K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2021

Một số tài liệu cho rằng “Nam quốc sơn hà” là tác phẩm của Lý Thường Kiệt viết ra để khích lệ tinh thần quân sĩ Đại Việt trong cuộc chiến chống lại quân Tống lần ha

 

6 tháng 11 2021

Tham khảo!

Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất kể như sau: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

14 tháng 10 2021

Cái này trong sách giáo khoa có rồi, em nên tự dùng SGK là được nhé!

19 tháng 9 2016

a) bài thơ được làm lúc ông đi đón thái phượng hoàng Trần thánh tông và vua Trần nhân tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

b) ND: sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

NX: tác giả đã thể hiện hào khí chiến thắng, khát vọng của dân tộc.

c) cách biểu ý, biểu cảm ở 2 bài đều giống nhau. nghĩa của bài Phò giá về kinh được bộc lộ 1 cách kín đáo. vì tác giả muốn người đọc phải nghiền ngẫm mới thấy được cảm xúc mãnh liệt thể hiện trong bài.

23 tháng 9 2016

a) Bài thơ được làm lúc ông đi đón thái thượng hoàng, Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương , Hàm Tử và giải   phóng kinh đô năm1258

               b) Nội dung : sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên và sự bền        vững muôn đời của đất nước.  

Nhận xét :tác giả thể hiện sự quyết chiến , quyết thắng và niềm khát vọng của dân tộc

 

 

8 tháng 2 2021

Nói chung đề là gì ạ?

8 tháng 2 2021

Bạn có thể nói ngắn gọn và dễ hiểu hơn nữa không?

2 tháng 10 2021

CÂU1a:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

CÂU1b:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ xở

Giặc dữ cớ sao đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

CÂU1c:

-Tên bài thơ là:Nam Quốc Sơn Hà

- tác giả:Lê thước

CÂU2

-bài thơ thuộc thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt

CÂU3:

-------Nam Đế :vua của nước Nam

-------Thiên Thư :sách trời

2 tháng 10 2021

bạn mở sgk ra nha

25 tháng 10 2016

Hồ Chí Minh (1890 -1969) là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt nam, là một danh nhân văn hóa thế giới và một nhà thơ lớn. Bài thơ Cảnh khuya ra đời ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chúc bạn học tốt nhé!!! okthanghoa

26 tháng 10 2016

Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

7 tháng 12 2021

ko tra mạng nha

15 tháng 4 2020

1.

''Cảnh Khuya''

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

''Rằm tháng giêng''

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

2.

-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.

-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.

-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :

+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng

+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng

3.

-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.

-Điệp từ : ''Lồng''

+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.

-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động

4.

Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh

23 tháng 11 2020
Dài quá à,tick động viên chị milk nhé!
17 tháng 11 2017

Mỗi quốc gia đều có độc lập chủ quyền bất khả xâm phạm, quyền ấy được luật pháp quốc tế công nhận. Vì vậy mọi dân tộc trên thế giới đều ra sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình “bằng mọi giá”. Có lẽ đó cũng chính là thông điệp mà chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến chúng ta: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị nhưng lại giàu tính triết lý gói trọn cả niềm tự hào, cả tự cường dân tộc. Đó là chân lý về độc lập tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Người đã mượn những hình ảnh thiên nhiên “sông có thể cạn núi có thể mòn” để khẳng định một cách chắc nịch: “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, đó là chân lý bất di bất dịch.

Trước hết ta hiểu chân lí ấy là sự khẳng định của Hồ Chủ Tịch về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những vấn đề hàng đầu của đất nước, của dân tộc. Từ thuở cha rồng mẹ tiên sinh ra nòi giống con người Việt Nam, từ thuở vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay, trải qua hàng vạn cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” ta vẫn giữ vững độc lập chủ quyền. Vì dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước nồng nàn ấy lại cháy bùng lên mạnh mẽ. Chúng ta đã đánh bại biết bao thế lực hùng mạnh. Ta đập tan âm mưu xâm lược của Trung Quốc: Phá quân Tống có chiến công của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, để từ đó “Nam Quốc Sơn Hà” trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất, tuyên ngôn ấy cũng đã chỉ ra chân lý được ghi trong sách trời:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Trận Bạch Đằng đã đi vào lịch sử với chiến công của Ngô Quyền chống quân Nam Hán mở ra một kỷ nguyên độc lập mới cho dân tộc. Đến lượt đội quân Mông Nguyên hùng hậu, tinh nhuệ, hiếu chiến, chúng chiếm cả nửa châu Âu, bình định Trung Quốc và nhiều nước châu Á. Chúng tự hào rằng: Vó ngựa của quân Mông Nguyên đi tới đâu thì tất cả phải cúi rạp đến đó. Nhưng trong thực tế chúng đã đại bại ở Việt Nam đến ba lần dưới tài thao lược của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và lòng yêu nước của nhân dân ta. Tiếp đó, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đập tan âm mưu xâm lược của quân Minh để bản tuyên ngôn độc lập thứ hai được ra đời “Bình Ngô đại cáo”. Thêm một lần nữa độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lại được nhắc đến:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xứng đế một phương”

Đến thế kỉ XVIII, quân Thanh xâm lược Việt Nam, người anh hùng áo vải Quang Trung đã kiêu binh từ Nam ra Bắc để rồi cuối cùng chiến thắng vang dội ở Đống Đa – Ngọc Hồi. Thế kỷ XX nước ta đầy bóng giặc, nhưng Cách mạng tháng Tám thành công, tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đời thêm một lần nữa khẳng định lại chân lí muôn đời đó “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập”. Trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. Và ngày 30/04/1975 đất nước chúng ta sạch bóng quân thù và hoà bình phát triển cho đến ngày nay.

Như vậy để có được hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ, để có một nước Việt Nam, một dân tộc Việt Nam, thì suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước chúng ta phải đương đầu với mọi kẻ thù (kể cả thù trong giặc ngoài) để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Chúng ta đã đổ xương đổ máu quyết không bao giờ nhân nhượng với kẻ thù để bảo vệ cho bằng được chủ quyền. Đúng như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Chúng tôi muốn hoà bình nhưng không phải hoà bình bằng bất cứ giá nào”.

Mượn hình ảnh sông cạn núi mòn, Hồ Chí Minh lại thêm một lần nữa khẳng định “chân lí ấy không bao giờ thay đổi”

Núi và sông theo thời gian sẽ bị bào mòn đi và có thể không lấy lại được nhưng chân lí thì mãi mãi còn, cũng như độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là bất di bất dịch. Vì thế ta kiên quyết bảo vệ tới cùng chủ quyền núi sông.

Ngày nay biển Đông đang bị đe dọa bởi sự ngang ngược và ngạo mạn, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Chúng ngang nhiên đặt giàn khoan HD-981 vào vùng biển của ta, điều trên 100 tàu chiến bảo vệ giàn khoan, sẵn sàng đâm vào tàu của lực lượng chấp pháp của Việt Nam, chúng dùng vòi rồng tấn công các lực lượng của ta. Đứng trước vấn đề chủ quyền và an ninh đất nước đang bị đe dọa nghiệm trọng, chúng ta lại càng thấm thía hơn bào gờ hết chân lí ấy của chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lẽ chính vì vậy mà những ngày qua khắp nơi trên cả nước sục sôi tinh thần yêu nước kết tinh thành những làn sóng mạnh mẽ. Cờ tổ quốc đã nhuộm đỏ những con đường. Nhiều thanh niên đã tình nguyện gia nhập vào quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài biển xa nhiều chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam, ngư dân Việt Nam kiên quyết bám biển để bảo vệ chủ quyền. Nhiều chiến sĩ đã bị thương, nhiều tàu bè đã bị phá hoại nghiêm trọng nhưng ý thức về bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền dân tộc chưa bao giờ tắt lửa trong mỗi con người Việt Nam. Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, tuổi trẻ Việt Nam cũng đã thể hiện tinh thần yêu nước một cách mạnh mẽ bằng việc treo Avatar bằng hình lá cờ tổ quốc, viết những vần thơ, trang văn và những cảm nghĩ đầy hào hùng và đầy trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc.

Từ việc phân tích ở trên ta cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động:

Chân lý của chủ tịch Hồ Chí Minh là chân lý đúng đắn của mọi thời đại, chúng ta cần tự hào về dân tộc, càng kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền ấy. Mỗi công dân đất nước sẵn sàng xung phong vào lực lượng gìn giữ hoà bình khi tổ quốc kêu gọi. Tuy nhiên cũng cần tỉnh táo trước những âm mưu của kẻ thù nhất là âm mưu kích động gây rối. Đấu tranh một cách ôn hoà tôn trọng luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế.

Cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch. Không nghe, không tin vào những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, nhất là luận điệu xuyên tạc của một số trang mạng. Kiên định con đường hoà bình để bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.

Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Vì vậy “Toàn thể dân tộc Việt Nam trên dưới một lòng đem tất cả tính mạng, của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy” (Tuyên ngôn độc lập 1945).