K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2016

Mở bài

Giới thiệu qua về / cô giáo mà em sắp kể.

- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô / thầy giáo.

Thân bài

: - Miêu tả đôi nét về thầy / cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy / cô giáo.

- Kể về tính tình, tính cách của thầy / cô giáo.

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy / cô giáo đó là gì?

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy / cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy / cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy / cô.

23 tháng 10 2016

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

25 tháng 10 2016

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

Chúc bn học tốt!!

25 tháng 10 2016

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

 

4 tháng 1 2023

Ý nghĩa : thể hiện tinh thần yêu nước,căm thù giặc và quyết tâm đánh giặc bằng mọi vũ khí của nhân dân ta ngày xưa.

28 tháng 6 2019

Câu 1 :

Tham khảo tại Câu hỏi của nhok lạnh lùng ~ - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

Link : https://h.vn/hoi-dap/question/408126.html

Nghĩa của từ1. Giả trong sứ giả có nghĩa là người, kẻ. Hãy tìm một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.2. Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chi kể) có nhiều cụm từ chỉ đặc điểm của sự vật như: nặng không thê tưởng tượng nỗi (miêu tả ngựa sắt và những vật dụng được rèn cho Gióng), cao to sửng sững (miêu tả Gióng).Tìm những từ ngữ...
Đọc tiếp

Nghĩa của từ

1. Giả trong sứ giả có nghĩa là người, kẻ. Hãy tìm một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

2. Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chi kể) có nhiều cụm từ chỉ đặc điểm của sự vật như: nặng không thê tưởng tượng nỗi (miêu tả ngựa sắt và những vật dụng được rèn cho Gióng), cao to sửng sững (miêu tả Gióng).

Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm.

3. Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chỉ kể) có nhiều cụm từ chỉ hoạt động của sự vật như: kéo đến ầm ầm (miêu tả quân sĩ của vua khi đến nhà Gióng), hì hục khiêng (miêu tả hành động của quân sĩ nhà vua khi mang ngựa, gươm, giáp và nón cho Gióng), nằm ngổn ngang (miêu tả xác của quân giặc), trói nghiền (miêu tả hành động của quân dân vua Hùng đối với quân giặc).

Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm.

Biện pháp tu từ

4. Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chi kể) có những cụm từ dùng biện pháp tu từ so sánh như: lớn như thổi (miêu tả Gióng), hét lên một tiếng như tiếng sấm (miêu tả tiếng hét của Gióng), phi như bay (miêu tả ngựa của Gióng), loang loáng như chớp giật (miêu tả lưỡi gươm của Gióng), khóc như ri (miêu tả tiếng kêu khóc của quân giặc). Giải thích nghĩa của mỗi cụm từ và cho biết tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh trong những cụm từ trên.

Từ láy

5. Tìm từ láy trong đoạn trích từ Thế rồi Gióng mặc giáp sắt đến bay thẳng lên trời. Cho biết quan hệ láy âm giữa các tiếng trong những từ láy tìm được.

5
28 tháng 12 2021

1. Giả trong sứ giả có nghĩa là người, kẻ. Một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó:

Cá nhân: người (nói riêngLoài người: người (nói chung)

2. Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm:

"không thể tưởng tượng nổi" thay bằng: không ai có thể "sừng sững" thay bằng: lừng lững

3. Những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm:

"ầm ầm" thay bằng: rầm rầm "hì hục" thay bằng": khệ nệ"ngổn ngang" thay bằng: bề bồn"nghiến" thay bằng: chặt
28 tháng 12 2021

4. Giải thích nghĩa của mỗi cụm từ và cho biết tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh trong những cụm từ trên:

Lớn như thổi: lớn rất nhanh, thay đổi một cách nhanh chóng.Hét lên như một tiếng sấm: âm thanh to vang như sấm.Phi như bay: Tốc độ nhanh đến chóng mặt, nhanh và xaLoang loáng như chớp giật: Bóng nhẵn, phản chiếu ánh sáng như tia chớp

Tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh này: Đặc tả Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường, khẳng định sức mạnh,, tầm vóc anh hùng. 

5. Tìm từ láy trong đoạn trích từ Thế rồi Gióng mặc giáp sắt đến bay thẳng lên trời: 

La liệtNgổn ngang
10 tháng 3 2019

- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, sứ giả, quân giặc Ân.

- Nhân vật chính: Gióng

- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:

     + Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to

     + 12 tháng sau mới sinh ra Gióng

     + Gióng ăn mãi không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

     + Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười

     + Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc

+ Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.

     + Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc

     + Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.

16 tháng 9 2020

- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

17 tháng 9 2020

Từ thủa xa xưa ở làng Gióng, lúc ấy vào thời Hùng Vương thứ sáu, có đôi vợ chồng nhà kia sống phúc đức hết lòng vì mọi người, vậy mà lấy nhau mãi chưa thể sinh con. Một hôm ra đồng làm việc, người vợ nhìn thấy một vệt chân to bèn thấy lạ mà ướm thử chân mình vào. Kì lạ thay, hôm đó về thì chị vợ thụ thai. Thế nhưng cái thai mãi đến mười hai tháng mới chịu ra đời.

Người vợ sinh ra một đứa bé trai vô cùng tuấn tú khôi ngô và đẹp trai. Lại kì lạ hơn, đứa bé không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Đến năm ba tuổi cũng chưa biết đi chưa biết nói cười. Thời đó giặc giã hoành hành, mãi đến khi có người sứ giả truyền tin tìm người tài đánh giặc thì vua chàng Gióng mới chịu cất tiếng nói đầu tiên.

Những lời đầu tiên biết nói là Gióng đòi xin áo giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng ăn rất khỏe, mỗi bữa hết một thùng gạo đầy mà vẫn chưa no. Dân làng bèn cùng nhau góp gạo nuôi Gióng. Vươn vai đã lớn như một người tráng sĩ oai hùng. Gióng cưỡi ngựa sắt xông vào đánh giặc. Khi roi sắt bị gẫy, người anh hùng làng Gióng đã nhỏ tre đánh giăc. Lũ giặc bạo tàn kinh hãi chạy toán loạn. Khi giặc tan, Gióng cưỡi ngựa trở về trời.