K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Họ và tên: ……………………………     ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Lớp: ……..                                                  NĂM HỌC: 2021 – 2022

           MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6

Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

 

CÂY TRE TRĂM ĐỐT

Ngày xưa, ở làng nọ, có một anh chàng tên Khoai mồ côi cha mẹ từ khi còn bé. Anh Khoai được một lão phú hộ thuê làm việc. Vốn bản tính chất phác, hiền lành nên lão ta bảo gì thì anh làm nấy.

Hôm nọ, lão phú hộ gọi Khoai đến rồi dỗ ngọt anh: "Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc nên ta định gả con gái út cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn." Tin vào lời hứa, anh  ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Ba năm sau, lão phú hộ càng trở nên giàu có, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả cô út cho. Vì muốn cưới cô út, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi chặt cho đủ một trăm đốt tre rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết một trăm đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra rồi bó lại mang về.

         Khi đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình, biết ông phú hộ định gả con gái cho tên nhà giàu. Anh tức lắm liền đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" lập tức một trăm đốt tre dính vào nhau hiện ra cây tre trăm đốt.  Lão phú hộ cùng mọi người chạy ra xem cũng bị dính vào cây tre, lão sợ hãi van xin. Anh đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" lão ta rời ra khỏi cây tre. Từ đó,anh Khoai được cưới cô út và hai người sống hạnh phúc bên nhau.

                                                                             (Truyện cổ tích Việt Nam)

Câu 1: Truyện cổ tích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nhận biết ngôi kể đó là gì? (1 điểm)

Câu 2: Chỉ ra yếu tố hoang đường, kì ảo trong văn bản trên? (1 điểm)

Câu 3: Nhân vật anh Khoai thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? (1 điểm)

Câu 4: Qua truyện cổ tích trên em rút ra bài học gì về cách ứng xử với mọi người xung quanh? (1 điểm)

Câu 5: Tìm từ láy trong câu: "Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc nên ta định gả con gái út cho con”. (1 điểm)

Câu 6: Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu sau đây: (1 điểm)

Vì muốn cưới cô út, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích (truyện đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 1).

HẾT

 

1
27 tháng 11 2021

loading...

 

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đố

0
SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT “Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả. Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải trên...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT
“Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho
vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm
nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức
làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả.
Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải
trên đời. Đến lúc phải thực hiện lời hứa thì ông bèn trở mặt, không giữu lời hứa. Ông
đưa ra một điều kiện là anh Khoai phải tìm được một cây tre có đủ trăm đốt tre, để làm
nhà cưới vợ thì ông mới đồng ý gả con gái cho. Anh Khoai đồng ý lên rừng và quyết tâm
tìm được một cây tre đủ trăm đốt. Nhưng tìm mãi, tìm mãi vẫn không thấy, anh bèn thất
vọng ngồi sụp xuống khóc. Bỗng nhiên, một Ông Bụt hiện lên và bảo anh cứ đi tìm và
chặt đủ 100 đốt tre lại đây, rồi đọc hai câu thần chủ: “khắc nhập, khắc nhập!” lập tức
100 đốt tre nhập lại thành một cây tre trăm đốt và khi đọc “khắc xuất, khắc xuất” thì lập
tức cây tre trăm đốt tách rời ra thành từng đốt như cũ. Anh Khoai mừng rỡ cảm ơn Ông
Bụt và gánh 100 đốt tre về làng ra mắt ông phủ hộ. Ông phú hộ nhìn thấy liền cười và
bảo “ ta nói cây tre trăm đốt, không phải trăm đốt tre”. Anh Khoai liền đọc câu thần chú
“khắc nhập” “khắc nhập” như lời Bụt đã dạy. Ông phủ hộ không tin vào những gì mình
nhìn thấy, ông sờ tay vào cây tre và phép màu của Bụt đã hút ông dinh luôn vào cây tre.
Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh Khoai mới đọc “khắc xuất” “ khắc xuất” để giải thoát
cho cha vợ của mình. Sau khi được anh Khoai cứu giúp, ông phủ hộ đồng ý giữ lời hứa,
gả con gái cho anh.
Từ đấy, anh và con gái ông phủ hộ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi”.

- Nêu thể loại, phương thức biểu đạt?
- Xác định ngôi kể?
- Xác định nội dung, ý nghĩa câu truyện? bài học(nếu có) từ câu truyện
- Tìm trạng ngữ và ý nghĩa trạng ngữ có trong câu truyện?
- Tìm một số từ ghép, từ láy trong câu truyện?

0
Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

 

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

 

 

 

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

2
20 tháng 10 2021

help milk câu 3 đến câu 10 thôi

22 tháng 11 2023

a

Đọc đoạn trích sau trong truyện Cây tre trăm đốt và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Cả hai họ ngừng tay đũa, đều cười theo, chế nhạo anh Khoai khờ khạo. Anh bảo lão phú ông ra sân mà xem. Rồi anh đọc khẽ: - Khắc nhập! Khắc nhập! Tức thì trăm đốt tre dính liền với nhau thành một cây tre dài và dính luôn cả lão trưởng giả vào đấy, hắn cố dứt mấy cũng không ra. Lão cai tổng thông gia và con trai lão...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau trong truyện Cây tre trăm đốt và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Cả hai họ ngừng tay đũa, đều cười theo, chế nhạo anh Khoai khờ khạo. Anh bảo lão phú ông ra sân mà xem. Rồi anh đọc khẽ: - Khắc nhập! Khắc nhập! Tức thì trăm đốt tre dính liền với nhau thành một cây tre dài và dính luôn cả lão trưởng giả vào đấy, hắn cố dứt mấy cũng không ra. Lão cai tổng thông gia và con trai lão thấy thế chạy ra định gỡ giúp lão trưởng giả, anh Khoai đợi hai người tới gần, lại khẽ đọc: - Khắc nhập ! Khắc nhập! Lập tức, lão cai tổng và con trai lão đều dính vào với lão trưởng giả, càng giẫy càng đau, cả ba sợ hãi kêu khóc. Cả hai họ lúc bấy giờ tái mặt, dựng tóc gáy, không còn ai nghĩ đến chuyện ra gỡ hoặc chế nhạo nữa. Họ mặc áo rộng, đứng sắp thành hàng, van xin anh Khoai thả ba người kia ra và hứa sẽ tổ chức cưới cô gái út cho anh. Chờ một lúc lâu, anh Khoai mới đọc khẽ: - Khắc xuất! Khắc xuất! Bấy giờ, hai thông gia và chú rể mới rời ra được, và cây tre cũng đổ xuống, chia thành trăm đoạn. Họ nhà trai thoát nạn, cuốn gói ra về, và lão trưởng giả ngay ngày hôm sau phải gả cô út cho anh Khoai.”

Câu hỏi: Chỉ ra một chi tiết mang tính chất hoang đường kì ảo trong đoạn trích trên.
(Chữ hơi dính nên mong mng thông cảm T_T)

1
19 tháng 3 2022

Rồi anh đọc khẽ: - Khắc nhập! Khắc nhập! Tức thì trăm đốt tre dính liền với nhau thành một cây tre dài và dính luôn cả lão trưởng giả vào đấy, hắn cố dứt mấy cũng không ra.

19 tháng 3 2022

văn dính khong sao đou đừng đăng nhiều quá là mừng lắm rTvT

Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có một người tiều phu mộc mạc hiền lành và hiề lành .  Anh có một bà mẹ già hay đau ốm Thầy thuốc bảo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ, nhưng rất khó vì vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi. Không lấy được sữa nai, người tiều...
Đọc tiếp

Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có một người tiều phu mộc mạc hiền lành và hiề lành .  Anh có một bà mẹ già hay đau ốm Thầy thuốc bảo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ, nhưng rất khó vì vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi. Không lấy được sữa nai, người tiều phu buồn bực, không dám về nhà. Anh ngồi giữa rừng ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, thấy có một ông lão chống gậy đến bảo rằng: “Nếu con muốn có sữa nai thì phải mang lốt nai, mới đến gần loài nai được”. Rồi ông lão trao cho anh tiều phu một bộ da nai khoác vào người. Anh làm theo và quả nhiên, sau đó, anh lại gần được các con nai cái, vắt được nhiều sữa đem về nhà chữa bệnh cho mẹ già.

a, Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

b, Giải nghĩa từ tiều phu

c, Chỉ ra cụm danh từ trong câu văn in đậm

d, Nhân vật tiều phu trong đoạn trích có phẩm chất gì em cần học tập ?

 

1
2 tháng 1 2020

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự.

2. Tiều phu: người đi đốn củi.

3. Cụm danh từ trong câu in đậm: một bà mẹ già.

4. Phẩm chất của người tiều phu đáng học tập là: hiếu thảo.

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.
Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.
Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.
Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.
Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

1) Đọc tìm bố cục và tóm tắt văn bản trên

2) Hãy tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Theo em những chi tiết đó có ý nghĩa gì?

0
Đề 2 : Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn...
Đọc tiếp
Đề 2 : Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé : – Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó . Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản? Câu 2 (0,5 điểm): Tìm từ láy trong câu sau và phân tích tác dụng : “ Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã” Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ? Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Câu 2 (5 điểm): kể lại truyện ông lão đánh cá và con cá vàng bằng lời của ông lão
0
Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc...
Đọc tiếp

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế. Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.  Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.  Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: "Ăn một quả trả một cục vàng May túi ba gang, mang đi mà đựng" Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.  
Hay ko mọi người , nếu hay xin cho bình luận

6
20 tháng 8 2016

Đc. Câu văn trôi chảy.Đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.

20 tháng 8 2016

hắc bạn chép trong truyện ra chứ mình nghe quen lắm

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
1
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn