K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Mùa thu nay khác rồiTôi đứng vui nghe giữa núi đồiGió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mớiTrong biếc nói cười thiết thaTrời xanh đây là của chúng taNúi rừng đây là của chúng taNhững cánh đồng thơm mátNhững ngả đường ngátNhững dòng  sông xanh đỏ nặng phù saNước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuấtĐêm đêm rì rầm trong tiếng đấtNhững buổi ngày xưa vọng nói về1....
Đọc tiếp

 

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới 

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường ngát

Những dòng  sông xanh đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ trên được viết theo thể loại gì?

2. Trong ba dòng thơ ' Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ trong biếc nói cười thiết tha' tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

3. đoạn thơ từ câu ' trời xanh đây là của chúng ta' đến câu' những buổi ngày xua vọng nói về' có sử dụng biện  pháp tu từ nào? nêu tác dụng

4. cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? hình ảnh đó hiện ra như thế nào?

5. chữ 'khuất' trong câu thơ' nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất' có ý nghĩa gì?

6. hãy việt một đoạn văn 10 dòng ghi lại cảm nhận của em về đất nước 

 

 

2
7 tháng 10 2020

Ui, mãi mới tìm được người vẫn còn chơi online maths

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Dựa vào ý nghĩa của bài thơ cùng với suy nghĩ cá nhân để chia sẻ những điều giúp ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành.

Lời giải chi tiết:

     Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp phải những câu hỏi, những vấn đề cần phải đưa ra sự lựa chọn. Khi phải đưa ra một lựa chọn, chúng ta thường có sự phân vân, băn khoăn không biết nên chọn thế nào hay suy nghĩ liệu lựa chọn đó là tốt hay xấu, … Vậy phải làm thế nào để chúng ta cam đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Đầu tiên, để không thấy khó khăn khi lựa chọn, chúng ta cần phải đối mặt trực tiếp với những thử thách, không nên quá băn khoăn về sự giống và khác nhau giữa các lựa chọn. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Con đường không chọn đã thấy khó khăn vì hai lối rẽ đều khá giống nhau, anh phân vân không biết mình nên lựa chọn lối đi nào. Sự băn khoăn khiến chúng ta lo sợ nhiều thứ và dẫn đến sự rối loạn về suy nghĩ. Thay vì lo lắng sự đúng sai, tốt xấu, sự giống và khác nhau giữa các lựa chọn thì chúng ta nên lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Tự cảm nhận bản thân cần gì và nên làm gì, lắng nghe con tim mình và không nên suy nghĩ về sự may mắn hay hối hận về lựa chọn của mình. Dù lựa chọn của chúng ta có đúng hay sai thì chúng ta cũng cần phải chấp nhận nó, không nên oán trách hay than vãn. Cuối cùng, để có thể can đảm khi lựa chọn, chúng ta cần phải tự rèn luyện bản thân, rèn luyện sự quyết tâm khi đưa ra một quyết định nào đó một cách kiên định, đừng để bản thân cảm thấy nuối tiếc điều gì.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Cuộc đời mỗi người là một hành trình dài bất tận. Và trên hành trình ấy, chúng ta luôn phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thử thách, đưa ra vô vàn những quyết định. Vậy làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Để đưa ra những lựa chọn đúng đắn trên đường đời, trước hết chúng ta phải xác định được hướng đi của mình là gì và đích đến của chúng ta là đâu. Mục tiêu, ước mơ, hoài bão là kim chỉ nam dẫn đường, vì vậy, hãy kiên định với hướng đi của bản thân. Bên cạnh đó, hãy lắng nghe những góp ý của người thân, vì họ có thể đưa ra những quyết định khách quan và giúp ích nhất cho chúng ta. Chúng ta đừng vì lối mòn của những người đi trước mà đánh mất chính mình, hãy lí trí trước những lựa chọn để tìm ra hướng đi phù hợp nhất. 

a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ...
Đọc tiếp
a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:    Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù. (Nam Cao, Chí Phèo) (Chú ý dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo). Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?
1
14 tháng 9 2019

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”

b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”

- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”

- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:

    + Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng

3 tháng 3 2023

      Đại cáo bình Ngô được coi là áng “thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

       Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.

       Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

5 tháng 3 2023

- Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau đã bị đảo ngược trật tự từ.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

à Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ “cái” thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình.

b.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

( Bà Huyện Thanh Quan)

à Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

c.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

(Nguyễn Trãi)

à Đảo trật tự cú pháp: lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve → nhấn mạnh những âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, cũng chính là tiếng lòng của tâm hồn Nguyễn Trãi trước cuộc sống no ấm, thịnh vượng của dân chúng.

d.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương)

à Nhấn mạnh sự nhọc nhằn, vất vả, bươn chải của bà Tú để lo lắng cơm áo, mưu sinh cho cả gia đình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

a. Miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời. Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. 

b. Trong những câu thơ trên, tác giả đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ. Việc đảo tật tự từ nhằm nhấn mạnh sự nhỏ bé (của những chú tiểu), sự thưa thớt, vắng vẻ, hoan sơ, hoang vu trong một khoảng không gian bao la rộng lớn của cảnh Đèo Ngang.

c. Đảo trật tự cú pháp: lao xao chợ cá/dắng dỏi cầm ve → Nhấn mạnh những âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi, cũng chính  tiếng lòng của tâm hồn Nguyễn Trãi trước cuộc sống no ấm, thịnh vượng của dân chúng

d. Hai câu thơ đã sử dụng phép đảo ngữ: “lặn lội” và “eo xèo” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự gian khổ của bà Tú, nói lên công việc đầy nhọc nhằn vất vả, qua đó cho thấy hình ảnh người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó.

7 tháng 11 2017

Chọn đáp án: A

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các...
Đọc tiếp

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :

- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

- /…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

- /…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch ? Vì sao ? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì ?

Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau :

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

c) Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận : Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành ? 

Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp hay quy nạp ? Thao tác tổng hợp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn ?

Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng hợp (hay quy nạp) giống với trường hợp trên không ? Vì sao ?

Ta thường nghe : Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thì cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phào Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng ? Vì sao ?

- Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.

- Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.

- Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.

1
15 tháng 3 2017

Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch

b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:

    + Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích

    + Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt

- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

    + Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước

    + Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước

- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.

Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm

- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh

- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh

- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành