K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2019

Từ khi chào đời, cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm của cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành. Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mãi chỉ có một. Đó chính là người mẹ kính yêu của tôi.

Cảm nghỉ về người mẹ - người dành tình cảm cho em nhiều nhất

Kết quả hình ảnh cho người mẹ

Mẹ tôi năm nay đã ngoài ba mươi rồi. Nhưng đối với tôi mẹ vẫn còn trẻ như phụ nữ mười tám đôi mươi. Mẹ có dáng người thấp đậm. Mái tóc mẹ đen nhánh, dài và chấm ngang lưng ôm lấy khuôn mặt trái xoan của mẹ. Nước da mẹ không được trắng như bao người phụ nữ vì ngày xưa mẹ phải lao động vất vả kiếm tiền mua gạo nuôi cả gia đình. Đôi mắt mẹ đen láy ẩn sau hàng mi dài và cong. Chiếc mũi của mẹ tuy không cao nhưng rất hài hòa với khuôn mặt của mẹ. Làn môi đỏ hồng lúc nào cũng nở nụ cười tươi để lộ hai hàm răng trắng muốt, rất dễ mến dễ gần. “Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn.” Đôi bàn tay của mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi tôi. Mỗi khi cầm đôi bàn tay trai sần của mẹ tôi thấy thương mẹ vô cùng.

Mẹ là người rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái nên người. Tính mẹ hơi nóng nhưng cũng có lúc mẹ rất hiền từ. Mỗi lần mẹ nói, tôi thấy mẹ như một cô giáo dạy văn đang đứng trên bục giảng bài. Mỗi khi tôi mắc lỗi, bằng giọng nói dịu dàng, truyền cảm, lời an ủi và động viên, mẹ đã khiến tôi nhận ra lỗi lầm của mình. Tôi nhớ có lần được điểm mười. Vừa đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ và xà lòng mẹ khoe: “Mẹ ơi hôm nay con được điểm mười đấy, mẹ thưởng cho con một món quà nhé!” Mẹ cười tươi ôm chầm lấy tôi và nói: “Con gái của mẹ giỏi quá, mẹ thưởng cho con này!” Mẹ vừa nói vừa hôn lên má tôi một cái. Mẹ ôm chặt tôi vào lòng. Vòng tay mẹ ấm áp như ngọn lửa hồng sưởi ấm trái tim tôi. Cũng có lần tôi bị điểm kém, trên khuôn mặt của mẹ không còn nụ cười của mọi ngày nữa. Mà giờ đây gương mặt mẹ trùng xuống, buồn rầu. Nhưng mẹ không quát mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ và cố gắng cười để an ủi tôi và động viên tôi cố gắng lần sau. Trong lúc đó, tôi cảm thấy mình đã phụ lòng mẹ, phụ công mẹ nuôi dạy chúng tôi. Vì vậy tôi đã tự hứa với mình rằng sẽ không bao giờ làm như vậy nữa. Những đêm tôi chưa học bài xong, vì lo lắng cho tôi nên mẹ đã lên phòng và ngồi cạnh tôi. Thấy tôi chán nản và buồn ngủ, mẹ đã động viên tôi giúp tôi không buồn ngủ và chán nản. Những lời nói của mẹ như một nguồn sức mạnh giúp tôi cảm thấy tỉnh táo và học tiếp bài.

Ở nhà mẹ là một người phụ nữ đảm đang. Mặc dù buổi sáng mẹ phải thức dậy sớm để đi làm nhưng mẹ vẫn rất quan tâm tới tôi. Sáng nào mẹ cũng hẹn đồng hồ báo thức cho tôi dậy đi học. Mẹ chuẩn bị quần áo đồng phục cho tôi mặc. Nhưng cũng có ngày mẹ đi làm muộn. Những ngày đó, trước khi đi học mẹ bẻ áo cho tôi, chỉnh khăn quàng đỏ cho tôi. Có lần góc học tập và phòng ngủ của tôi rất bề bộn. Nhưng buổi tối, sau khi đi học thêm về, mọi thứ đã khác. Tất cả đều rất gọn gàng và ngăn nắp. Quần áo được gấp gọn gàng và để ngay ngắn trong tủ. Buổi trưa có những hôm đi làm về muộn nhưng mẹ vẫn chuẩn bị một bữa trưa đơn giản nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cha con tôi. Không chỉ ở nhà mà ở ngoài xã hội mẹ cũng tham gia rất nhiệt tình. Trong tổ, hàng xóm có việc gì mà nhờ đến mẹ, mẹ đều giúp đỡ . Ra ngoài, mẹ luôn chào mọi người bằng một nụ cười tươi. Mọi người ai cũng yêu quí mẹ như cha con tôi vậy.

Bao lần xem trên ti vi, thấy các bạn nhỏ mồ côi không cha, không mẹ, không có họ hàng thân thiết, nơi ăn chốn ở và không có nơi nương tựa. Các bạn ấy phải đi bán những thanh kẹo cao su, những tấm vé số… để kiếm ăn sống qua ngày. Tội nghiệp các bạn nhỏ ấy làm sao! Bây giờ tôi mới biết mình thật may mắn. Tôi có cha mẹ và có cả một gia đình êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay che chở của cha mẹ. Tôi muốn nói thật nhiều với mẹ: “Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm!” Đúng là: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ” .

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống”

Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.

Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.

Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.

Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.

Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng

*bạn tham khảo bài viết này nha*

9 tháng 12 2021

Tham Khảo:
Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con.

 

9 tháng 12 2021

cảm ơn bn nhiều nhé ^^

10 tháng 1 2021

bạn có thể gợi ý ?

14 tháng 1 2021

nếu con người biết bảo vệ môi trường, trái đất của chúng ta sẽ trở nên trong sạch và thật tươi đẹp biết bao. nó sẽ thật mát mẻ ,xanh tươi và được bình chọn là hành tinh đẹp nhất đấy. ở đó có cây cỏ xanh tươi, có những con người ấm áp thân thiện và đoàn kết

25 tháng 5 2016
       '' Con dù lớn vẫn là con của mẹ         Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con ''        Tình mẫu tử là thiêng liêng. Đi khắp thế gian này có ai khổ cực bằng mẹ , có ai tảo tần như mẹ , có ai quan tâm yêu thương bạn nhiều như mẹ không ? Mẹ là người mang ta đến cuộc sống này. Mẹ chịu bao nhiêu đau đớn , khổ cực chỉ mong chúng ta được khôn lớn , nên người. Mẹ cùng con tập nói những tiếng '' dạ vâng '' đầu tiên, lòng mẹ khổ cực mà hạnh phúc biết bao. Mẹ làm bạn ru con ngủ mỗi đêm. Con uống nước nhờ tay mẹ đun cho. Mẹ là người đau buồn nhất và cũng lo lắng nhất khi con bị ốm. Mẹ hi sinh mọi điều kiện để con được hạnh phúc , mẹ tránh cho con không một giờ đau đớn vì mẹ biết con là một người đặc biệt của mẹ - một vật bảo bối , thiên thần nhỏ của mẹ. Con nở một nụ cười thì lòng mẹ hạnh phúc gấp triệu lần nụ cười của con. Mẹ không dám cất lời than vãn khi mẹ mệt, mẹ đau. Mỗi lần con nhìn mẹ thì mẹ lại cười nhưng ẩn chứa đằng sau đó là cả một nỗi cực khổ đến vô tận. Có nhiều bữa cơm , mẹ nấu các món ăn đạm bạc , lạc lõng , con cảm nhận được rằng mẹ vẫn chạy đôn chạy đáo giữa dòng đời này để cho con được cơm ăn áo mặc , cắp sách đến trường. Mẹ hi sinh tuổi thanh xuân của mình một cách không thương tiếc. Mẹ đem tuổi đời của mẹ cho con. Mẹ có thể không bằng người khác , mẹ có thể xấu hơn người phụ nữ khác , mẹ có thể không có địa vị cao trong xã hội nhưng tình yêu thương của mẹ có thể chiến thắng hơn tất cả người khác , chiến thắng cả biển trời này. Lòng mẹ mang một tình yêu thương bao la , vô bờ bến , không bao giờ vơi cạn. Đi khắp thế gian này , có thể con sẽ gặp nhiều người phụ nữ tốt với con , thương yêu con , hi sinh cho con nhưng không bao giờ bằng người đó , một người đặc biệt , người mà con luôn giữ trong lòng. Người ta tốt với con rồi cũng sẽ bỏ con mà đi , người ta chết ở trong lòng mình một ít. Còn mẹ thì sẽ mãi nằm ở trong lòng con. Trong tim con , con luôn dành cho mẹ một vị trí đặc biệt. Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi. Tôi có đôi lúc giận dỗi mẹ, nhưng sau này khi đã khôn lớn một chút , tôi đã hiểu tình thương , sự hi sinh cao cả của một người mẹ dành cho con. Con không muốn cha mẹ phải lo vì con. Mẹ đã cho đi yêu thương mà mẹ không hề nhận lại. Con hiểu được rằng '' Khi mẹ trao đi cho con yêu thương , tức là mẹ đã trao đi một phần thời gian của cuộc sống mẹ cho con , vì vậy , con hứa sẽ không làm mẹ hi sinh vô ích như thế ''. Con yêu mẹ ! Tình yêu thương của mẹ con trả không hết ! Con nợ mẹ cả cuộc đời ! Chỉ mong mẹ đợi con .............. cả cuộc đời này. Nhưng mẹ không thể sống đời với chúng ta , vì vậy hãy thương mẹ, hãy làm tròn chữ hiếu khi mẹ còn ở bên cạnh bạn.        Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.





 

 
25 tháng 5 2016

Trong màn đêm lạnh giá, một ngọn nến sẽ soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật. Trong cuộc đời mỗi con người, ngọn nến đó chính là mẹ!”. Tôi hồi hộp đọc tiếp bài văn của con gái lớp 6, bài văn viết về một người thân của mình. Người thân con chọn chính là tôi, người mẹ. Tôi tò mò muốn biết con tôi nghĩ gì, cảm nhận thế nào về tình mẹ con.

“Nhớ ngày xưa khi còn bé, mẹ ôm ấp tôi những lúc trời lạnh. Mẹ kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ, hấp dẫn bằng giọng nói trầm ấm. Đôi mắt mẹ yêu thương nhìn tôi trìu mến. Đôi mắt đen láy làm cho mẹ thật thông minh. Cả những lúc chui vào trong chăn cùng mẹ, tôi cảm nhận được hơi thở ấm nồng, nhè nhẹ. Mẹ muốn tôi ngủ yên, ngủ say để sáng mai còn đi học sớm, không bị thiếu ngủ…”. Có những điều không cần phải nói ra, tuy con còn nhỏ, con cũng có thể cảm nhận được!

“Những lần tôi ốm, mẹ thức trắng cả đêm để săn sóc tôi. Sáng dậy, đôi mắt mẹ trũng xuống vì thiếu ngủ. Tôi hiểu được, mẹ lo lắng cho tôi thế nào. Những hôm đó, trông mẹ xanh xao quá. Hôm nào tôi làm bài muộn, mẹ luôn nhắc nhở, lo lắng, thúc giục tôi ngủ sớm để ngày mai đi học. Còn những lần bị điểm kém, mẹ không bao giờ mắng tôi. Mẹ kiên nhẫn, giảng lại cho tôi từng ly từng tí cho đến khi tôi hiểu thì thôi. Mẹ luôn nói với tôi: Con cố găng ngoan ngoãn, đừng để mẹ mất kiên nhẫn. Mẹ đánh con là mẹ đánh chính mẹ…”

Tôi đã khóc khi đọc những lời văn của con gái. Bài văn tràn đầy những cảm nhận chân thực của con về những việc tôi làm hàng ngày. Những câu nói, những cử chỉ, những hành động của tôi đều được con lần lượt kể lại bằng ngôn từ của chính mình.

“Dù bận rộn đến đâu, mỗi ngày mẹ đều dành thời gian nói chuyện với tôi. Có chuyện gì, dù xấu hay tốt, tôi đều kể với mẹ. Trước khi thi, mẹ cùng ôn bài với tôi. Mẹ vuốt ve tôi bằng đôi tay trắng mịn màng và dặn: Nhớ đọc lại kỹ bài làm để dành cho mẹ một điểm nhé, mèo con! Mẹ đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để chiến thắng. Cứ mỗi lần nhớ về khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh của mẹ, tôi lại tự nhủ: Phải chiến thắng, Phải chiến thắng….!”

Tôi thường tự nhủ, điều thành công nhất của tôi trong việc dạy con từ trước tới nay là con tôi coi tôi như một người bạn thân, không giấu tôi dù là chuyện buồn hay vui. Tôi tâm niệm, để giữ được thói quen đó của con, tôi không được gây sức ép cho con bất kể chuyện gì, đặc biệt chuyện học hành. Giao tiếp hàng ngày với con rất quan trọng, mẹ con tôi thường nói đùa: Tâm tính con như mặt nước phẳng lặng. Con chỉ hơi gợn sóng là mẹ biết liền!

“Nhưng những điều đó chỉ xảy ra từ hồi tôi còn nhỏ. Bây giờ mẹ đã khác. Mẹ bận rộn hơn, mẹ hay mệt hơn và cũng dễ nổi nóng hơn. Mẹ ít để ý đến tôi và tính kiên nhẫn của mẹ cũng giảm nhiều. Vậy là mẹ đã không còn trẻ nữa… Tôi nghĩ rằng, dù sao tôi cũng đã lớn, mẹ không cần để ý đến tôi nhiều nữa. Tôi sẽ tự lập như mẹ mong muốn. Thế nhưng, đôi tay mẹ vẫn đẹp như xưa. Tôi vẫn mong được đôi tay ấy vuốt ve mỗi ngày, không phải như những khi tôi cọ má vào mẹ, mẹ nghiêm mặt lại và bảo: Con lớn rồi, không làm nũng mẹ nữa… Tôi hiểu, dù có nói vậy, tình yêu của mẹ dành cho cô con gái đầu lòng của mẹ không thay đổi”.

Trái tim tôi thắt lại khi đọc đến những dòng này. Sau khi bác giúp việc bị ốm cách đây 6 tháng, vào thời điểm con lớn lên cấp 2, con nhỏ bắt đầu vào lớp 1, ngoài giờ làm việc, tôi phải đảm đương nhiều việc nhà hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc 2 tiếng buổi tối rảnh rỗi với con trước đây bị chia sẻ làm ba, hai phần cho bé nhỏ và một phần cho bé lớn. Đôi lúc thấy con tủi thân, tôi giải thích cho con qua loa: em còn nhỏ, chưa biết đọc, biết viết, mẹ phải bên em, giống như bên con 5 năm trước đây… Tôi rất sợ con phụ thuộc vào tôi nhiều quá nên đặt mục tiêu rèn luyện tính tự lập cho con lên hàng đầu. Vì vậy, tôi tránh những động chạm tình cảm, dù con là con gái. Hay là tôi ngụy biện, tôi đã trở thành một người mẹ khô khan mất rồi? Giai đoạn dậy thì là giai đoạn đặc biệt của con với nhiều biến chuyển tâm sinh lý. Vậy mà tôi lại dần dần xa con. Tôi mải mê bon chen kiếm tiền để lo cho tương lai của con mà quên mất dù ở lứa tuổi nào, con cũng rất cần hơi ấm của mẹ. Tôi mải mê với cơm áo gạo tiền, đôi khi về nhà nổi nóng và tức giận vô cớ khi những việc ở cơ quan không như ý muốn, khi mục tiêu tài chính của tôi không đạt được. Đôi khi tôi nhận ra sự sợ sệt của con, nhưng tôi xoa dịu lương tâm bằng câu nói “Tất cả vì tương lai tốt đẹp của con”. Tôi đã làm con sợ, con không kể cho tôi nghe những câu chuyện dài lê thê trên lớp hay những buồn vui của con nữa… Cho dù con đã rất rộng lượng cho tôi một câu an ủi “Tình yêu của mẹ dành cho con không thay đổi”, tôi vẫn nhìn lại những gì mình đã làm và thấy rằng mình đã rất khác hình ảnh người mẹ trong tâm trí con, hình ảnh người mẹ “ngày xưa” của con! Tôi đã sai khi nghĩ rằng, con tôi đã lớn, tôi cần kiếm tiền để lo cho con đi du học. Tôi quên mất rằng, con tôi cần hơi ấm và sự động viên của tôi hơn là cần những sắp đặt tương lai của tôi!

Cám ơn đề văn của cô giáo, cám ơn những lời văn tha thiết của con. Con đã có những con sóng lớn trong suy nghĩ và tôi đã bỏ qua một thời gian dài! Tôi biết mình phải làm gì để có thể là người mẹ tốt nhất của con trong lúc này! Con gái à, con luôn là nữ hoàng trong thế giới của mẹ!

13 tháng 10 2018

“Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…

Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…

Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…

Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày Noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.

Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.

Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…

Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh.

Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài, nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường.

Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.

Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.

Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.

Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi. Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường.

Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…

Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.

Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”.

k mk nhé

3 tháng 12 2018

Mẹ là người đã sinh ra ta, dành trọn tình yêu, tình thương, niềm hi vọng vào chúng ta. Mẹ tôi cũng là một người mẹ như thế. mỗi buổi sáng mẹ thường phải dạy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng và tranh thủ quét lại nhà cửa,....Vào những ngày đông lạnh giá mẹ phải đi dạy học rất sớm ở dưới xã.đôi khi đôi bàn tay xạm nắng của mẹ đỏ dần lên trong tiết trời lạnh giá của mảnh đất SAPA này.đến buổi chiều, khi mẹ đi làm về cũng là lúc mẹ tất tưởi nấu cơm tối để cả nhà được xung họp và cũng là lúc mẹ được nói chuyện với tôi và anh tôi.mẹ thường dạy anh em tôi cách sống và cách làm người,vv...Tôi nhớ trước đây khi tôi ốm mẹ thường phải thức suốt đêm để trông tôi và tranh thủ soạn giáo án để ngày mai còn lên lớp.nhìn vẻ mặt mẹ lo lắng tôi thấy thương mẹ nhiều hơn.Hay có những lúc mẹ ốm, trong lòng lo lắng nhưng không thể thức suốt đêm như mẹ được. Nhưng lúc đó tôi nghĩ: mình chỉ muốn mẹ được khỏi ốm và có thể làm bất cứ thứ gì như một "Siêu nhân" để mẹ được khỏi ốm.
Đến bây giờ tôi nghĩ lại những suy nghĩ đó thật là hồn nhiên và ngây thơ.Đối với mọi người tuổi tác không thể cưỡng lại được. Mẹ cũng thế có đôi khi tôi đã nhìn thấy lớt phớt có sợi tóc bạc trên đầu mẹ.Mẹ cũng nói rằng:
-chắc mẹ đã già rồi, mẹ chỉ muốn con phải chăm ngoan, học giỏi thì mẹ mới yên lòng "con vịt" con của mẹ à.
Những lúc đó lời nói của mẹ như thôi thúc, là động lực để tôi để tôi cố gắng hơn.Có đôi lúc mẹ la mắng tôi vì tôi có lỗi gì đó. trong cơn tức tôi tức mẹ lắm, nhưng lúc nghĩ lại tôi thấy mẹ làm thế là đúng, mẹ cũng chỉ muốn mình ngoan hơn thôi mà.
Tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ: Ước gì có ông tiên hiện lên và cho tôi một điều ước tôi sẽ không ước tôi được giàu có, không ước học giỏi mà chỉ ước mẹ được khỏe mạnh và và sống với tôi mãi thôi.Chỉ cần như thế tôi sẽ có một niềm động lực để học giỏi hơn và cố gắng hơn đi trên con đường dài phía trước

3 tháng 12 2018

Không một sự yêu thương, bảo bọc nào có thể lớn hơn vòng tay mẹ. Chính đôi bàn tay nhỏ bé của người phụ nữ ấy đã đổ mồ hôi, đã tần tảo sớm hôm vì các con

Bàn tay mẹ tuy nhỏ bé nhưng đã nuôi lớn đàn con. Một tay mẹ đã bế con từ khi lọt lòng. Đôi bàn tay ấm áp đầy yêu thương ấy đã bế chúng con từ khi còn thơ. Bàn tay ấy dìu dắt chúng con từ những bước đi chập chững đầu tiên khi vào đời. Bàn tay ấy là cả một tình yêu thương bao la.

Đôi bàn tay ấy đã lao động vất vả, đã chai sạn đi vì chúng con. Để có cái ăn, cái học; để lớn lên và trưởng thành như ngày hôm nay là nhờ đôi tay nhỏ bé và hao gầy của người phụ nữ tuyệt vời đó. Mẹ đã lao động, đã làm đủ thứ nghề trên đời chỉ mong cho chúng con có những thứ tuyệt vời nhất trên đời mà mẹ có thể làm được.

Mẹ không ngần ngại đôi bàn tay ấy đau nhức, mỏi mệt mà luôn cố gắng đày đọa đôi bàn tay mẹ chỉ vì chúng con. Không một ngôn từ nào có thể nói hộ những gì mẹ đã làm vì chúng con. Bàn tay ấy luôn hướng về chúng con, luôn giang rộng vòng tay ôm chúng con về để che chở mọi vất vả, gian lao ngoài thế giới kia. Cho dù chúng con làm sai trái với những gì mẹ dạy nhưng bàn tay ấy vẫn luôn ân cần khuyên bảo, nhắn nhủ chúng con lần sau đừng làm như vậy.

Bàn tay ấy chưa bao giờ vì sự giận dỗi những đứa con mà ra tay đánh; mẹ chỉ dùng  những lời khuyên, những cử chỉ ân cần để phân những cái hay, cái lẽ phải cho chúng con hiểu. Mẹ luôn đưa tay về phía trước nâng đỡ những vấp ngã của con để con có động lực, để con kiên cường mà đứng lên trước những bão giông cuộc đời.

Con thầm cảm ơn cuộc đời này đã đưa mẹ đến với chúng con, chúng con luôn tự hào rằng là con của mẹ.

“Bàn tay mẹ bế chúng con

Bàn tay mẹ chăm chúng con

Cớm con ăn từ tay mẹ nấu

Nước con uống từ tay mẹ đun

Trời nóng bức gió từ tay mẹ…”

Chúng con sẽ luôn luôn cố gắng chăm ngoan, luôn cố gắng đứng vững trước cuộc đời này để không phí công sức đôi bàn tay hao gầy ấy đã mỏi mệt, đã làm lụng vất vả Con chỉ biết cảm ơn đôi bàn tay bé nhỏ ấy đã lao tâm, khổ cực nuôi chúng con nên Người.

Con sẽ cố gắng dùng đôi bàn tay của con để làm nhiều điều có ích cho đời, để không làm mẹ thất vọng vì đã chở che, ân cần , bảo bọc trìu mến đôi bàn tay chúng con.

4 tháng 9 2018

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..." - Câu hát ấy đã ngấm mãi trong em không bao giờ nhai nhạt! Mỗi người ai cũng có người để mến mộ và tự hào, với em đó là mẹ của em. Mẹ của em rất tuyệt vời! Mẹ em là chỗ dựa vững chắc, là nơi em san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mẹ cho em cuộc đời hôm nay và mai sau. 

Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên.

Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng.

Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc ở cơ quan bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần, em mắc khuyết điểm, mẹ không mắng nhiếc, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em khắc phục, sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập.

Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều.

Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý.

Mẹ là "Tổ quốc" riêng của em! Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: "Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội". Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em.

# chikute #

4 tháng 9 2018

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha", trong cuộc đời mỗi người ai cũng có những tình cảm thiêng liêng, sâu lặng, là ngọn nguồn tình cảm ấp áp, tiếp cho chúng ta thêm những nguồn sức mạnh để vượt qua những giông tố của cuộc sống, đó chính là tình cảm gia đình. Đối với em, người mà em yêu mến và kính trọng nhất chính là mẹ của em, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên đời, và đối với em thì mẹ là người mẹ vĩ đại trong những người mẹ.

Được sinh ra trên đời là một niềm may mắn, bởi ta có cơ hội trải nghiệm những điều lí thú, được trải qua những phút giây hạnh phúc mặc dù cũng có những gian nan, thử thách. Và người cho ta cơ hội, đốt lên ngọn lửa yêu thương trong mỗi chúng ta, không ai khác đó chính là những người mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta thành người, nếu như nói làm mẹ là thiên chức thiêng liêng nhất của người mẹ thì chúng ta, những người con chính là những đứa trẻ may mắn nhất được sinh ra trong vòng tay che chở yêu thương của những người mẹ ấy.

Mẹ của em là một người mẹ dành cả cuộc đời hi sinh vì những đứa con thơ của mình, mẹ bỏ cả tuổi xuân để làm lụng, nuôi dưỡng các con thành người, nếu chỉ dùng lời thì cũng khó có thể nói lên hết được tình cảm bao la, sâu lặng của mẹ. Em nghe bà ngoại kể lại, khi xưa mẹ đã rất vất vả để sin ra em, trong quá trình mang thai mẹ bị ốm nghén rất dữ, khuôn mặt lúc nào cũng xanh xao, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, nhưng mẹ lại rất vui mừng vì sự hiện diện của em trong cuộc sống của mẹ, mẹ đã chấp nhận tất cả những đớn đau, những trận thai nghén để sinh em ra.

Rồi khi chín tháng mười ngày, mẹ trở dạ nhưng lại bị khó sinh, nằm trong bệnh viện hai ngày, bị nỗi đau đớn dày vò nhưng mẹ đã không hề kêu than hay có lấy một chút hối hận, đau đớn nhưng mẹ cũng chưa rơi một giọt nước mắt và giọt nước mắt của mẹ chỉ rơi khi em đã ra đời an toàn, mạnh khỏe. Em đã nghe ai đó nói rằng, ngày duy nhất mà bạn khóc mà mẹ cười, đó là ngày chúng ta sinh ra đời, vì vậy mà em luôn trân trọng sự sống mà mẹ đã ban cho em này.
Để nuôi dưỡng chúng em thành người thì đó còn là một quá trình gian nao hơn gấp bội, hồi còn nhỏ em rất hay ốm đau, bệnh tật, mẹ là người ngày đêm bên cạnh chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, chẳng ngại gian lao. Tình yêu vô bờ bến của mẹ làm em xúc động khi nhớ đến lời bài hát "Mẹ yêu": "Sinh con ra trong bao khó nhọc, mẹ yêu thương con tha thiết, mong cho con nên người, giấc no say…". Tình yêu của mẹ có lẽ chẳng có một thước đo nào có thể đo lường hết, cũng không một thứ văn chương nào dù cao thượng thuần túy nhất cũng chẳng thể diễn đạt thành lời.
Cuộc sống của gia đình em đã từng trải qua một giai đoạn rất khó khăn, đó là năm thiên tai xảy ra liên miên, mất mùa đói kém, bố em đi công tác xa ở miền trong, ở nhà chỉ có một mình mẹ vừa cáng đáng việc nhà cửa, ruộng vườn lại chăm lo đến cuộc sống của con cái. Mẹ em là một người mẹ có nghị lực vô cùng phi thường, nhìn bóng dáng mảnh mai của mẹ, khó ai có thể nghĩ mẹ lại mạnh mẽ, kiên cường như vậy. Cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, áp lực, chúng là cho mẹ mệt mỏi, lo âu nhưng trước mặt những đứa con thì mẹ luôn luôn mỉm cười mà ẩn giấu nỗi đau ấy vào sâu thẳm tâm hồn mình.

Dẫu có những khó khăn nhưng mẹ chưa bao giờ bỏ cuộc, mẹ luôn mạnh mẽ vươn lên và chiến thắng những thử thách đầy khó khăn ấy cảu cuộc sống. Với em mẹ là một người mẹ tuyệt vời nhất, cũng là một người mà em ngưỡng mộ, kính yêu nhất. Mẹ cũng là người mà em tin tưởng nhất, là động lực sống để em vượt qua những biến cố của cuộc sống. Trong học tập cũng như các quan hệ xã hội, đôi khi em cảm thấy mệt mỏi, bế tắc, nhiều khi tưởng chừng như không thể nà vượt qua, nhưng những lời động viên của mẹ, những lời khuyên đầy hữu ích của mẹ lại khiến cho em mạnh mẽ đối mặt, mạnh mẽ để giải quyết.

Mẹ là một người thân yêu mà em trân trọng và yêu quý nhất, mẹ cho em sự sống, tần tảo hi sinh cả cuộc đời để em có thể trưởng thành, mẹ cũng là nơi an toàn vô về mỗi khi em gặp những khó khăn trong cuộc sống. Công lao trời bể của mẹ dù có dùng cả cuộc đời cũng không thể báo đáp hết, bởi vậy mà em tự hứa với mình phải học tập thật tốt để trở thành một người con ngoan, một đứa con đáng tự hào của mẹ.

tk mình nhé.

15 tháng 12 2017

Do sắp đi du học xa nhà, em xin phép ba má về Hồ Chí Minh vài bữa. Kể từ ngày nội mất, gia đình em ra Đà Nẵng sinh sống, em chưa được về quê nội lần nào. Em muốn về thăm quê hương. Em muốn thăm trường tiểu học Trung Nhất yêu thương, nơi em sáng chiều ăn học, vui chơi suốt năm năm liền. Không biết trường bây giờ thay đổi ra sao? Em đã xa trường 10 rồi… nhớ quá trường ơi.

Em đến trường vào ngày chủ nhật. Vừa bước vào hẻm, cổng trường thấp thoáng hiện ra. Sự thay đổi rõ ràng làm em cảm thấy trong lòng buồn buồn khó tả. Cánh cổng gỗ mộc mạc ngày xưa đã được thay thế bằng cổng sắt đen lạnh lùng, kín mít. Trụ cổng cũng sơn sửa khác hẳn, chỉ có logo trường không thay đổi làm em thấy quen thuộc mà thôi...

Bước vào sân trước, em cảm giác ngỡ ngàng, xa lạ. Dãy nhà ba tầng khang trang, sững sững đã thay thế dãy nhà một tầng sơn trắng ngày xưa. Đây là nơi mà cách đây mười lăm năm, em bỡ ngỡ bước vào lớp một…. Dãy nhà mới khá tiện nghi, các lớp bán trú được trang bị máy lạnh. Tốt rồi, các em nhỏ bây giờ ngủ trưa mát hơn tụi em hồi đó. Em nhớ quá những buổi trưa có tiếng vù vù của quạt trần ru ngủ... Đi dọc theo hành lang dài, có các bức họa vẽ tranh thiếu nhi vui học, gợi nhắc cho em những kỉ niệm cùng các bạn. Các bạn ơi…các bạn bây giờ ở đâu?

Xuyên qua một sảnh lớn, em đi vào sân sau. Một cảm giác bồi hồi vui sướng !!! Dãy nhà chữ U vẫn còn đó. Tường và cửa được sơn sửa không nhiều. Đây chính là hình ảnh ngôi trường tiểu học năm xưa trong tâm trí em. Em lấy máy tính bảng ra chụp vài tấm hình làm kỷ niệm…Em bước đến lớp thứ hai, từ bên trái đếm qua. Em nhớ như in, đây là nơi em học năm lớp năm. Những bộ bàn ghế gỗ cũ đã nâng niu từng cuốn vở, cây viết của chúng em… nay đã được thay bằng những bộ bàn ghế mới láng bóng vẹc ni. Chiếc bảng đen có những khung ô li không rõ ràng nay đã được thay mới. Em vui vui khi nhớ đến lúc cô giảng bài, lúc chúng em thi cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” mà cô tổ chức cho duy nhất lớp tụi em.

Những bước chân vô định đưa em tới cây phượng. Trông phượng đã lớn hơn và những tán lá xum xuê hơn trước. Phượng có nhớ mình không? Em cùng bạn đã từng ngồi dưới gốc cây này học bài, nhảy dây. Lúc hoa chớm nở là chúng em biết mùa hè sắp tới,…Một giọt nước mắt rơi trên má em, vì em biết những kỉ niệm đó là những kỉ niệm đã qua, cho dù nó có ghi sâu trong tâm trí em như thế nào đi chăng nữa.

Chợt em thấy bác bảo vệ già năm xưa đi tới. Em hỏi: “ Thưa bác, hòn non bộ chỗ này đâu rồi ?’. Bác cho biết hòn non bộ không ai chăm sóc, nhiều muỗi nên trường đã dẹp đi. Hồ nước có hòn non bộ này là nơi mỗi giờ ra chơi em thường tụ tập với các bạn xem cá, vui đùa. Nhìn lại chỗ đó, mọi thứ đã biến mất như chưa từng tồn tại. Em cảm thấy buồn man mác ….

Mười năm là một khoảng thời gian dài, đủ làm một học sinh tiểu học thành sinh viên đại học, đủ làm em lạc lõng trên chính ngôi trường thân quen. Trường tiểu học Trung Nhất thay đổi nhiều, nhưng ký ức về trường cũ sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí của em. Sau chuyến đi thăm lại trường lần này, em cảm thấy mình cần phải làm một điều gì đó cho trường. Đây sẽ là động lực định hướng cho em trên chặng đường du học sắp tới.

15 tháng 12 2017

Mình gởi rồi nhưng mà phải đởi olm duyệt

11 tháng 12 2018

Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đối với tôi ai là người quan trọng, có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi thì câu trả lời sẽ là: Mẹ. Dù không phải là người đẹp nhất nhưng trong mắt tôi, mẹ thật hoàn hảo.
​Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng. Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bươc đầu trên đường đời.
Với gia đình, mẹ luôn quan tâm, chia sẻ vui buồn với mọi người. Khi con ốm, mẹ là bác sĩ. Khi con học, mẹ là cô giáo. Nhiều lúc, con mắc lỗi không những mẹ không quát nạt, mẹ chỉ dạy bảo nhẹ nhàng để tôi dần hiểu ra. Thường ngày, mẹ ăn mặc giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng vốn có. Dù gia đình không giàu sang nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện cho tôi bằng bè bằng bạn.
Tôi ước gì, thời gian quay lại để tôi không bao giờ mắc sai lầm, để lỗi buồn không còn hiện trên đôi mắt mẹ yêu. Tôi ước gì, thời gian ngừng lại để mẹ không bao giờ già đi, tôi luôn bé bỏng trong vòng tay đầy tình yêu của mẹ. Tôi ước gì, tôi có đủ sự mạnh mẽ như mẹ để vượt qua mọi chông gai phía trước. Nhưng ước chỉ là ước. Ngay bây giờ, hành động thiết thực để mẹ tự hào về tôi là tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan

11 tháng 12 2018

Thoáng nghe tiếng phanh xe đạp quen thuộc của bố, tôi vội chạy ra mở cửa, và hào hứng đón bố vào nhà. Chưa kịp để bố nghỉ ngơi, tôi đã vội hỏi:

“Vậy, bố đăng ký cho con vào lớp nào?”

“Bố đăng ký cho con vào lớp A3, ban xã hội. Khi người ta hỏi bố muốn cho con vào lớp nào, bố cứ nghĩ mãi. Nghĩ lâu quá, họ phải giục”

Đó là một ngày hè năm 1998, tôi chuẩn bị bước chân vào cấp 2. Gần 20 năm trôi qua, mà tôi vẫn nhớ như in cuộc hội thoại ấy. Làm nên cho cuộc trò chuyện ấy giữa tôi và bố là giọng hát vui tươi khoẻ khoắn của Ricky Martin trong ca khúc “The Cup of Life”, bài hát chủ đề cho World Cup được tổ chức tại Pháp năm ấy. Tôi hỏi bố lấy lệ thế thôi, chứ đứa trẻ 11 tuổi là tôi lúc ấy không tập trung năng lượng vào việc học đâu. Bố đăng ký cho tôi vào lớp nào, tôi cũng không thấy có gì khác biệt. Hình như tôi còn hơi thoáng buồn vì năm học mới sắp đến, đồng nghĩa với việc tôi không được ở nhà chơi nữa. Nỗi buồn của tôi chẳng kéo dài được quá mấy giây bởi tôi đã nghe thấy tiếng gọi đi chơi của lũ trẻ hàng xóm. Tôi lẻn đi chơi, để bố một mình ở nhà với các trận bóng của World Cup 98. Ngày ấy, có lẽ cả bố và tôi đều không nhận ra rằng, quyết định chọn lớp cấp 2 của bố đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi sau này.

Bố ảnh hưởng đến con đường học hành của tôi nhiều lắm. Từ lớp 1 đến lớp 6, bố lúc nào cũng là người thầy thứ hai của tôi. Bố dạy tôi Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, vẽ, và cả môn thủ công nữa. Bố không nói được tiếng Anh, nhưng bố chẳng ngại tự đọc sách để dạy tôi. Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp 3, nhưng bạn biết đấy, một đứa mải chơi như tôi thì chắc chắn sẽ học dốt rồi. Đối với tôi lúc ấy, tiếng Anh như một thứ đồ chơi lạ, lần đầu được chơi thì thích đấy, nhưng rồi càng chơi càng thấy khó, càng khó lại càng chán. Một lần cô giáo giao bài tập về nhà, bài tập yêu cầu tôi phải điền mạo từ “a”, “an”. Tôi có hiểu gì đâu nên cầm sách ra hỏi bố. Vậy là bố mày mò đọc sách rồi chỉ cho tôi biết khi nào nên dùng “a”, khi nào nên dùng “an”. Hồi ấy tiếng Anh chưa thật sự phổ biến, nhưng bố đã nhìn xa được tầm quan trọng của tiếng Anh. Thế là, mùa hè hết năm lớp 5 thay vì được chơi đùa cả hè như mọi năm, bố đăng ký cho tôi học lớp tiếng Anh gần nhà. Tôi không nghĩ tình yêu của tôi dành cho tiếng Anh bắt đầu từ năm ấy, nhưng rõ ràng tôi đã có cảm tình hơn với môn học này rất nhiều.

Khi bắt đầu năm lớp 6, tôi đã có lần thủ thỉ với bố trên quãng đường bố đưa tôi đi học “Năm nay con muốn đi thi học sinh giỏi môn tiếng Anh, để cho bố vui”. Bố cười, một nụ cười rất hiền hậu, rồi nhẹ nhàng nói với tôi “ừ, con cố gắng lên, con sẽ làm được thôi”. Lời động viên của bố truyền cho tôi một niềm tự tin và can đảm mãnh liệt. Con bé 12 tuổi nhút nhát là tôi ngày ấy cũng giữ được lời hứa với bố. Tôi được giải nhì môn Tiếng Anh cấp thành phố và được chọn đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Bố vui lắm! Tôi vẫn nhớ kỷ niệm hài hước năm ấy. Tôi không được giải tỉnh. Tôi buồn lắm nhưng tôi cũng sợ bị mắng nữa, nên tôi dấu kín bí mật ấy cho riêng mình. Bao lâu sau không có kết quả, bố mới hỏi tôi “Thế con đã có kết quả thi học sinh giỏi chưa?”. Tôi lí nhí trả lời, và đi thẳng vào phòng “Còn lâu ạ”. Thái độ kỳ lạ ấy của tôi đã khiến bố phát hiện ra bí mật “động trời” của tôi rồi. Trái với nỗi sợ của tôi, bố mua tặng tôi một cuốn từ điển Anh- Việt, đó là cuốn từ điển đầu tiên tôi có trong đời. Cuốn từ điển ấy mỏng lắm, chỉ khoảng 15000 từ thôi, nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn rất trân trọng món quà ấy!

Một ngày hè, tôi vừa đi học về thì nghe bố mẹ trò chuyện với nhau. Mẹ có nói với bố rằng sau này tôi chỉ cần học hết cấp 3 thôi, rồi sau đó lấy chồng, theo chồng, sống hạnh phúc đến hết cuộc đời! (“Sống hạnh phúc đến hết cuộc đời” là tôi tự bịa vào đấy, mẹ không nói thế đâu!!). Lúc ấy, điều kiện kinh tế khó khăn nên tôi hiểu những lo lắng của mẹ. Nhưng bố phản đối kịch liệt và nói rằng “kiểu gì cũng phải cho hai đứa nó học hết Đại học rồi tính tiếp”. Lúc ấy, tôi mới 12 tuổi, mải chơi lắm, nên việc học hay không học cũng không khiến tôi bận tâm nhiều lắm. Nếu bố mẹ bảo tôi nghỉ luôn, có khi tôi cũng ở nhà luôn để đi chơi với bọn trẻ con hàng xóm ý chứ! Nhưng rồi một biến cố đã xảy ra. Biến cố ấy đã thay đổi cuộc sống của gia đình tôi hoàn toàn. Và có lẽ cũng chính vì biến cố ấy, mà tôi mới trở thành tôi của ngày hôm nay, tôi mới yêu thích việc học nhiều đến thế.

Hết năm học lớp 6 bố đã rời xa tôi mãi mãi. Tôi vẫn nhớ sáng hôm ấy, tôi thức dậy rất sớm và mua bánh rán để bố ăn đi làm. Tôi vẫn nhớ bố thích món bánh rán ấy lắm. Cũng thật khó mà chối từ được sự quyến rũ của nó: ngọt lịm với lớp đường bên ngoài và lớp đỗ xanh béo ngậy bên trong. Bố vừa ăn vừa khen ngon. Trước khi đi làm, bố vừa chỉnh chiếc áo sơ mi màu hơi trắng, và nói với tôi “Ngày xưa bố cứ tự hỏi đến năm 2000 thì bố sẽ như thế nào, đến bây giờ mới thấy mình vẫn còn trẻ, chỉ hơn 40 tuổi một tí”. Và đó là ngày cuối cùng tôi được gặp bố. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh và bất ngờ.  Tôi chẳng bao giờ được gặp lại dáng người cao cao gầy gầy, đôi mắt hiền, nụ cười hiền và cũng chẳng bao giờ tôi được nghe giọng nói nhanh nhẹn hài hước của bố nữa. Ấy thế  nhưng, đến tận bây giờ, tôi vẫn có thể vẽ hình ảnh bố một cách trọn vẹn trong tâm trí, như thể tôi mới được gặp bố ngày hôm qua vậy. Ngày hôm qua chứ không phải gần 20 năm trước!

Sau ngày ấy, không còn ai đả động đến việc tôi sẽ học đến mức nào nữa, bởi một điều đã thành hiển nhiên: Học là điều đương nhiên của hai chị em tôi. Mẹ đầu tư hết mức cho việc học của chúng tôi: sách vở, tạp chí gì nếu chị em tôi cần thì mẹ sẽ đầu tư cho chúng tôi . Mỗi lần về thăm nhà, tôi vẫn không tưởng tượng nổi có một thời tôi lại có thể học một cách say mê đến thế. Lần nào bước chân vào phòng học, kỷ niệm, ký ức thời thơ ấu ngày ngày cắp sách đến trường lại ùa về trong tôi. Tôi vẫn còn giữ những tập vở tôi viết suốt tháng ngày ôn thi Đại học. Cũng từ ngày bố không còn bên tôi nữa, tôi lại yêu thích môn tiếng Anh một cách kỳ lạ. Và tôi cũng chợt nhận ra, tôi có chút ít năng khiếu cho môn học này. Tôi hiểu rất nhanh cấu trúc câu, tôi thích viết linh tinh bằng tiếng Anh. Đó có thể là một lá thư tôi muốn gửi đến thần tượng âm nhạc của mình, đó có thể là lời bài hát linh tinh chợt hiện ra trong đầu tôi. Giờ đây khi đọc lại những gì tôi viết, tôi không khỏi bật cười bởi chúng ngây ngô và đáng yêu quá, nhưng chúng là một phần không thể thiếu để mời gọi tôi trở về quá khứ. Bạn biết không, chỉ với cuốn từ điển mỏng manh mà bố tặng tôi năm ấy, tôi đã chinh phục được các kỳ thi cấp tỉnh suốt năm cấp 2 và đỗ vào chuyên Anh năm cấp 3. Đó cũng chẳng phải là thành tựu gì to tát cả nhưng nếu có cơ hội tôi muốn được chia sẻ với bố để bố hiểu rằng, con gái đã cố gắng rất nhiều để xứng đáng với những kỳ vọng của bố. Chả biết tự khi nào việc học đã thành một niềm đam mê, và sở thích của tôi. Khi chuẩn bị đi học PhD, nhiều người đã hỏi tôi lý do vì sao tôi lại chọn con đường chông gai này. Người ta hỏi có phải vì tôi thích sống ở Mỹ, có phải vì tôi đã chán Việt Nam, có phải vì tôi chưa thích ổn định, vân vân và vân vân. Thật lòng, tôi đi học chỉ vì tôi thật sự thích đi học, thế thôi. Tôi không ngại khổ, ngại vất vả, ngại thấy mình dốt, tôi chỉ sợ không được làm điều tôi yêu thích ấy thôi.  Không hiểu sao, sách vở, trường ĐH luôn cuốn hút và hấp dẫn tôi. Hai thứ ấy như thỏi nam châm hút tôi một cách mãnh liệt. Tôi không biết sau này mình sẽ ra sao, nhưng tôi chắc chắn rằng, tôi muốn làm ở một trường ĐH, muốn đứng lớp, muốn làm nghiên cứu, muốn được học mãi như thế. Đơn giản vậy thôi!

Tôi vẫn nhớ bố rất thích học Toán. Bố hay đọc sách toán của tôi, rồi tự nghĩ ra các bài toán để chị em tôi tự giải. Cứ mỗi lần bố giảng toán cho tôi, đôi mắt bố lại sáng long lanh như thể bố đang nói về một bài thơ hay vậy. Mãi sau này khi bố đã không còn bên tôi nữa, tôi mới có cơ hội gặp bạn bè cũ của bố. Ai cũng nói rằng, bố học rất khá Toán, và thường học giỏi nhất lớp môn này. Tiếc thay, tôi không được thừa hưởng gien Toán của bố! Tuy tôi không có năng khiếu về toán, nhưng bố đã truyền cho tôi rất nhiều động lực mỗi khi học Toán. Có lẽ nỗi lo lớn nhất của tôi khi thi vào trường Chuyên và Đại học là môn Toán. Nhưng không hiểu sao tôi lại dần dần vượt qua được những trở ngại ấy. Tuy không phải là người duy tâm, nhưng thật lòng đã có lúc tôi nghĩ rằng bố luôn ở bên cạnh tôi mỗi khi tôi thi Toán. Mỗi lần nhìn qua đề Toán, tôi thường choáng vì nghĩ mình không làm được, nhưng rồi tôi lại nghĩ ra cách giải trong thời gian cho phép. Hồi thi ĐH, được 9.5 điểm môn Toán là điều xảy ra ngoài mong đợi của tôi!. Khi biết rằng, một phần của chương trình PhD là toán, tôi thật sự rất lo lắng. Bạn có tin không, đã có những đêm tôi nằm mơ rằng mình sẽ không thể học được Toán và rằng tôi là người duy nhất trong lớp trượt Toán!! Tôi vừa thi xong giữa kỳ môn Toán. Ngay khi vừa nhìn đề thi dài dằng dặc, tận 10 bài mỗi bài 3 ý, tôi mất hoàn toàn bình tĩnh.  Năm phút đầu tôi quá lo lắng mà không thể nghĩ được gì. Nhưng rồi chẳng hiểu sao tôi lấy lại được bình tĩnh, và cứ thế giải hết được cả 10 câu. Thầy động viên tôi rằng “kết quả rất tốt, cố gắng giữ vững nhé”. Điều ấy khiến tôi vui lắm, vui như đứa trẻ lần đầu được phiếu bé ngoan ấy. Tôi không phải đang kể lể chiến tích của mình đâu. Mà thật lòng, tôi đã rất sợ toán, nhiều khi tôi cảm giác nỗi sợ của mình không còn hợp lý nữa. Có lẽ bố đã luôn ở bên tôi, và truyền cho tôi thật nhiều năng lượng, cảm hứng và sự can đảm để vượt qua những lo lắng của bản thân!

Có những lúc tôi tự hỏi vì sao tôi không lựa chọn một cuộc sống đơn giản hơn: tôi có thể chỉ sống một cuộc sống thầm lặng, lấy chồng, làm một công việc văn phòng 8 tiếng, tối về đọc sách, ôm mèo, rồi thỉnh thoảng viết blog chia sẻ những gì tôi yêu thích. Như vậy có phải đỡ vất vả hơn nhiều không. Nhưng có lẽ, cuộc sống ấy chẳng làm tôi hạnh phúc! Mỗi lần phải đưa ra quyết định quan trọng trong đời, tôi vẫn hay thầm hỏi bố  “nếu bố vẫn ở bên tôi, bố sẽ khuyên tôi thế nào?”. Bố sẽ bảo tôi hãy lắng nghe trái tim mình, làm điều mình yêu thích hay bố sẽ khuyên tôi sống một cuộc sống nhẹ nhành, yên bình. Kỳ lạ thay, lần nào tôi cũng quyết định đi theo trái tim mình. Tôi cứ tự cười với mình, lẽ nào bố đã gián tiếp khuyên tôi như thế, chứ chẳng phải là quyết định của riêng tôi.

Hôm qua trên đường về nhà, tôi bắt gặp một ông bố trẻ đang dắt tay cô con gái đi dạo trên bãi cỏ gần trường. Cô bé chỉ tầm 6-7 tuổi thôi, cố bé cứ ríu ra ríu rít hỏi bố về mặt trăng, về mặt trời rồi các vì sao. Khi người bố giải thích xong, cô bé nói to rõ ràng “con đã hiểu rồi ạ”. Thế là, người bố nói “I am very proud of you”- Bố rất tự hào về con. Không hiểu sao, khi nghe câu nói ấy tôi cảm thấy xúc động mạnh mẽ!. Có lẽ đứa con gái nào cũng chỉ mong có bố ở bên và được nghe điều ấy từ bố của mình. I am very proud of you! Một câu nói đơn giản mà thật sâu sắc!