K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2021

Bắp ngô vàng uốn mình trong chiếc áo the xanh

Tiếng sáo diều 

Quả dâu tây 

Quả sầu riêng như tổ kiến lơ lửng trên cành

Núi như tháp đèn khổng lồ

Mèo con ngủ bên cửa sổ

Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm

Có hai câu không phù hợp bạn ơi

29 tháng 7 2021

mình đánh thứ tự  a, b,c, d theo cột bên trái và 1,2,3,4 theo cột bên phải nhé

bạn xem lại và chụp đầy đủ đề có được không ? các câu mình bỏ trống làm nó cứ sai sai

a - 

b -

c - 

d- 7

e -6

f -2

g -1

29 tháng 10 2017

Cứ đến chủ nhật hàng tuần là bố mẹ em lại dẫn em ra biển hóng mát để thư giãn trí óc.

Biển bây giờ đang vào lúc hoàng hôn nên rất đông người. Mặt trời đỏ chói soi xuống mặt biển làm biển đỏ rực lên như một biển lửa. Trên đám mây hồng huyền ảo như những dải lụa thướt tha. Biển vẫn không ngừng gợn những đợt sóng to nhỏ, lúc thì nhẹ nhàng, lúc lại ầm ầm dữ dội. “Chủm” em nhảy xuống biển tắm, nước biển mát quá. Có những người bơi tuốt ra đằng xa ngoài cửa biển.

Xa xa, những chiếc thuyền đủ màu sắc chạy đi một cách chậm chạp (có lẽ vì chúng ở xa em quá). Trên bầu trời xanh thẳm không cùng, những chú chim hải âu không ngớt chao qua, lượn lại, mỗi lúc nghiêng mình đôi cánh chúng không hề động đậy. Trên bờ cát ướt trắng phau, những cô bé, cậu bé vui vẻ xây lâu đài cát của mình. Bỗng một đợt sóng thật mạnh bất ngờ ập vào, nước biển thi nhau xông vào miệng em. Ôi! Mặn quá! Nước biển mạnh thật. Thảo nào mọi người lại dùng nước biển làm muối là phải. Bỗng em tiếng mẹ gọi “Con ơi! Lên đi nào, trời tối rồi kìa.”

Cuộc vui nào rồi cũng phải chấm dứt. Sau khi ăn tối ở một cửa hàng nọ. Em và bố mẹ về nhà và đánh một giấc thật ngon lành.

29 tháng 10 2017

Cảnh biển buổi sáng mới đẹp và hấp dẫn làm sao !
Ông mặt trời từ từ nhô lên, lơ lửng như một quả cam chín mọng tỏa nguồn sáng và truyền sức sống xuống biển cả. Vạn vật như được bừng lên, sôi động sau một đêm ngủ dài.
Xa tít đường chân trời là những mảng mây màu tím như được dâng lên từ biển, phủ trên là dải mây xanh như còn mơ màng lưu luyến màn đêm. Những lọn mây trắng bồng bềnh sáng dần trên bàu trời duyên dáng soi bóng xuống mặt nước khiến những đàn chim chao liệng ngất ngây vui mừng chào đón ngày mới. Biển hiền hòa nâng sóng êm ả vỗ vào mạn thuyền. Gió sớm nhẹ thổi. Các thuyền đánh cá căng buồm ra khơi. Trên thuyền ngư dân vừa chuẩn bị kéo lưới, vừa chuyện trò rôm rả. Ai cũng phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, hứa hẹn chuyến ra khơI trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá.
Ngắm cảnh biển, em tự nhủ: “Mình phải học thật giỏi, lớn lên sẽ điều khiển con tàu đến với đại dương bao la.”

4 tháng 12 2017

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

4 tháng 12 2017

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

21 tháng 2 2019

Nếu đề bài ra như vậy thì t viết như sau: 
Em ko biết là cô / thầy sẽ ra đề này nên mấy năm trước đi chơi noel em ko để ý lắm, để cuối năm này em đi chơi noel rồi về em tả lại cho chính xác

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>...

21 tháng 2 2019

Có rất nhiều ngày lêc được tổ chức trong một năm nhưng lễ giánh sinh vẫn luôn thú vị. Giáng sinh được tổ chức vào ngày 24 và 25 tháng 12 nhưng nó thường bắt đầu vào đầu tháng. Trong lễ giáng sinh, mọi người trở nên gần gũi và tốt bụng với nhau hơn vì họ tin rằng sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc mà không buồn phiền. Tôi thích việc trang trí cây thong nô-en và dạo quanh các khu phố, ngắm nhìn những toà nhà và cây trong thành phố như: khu thương mại, công viên, cửa hàng và văn phòng. Đặc biệt, luôn luôn có một cây thông to đặt giữa thành phố, ở đó người ta tụ họp và cầu nguyện cùng nhau trong đêm giáng sinh. Cả thành phố đều được trang hoàng bằng màu sắc và ánh sáng cho nên đây là cơ hội tốt cho người dân ra ngoài, chụp những bức ảnh đẹp và trao đổi với nhau. Chúng tôi tham gia vào nhiều hoạt động như tạo hình người tuyết, chơi trong tuyết, làm kẹo tại nhà, dọn nhà. Tuyết là biểu tượng của giáng sinh. Đối với tôi, tuyết tượng trưng cho sự tươi mới và sạch sẽ của những điều sắp tới trong tương lai. Ngoài ra, trẻ con còn rất hứng thú với việc được nhận quà để dưới cây nô-en bởi ông già nô-en. Chúng tin rằng ông ấy mang đến cho những đứa trẻ ngoan niềm vui, sức khoẻ tốt và hy vọng cho một năm mới. Thực ra, những món quà được ba mẹ hoặc họ hang chuẩn bị để động viên trẻ con học tập và cư xử tốt với mọi người. Truyền thống tặng quà này bắt nguồn từ rất lâu và trở thành một trong những nét đặc trưng của lễ giáng sinh. Giáng sinh củng cố niềm tin cho tâm hồn mỗi người và chữa lành những nỗi buồn và thất vọng. Theo tôi, tiếp tục giữ gìn ngày lễ này rất quan trọng bởi vì vai trò to lớn của nó trong văn hoá của mỗi quốc gia. 
 

3 tháng 1 2018

con ốc sên nha bn !

3 tháng 1 2018

con ốc sên

18 tháng 10 2018

A) TỚ THÍCH ĂN XƯƠNG SƯỜN

B) NHÀ TỚ Ở NGAY SƯỜN NÚI.

K MK NHA

Trả lời :

Cậu ấy thấy đau một bên sườn .

Mây từ trên các sườn đồi , sườn núi tràn xuống .

Hok tốt !

#youaresomeone#

21 tháng 2 2019

Ông già Noel (có thể viết là Ông già Nô-en) là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel. Hình ảnh tiêu biểu của ông già Noel là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều văn hoá, đặc biệt ở các nước phương Tây. Truyền thuyết cho rằng ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người lùn. Ông dành đa số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em với sự giúp đỡ của những chú lùn. Vào dịp Giáng Sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Và mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi tám con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các thiếu nhi.

21 tháng 2 2019

Cảm ơn bạn nhiều,nhưng bạn có biết cách tích cho người làm đúng không.Chỉ mình với mình tích cho

12 tháng 3 2019

cần giúp thì kêu giúp minigame nữa chớ chảnh ớn -_-

12 tháng 3 2019

 MK CHỈ CÓ TÍNH CHẤT NGHIỆP DƯ NẾU K THÍCH ĐỪNG CƯỜI NHA có 2đứa bé là bn thân của nhau.trong hai đứa đó thì có một đứa chăm học còn đứa kia thì  ngược lại. sắp đến tiết kiểm tra, bn chăm học khuyên bn lười đi ôn bài nhưng bn kia k chịu mà ham chơi. tói tiết kiểm tra, bn kia k làm đc bài liền cầu cứu bạn mình nhưng bị bạn lơ đi. sau đó bn kia giân. bn chăm học cũng tỏ ra k quan tâm.về nhà bn lười học nói với mẹ chuyện này.mẹ bn đó liền trách nhẹ bn kia và giảng cho bn kia hiểu chuyện . bn kia hiểu ra và quyết tâm sáng mai xin lỗi bạn và hứa chăm chỉ

5 tháng 5 2020

Xin chào mừng quý khách (các bác, cô, chú, anh, chị…) đến từ …(cơ quan, đoàn thể…) đến với khu di tích danh thắng Tây Thiên, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

Tôi (em, cháu…) xin tự giới thiệu, tên tôi (em, cháu…) là…, cán bộ của khu di tích danh thắng Tây Thiên. Hôm nay tôi (em, cháu…) rất vinh dự được làm hướng dân viên cho đoàn của chúng ta tham quan, tìm hiểu về quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên.

“Ai lên ngắm cảnh Tây Thiên, mải mê thưởng ngoạn chớ quên đường về".

Kính thưa quý đoàn! Sau đây Tôi (em, cháu…) xin được giới thiệu tới đoàn chúng ta về nguồn gốc của hệ thống di tích danh thắng Tây Thiên.

Khu danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo. Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật.

Tên gọi Tây Thiên mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành”, được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào Việt Nam truyền đạo. Vào thế kỷ III trước công nguyên, phái bộ thứ tám của vua A Dục đã tới nơi đây hoằng dương Phật pháp. Bị thu hút bởi cảnh sắc núi non liên hoàn hùng vĩ và u nhã, có suối chảy nước trong, thác ghềnh, non cao, rừng rậm, giáo đoàn đã dừng chân tu hành, xây dựng thành Nê Lê và chùa Địa Ngục. Tới thời Trần, đây là trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như Suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Người ta cũng đã tìm đc 3 bia mộ đá và di cốt của Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền Sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng Tây Thiên được ghi lại trong sách Kiến Văn Tỉ Lục của Lê Quý Đôn.

Nơi đây cũng đã xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ. Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên còn là chốn tổ phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 trước Công Nguyên, nơi đây đã có chùa “Tây Thiển cổ tự.” Năm 2450 trước Công Nguyên, một lần Vua Hùng Vương thứ 7 lên núi Tam Đảo cầu tiên đã thấy ở đây có chùa thờ Phật. Xác định đây chính là cái nôi của phật giáo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm trên nền chùa cổ Thiên Ân cổ, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha. Khi xây dựng thiền viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ phật giáo.

Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.

Kính thưa quý đoàn! Để tiếp theo cuộc hành trình khám phá về những điều bí ẩn của khu danh thắng Tây Thiên, Tôi (em, cháu…) xin giới thiệu với đoàn chúng ta về những thần tích nơi đây.

Nói về vị Quốc Mẫu Tây Thiên.

Trong truyền thuyết kể rằng:

Thuở ấy đất trời còn yên ả, có một vị bộ trưởng ( tộc trưởng trong trang Đông Lộ, huyện Tam Dương, Phủ Đoan Hùng đứng đầu đạo Sơn Tây nước Văn Lang họ Năng tên Vỹ gần 40 tuổi, vợ cả ngoài 40 họ Đào tên Liễu. Ông Năng Vỹ khí tượng khôi kỳ anh hùng khoáng đạt cùng là tông phái của Vua Hùng, ông bà chưa có con. Một ngày 2 người lên núi Tam Đảo, đi về phía Nam, tới chùa Tây Thiên dâng hương cầu tự, khi đó mặt trời đã xế chiều nên nằm ngủ lại để cầu mộng ứng.

Trong giấc ngủ Thị Đào bàng hoàng thấy mây ngũ sắc bay lượn trong chùa, hương đưa ngào ngạt, trong giải mây vòng có 7 nàng tiên xiêm y sặc sỡ, người hát người múa, đàn nhạc thi ca thiết tấu lừng trời. Đào Thị sực tỉnh giấc mơ, biết ứng điềm lành từ đó thấy trong người chuyển động mang thai đến ngày 10 tháng 5 năm Giáp thân thì sinh hạ một cô con gái khi đó sáng tỏ huy hoàng, hào quang sáng lạn, gió hương ngào ngạt, khí lành bao tỏa cả 9 phương trời.

Mới đầy tháng mà đứa trẻ dung mạo kỳ tứ, đoan trang, nguyệt thẹn hoa nhường. Lên 1 tuổi biết nói, lên 6 tuổi đã thông thạo âm luật mệnh danh là tiên, còn gọi là xích cảm.

Đó là người con gái nhan sắc thuộc dòng dõi Rồng tiên, được cha mẹ hết lòng yêu thương. Năm 11, 12 tuổi đã nữ công, nữ tắc không gì là không biết. Đến năm 20 tuổi khí lực nàng dũng mãnh, tài lược hơn người, hào kiệt trong động và các huyện trong vùng đều vui mừng và thán phục. Nàng lại có phép lạ thần thông xuất quỷ nhập thần biến hóa khôn lường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm bà đã đứng ra kêu gọi trai đinh trong vùng 3000 tướng sĩ đến Phong Châu - Việt Trì giúp nước. Hùng Vương cảm kích trước bậc quần hoa hào kiệt bèn gia tăng thêm 10 vạn tinh binh, 3000 kỵ binh. Sau khi dẹp xong giặc Thục bà được phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương.

Đất nước hòa bình, bà trở về Đông Lộ, lập ra các cung ở để du ngoạn.

Tả cung ở xã Quan Nội, hữu cung ở 2 xã Quan Đình, Nhân Lí, Hạ cung ở xã Khuyết Trung, nơi ở là Tây Thiên trên núi Tam Đảo.

Nơi chùa Tây thiên bà ở bỗng thấy mây ngũ sắc chuyển vần từ trên trời xuống, bỗng trong mây xuất hiện chiếu chỉ của Thượng đế đòi công chúa về trời. Công chúa bèn tắm gội xong cùng thiên sứ thăng tâu vua Hùng, để đáp lại người có công triều đình đã sai quan tứ tế tặng “ Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương, đệ nhất thượng đẳng phúc thần”. Bốn mùa cúng tên, muôn thuở ghi lòng. Các nơi lập miếu ghi rõ công lao truyền trải các đời truyền tới Đinh - Lê - Lý - Trần, phàm các triều khai sáng đều làm lễ tế.

“Tam Đảo trời sinh 1 đóa hoa tiên

Lúc sống phò Vua Hùng, lúc thác hóa về trời phò thượng đế.

Nhan sắc má hồng, làm rung động cả núi sông

Sắc nước hương trời thật hiếm có

Tiếng thơm để lại rạng rỡ tới muôn đời.

Đất Tam Dương dấu tích vẫn còn ghi

Nay mừng vì đất Đông Lộ sinh thần nữ

Người giúp xã tắc sơn hà được yên vui”.

Trên đây là câu truyện truyền thuyết ở xã Đại Đình được chép lại qua nhiều thời gian, nhiều thế hệ.

Kính thưa quý khách! Tiếp theo nữa mà Tôi (em, cháu…) muốn giới thiệu tới chúng ta là hệ thống các di tích Tây Thiên.

Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ. Bên cạnh những ngôi đền nổi tiếng như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu Sinh thì Tây Thiên còn có đền Cậu, đền Cô đầy bí ẩn và linh thiêng. Đây sẽ là một điểm lý tưởng, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị trong mùa lễ hội.

Trong khoảng chiều dài 11km, chiều ngang 1km, quần thể di tích Tây Thiên tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học, được tạo thành bởi hệ thống phức hợp đền, chùa, thảo am thờ Mẫu và thờ Phật cùng phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp phân bố trên ngọn Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo. Vì thế, từ rất lâu, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Điểm dừng chân đầu tiên của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thõng, hay còn gọi là đền Trình. Đền Thõng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Đây là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này.

Qua đền Thõng là tới đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Quãng đường từ đền Thỏng tới đền Cậu chỉ khoảng hơn 1km với hai hàng cây xanh mát, những mái nhà dân lúp xúp xen lẫn trong sắc vàng của những vườn cải đang trổ hoa dọc con suối nhỏ. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.

Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cô. Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.

Từ đền Cô, men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.

Vẫn từ đền Cô, tiếp tục theo những bậc thang đi khoảng 1,5 km nữa là tới khu di tích đền Thượng nằm giữa cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ với mây mù, thông reo, chim hót. Đền Thượng có từ đời vua Hùng Vương thứ 7 và được xây dựng, tu bổ lại vào năm 2009. Trong đền còn lưu giữ nhiều hoành phi và câu đối có giá trị.

Quần thể di tích Tây Thiên nằm cách Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc, là một quần thể phức hợp về văn hóa, du lịch và tín ngưỡng. Năm 1991, Tây Thiên đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng là Di tích danh thắng cấp Quốc gia và được tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Ngoài vấn đề giao thông thuận lợi, các di tích được tu bổ và sửa sang thì tại Tây Thiên, dự án Cáp treo Tây Thiên đang được tiến hành và sẽ đưa vào hoạt động trong tháng 2/2012 sẽ là những điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới với địa danh này.

Trong phạm vi chiều dài 11km, chiều ngang 1km của khu di tích tập trung 8 ngôi đền, chùa cổ, nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên ào ạt qua những thác ghềnh từ trên núi cao đổ xuống đồng bằng.

          Kính thưa quý khách! Để tiếp tục chuyến tham quan ngày hôm nay, Tôi (em, cháu…) sẽ giới thiệu về cảnh quan tại nơi đất phật. Đó là những cảnh quan ko thể tách rời đối với 1 quần thể di tích lớn như Tây Thiên.

 Bước vào khu di tích du khách bắt gặp cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền Cung (nhân dân vẫn quen gọi là đền Thõng). Phía sau là dòng suối Giải Oan (còn gọi là Bát Nhã Tuyền). Ngược lên phía trên là Thác Bạc - dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước đổ xuống trắng xoá như giát bạc, chảy ra hợp lưu với suối vàng ở Hồ Sen rồi chảy ra khe Giải Oan. Ngược lên Đầm Sen, Ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây còn lưu giữ một hệ động thực vật rất có giá trị. Từ đây ngược lên khoảng 3 cây số nữa sẽ tới chùa Đồng Cổ, đúc toàn bằng đồng tốt. Trong chùa thờ hai tượng Phật, cho tới nay niên đại và lai lịch về hai pho tượng này vẫn là một bí ẩn mà các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra lời giải.

 Thiên nhiên Tây Thiên còn góp phần vào việc kiến tạo nên vẻ đẹp của các đình, chùa. Cây đa trở thành hình ảnh quen thuộc, xuất hiện tại bất cứ di tích nào thuộc quần thể này. Ở lối vào đền Thõng dưới chân núi, một phần rễ của cây đa chín cội vẫn sừng sững đứng đó, thách thức thời gian và trở thành “vị thần gác cửa” uy nghiêm cho ngôi đền. Độc đáo hơn, đền Cậu được xây dựng ngay trong lòng núi, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Đây cũng là một cách để tỏ lòng thành kính với vị thần núi – vị thần Mẹ nơi đây, tức Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh đại vương – Đệ nhất thượng đẳng phúc thần, hay còn gọi là Quốc Mẫu Tây Thiên.

Rừng Tây Thiên có những cây thông đã sống đến ngàn năm tuổi. Hệ động vật Tây Thiên cũng khá phong phú, có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và 281 loài, trong đó có những loài động vật quý hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo… Sự đa dạng sinh học cùng với hệ thống các đình chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ khiến Tây Thiên có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch và các nhà nghiên cứu.

Lê Quý Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" đã nói về Tây Thiên: "…bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa".

Tây Thiên là một quần thể kiến trúc cổ xưa với chùa, đền, miếu, bia đá... mang đậm dấu ấn của lịch sử và văn hóa cùng với đại danh lam thắng cảnh Tây Thiên với núi cao rừng thẳm, suối thác hữu tình còn là trung tâm Phật giáo rộng lớn và ra đời sớm nhất ở Việt Nam.

Trong phạm vi chiều dài 11km, chiều ngang 1km của khu di tích tập trung 8 ngôi đền, chùa cổ, nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên ào ạt qua những thác ghềnh từ trên núi cao đổ xuống đồng bằng. Các dấu tích còn lại của những ngôi chùa như: chùa Tiên, chùa Thượng (tức chùa Tây Thiên), chùa Phù Nghì, chùa Đồng Cổ, các ngôi mộ cổ của các vị sư từng trụ trì tại đây, một số mô-típ văn hoa gốm sứ trang trí còn sót lại cũng xác định được niên đại của chúng từ thời Lý, Trần. Theo một số sử liệu liên quan thì “từ thời các vua Hùng tại Tây Thiên đã có ba ngôi chùa cổ: Hoa Long Thiền Tự, Thiên Quang Thiền Tự, Thiên Ân Thiền Tự”.

Có lẽ bởi sự gắn kết giữa thiên nhiên và tín ngưỡng đó mà người ta dễ dàng tìm thấy được ở Tây Thiên sự bình yên trong tâm hồn.

Như vậy, tôi (em, cháu…) đã giới thiệu tới quý khách về chuyến tham quan, tìm hiểu về quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên để quý khách biết rõ hơn về các điểm di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

          Cuối cùng tôi (em, cháu…) xin chúc đoàn mình luôn khỏe mạnh sau chuyến tham quan đầy bổ ích và thú vị ngày hôm nay. Xin hẹn gặp lại quý khách!

5 tháng 5 2020

Sau một hành trình vất vả, tôi tin rằng quý vị sẽ được đền đáp bằng những điều bất ngờ và lí thú ngoài sức tưởng tượng khi tham quan động cổ Phong Nha, một hang động được mệnh danh là Đệ nhất kì quan.

Động Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc dãy núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây tỉnh Quảng Bình. Chúng ta có thể dễ dàng đến Phong Nha bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy ngược dòng sông Gianh, đến đoạn sông Gianh gặp sông Son thì cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son, dài chừng 20 cây số. Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới Phong Nha. Đoàn tham quan của chúng ta vừa đi theo đường bộ.

Thưa quý khách!

Hiện giờ, chúng ta đang đứng trước cửa động. Phong Nha gồm hai bộ phận là Động khô và Động nước, Động khô ớ độ cao 200m. Theo các nhà địa lí học thì chỗ này thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm chảy qua dãy núi đá vôi, nay đã kiệt nước. Nước biển cùng với gió và thời tiết trải nhiều triệu năm đã xói mòn lòng núi thành hang động. Trong hang là những vòm đá trắng nổi vân như mây và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

Trước mắt chúng ta là động chính của Phong Nha gồm mười bốn buồng, tức mười bốn hang nối với nhau bằng một hành lang đá dài hơn một ngàn năm trăm mét. Độ cao của hang từ ngoài vào trong khá chênh lệch. Ở những buồng ngoài, vòm hang chỉ cách mặt nước chừng 10 mét nhưng từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang cao tới 25 – 40 mét. Càng vào sâu, hang càng lớn. Chỉ mới có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đặt chân tới đó.Hấp dẫn du khách nhất vẫn là Động nước. Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

Thú vị tuyệt vời là lúc thuyền nhẹ lướt trên sông, đưa du khách thưởng ngoạn khung cảnh hữu tình non xanh nước biếc ngay trong lòng động. Gió từ biển Đông thổi vào hòa quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá thoang thoảng mùi hương của hoa phong lan và các loại hoa rừng đang nở rộ khiến không khí trong lành, dễ chịu vô cùng!

Vì trong hang khá tối nên xin quý vị nào có đèn pin hãy bật lên để chúng ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kì lạ có một không hai của động Phong Nha.
Du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo, đa dạng của động. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ mọi hình khối và màu sắc lộng lẫy. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành hình đốt trúc dựng đứng trên mặt nước… Lại có khối hình mâm xôi, hình cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ, tiên nữ đang múa hát… Bàn tay tài hoa của Tạo hóa đã khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào tả xiết… Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng vào sâu, động càng mở rộng khiến cho người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Dọc theo sông có nhiều bãi cát, bãi đá để cho du khách tạm dừng chân. Những con thuyền nhỏ soi mình trên mặt nước trong xanh giống như những dấu lặng trên khung nhạc, làm cho bản tình ca của thiên nhiên ngân lên những cung bậc trữ tình bâng khuâng, xao xuyến.

Chúng ta hãy men theo các ngõ ngách trong hang để thăm thú đó đây, chụp ảnh kỉ niệm hoặc thắp hương trên những bàn thờ của người Chăm, người Việt dựng nên từ thuở xưa. Bàn tay điêu khắc kì diệu của thiên nhiên đã làm cho cảnh đẹp Phong Nha phong phú và đa dạng. Khung cảnh ở đây vừa hoang sơ, bí hiểm lại vừa thanh thoát và thơ mộng. Quý vị sẽ thấy trước mắt không phải là khung cảnh thường thấy ở ngoài đời mà là cảnh thần tiên chỉ có trong thế giới thần thoại hay cổ tích.

Thưa quý khách!

Phong Nha chỉ mới đưa vào khai thác hai động là Động nước và Động khô trong quần thể 300 hang động, vậy mà danh thắng này đã cuốn hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Nếu khu động Phong Nha bí hiểm làm kính ngạc người xem và là đề tài nghiên cứu lâu dài của các nhà khảo cổ, địa chất học thì khu rừng nguyên sinh rộng 40.000 héc ta với hàng ngàn loài động, thực vật trên rừng, dưới biển là một thế giới bí mật cất giữ bao điều thú vị, hấp dẫn của thiên nhiên mà con người chưa biết đến.

Đây chỉ là mội phần của khu vườn quốc gia rộng gần 100.000 hécta nằm giữa hoang mạc đá vôi hình thành cách đây hơn 300 triệu năm, chạy dài từ đất Việt qua tận đất Lào, được coi là lớn nhất thế giới.

Trong tương lai, khi phạm vi du lịch được mở rộng thì quy mô khu du lịch Phong Nha sẽ chẳng kém gì vịnh Hạ Long, nơi đã được đánh giá là kì quan thiên nhiên của thế giới.

Theo kết quả khảo sát của các nhà thám hiểm hang động Hội Địa lí hoàng gia Anh thì hang Vòm còn kì vĩ hơn động Phong Nha và chiều sâu hang này dài tới 28 km ! Nếu du khách ngồi thuyền ngược sông Chày lên phía tây, dọc hai bên bờ sông là những hang động trổ cửa ra bờ sông mà ngắm cảnh trí ngoài hang thì thật quyến rũ chẳng kém Phong Nha. Với màu nước sông xanh đến mê hồn, hai bên vách đá dựng đứng sừng sững cao hàng trăm mét sẽ tạo cho khách cái cảm giác mạo hiểm không thể nào quên.

Ngược sông Chày; du khách sẽ gặp một vùng nước lạ sau thác Trộ Mợng, nơi dòng sông gặp núi đá vôi lặn xuống thành sông ngầm, rồi lại hiện lên sau núi đá. Tại vùng nước này, nhân dân địa phương đã phát hiện ra một loài cá chép lạ đặt tên là Quảng Bình.

Trên những vách đá dựng đứng cheo leo là những bầy voọc chuyền thoăn thoắt qua các ngọn cây. Từ động Phong Nha băng qua vách núi dựng đứng ấy (nếu đi tour mạo hiểm) hoặc chạy xe trên đường 20, du khách sẽ gặp một thung lũng rộng hàng trăm hecta, có tên Sinh Tồn. Đó là một đồng cỏ bằng phẳng giữa bốn bề núi dựng mà vây quanh nó là những cánh rừng nguyên sinh với những thân cổ thụ vút thẳng, dưới tán rừng là thảm lá khô dày, hoàn toàn không có cây bụi hay dây leo.

Theo kế hoạch phát triển, nhà nước sẽ đầu tư cho khu du lịch sinh thái tại đây với tổng kinh phí lên đến hàng trăm tỉ đồng. Một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã sẽ được xây dựng và những loài chim thú quý hiếm sau khi được cứu sẽ thả trở lại rừng. Du khách có thể quan sát chúng từ những chòi cao. Các công trình như khách sạn, sân golf… đều được tập trung xây dựng ở vùng đệm của vườn quốc gia.

Phong Nha – Kẻ Bàng có một hệ động thực vật phong phú vào bậc nhất trong các vườn quốc gia tại Việt Nam (26/67 loài thú ở đây được ghi vào sách đỏ). Ngoài ra, Phong Nha – Kẻ Bàng còn có những địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mĩ như bến phà Xuân Sơn, sân bay Khe Cát, hang “Tám Cô”… cùng những cổ tự Chăm bí ẩn trong lòng các hang động hay huyền thoại về kho báu của vua Hàm Nghi thời cần Vương chống thực dân Pháp.
Khu du lịch Phong Nha hiện nay đã có hệ thống dịch vụ khá chu đáo như khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm, phòng hướng dẫn… Sau một ngày thăm thú hang động, du khách sẽ về Đồng Hới nghỉ đêm.

Nếu tour du lịch dài ngày thì sẽ kết hợp du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và tìm hiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số… Phong cảnh sơn thủy hữu tình sẽ níu chân du khách trong những đêm ở vùng sơn cước này.

Du khách sẽ nghỉ đêm trên những con thuyền của ngành du lịch, đủ chỗ chọ khoảng dăm bảy chục người. Thuyền thả trôi theo sông Son để du khách được nghe những làn điệu dân ca rẻo cao hay xem các nghệ nhân làng tuồng Khương Hà biểu diễn. Trên thuyền có đủ rượu cần với cá sồng Son là những món ăn sẽ làm du khách nhớ mãi. Du khách vừa uống rượu, vừa ngắm trăng thượng huyền đổ bóng trên sông Son và nghe bài Sơn nữ ca chơi vơi trên khói sóng: Một đêm trong rừng vắng, ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng…

Sau khi tham quan Phong Nha, nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be, trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh đã phát biểu : “Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở Tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm nói trên thì động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất; cửa hang rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và ki ảo nhất; sông ngầm dài nhất.
Kính thưa các quý vị du khách!

Chúng ta đã được nhìn thấy tận mắt vẻ đẹp kì thú của động Phong Nha. Động Phong Nha chỉ là một trong muôn ngàn danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam. Tôi tin rằng những chuyến du lịch bổ ích như thế này sẽ phần nào giúp cho quý vị hiểu thêm về cội nguồn lòng yêu nước thiết tha, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi vô cùng tự hào về giang sơn gấm vóc của mình và mong ước rằng cả nhân loại sẽ sống vui vẻ, hoà bình trong môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người.
Xin cảm ơn quý vị du khách đã lắng nghe! kham khảo nhé 

20 tháng 12 2017

có kết bạn nha

20 tháng 12 2017

mk kb nè chơi lun

20 tháng 4 2018

NGười bệnh nhân đó rất buồn khi nghe ông ấy bị mù và cạnh cửa sổ chỉ là bức tường

20 tháng 4 2018

thank you nha!!!!