của quê nhà”.

 

Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa. Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân tộc.

 
21 tháng 1 2018

Sau khi được Hùng Vương chọn để nối ngôi, vợ chồng Lang Liêu được lệnh nhập cung để chuẩn bị cho lễ đăng quang đúng ngày hoàng đạo.

Hôm ấy trước toàn thể triều thần và dân chúng, Lang Liêu khoác một bộ long bào. Chàng trông phong thái và đĩnh đạc khác hẳn hàn vi. Sau khi lễ tạ Tiên vương rồi nhận từ tay Hùng Vương ấn tín, Lang Liêu chính thức được nối ngôi. Ngồi trên ngôi báu cạnh Hùng Vương, Lang Liêu nói:

- Nay nhờ ơn Tiên đế, nhờ sự tin tưởng của vua cha mà ta đã được chọn để nối ngôi. Ân điểm đó ta xin mãi mãi được ghi tạc trong lòng. Bá quan triều thần chắc ai cũng biết cả nhưng dân chúng chắc còn chưa biết vì sao phụ hoàng lại chọn ta để truyền ngôi báu. Hôm nay nhân lễ đăng quang thiết nghĩ ta cũng nên kể cho mọi người nghe chuyện vì sao ta được chọn để nối ngôi.

Và vị hoàng đế mới bắt đầu kể chuyện:

"Lệnh truyền của vua cha ban bố khắp kinh thành hơn một tháng nay chắc các khanh đều rõ cả. Hôm ấy đang băn khoăn chưa biết nên chọn làm món gì để lễ Tiên vương thì ta được một ông tiên chỉ dạy rằng hãy chọn gạo mà đem làm bánh vì gạo là thứ quý nhất trên đời. Ta bèn nghe theo rồi ngồi ngẫm nghĩ. Hơn nửa ngày sau ta gọi vợ con ra quyết định làm hai mâm bánh. Ta chọn thứ gạo nếp thật ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở vườn nhà. Ở giữa bánh ta còn cho thêm thịt, đậu xanh và một vài gia vị nữa. Ta lại đem thứ gạo ấy đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thành một thứ bánh hình tròn. Sở dĩ ta quyết định làm một chiếc bánh tròn gọi là bánh giày và một chiếc bánh vuông gọi là bánh chưng vì từ xưa dân ta đã có quan niệm trời tròn đất vuông. Hai thứ hài hòa với nhau cùng con người và vạn vật tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng cho thiên nhiên, muông thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc lấy nhau. Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn, vừa tiết kiệm lại vừa ý nghĩa và cũng ngon nên ta truyền lệnh: từ nay cứ vào những dịp lễ Tết lớn của dân tộc, nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ tiên và làm thức ăn trong ngày Tết. Đời đời các khanh phải nhắc nhở con cháu ta giữ gìn và phát triển để nó không chỉ là một món ăn mà còn phải là một nét văn hóa của dân tộc mình".

Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày đó có ông tổ của bánh chưng, bánh giầy, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa.

20 tháng 1 2018

 Vào một buổi sáng đẹp trời, Lang Liêu cùng vợ được lệnh vào triều chuẩn bị cho lễ đăng quang. Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng, các bá quan văn võ đều có mặt đông đủ. Sau khi được vua trao cho áo long bào, Lang Liêu liền khoác lên người và bước lên ngai vàng. Trông chàng thật uy nghi, đường bệ khác hẳn thuở còn hàn vi ở chốn quê nhà.

Trong buổi lễ đăng quang đó, rất nhiều đại thần và cáclang muốn biết vì sao Lang Liêu lại chọn được hai loại bánh có ý nghĩa như vậy. Và dân chúng chắc cũng sẽ thắc mắc vì sao chàng lại nên được ngôi vua trong khi so với các anh của chàng thì chàng là người nghèo khổ, thiệt thòi nhất. Thấu hiểu được sự thắc mắc của bá quan văn võ và dân chúng, nhân ngày vui đó Lang Liêu mới chậm rãi kể cho tất cả mọi người cùng nghe. Trước khi vào câu chuyện của mình, chàng nói:

– Con xin đội ơn sự tin tưởng của vua cha, Người đã lựa chọn con để nối ngôi báu. Ân đó con xin ghi tạc và nguyện một lòng xây dựng đất nước ngày một vững bền, hùng mạnh để không phụ công lao của vua cha.

Nói xong, chàng bước xuống và lạy vua cha ba lạy. Trở lại ngai vàng chàng bắt đầu câu chuyện. Là con của hoàng đế nhưng ngay từ nhỏ ta đã sống một cuộc sống lao động vất vả như một người nông dân thực thụ, hàng ngày ta chỉ biết chăm sóc vun trồng cho ngô khoai, ruộng lúa dù không nói ra nhưng ta thầm hiểu đây chính là nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Do đó ta rất trân trọng hạt gạo. Thế rồi nghe lệnh của đức vua, lúc đầu ta vô cùng lo lắng vì không biết chọn món gì để dâng lên tiên đế để cho trọn chữ hiếu với tổ tiên, với vua cha. Ta đã trằn trọc, lo lắng suốt mấy đêm. Và cho đến một đêm ta nằm mộng thấy một vị tiên, vị tiên nói với ta rằng: trong trời đất, thứ quý nhất là gạo, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương.

Tỉnh dậy, ta suy nghĩ rất kĩ câu nói đó và thực tế trong thâm tâm ta cũng luôn nghĩ như vậy. Và ta chọn gạo làm nguyên liệu chính cho món ăn dâng lên tiên đế. Ta chọn thứ gạo nếp thật ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở vườn nhà. Đến phần nhân bánh ta trộm nghĩ nếu bánh không có nhân thì chiếc bánh sẽ kém phần ngon hơn nữa trong nhà vẫn có những thứ tự tay ta làm ra như thịt và đậu xanh, suy nghĩ một hồi ta quyết định lấy thịt, đậu xanh và một vài gia vị nữa đem đặt vào giữa chiếc bánh dễ làm nhân. Sau khi gói thành những chiếc bánh vuông vắn ta cho vào nồi nấu thật nhừ, làm cho gạo, thịt, đậu xanh quyện chặt vào với nhau. Ta lại đem thứ gạo ấy đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thêm mọt thứ bánh hình tròn. Làm xong hai loại bánh đó ta vô cùng thích thú bởi chúng được làm từ những thứ gần gũi, thân thuộc với con người nhất. Với ý nghĩ đơn giản, mộc mạc như vậy ta đã đem vào cung và dâng lên tiên đế. Thật may mắn đức vua đã để ý tới và chọn ta làm người kế thừa ngôi vị.

Người đã đặt tên loại bánh vuông là bánh chưng và loại bánh tròn là bánh dày, ta thấy những cái tên đó rất có ý nghĩa: thứ nhất vì nhân dân ta có quan niệm trời tròn đất vuông, hai thứ hài hoà với nhau cùng con người và vạn vật tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng cho thiên nhiên, muông thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc lấy nhau?

Mọi người nhất loạt đều đồng ý tán thưởng. Lang Liêu tiếp:

Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn trong dân chúng, đó là những sản phẩm do chính bà con nông dân làm ra do đó đều rất dễ tìm, hơn thế nó lại mang nhiều ý nghĩa. Nay ta truyền lệnh: cứ vào những dịp lễ tết lớn của dân tộc,nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ tiên và làm thức ăn trong ngày tết. Các khanh hãy nhớ đây là một truyền thống quý báu của dân tộc. Các khanh phải nhắc nhở con cháu biết giữ gìn và phát triển để nó không chỉ là một món ăn mà còn phải là một nét văn hoá của dân tộc mình, để mai này con cháu của chúng ta có đi đến nơi đâu cũng không thể quên được hương vị đặc trưng của quê nhà”.

Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa. Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân tộc.

30 tháng 8 2017

-Cách chế biến bánh : bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh tráng,..
-Tên chất liệu của bánh : bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh chuối, bánh đậu xanh,...
-Tính chất của bánh : bánh xốp, bánh dẻo, bánh phồng,...
-Hình dáng của bánh : Bánh gối, bánh tai voi, bánh tròn, bánh sừng bò, bánh lưỡi bò...

* Phần in đậm là đặc điểm, phần in nghiêng là tên bánh *

2 tháng 10 2016

Bánh rán; bánh nếp; bánh dẻo 

Tich nhá

11 tháng 10 2019

TL :

- Rễ cọc gồm một rễ cái mọc sâu xuống đất và có những rễ con mọc ra từ rễ cái.

+ Vd: cây xoài, cây đu đủ, cây cam, cây bưởi, cây mít... 

- Rễ chùm gồm nhiều rễ gần bằng nhau mọc toả ra từ một góc thân tạo thành một chùm.

+ Vd: cây tỏi, cây hành, cây lúa, cây khoai lang, cây mướp … 

Hk tốt

11 tháng 10 2019

Thank

15 tháng 4 2017
Nêu cách chế biến bánh Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng
Nêu tên chất liệu của bánh Bánh nếp, bánh tôm, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh bột lọc, bánh đậu xanh
Nêu tính chất của bánh Bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng…
Nêu hình dáng của bánh Bánh gối, bánh tai to, bánh quấn thừng