K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2018

Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 - 5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu, Đội mang tên: " Đội nhi đồng cứu quốc", tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 14, sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.

Khi mới thành lập, Đội chỉ có 5 đội viên. Người Đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên khác là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Ló Thị Mì (bí danh là Thúy Tiên) và Lí Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).

Ngày thành lập, Đội có tên là “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập Đội, “Đội Nhi đồng cứu quốc” được đổi tên là “Đội Thiếu nhi tháng Tám” vào ngày 15-5-1951. Năm năm sau, vào tháng 2 - 1956, Đội lại được đổi thành “Đội Thiếu niên Tiền phong. Và ngày 30-1-1970, thể theo nguyện vọng của thế hệ mầm non trong cả nước, Đội được mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".

Dấu hiệu tượng trưng cho tổ chức Đội là Huy hiệu măng non. Huy hiệu vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ Quốc mà mỗi đội viên luôn đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp, đến trường hay trong những ngày lễ hội, coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ. Bài hát do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” thường mở đầu một cách nghiêm trang và hùng tráng trong dịp kỉ niệm sinh nhật Đội hoặc trong những ngày lễ hội thi tài đua sức của tuổi thơ do nhà trường hay Đoàn thanh niên tổ chức. Từ khi Đội được thành lập đến nay có rất nhiều các phong trào thi đua được phát  động trong cả nước. Tiêu biểu như phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” phát động năm 1947, phong trào '‘Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” phát động năm 1981.

24 tháng 11 2018

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pác Bó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ.
  • Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thủy Tiên, Thanh Thủy. Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh.
  • Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".
  • Tháng 3, 1951, Hội Nhi đồng Cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.
  • Tháng 11, 1956, được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.
  • Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".
  • Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" như ngày nay.

Tuyên ngôn hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003

"Đội là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị củaĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh".

Các biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huy hiệu Đội hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "SẴN SÀNG". Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc, Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Băng chữ "SẴN SÀNG" là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc… [1]
  • Cờ Đội nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ. Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ Quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng hai phần năm chiều dài cán cờ.[1]
  • Khăn quàng bằng vải màu đỏ (gọi là Khăn quàng đỏ), hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.[1]
  • Đội ca là bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học...
  • Khẩu hiệu Đội: "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"
  • Ngày truyền thống là ngày thành lập Đội: 15 tháng 5 hàng năm
  • Hành khúc Đội là bài Đi ta đi lên do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15 tháng 5 năm 1941- 15 tháng 5 năm 1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Nội dung trong thư đã trở thành một trong các nội dung của điều lệ hoạt động của Đội:

  1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
  2. Học tập tốt, lao động tốt.
  3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
  4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Dùng làm mục tiêu: "Phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc."

Khăn quàng đỏ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Khăn quàng đỏ

Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên (thành viên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh). Nó là một tấm vải màu đỏ, hình tam giác, thường từ vải bông, lụa, valise hoặc vải voan và được xem là một phần của cờ Tổ quốc. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Khăn quàng đỏ còn là biểu tượng của Chủ nghĩa Cộng sản. Khăn quàng đỏ được sử dụng cho cấp bậc tiểu học đến trung học cơ sở.

Hội đồng Đội Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Đội Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh là cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập ra và lãnh đạo; với chức năng tham mưu cho Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng Đội các cấp về công tác Đội và phong trào thiếu nhi; thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng; phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng Đội và tham gia thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật  bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh các cấp đại diện cho tổ chức Đội, do Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra và giúp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội gồm 4 cấp: Cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương.

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương phải là Bí thư Trung ương Đoàn:

  1. Lê Thanh Đạo (1981 - 1987) - Khóa I
  2. Phùng Ngọc Hùng (1988 - 1992) - Khóa II
  3. Phạm Phương Thảo (1992 - 1994) - Khóa III
  4. Hoàng Bình Quân (1994 - 1997) - Khóa III
  5. Đào Ngọc Dung (1997 - 2005) - Khóa IV, V
  6. Nguyễn Lam (2005 - 2008) - Khóa V
  7. Nguyễn Thị Hà (2008 - 2014) - Khóa VI, VII
  8. Nguyễn Long Hải (2014 - 2018) - Khóa VII
  9. Nguyễn Ngọc Lương (2018 - nay) - Khóa VIII

Thường trực Hội đồng Đội Trung ương khóa VIII[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chủ tịch: Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.
  • Phó Chủ tịch Thường trực: Nguyễn Phạm Duy Trang - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn
  • Phó Chủ tịch:
  1. Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
  2. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  3. Nguyễn Thái An - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn
  4. Hoàng Thị Tú Anh - Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cấp Trung ương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam
4 tháng 2 2021

Ai trong cuộc sống cũng có những tình bạn đẹp mãi mãi chẳng thể nào quên được. Và em cũng vậy. Một trong những tình bạn đẹp nhất của em đó là với bạn An, người bạn đã đồng hành cùng em suốt 5 năm tiểu học. Thật may mắn là nhà An cũng gần nhà em nên chúng em thường xuyên chơi với nhau khi còn nhỏ. Khi vào lớp 1, em và An lại may mắn được học chung một lớp. Từ đó, tình bạn của chúng em cứ thế nảy nở và gắn bó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em không chỉ là những người bạn thân thiết của nhau mà còn giúp đỡ nhau rất nhiều trên con đường học tập. Chúng em cùng học, cùng chơi và cùng giúp đỡ nhau học hành và tiến bộ. Khi em có bài khó thì An sẽ giúp em hiểu và làm được. Khi An có vấn đề gì khó khăn thì em sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một trong những kỷ niệm mà em mãi mãi chẳng thể nào quên được với An đó là việc bạn đã từng chạy mưa suốt 5 tiếng đồng hồ để mang bài tập đến cho em. Hôm đó, em sang nhà bà ngoại vì thăm bà ốm nên em đã xin phép cô giáo cho mình được nghỉ học. Thế nhưng hôm đó lớp em học phần kiến thức vô cùng quan trọng và khó nhằn. Ngày mai còn có bài kiểm tra liên quan nữa. Em cảm thấy vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Hôm đó trời còn mưa rất to nữa. Tầm 2 tiếng sau giờ tan học chiều, em thấy có người bấm chuông cửa, em liền chạy ra và thật bất ngờ khi đó là An. Người An ướt nhẹp, tay chân run lẩy bẩy nhưng miệng thì vẫn mỉm cười thật tươi đưa cho em quyển vở rồi nói "Tớ biết cậu lo lắng nên đã bảo bố mẹ rằng tớ sang đây rồi. Cậu yên tâm". Khoảnh khắc ấy em đã suýt khóc. Khoảnh khắc ấy khiến em trân trọng tình bạn quý báu này biết bao nhiêu. Em mời An vào nhà. Sau khi lau người xong, An còn giảng lại bài cho em hiểu. Thật may vì sau đó bạn không bị cảm lạnh Tóm lại, tình bạn của em và An là một tình bạn đẹp và đáng quý biết bao. Dù cho lên cấp hai chúng em học những ngôi trường khác nhau nhưng em vẫn thường xuyên qua nhà bạn chơi và vẫn thân thiết như xưa.

Em tham khảo :

Đề số 3 :

Em rất thích câu chuyện cổ tích “Cây khế”. Em sẽ kể lại câu chuyện này theo lời của nhân vật chú quạ.

    “Trong đợt về cây cổ thu vừa rồi, tôi đã kể chuyến phiêu lưu của tôi cho các cháu tôi nghe. Câu chuyện như sau :

Tôi đang bay trên trời thì khát nước quá, tôi quay đầu xuống thấy cây khế có quả mọng nước, liền đậu xuống ăn. Ăn được năm, sáu quả thì có một cặp vợ chồng nghèo đi ra khỏi căn nhà gỗ và nói :Ngươi ăn hết khế thì chúng tôi lấy gì kiếm sống đây ?Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt! – Tôi nói

Hôm sau, tôi đã chở người chồng đến đảo vàng. Sau khi về căn nhà gỗ ấy, tôi chào và hẹn gặp lại.

1 tháng sau, tôi cũng ra cây khế ấy và định xin vài trái khế. Nhưng tôi không thấy cặp vợ chồng nào nữa và thay vào đó là một người đàn ông to béo. Ông tự xưng là anh trai của người chồng đó và cho tôi ăn vài chục quả rồi tôi cũng nói :

Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt!

Hôm sau, tôi rất ngạc nhiên vì thấy cái túi chín gang mà ông anh đang cầm. Sau khi bỏ hết vàng vào túi, ông còn nhét vào túi áo, túi quần. Trên đường trở về, tôi nói bỏ bớt vàng đi nhưng ổng không chịu. Tôi mỏi quá nên bị nghiêng cánh và giờ đây đã thấy nhẹ hơn. Hóa ra ông anh đã rơi xuống biển và bị chết đuối. Sau đợt đó, cánh của tôi bị đau ê ẩm. Mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy đau.”

  Câu chuyện trên rút cho ta bài học là nếu ta không tham thì ta sẽ sống tốt. Còn nếu ta tham thì ta sẽ phải trả giá cho lòng tham của mình. Giống như câu thành ngữ : “Tham thì thâm” 

10 tháng 9 2018

Có lẽ trong cuộc đời, ai cũng có lần mắc lỗi và phải trả giá cho lỗi lầm của mình. Nhưng sự trả giá ấy như thế nào mới có thể khiến con người thực sự ăn năn và không bao giờ tái phạm. Tôi không thể bào quên được cảm giác khi mình biến thành một con mèo trong ba ngày liền do mắc phải lỗi lầm. Biết bao rắc rối đã xảy ra trong những ngày đáng nhớ ấy.

Một hôm, tôi đang mải chạy chơi đùa nghịch trong nhà thì: “cheng”. Một tiếng gì đso kêu lên rồi thì mẹ bước lên và nói: “Hai chị em con đang làm gì thế này?”. Một cái bình pha lê đã rơi vỡ. Đó là một kỉ vật rất quan trọng trọng đối với bố mẹ tôi, tôi sợ vì chính tôi đã làm vỡ chiếc bình pha lê quý giá đó. Thừa lúc có em gái tôi ở đó tôi liền nói: “Con không biết đâu, em làm đấy mẹ ạ.” Rồi mẹ quay sang và mắng em tôi một trận. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thoát được tội. Buổi tối, lúc tôi đang ngủ say sưa trong chăn ấm thì đột nhiên, tôi nghe thấy một giọng nói kì lạ văng vẳng bên tai:

- Này cháu, cháu thật không phải là đứa con ngoan, không phải là người chị tốt. Nay ta phạt cháu phải mang hình dạng của một con mèo, cho đến khi cháu nhận ra lỗi lầm của cháu!

Tôi chưa kịp nói gì thì đột nhiên cả người tôi nóng ra, tôi cảm thấy người mình hình như đang nhỏ dần. Tôi sờ khắp người, một cái đuôi đã mọc ra, tai vểnh lên, mũi tẹt xuống và quanh mép lại còn lởm chởm vài sợi râu. Tôi chạy ra tước gương và hét toáng    lên: “Mẹ ơi!”. Nhưng nó không còn là tiếng mẹ ơi nữa mà là tiếng meo … meo. Mẹ bước lên phòng tôi kêu lên: “Ôi! Con mèo bẩn thỉu này từ đâu đến đây, Thủy Tiên đâu rồi?” Rồi mẹ đuổi ra ngoài. Tôi vừa hét vừa khóc nức nở vì đau nhói. Tôi bực bội vì mẹ không nhận ra tôi. Vừa lạnh, vừa đói, tôi lết đến một bụi cây ở góc phố. Sáng sơm, trời đầy sương và gió bấc, lạnh lẽo. Tôi thấy mẹ mở cửa, tôi liền chạy lại gọi “Mẹ ơi!”. Nhưng tôi chỉ còn nghe tiếng “meo … meo” vô nghĩa. Mẹ lại xua đuổi tôi như tối hôm qua. Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập, nào là các em nhỏ nắm tay nhau đến trường, tôi liền thấy Hoàng và Quế Giang (hai người bạn thân của tôi) đang dắt xe đạp trên con đường quen thuộc mà tôi vẫn thường  đến trường. Tôi lại gần lấy chân cào cào vào chân hai cô bạn và nói:  “Các cậu ăn sáng chưa?”. Câu hỏi mà tôi vẫn hỏi thường ngày nhưng thay vì trả lời câu hỏi đó thì hai bạn ấy lại tỏ vẻ bực mình và xua đuổi tôi. Tôi chợt nhận ra rằng tôi đã là một con mèo xấu xí. Đến tối thứ ba, vừa lạnh vừa đói lại vừa đau, tôi bật khóc lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con hiểu ra rồi, con hiểu ra lỗi lầm của con rồi mẹ ơi, con nhớ ba mẹ quá! Hu … hu… hu!”. Bỗng nhiên tiếng nói hôm trước lại vang lên: “cháu đã nhận ra lỗi lầm của mình rồi thì từ nay hãy cố gắng chăm ngoan, vâng lời cha mẹ và trở thành một người con ngoan,   một người chị tốt nhé!”. Và rồi rùng mình một cái, tôi lại được biến thành người như cũ. Tất cả giống như một giấc mơ vậy!

Qua ba ngày đêm sông lang thang ngoài đường, thấm thía sự khổ cực khi không được bố mẹ chăm sóc, không được bạn bè yêu mến, tôi đã hiểu ra rằng phải biết nhận lỗi khi làm sai việc gì đó. Cũng từ đó, tôi luôn cố gắng chăm ngoan, học giỏi để trở thành tấm gương tốt cho em gái và làm cha mẹ vui lòng.

10 tháng 9 2018

Có lẽ trong cuộc đời, ai cũng có lần mắc lỗi và phải trả giá cho lỗi lầm của mình. Nhưng sự trả giá ấy như thế nào mới có thể khiến con người thực sự ăn năn và không bao giờ tái phạm. Tôi không thể bào quên được cảm giác khi mình biến thành một con mèo trong ba ngày liền do mắc phải lỗi lầm. Biết bao rắc rối đã xảy ra trong những ngày đáng nhớ ấy.

Một hôm, tôi đang mải chạy chơi đùa nghịch trong nhà thì: “cheng”. Một tiếng gì đso kêu lên rồi thì mẹ bước lên và nói: “Hai chị em con đang làm gì thế này?”. Một cái bình pha lê đã rơi vỡ. Đó là một kỉ vật rất quan trọng trọng đối với bố mẹ tôi, tôi sợ vì chính tôi đã làm vỡ chiếc bình pha lê quý giá đó. Thừa lúc có em gái tôi ở đó tôi liền nói: “Con không biết đâu, em làm đấy mẹ ạ.” Rồi mẹ quay sang và mắng em tôi một trận. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thoát được tội. Buổi tối, lúc tôi đang ngủ say sưa trong chăn ấm thì đột nhiên, tôi nghe thấy một giọng nói kì lạ văng vẳng bên tai:

- Này cháu, cháu thật không phải là đứa con ngoan, không phải là người chị tốt. Nay ta phạt cháu phải mang hình dạng của một con mèo, cho đến khi cháu nhận ra lỗi lầm của cháu!

Tôi chưa kịp nói gì thì đột nhiên cả người tôi nóng ra, tôi cảm thấy người mình hình như đang nhỏ dần. Tôi sờ khắp người, một cái đuôi đã mọc ra, tai vểnh lên, mũi tẹt xuống và quanh mép lại còn lởm chởm vài sợi râu. Tôi chạy ra tước gương và hét toáng    lên: “Mẹ ơi!”. Nhưng nó không còn là tiếng mẹ ơi nữa mà là tiếng meo … meo. Mẹ bước lên phòng tôi kêu lên: “Ôi! Con mèo bẩn thỉu này từ đâu đến đây, Thủy Tiên đâu rồi?” Rồi mẹ đuổi ra ngoài. Tôi vừa hét vừa khóc nức nở vì đau nhói. Tôi bực bội vì mẹ không nhận ra tôi. Vừa lạnh, vừa đói, tôi lết đến một bụi cây ở góc phố. Sáng sơm, trời đầy sương và gió bấc, lạnh lẽo. Tôi thấy mẹ mở cửa, tôi liền chạy lại gọi “Mẹ ơi!”. Nhưng tôi chỉ còn nghe tiếng “meo … meo” vô nghĩa. Mẹ lại xua đuổi tôi như tối hôm qua. Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập, nào là các em nhỏ nắm tay nhau đến trường, tôi liền thấy Hoàng và Quế Giang (hai người bạn thân của tôi) đang dắt xe đạp trên con đường quen thuộc mà tôi vẫn thường  đến trường. Tôi lại gần lấy chân cào cào vào chân hai cô bạn và nói:  “Các cậu ăn sáng chưa?”. Câu hỏi mà tôi vẫn hỏi thường ngày nhưng thay vì trả lời câu hỏi đó thì hai bạn ấy lại tỏ vẻ bực mình và xua đuổi tôi. Tôi chợt nhận ra rằng tôi đã là một con mèo xấu xí. Đến tối thứ ba, vừa lạnh vừa đói lại vừa đau, tôi bật khóc lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con hiểu ra rồi, con hiểu ra lỗi lầm của con rồi mẹ ơi, con nhớ ba mẹ quá! Hu … hu… hu!”. Bỗng nhiên tiếng nói hôm trước lại vang lên: “cháu đã nhận ra lỗi lầm của mình rồi thì từ nay hãy cố gắng chăm ngoan, vâng lời cha mẹ và trở thành một người con ngoan,   một người chị tốt nhé!”. Và rồi rùng mình một cái, tôi lại được biến thành người như cũ. Tất cả giống như một giấc mơ vậy!

Qua ba ngày đêm sông lang thang ngoài đường, thấm thía sự khổ cực khi không được bố mẹ chăm sóc, không được bạn bè yêu mến, tôi đã hiểu ra rằng phải biết nhận lỗi khi làm sai việc gì đó. Cũng từ đó, tôi luôn cố gắng chăm ngoan, học giỏi để trở thành tấm gương tốt cho em gái và làm cha mẹ vui lòng.

2 tháng 4 2021

Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kỹ trong khí trời có gió heo may…

Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng rải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.

 

Tụ tập tại lớp là các bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước, có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!" Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn nó rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì! Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!…".

2 tháng 4 2021

cảm ơn bạn nha

 

1 tháng 3 2020

Bạn tham khảo nhé !

Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kỹ trong khí trời có gió heo may...

Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng trải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.

Tụ tập tại lớp là các bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước, có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!" Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn nó rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì! Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!...".

Bỗng có tiếng nói từ bức tường trước mặt: "Các bạn ơi, cho tôi tâm sự vài lời cùng các bạn với!". Tất cả chúng tôi ngơ ngác, mọi người đều đưa cặp mắt nhìn lên tấm bảng đen và quay lại nhìn nhau.

"Ai vậy kìa..." - Mai lúng túng.

"Chẳng lẽ bảng lại nói được sao" - Nam im thin thít rồi nghi ngờ hỏi.

"Đúng đấy, chính tôi là Bảng Đen đang nói với các bạn đấy! Các bạn có cho tôi được nói đôi lời đầu năm mới không?".

Mai chau mày:

"Nhưng mà Bảng ơi, "tâm sự" là cái gì, tôi không hiểu!".

Ừ nhỉ, sao lại không nói chuyện như tụi mình mà lại "tâm sự"? "tâm sự" nghĩa là bạn định bày trò chơi cho chúng tôi phải không hở Bảng? - Nam cũng thắc mắc như Mai.

Không đâu, tâm sự nghĩa là chúng mình trò chuyện thân mật với nhau đấy mà!

À, vậy thì Bảng cứ nói chuyện với chúng tôi đi. Đầu năm nghe Bảng nói chuyện chắc cũng thú vị lắm đây! Nam lên tiếng.

Bảng Đen chậm rãi tiếp lời: "Chắc có lẽ từ khi bước vào lớp học này, cho đến hôm nay, đã bao lần các bạn theo bàn tay cô giáo nhìn thấy những chữ viết và những con số. Nhưng đã có bạn nào nghĩ và chú ý đến tôi chưa? Tôi không tự khoe mình đâu nhưng cũng thật là tủi thân khi thấy mình làm việc có ích cho mọi người mà lại bị mọi người hắt hủi và hành hạ.

Ủa, đã có ai đối xử tệ với Bảng Đen thế hở bạn? Mai lên tiếng cắt ngang lời Bảng Đen.

Bạn hãy nhìn lên mặt bên phải của tôi thì rõ. Bạn có thấy những vết dao rạch chằng chịt với việc khắc những chữ a, b, c xiêu xọ không thể xóa được trên mặt tôi đấy không? Và phía bên trái, bạn không thấy một mảng sơn của tôi đã bị bong ra do một quả banh các bạn đá trong lớp đập vào đó sao? Bạn hãy nhìn góc dưới của tôi đi, nó bị vênh ra và gãy mép, đó là do các bạn treo tôi trên hai sợi dây thép nhỏ xíu cho nên một lần các bạn níu lấy tôi để quét mạng nhện và tôi rớt xuống mới ra cơ sự đó...

Bảng ơi, bạn trách chúng tôi nhiều quá đấy, đầu năm như vậy là chúng tôi không hên tí nào. Sao bạn không trách người nào đã kẻ trên mặt bạn cơ man là những ô vuông? Nam trách Bảng.

Bảng giải thích: Ồ, vậy là bạn đã nghĩ sai cho người ta rồi. Nếu không có những ô vuông đó thì các bạn khó lòng mà tập viết cho đúng dòng, đúng ô ở trong tập. Nó cần thiết hơn là bạn tưởng... Đấy, có những đường rạch nó cần thiết và có những đường rạch nó nguy hại như thế đó.

Nam cúi đầu xấu hổ. Hình như thủ phạm của những chữ cái được khắc vào Bảng là do chính bạn ấy thiếu suy nghĩ mà có.

Bảng Đen bỗng chuyển lời nhỏ nhẹ:

- Các bạn ơi, tôi nói để các bạn biết những sai lầm của mình mà sửa, chứ tôi đâu có trách móc nặng lời đâu. Tôi hy vọng là tôi sẽ được buộc chặt hơn, chứ cứ đứng thế này tôi e sợ một ngày nào mình lại bị đổ đánh rầm như dạo nọ... Các bạn ạ, lớp học này đón các bạn từ trường mẫu giáo lên đây đầu tiên chính là tôi. Và cũng chính tôi giúp các bạn tròn miệng tập nói chữ wO" lần đầu tiên. Các bạn còn nhớ cái ngày cô giáo viết nắn nót trong ô vuông chữ "O" khá to và sau đó cả cô trò cùng đọc. Rồi cô bảo các bạn theo đúng mẫu trên mặt tôi mà viết vào trong tập. Từ đó đến nay, bao nhiêu bài học đã qua đi, bao nhiêu lần mặt tôi được viết và được bôi xóa. Tôi hy vọng các bạn sẽ không phụ lòng cô giáo và nếu bạn nào còn biết cảm ơn tôi thì ráng mà học hành cho giỏi. Tôi cũng khuyên các bạn đừng có nghịch phá, đừng nói chuyện riêng và đừng ngủ gục ở trong lớp. Ở trên tường này mỗi lúc nhìn thấy vậy, tôi buồn quá và hôm nay mới có dịp được tâm sự với các bạn đấy! Một năm mới nữa đã đến. Các bạn thêm một tuổi thì tôi chúc các bạn cũng thêm nhiều kiến thức và thêm nhiều việc tốt...

Tiếng trống đánh báo giờ vào học. Bảng Đen im lặng, chúng tôi ngồi im không động đậy. Cứ y như một giấc mơ Mai vẫn đang tròn xoe mắt nhìn Bảng rất ngạc nhiên. Nam cúi đầu đượm chút buồn rầu. Tôi đành lên tiếng: - "Cảm ơn bạn rất nhiều Bảng Đen ạ, chúng tôi xin hứa sẽ nghe lời khuyên chân tình của bạn. Và ngay cuối buổi học này chúng tôi sẽ treo bạn bằng sợi dây chì to và chắc hơn".

Cô giáo đi vào lớp, chúng tôi nghiêm trang đứng dậy chào. Buổi học đầu năm bắt đầu...

2 tháng 3 2020

thank you very much😊 😊

15 tháng 11 2019

Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiều cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn.

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời.

Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng tôi cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí tôi. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, tôi tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc:” Mẹ vui vì việc gì nhỉ” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì được chăm sóc em đấy, cô bé”.

Nghĩ về mẹ, là nhớ về tình yêu thương ấm áp bao la như biển Thái Bình. Trong đầu tôi vẫn ngân vang câu thơ ngày nào:

“Dù con lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời , lòng mẹ vẫn theo con”

đề 2: 

   Mỗi người ai cũng có những tình bạn đẹp, những người bạn thân sẽ luôn bên cạnh, gần gũi sẻ chia với ta những vui buồn khó khăn trong cuộc sống. Tôi cũng có một tình bạn đẹp như vậy.

   Cô bạn thân của tôi có cái tên thật đẹp Phương Uyên. Nhà chúng tôi cách nhau không xa lắm nên hai đứa đã chơi với nhau từ nhỏ cái thời mà cùng chơi búp bê, bán đồ hàng. Còn bây giờ chúng tôi lại được học cùng một lớp. Uyên có nước da trắng hồng, dáng người nhỏ nhắn, đáng yêu. Gương mặt trái xoan cùng với chiếu mũi dọc dừa trông bạn thật xinh xắn. Mỗi khi bạn cười để lộ hàm răng đều tăm tắp cùng với má núm đồng tiền nhìn thật duyên. Đôi mắt bạn tròn xoe, đen láy toát lên sự thông minh, lanh lợi. Mái tóc bạn dài, đen nhánh. Mỗi khi đi học bạn thường tết hai bím tóc gọn gàng hai bên.

   Uyên học rất giỏi đặc biệt là môn Toán. Mỗi khi ra bài tập khó, bạn là người nhanh nhất lớp. Mỗi lần như vậy, cả lớp nhìn bạn với ánh mắt trầm trồ, ngưỡng mộ. Nhưng bạn không hề kiêu ngạo mà luôn hòa đồng giúp đỡ mọi người trong lớp. Có bài nào không hiểu, bạn đều ân cần giảng giải cho tôi hiểu. Nhờ sự giúp đỡ của bạn, một đứa học không tốt toán như tôi đã khá lên rất nhiều. Bạn luôn thùy mị, nhẹ nhàng trước mọi người và luôn ngoan ngoãn, không bao giờ cãi lời người lớn. Bạn là lớp trưởng của lớp tôi nên trong khi làm việc bạn rất nghiêm túc trước mọi vấn đề, bạn phân tích đúng sai cho mọi người hiểu, nhưng bình thường bạn luôn vui vẻ, vui tính. Bạn luôn hoàn thành công việc mà cô giao cho đúng thời hạn nên cả lớp ai cũng nể phục bạn. Không chỉ giỏi về văn hóa mà bạn còn là một cây văn nghệ của lớp, năng động trong các hoạt động ngoại khóa. Trong lễ kỉ niệm 20/11 của trường bạn đã đại diện cả lớp tham gia tiết mục “ Bụi phấn” và đạt giải nhất. Giọng bạn trong trẻo, ngọt ngào, dễ  làm lay động người nghe.

   Tôi và Uyên cũng có rất nhiều những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó thân thiết với nhau. Hằng ngày chúng tôi cùng nắm tay nhau dạo bước trên con đường làng thân thuộc để đến trường. Chúng tôi cùng nhau kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn hay bàn tán những bài toán chưa tìm ra cách giải. Chúng tôi gắn bó, thân thiết như hai chị em gái. Có chuyện gì tôi cũng kể cho Uyên, có khi tôi buồn Uyên lại động viên an ủi tôi cố gắng vượt qua. Những lúc đó tôi thấy tình bạn càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ngoài giờ học, Ánh còn chăm chỉ giúp đỡ mẹ những công việc nhà. Tôi nhớ có lần tôi sang nhà  bạn chơi thì tôi vô tình nhìn thấy quyển sổ màu hồng rất đẹp trên mặt bàn học của bạn, tôi mò mở ra xem trong đó có những gì thì đây là những dòng nhật kí, những dòng tâm sự của bạn. Và sau đó bạn đã giận tôi mấy ngày nhưng bạn đã tha lỗi cho tôi và tình bạn của chúng tôi lại càng trở nên thân thiết, gắn bó hơn bao giờ hết.

   Năm tháng cứ trôi, thời gian thì không thể quay trở lại được, tình cảm bạn bè của của chúng tôi vẫn thế và càng bền chặt hơn. Dù mai này mỗi đứa có đi một nơi, sẽ rẽ những ngã rẽ khác nhau trên con đường thì tôi hi vọng rằng tình bạn của chúng tôi vẫn mãi đẹp.

21 tháng 3 2016

cái này giống trong báo Khăn Quàng Đỏ vậy bạn. Bạn cũng đọc báo đó ak tớ thấy nó hay đấy ////////vui

14 tháng 3 2017
Bài làm

“Nghiện internet" hiện được xem như một vấn nạn đang tiềm ẩn nhiều tác hại đối với các quốc gia phát triển trên thế giới. Đối tượng của nó không giới hạn ở riêng lứa tuổi nào mà đã tác động đến hầu hết tất cả mọi người.

Sự ra đời của internet đã đánh dấu một bước tiến lớn của cả nhân loại trong lĩnh vực kết nối thông tin toàn cầu. Với những ích lợi to lớn và những kiến thức mà nó mang lại trong hầu hết mọỉ lĩnh vực của đời sống xã hội, internet đã được coi như một phương tiện không thể thiếu đối với con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đẹp mà nó mang lại, thì những vấn đề phức tạp cũng bắt đầu nảy sinh. Trong đó, hiện tượng "lạm dụng internet", hay như cách mà các nhà khoa học thường gọi là tình trạng "nghiện internet" của không ít người đã trở thành một vấn đề nhức nhôi thực sự đối với xã hội thời hiên đai.

nghien-internet

Nghiện Internet là một căn bệnh đáng báo động ở giới trẻ hiện nay

Lượng thời gian mà giới trẻ hiện đang dành cho việc online thực sự đă gây nên tâm lí lo sợ đối với các bậc phụ huynh. Gia đình nào cũng đặt nhiều hi vọng rằng việc kết nối internet sẽ giúp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những kiến thức bổ ích trên nhiều lĩnh vực. Kết nối internet cũng có nghĩa là kết nối được với một thế giới rộng lớn, với những cơ hội học tập, nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn… Tuy nhiên, các gia đình cũng bắt đầu nhận ra rằng thay vì sử dụng internet cho những mục đích tốt đẹp mà họ đang mong đợi ở con em mình, những đứa trẻ hiếu động lạỉ dễ dàng bị cuốn hút hàng giờ đồng hồ vào những hoạt động khác trên mạng như: chát trực tuyến, gừi mail cho bạn bè, chơi game online (trò chơi trực tuyến), hay làm quen với những người lạ, đôi khi thực hiện các hoạt động hacker phá hoại…

Việc giữ cân bằng giữa sức khỏe với các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động khác cho giới trẻ vốn đã luôn là những thách thức không nhỏ đối với bậc phụ huynh. Song sự xuất hiện của internet và hội chứng "nghiện internet" đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn gấp bội. Một điều hết sức tự nhiên khi những người trẻ tuổi sử dụng internet đó là chúng dễ dàng bị mê hoặc bởi những điều mới lạ, thú vị và bị cuốn hút tới mức không còn kiểm soát được thời gian. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thực trạng của việc trẻ em say mê internet và game online đã lên đến mức báo động. Nhiều trường hợp do mải mê với mạng internet, những đứa trẻ thậm chí quên ăn, quên ngủ trong suốt nhiều ngày. Kết quả tất yếu của tình trạng này là sức khỏe, năng lực học tập của chúng bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng. Gia đình và nhà trường cũng không nhận ra vấn đề cho đến khi nó bắt đầu trở thành mối đe dọa thực sự, trẻ bắt đầu có những hành vi cư xử kì lạ, sự phát triển tâm sinh lí bị rối loạn và rơi dần vào một chứng bệnh có tên gọi là: hội chứng "nghiện internet".

Và kết cục… Theo các chuyên gia tâm lí tại Trường đại học Harvard – Mĩ, chứng "nghiện internet" của giới trẻ phần nhiều là do sự buông lỏng quản lí từ phía gia đình và nhà trường đối với các hoạt động của chúng. Sự thiếu quan tâm này của người lớn đã dẫn tới sự thay đổi trong nhận thức của lớp trẻ, chúng bắt đầu xa lánh dần với thế giới bên ngoài và chìm dần vào thế giới game của riêng mình. Sự ham mê đối với game online ngày càng tăng lên và dần tới mức khỏng thể kiểm soát được… Đó là hiện tượng thường thấy ở giới trẻ, song không ít trường hợp người lớn cũng mắc phải. Tại Bắc Kinh -Trung Quốc, nhiều gia đình đã thực sự bị ám ảnh về internet khi các phương tiện thông tin đại chúng của nước này cho biết: một người đàn ông 30 tuổi đã bị chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu từ một cửa hàng internet. Ban đầu cảnh sát Trung Quốc nghi ngờ rằng người này đã tự tử, tuy nhiên sau khi tiến hành điều tra kĩ, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết cửa người đàn ông này là do chơi game quá lâu và điều này đã khiến cho anh ta bị kiệt sức. Trước đó, rất nhiều trường hợp người chơi bị kiệt sức, bị ngất xỉu phải cấp cứu… đã diễn ra. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng internet, và hiện tượng chơi game vô độ của giới trẻ nước này. Không lâu sau đổ, tại một số quốc gia châu Âu và châu Á, hiện tượng "nghiện game online" cũng đã khiến cho không ít người phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp. Tại Anh, chứng "nghiện internet" được xem như một chứng bệnh tương tự tình trạng "nghiện cờ bạc". Không riêng giới trẻ, mà kể cả người lớn cũng dễ dàng bị mắc phải chứng "nghiện" nguy hiểm này. Hàng loạt các hoạt động cờ bạc, cá độ diễn ra qua mạng internet đã tạo nên một làn sóng những người "hâm mộ" đủ lứa tuổi. Cờ bạc qua internet đã trở thành một tệ nạn phổ biến và không thể kiểm soát ở nhiều quốc gia phát triển. Theo các nhà khoa học Anh thuộc Trường đại học Queensland, có nhiều dấư hiệu khá tiêu biểu cho hội chứng này: người “nghiện internet" thường thờ ơ với tất cả các công việc khác, kể cả những việc quan trong nhất; thường xảy ra hiện tượng xung đột bên trong tình trạng mất kiểm soát; luôn thèm muốn được sử dụng internet đến phát điên… và thường có thái độ, hành vi cư xử bất bình thường. Theo các nhà tâm lí học, các chuyên gia về lĩnh vực thần kinh, và các nhà xã hội học, "nghiện internet" cũng giống như chứng "nghiện cờ bạc", nó không phải lằ một căn bệnh về thể chất thông thường, mà đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều: đó là một dạng bệnh lí học có liên guan đến thái độ và hành vi xử sự của con người. Những người bị mắc chứng "nghiện internet" hay "nghiện cờ bạc" đều gặp phải những áp lực, sự căng thẳng về thần kinh. Tại Mỹ, ước tính hiện có khoảng 27% dân số mắc phải chứng "nghiện" theo kiểu này. Khoảng 1,1% trong đó là những người nghiện cờ bạc qua mạng. Đây cũng là một trong những vấn đề khá nhức nhối tại Mỹ hiện nay. Chính phủ Mỹ và các tổ chức xã hội nước này đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo về việc công dân Mỹ lạm dụng internet và thường xuyên sử dụng internet cho các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc tấn công phá hoại đừ liệu máy tính. Hiện Mỹ cũng là quốc gia có số ỉượng người sử dụng internet vào mục đích phá hoại nhiều nhất thế giới, đa số họ đều là những người mắc hội chứng "nghiện internet. Các chuyên gia cảnh báo: trong tương lai, có thể hội chứng này sẽ còn tiếp tục phát triển với quy mô rộng lớn và tính chất phức tạp hơn nhiều. Và nếu như xã hội không có các biện pháp ngãn chặn kịp thời, “nghiện internet” có thể sẽ trở thành một "đại dịch" chứ không đơn thuần là một hội chứng như hiện nay.

6 tháng 3 2020

 Lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh như biết ơn cội nguồn, biết ơn những người sinh thành, giáo dưỡng, biết ơn những thế hệ đi trước, biết ơn cả những người giúp đỡ ta những lúc khó khăn, thất bại… Lòng biết ơn không chỉ đến từ những người, những việc lớn lao mà còn xuất phát từ những diều rất nhỏ. Đây là điều mỗi người cần ghi nhớ, để trân quý, để đáp lại bằng những hành động cụ thể với tất cả tấm lòng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Họ không ý thức, không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Cho nên, đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

Hok tốt !

# Chi

 Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.

hình như đây là công dân 6 mak

chúc bn hok tot