K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mứt me Phan ThiếtỞ Bình Thuận, hầu như nơi nào cũng có cây me. Đặc biệt, ở Phan Thiết và các vùng ngoại ô, do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên cây me phát triển rất tốt.Cây me, ngoài việc lấy thân cành "làm nhà", cho nghề khai thác mành chà, lấy gỗ dùng làm thớt, lấy lá, trái nấu canh, người dân địa phương còn tận dụng trái của nó để làm mứt. Và trong các loại mứt ngày tết ở Bình Thuận, nổi tiếng nhất...
Đọc tiếp

Mứt me Phan Thiết

Ở Bình Thuận, hầu như nơi nào cũng có cây me. Đặc biệt, ở Phan Thiết và các vùng ngoại ô, do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên cây me phát triển rất tốt.

Cây me, ngoài việc lấy thân cành "làm nhà", cho nghề khai thác mành chà, lấy gỗ dùng làm thớt, lấy lá, trái nấu canh, người dân địa phương còn tận dụng trái của nó để làm mứt. Và trong các loại mứt ngày tết ở Bình Thuận, nổi tiếng nhất vẫn là mứt me Phan Thiết.

Me được chọn làm mứt là loại me ván già nhưng còn xanh (chưa chín), trái to ngang hoặc me đũa, trái dài, mắt thẳng, cơm dày. Loại me ươn, me mật không làm được vì mứt nhão, thâm đen, ít ngon.

Làm mứt me thật công phu.Me hái trên cây xuống hay mua vô cắt bới cuống, chỉ chừa lại cỡ đốt tay. Đem ngâm nước muối, pha 2 muỗng canh trong 3 lít nước để dễ dàng bóc vỏ. Dùng mũi đao nhọn xé một đường dọc sống lưng me, tách từng lớp vỏ theo đường trôn ốc. Me sạch vỏ ngâm nước muối độ 2 ngày, xae bớt chất chua. Nhẹ nhàng bổ dọc bụng me sao cho khi lấy hạt không làm trái me gãy đoạn. Ngâm nước muối lần nữa để me trắng đều. Dùng xăm, xăm từ trên xuống khắp hai mặt, lần lượt hết phần me đã chọn. Đun nước nóng tan giá, xả đi xả lại bốn, năm lượt. Khi nào nếm bớt chua, vớt me váy ráo nước, tiến hành tim.

Thông thường cứ 3 kg me tươi bóc vỏ phải dùng đến 1,5 kg đường cát. Đường càng trắng, me rim càng đẹp, càng ngon. Me được xếp thành từng lớp vào nhau, rải đường lên. Ướp như vậy vài ba tiếng đồng hồ. Khi thấy ra nước đường, múc vào một thau khác, đem thắng cho sền sệt. Rồi đổ vào thau me, bắc lên bếp rim với lửa nhỏ. Công đoạn này đòi hỏi phải khéo tay vào tính kiên nhẫn, nếu nóng ruột là hỏng ngay. Rim như vậy đến khi đường đã săn chặt, mới trải me hong gió cho ráo. Thắng nước đường thật keo nhúng trái me rim vào. Mứt me đạt yêu cầu phải có màu vàng trong, bóng mướt, bóc giấy kính trông rất tươi mắt. Như vậy, thời gian tính từ khi làm đến khi làm đến khi có mứt ăn mất hết cả tuần.

Nghề làm mứt me ở Bình Thuận không biết có tự bao giờ, có lẽ rất lâu đời. Năm nào cũng vậy, những ngày giáp Tết, mứt me được sản xuất hàng loạt đáp ứng nhu cầu đón Tết cổ truyền của nhân dân.

Mứt me cũng được người sành điệu xếp vài hàng của quý. Ngày Tết, món mứt me bày ra thết đãi bà con, bạn bè, hấp dẫn vô cùng. Chả trách gì Việt kiều xa quê đã yêu cầu gia đình, người thân gửi cho được món me Phan Thiết thì mới yên lòng đón Tết.

1.Mối tượng thuyết minh của văn bản là gì?

2.Cách làm món mứt me được thuyết minh theo trình tự nào trong đoạn 2,3 và 4? Hãy chỉ ra hiệu quả của cách trình bày ấy đối với việc thể hiện nội dung văn bản cần cung cấp.

3.Phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng trong văn bản trên?

4. Mỗi vùng miền thường có một hoặc một vài món ăn đặc trưng. Văn bản Mứt me Phan Thiết khiến anh chị nhớ đến món ăn nổi tiếng nào của quê hương mình? Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu món ăn đó với khách du lịch

1
12 tháng 2 2022

1. Đối tượng thuyết minh: Các bộ phận của cây me (Đặc biệt là quả me)

2. Trình tự logic. Cách trình bày ấy giúp người đọc hiểu được lợi ích mà các bộ phận của cây me mang lại. 

3. Phương pháp liệt kê. 

4. Cái này em có thể tự viết nha tại chị ko biết quê em có đặc sản gì?

Em dựa vào các ý chị gợi ý này:

Giới thiệu quê hương em và món đặc sản đó (Tên)

Nguồn gốc của món ăn đó?

Cách làm?

Món ăn đó được nấu vào dịp nào?

Ý nghĩa của món ăn đó?

Nêu cảm nhận của em về món ăn đó

Kết luận. 

12 tháng 2 2022

Cảm ơn ạ!

24 tháng 2 2022
24 tháng 2 2022

Tham khảo: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là người tài cao, học rộng, có đạo đức là những người làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Vai trò quan trọng của hiền tài đối với đất nước thông minh, sáng suốt, là hạt nhân, là khí chất ban đầu làm nên sự sống và phát triển của đất nước.

Nhân tài là người có kiến thức sâu sắc, biết sử dụng kiến đó vào trong việc tổ chức các nguồn lực nhằm tạo ra lợi ích cho cá nhân, tổ chức và đất nước. Các yếu tố tác động đến nhân tài đó là yếu tố bẩm sinh, môi trường tự nhiên-xã hội và yếu tố trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi cá nhân.

2 tháng 3 2019

Cụ Darwin đã dạy rằng: Thế giới hữu cơ được hình thành từ vật chất vô cơ, các chất vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau thành các hợp chất hoá học mới rồi đến phân tử hữu cơ có chứa 4 nguyên tố C,H,O,N – phân tử protêin đầu tiên. Quá trình này diễn ra trong cả tỉ năm và thuyết của Darwin được coi là mẫu mực khoa học dùng để giải thích hiện tượng khách quan và phổ biến... 
Đại loại là cụ Darwin cho rằng trong tất cả các loài mà sự sống được bắt đầu từ vât chất vô cơ, nghĩa là sự sống mọi loài đều cùng một xuất phát điểm nhưng loài người là động vật tiến bộ nhất trong các nhánh của sự sống.... 
Con người là động vật, điều đó là hiển nhiên, nhưng hơn hẳn các động vật khác vì biết ....tự thắc mắc mình là ai! Có lẽ vì thế mà mình tự phong cho mình là ....động vật cấp cao chăng?

2 tháng 3 2019

con người không phải động vật bậc thấp.Con người là động vật cao cấp.

Thầy giáo mình bảo thế.

22 tháng 10 2018

- Hô-me-rơ kể về cuộc gặp gỡ hạnh phúc và cảm động của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau những năm xa cách

- Cuối truyện tác giả lựa chọn một chi tiết: Hô-me-rơ tưởng tượng ra cảnh “người đắm tàu” để so sánh tâm trạng của Pê-nê-lốp khi nhận ra chồng

   + Chính chi tiết này thể hiện được phẩm chất của Pê-nê-lốp cũng như tâm trạng, không khí cuộc gặp gỡ xúc động giữa hai vợ chồng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

a) Vì lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu tác giả Hô-me-rơ là lời trích dẫn gián tiếp và có ghi nguồn gốc xuất xứ.

b) Nội dung của câu văn trích dẫn ngoặc kép: là lời của nhà nghiên cứu viết về nội dung tương phản được khắc họa trong đoạn trích.

c) Phần đánh dấu ngoặc vuông là phần trong lời trích dẫn nhưng được lược bỏ do nội dung ít quan trọng hơn hoặc không cần thiết trong đoạn đó.

29 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Ta là An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc. Bây giờ ta đang ở dưới biển nhờ sự giúp đỡ của rùa vàng. Đến bây giờ ta vẫn nhớ như in việc ta đã làm mất nước ta vào tay kẻ thù như thế nào. Bây giờ ta sẽ kể lại cho mọi người chuyện đau lòng ấy mà có thể ta không bao giờ quên được.

Sau khi ta nổ lực xây thành nhưng hễ đắp đến đâu lại lỡ đến đấy. Một ngày nọ, ta gặp được Rùa Vàng và được ngài ấy giúp đỡ. Cuối cùng ta cũng xây được một ngôi thành kiên cố lấy tên là Loa Thành hay Cổ Loa.

Rùa Vàng ở lại ba năm rồi cũng trở về. Trước khi về ngài đã lấy vuốt của mình và trao cho ta rồi bào: "Người hãy đem vuốt này làm lẫy nỏ để chế tạo ra nỏ thần và chống lại quân giặc". Ta cảm tạ Rùa Vàng và tiễn ngài ấy trở về. Sau đó, ta làm theo và giao việc làm lẫy nỏ cho Cao Lỗ. Thế là ta đã có được một chiếc nỏ thần và khi bắn ra thì có một trăm mũi tên bay ra và giết chết hàng trăm quân giặc.

Khi Triệu Đà tiến quân sang xâm lược nước Âu Lạc, may nhờ có nỏ thần mà ta chiến thắng được Triệu Đà. Sau đó không lầu, Triệu Đà sang cầu thân xin cho con trai của mình là Trọng Thủy được kết thân cùng với con gái của ta là Mị Châu - đứa con gái mà ta hết mực yêu thương. Nhưng vì tình giao hảo giữa hai nước, ta đã đồng ý với hắn. Vã lại, ta nghĩ mình đã có nỏ thần trong ta nên kẻ thù không làm gì được.

Mà nhìn lại Trọng Thủy, ta thấy hắn cũng là một người anh tuấn. Nhìn bề ngoài trông hắn cũng không đến nỗi là người xấu nên ta mới đồng ý gã con gái ta cho hắn, chỉ mong Mị Châu được hạnh phúc. Nhưng vì quá thương con, không nỡ rời xa đứa con thân yêu và sợ khi về nước chồng sẽ không được coi trọng và hạnh phúc nên ta liền nghị với Triệu Đà cho Trọng Thủy sang ở rễ. Nào ngờ, Triệu đà đồng ý ngay mà ta nào biết âm mưu của hắn. Mãi đến sau này, ta mới biết ta đã vô tình tiếp tay cho kế hoạch của hắn.

Trong thời gian ở rễ, Trọng Thủy luôn tỏ ra là một con người tốt nên ta cũng chẳng mảy may nghi ngờ mà nới lỏng phòng bị. Ta nào ngờ hắn lại lợi dụng đứa con gái ngây thơ của ta. Hắn dụ dỗ Mị Châu dẫn đến nơi cất dấu nỏ thần và đánh tráo. Sau khi đạt được mục đích, hắn xin về nước thăm cha. Mị Châu nghe vậy lòng buồn rười rượi nhưng cũng đồng ý.

Không lâu sau, quả thật Triệu Đà đã mang quân sang đánh. Ta ỷ lại có nỏ thần nên vẫn ung dung ngồi đánh cờ. Đến khi giặc tiến quân đến sát cửa thành, ta mới sai người đem nỏ thần ra bắn. Lúc này, ta mới phát hiện nỏ thần không còn và biết rằng nỏ thần đã bị lấy trộm và thủ phạm là Trọng Thủy - chồng của con gái mình. Thấy thế quân khó chống, ta leo lên lưng ngựa và để Mị Châu phía sau, phi ngựa về hướng Nam. Chạy ra đến biển mà giặc vẫn còn đuổi theo. Ta liền kêu lớn: "Rùa vàng ơi mau đến cứu nguy". Rùa Vàng hiện ra và nói: "Giặc ở ngay sau lưng ngươi". Câu nói ấy làm ta bất ngờ vì phía sau ta chỉ có đứa con gái yêu quý. Nhưng khi nhìn thấy tấm áo lông ngỗng của con gái trở nên xơ xác thì ta liền tỉnh ngộ và nhận ra mọi chuyện.

Dù không muốn nhưng khi nghỉ đến việc nước mất nhà tan, làm hại bao nhiêu người dân vô tội thì ta đã tuốt kiếm xuống tay giết đi đứa con gái ruột của mình. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà ta xuống được biển và ở lại đến ngày hôm nay. Sau này, ta biết Mị Châu đã nhận ra lỗi lầm mà mình đã gây nên. Mị Châu nói rằng: "Nếu tấm lòng trung hiếu bị người đời lừa dối ta xin nguyện biến thành châu ngọc". Sau khi chết, xác Mị Châu biến thành ngọc thạch, còn máu được trai ăn vào hóa thành ngọc trai. Điều đó nói lên sự trung hiếu của Mị Châu với đất nước. Sau đó Trọng Thủy cũng đau lòng mà chết.

 

Qua bài học đắt giá này, ta muốn khuyên mọi người không nên chủ quan, khinh địch, dễ tin người, phải biết đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của cá nhân để không phải hối hận như ta.

24 tháng 12 2021

Tham khảo :

Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng trong suốt thế kỉ XVI đối với các tập đoàn phong kiến mà ông còn là một nhà thơ lớn của dân tộc với những vần thơ mang cảm hứng thế sự và những triết lí về nhân sinh, xã hội. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm giúp ta hiểu rõ hơn về ông - một nhân cách chính trực thanh cao, coi thường danh lợi nhưng vẫn nặng lòng với thời cuộc với đất nước. Nhàn là quan điểm chính của bài thơ, nhàn có nghĩa là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. Tư tưởng “nhàn” được thể hiện qua cách xuất -xử; hành – tàng của tầng lớp Nho sĩ trước thời cuộc, họ thường gửi gắm vào thiên nhiên tâm sự của bản thân về thế sự. Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn là một nội dung lớn đồng thời là triết lí sống phổ biến của tầng lớp nho sĩ thế kỉ XVI. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ: “ Một mai một quốc một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” Với cách sử dụng số đếm và” một” rất linh hoạt kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê như mai, cuốc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Tác giả đã liệt kê ra hàng loạt những đồ dùng cùng biện pháp điệp từ "một" đã làm ta thấy rõ ràng hơn những sự đơn giản của tác giả khi ở quê, công việc luôn gắn liền với các đồ dùng quen thuộc. Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan của tác giả. “ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao ” Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ 'Ta dại- Người khôn". Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi. Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ Cách nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm mà ý vị. Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. “Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” Không chỉ giản dị trong các dụng cụ mà ngay cả món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,..... Cuộc sống sinh hoạt của ông cũng rất giản dị, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường. Phép đối kết hợp liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng. Lối sống của tác giả hiện lên là một lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên. “ Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” Trong hai câu cuối tác giả đã sử dụng điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống,/ Phú quý tựa chiêm bao. Nhìn xem là biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý. Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường. Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Để thể hiện được quan điểm của mình tác giả đã sử dụng nhịp thơ chậm, thong thả, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, linh hoạt đẫ thể hiện được rõ quan điểm "nhàn" . Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị. Nhàn không chỉ là tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là một quan niệm sống, một triết lí sống .