K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2019

Đoạn văn 1:

Ngày nay, loài người ngày càng phát triển để không ngừng nâng cao cuộc sống để ai ai cũng có thể sống trong cảnh cơm no áo ấm. Tuy vậy, vẫn có những mảnh đời bất hạnh, nhất là những đứa trẻ đang phải sống trong cảnh thiếu cơ cực. Đây cũng là một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội. Chính vì thế, quyền trẻ em ra đời để bảo vệ những mảnh đời ấy.

Vậy quyền trẻ em là gì? Quyền trẻ em là những quyền được nhà nước công nhận và bảo vệ để chăm sóc và bảo trợ trẻ em. Việc ra đời quyền trẻ em cũng là một cách để thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với chững chủ nhân tương lai của đất nước. Ai cũng biết rằng, trẻ em là tuổi ăn học, vui chơi, tuổi lớn, tuổi của những hoài bão đẹp và vẫn còn quá mỏng manh trước những cám dỗ, cạm bẫy của xã hội. Thế nhưng, ở đâu đó, chúng ta lại phải thấy cảnh những đứa trẻ gầy gò phải ăn xin, phải làm việc để mưu sinh sống qua ngày mà đáng lí ra, chúng phải đang cắp sách tới trường, chạy nhảy cùng chúng bạn. Có vậy mới thấy sự quan trọng của quyền trẻ em như thế nào?

Tuy nhiên, trong khi mọi con tim, mọi nỗ lực hướng về trẻ em nhằm làm cho cuộc sống của những đứa trẻ ấy bớt cực nhọc thì lại có những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác đối trẻ em như vụ việc cậu bé Đức ba tuổi bị cậu ruột bắt đi ăn xin, ngoài ra còn có những kẻ bạo hành trẻ em, bắt cóc trẻ em để mua bán, bắt chúng làm những công việc nặng nhọc. Ấy mới thấy, các bộ luật về quyền trẻ em cần phải nghiêm khắc hơn để trừng trị những kẻ ấy.

Hãy nhìn lại những hình ảnh, những mảnh đời bất hạnh của trẻ em mà hành động vì một thế giới mai sau tươi sáng. Qua đây, em cũng tự hứa sẽ cố gắng học thật tốt và luôn cố gắng giúp những đứa trẻ bất hạnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đoạn văn 2:

Trong các quyền về trẻ em trên thế giới, không thể thiếu được một quyền quan trọng đối với trẻ em là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học tập, phát triển và bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trong cuộc sống.

Trước những thách thức to lớn khiến trẻ em bị kiềm hãm, khó phát triển và cũng là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, bệnh tật hay thậm chí là tệ nạn xã hội… Đối với những thách thức đó, thế giới đã tạo ra những thay đổi tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Bằng cách là các nước trên thế giới đã liên kết với nhau đặt ra các quyền lợi dành cho trẻ em hay nói cách khác là tạo nên những phúc lợi cho quyền trẻ em. Hay tạo ra những điều kiện để trẻ em tránh khỏi những cuộc chiến tranh hay các cuộc xuy đột chính trị, hạn chế sự bóc lột, hành hạ, bạo lực hay rơi vào đường của tệ nạn xã hội.

Để làm những việc đó chúng ta phải vạch ra một kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo cho trẻ em. Như tạo cơ hội hỗ trợ kinh tế cho trẻ em nghèo để trẻ em có thể cắp sách tới trường. Xây dựng trường học, cơ sở vật chất hay thiết bị dạy học ở những nơi trẻ em nghèo khổ, không có điều kiện đi học hoặc những nơi trẻ em không biết chữ. Kêu gọi mọi người hỗ trợ, đóng góp để giúp đỡ các em nghèo, khuyết tật, bị mù chữ… Chỉ cần ta mở rộng tấm lòng, mỗi người đóng góp một ít thì có thể giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hạnh phúc. Như các em bị chất độc màu da cam, cần có một lớp học tình thương, các trung tâm cứu trợ trẻ em bị mồ côi, khuyết tật và không có nơi nương tựa…Trẻ em cần phải được gia đình và xã hội bảo vệ khỏi sự hành hạ, mua bán, bắt cóc và nên hướng dẫn trẻ em những hành động phù hợp để phòng tránh. Ngoài ra trẻ em còn phải được nuôi dạy, chăm sóc, dạy dỗ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và quan trọng nhất là đạo đức. Trẻ em còn phải được chăm lo về việc học tập và giáo dục, môi trường sống tốt. Trẻ em còn có quyền được tự do tham gia những hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động của Đoàn, Đội hoặc của bộ Giáo dục để trẻ em được giải trí, phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có ích trong cuộc sống.

Trẻ em sẽ là những con người trong tương lai giúp đất nước phát triển và sánh vai với các nước hiện đại khác. Nên về vấn đề tạo cơ hội để bảo vệ, chăm sóc để trẻ em phát triển đã được cộng đồng quốc tế nói chung và nước Việt Nam nói riêng, ý thức đầy đủ cụ, cụ thể, thiết thực. Để xứng đáng với việc bảo vệ, quan tâm, chăm sóc ấy, chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực trong học tập, rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách tương lai đất nước sau này.

Bạn tham khảo nhé !! Chúc bạn học tốt !

8 tháng 11 2017

1. Biểu hiện của tính tự lập trong học tập:

  • Tự giác học bài, làm bài tập về nhà
  • Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học
  • Nhờ bạn giúp đỡ nếu gặp bài quá khó chưa làm được
  • Tự mình đi xe đạp đến lớp
  • Tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
  • Tự giác giơ tay phát biểu xây dựng bài.
  • Trực nhật lớp.
  • Hoàn thành công việc lớp, trường giao
  • Chăm sóc bồn hoa, cây xanh.

   Pháo nổ là loại pháo rất nguy hiểm nếu ở gần nó sẽ gây ra sát thương rất cao nhưng có một số bạn học sinh không màng nguy hiểm mà chế tạo nó.Pháo nổ gây ra tiếng động rất lớn,có lẽ một số học sinh rất hứng thú với loại đồ chơi này nhưng nó thật sự rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.Ví dụ như vụ việc một nam học sinh 15 tuổi tự chế và dùng pháo nổ và nam sinh này sau đó đã phải nhập viện trong tình trạng bị thương nặng ở tay và chân,chúng ta có thể thấy pháo nổ tự chế vô cùng nguy hiểm.Các bạn học sinh cần có ý thức về tình trạng này để tránh gây ra tai nạn đáng tiếc.

Bài 1 : Em tìm hiểu về nếp sống văn hóa trong quy chế dân chủ ở xã, phường cơ sở.Bài 2 : Em có suy nghĩ gì về phong trào “xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” khi mình là người thuộc thế hệ trẻ của đất nước? Ở nơi em đang sinh sống, có nhà văn hóa – thư viện không? Có trạm bưu điện – sách báo không? Có hội khuyến học không? Em thấy những nơi đó xã phường em đang làm những gì?Câu 3 Nếp sống...
Đọc tiếp

Bài 1 : Em tìm hiểu về nếp sống văn hóa trong quy chế dân chủ ở xã, phường cơ sở.

Bài 2 : Em có suy nghĩ gì về phong trào “xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” khi mình là người thuộc thế hệ trẻ của đất nước? Ở nơi em đang sinh sống, có nhà văn hóa – thư viện không? Có trạm bưu điện – sách báo không? Có hội khuyến học không? Em thấy những nơi đó xã phường em đang làm những gì?

Câu 3 Nếp sống văn hóa ở các cộng đồng dân cư, theo em, có bao gồm nếp sống trong gia đình không?

Câu 4 : Em hãy nêu ra những nếp sống văn hóa riêng biệt ở địa phương em đang sống. Có điều gì khó thực hiện không? Nên ứng xử thế nào cho tốt?

Câu 5 : 

“Anh Cả vừa đèo Kha đến đầu phố thì đã nghe tiếng bạn Thanh reo lên. Chắc bọn này đang tập “sút”. Giá mà ở nhà thì hôm nay nhất định Kha cũng ra đây tập với bọn chúng.

Kha ngả người ra phía sau để nhìn cho rõ. Cậu Thanh bắt “nhựa” lắm và “sút” cũng “đáo để” lắm làm các bạn chạy theo bóng suốt mặt đường.

Chiếc xe đạp lướt qua trước mặt Thanh. Thanh không chú ý vì còn mải nhìn quả bóng đang lăn ở gần cuối phố. Để khuyến khích Thanh, Kha vừa vỗ tay, vừa reo :

Hoan hô thủ môn Thanh ! Hoan hô !

Bỗng một tiếng “bốp” làm Kha giật mình.

Anh Cả đưa tay lên bưng mặt. Chiếc xe loạng choạng. Anh Cả và Kha ngã xuống. Thì ra một bạn đã sút quả bóng vào giữa mặt anh Cả. Khắp mặt mày anh đã bị trát đất, bụi tung vào mắt, làm đôi mắt anh Cả cứ hấp háy.

Anh Cả doạ sẽ mách thầy giáo. Còn Kha thì vừa ôm đầu, vừa hét:

- Các cậu vô ý quá !

Em Thanh đứng im. Sau đó, Thanh xin lỗi Kha :

- Thôi từ mai chúng tớ không đá bóng ở đây nữa mà sẽ vào trong sân đình.”

Theo báo “Thiếu niên tiền phong” 1980.

Gợi ý:  Em khen hay chê cú “sút” của Thanh ? Tại sao ? Việc này có liên quan gì đến nếp sống văn hoá ? Ở những khía cạnh nào ?

Nhanh cho mình ạ 

1
23 tháng 5 2022

Câu 1   Vì mỗi bạn ở chỗ khác nhau nên bạn tự làm câu này 

Gợi ý xíu : Cậu hãy đọc báo, thời sự, tivi, nghe ông bà bố mẹ kể về việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương và xem xét đánh giá về việc thực hiện đó.

Câu 2 : 

+ Em thấy phong trào xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời và một phong trào ý nghĩa và có tính giáo dục cao. Từ đây, chúng ta có thể khắc phục được tình trạng trẻ em, những người có điều kiện khó khăn có cơ hội được đi học.

+ Em quan sát, hoặc hỏi người lớn về nhà văn hóa, thư viện, trạm bưu điện, sách báo, hội khuyến học, kể tên các nơi đó.

+ Em thấy cán bộ xã, phường em đã làm gì để nâng cao mức sống dân cư, hiểu biết pháp luật, chất lượng và an toàn dân cư.

Câu 3 : 

- Theo em, có bao gồm nếp sống trong gia đình. Bởi vì, nhờ có từng gia đình có nếp sống lành mạnh thì mới xây dựng được một tập thể xã hội vững mạnh, có nếp sống văn minh.

Câu 4 : 

+ Những nếu sống riêng biệt ở địa phương em là: Mọi người sống rất hòa thuận, khi gia đình khác có cãi vã to tiếng thì đều sang khuyên bảo và can ngăn, tất cả học sinh đều được đi học và học lên cao…

- Điều khó thực hiện ở chỗ em là: Tình trạng người dân không đội mũ bảo hiểm, thiếu hiểu biết về an toàn giao thông.

Câu 5 :

+ Em chê cú sút của Thanh. Vì việc làm của Thanh là cố tình để các bạn phải chạy theo và cố tình làm anh Cả và Kha bị ngã. Việc làm này có liên quan đến nếp sống văn hóa. Cụ thể, việc quản lí khu vui chơi dành cho trẻ em, và việc trẻ em chưa ý thức được địa điểm chơi đá bóng an toàn và đúng nơi, đúng chỗ, hơn nữa còn là tinh thần thể thao lành mạnh.

5 tháng 11 2021

em nghĩ là có ạ đó có thể là tình bạn nhưng phải chân thành nhưng cũng tuyệt đối không phải tình yêu 

12 tháng 2 2023

Tình bạn vốn là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng từ xưa đến nay ông cha ta đã rất coi trọng, trân trọng. Mỗi người cần xây dựng cho mình những tình cảm bạn bè thân thiết để giúp đỡ nhau trong cuộc sống của về vật chất lẫn tinh thần. Tình bạn tuổi học đường là tình bạn hồn nhiên, đẹp đẽ, và trong sáng nhất. Mỗi người hãy xây dựng cho mình một tình bạn đẹp để động viên, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.

29 tháng 3 2018

Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt khi cha mẹ, ông bà đau ốm, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.

15 tháng 3 2022

Những học sinh hiện nay đa số đều không học hành, đua đòi, ăn chơi, theo những bạn xấu mà sa vào tệ nạn xã hội như hút chích ma túy, hút thuốc lá, mại dâm. Vì đa số các bạn học sinh chưa đủ tuổi và đủ nhận thức về tính nghiêm trọng của những tác hại mà tệ nạn xã hội sẽ gây ra cho chính bản thân mình và cho gia đình, xã hội. Chính vì thế mà rất nhiều những học sinh đi vào con đường sai trái, một phần cũng là do gia đình chưa quan tâm đến con cái của mình, một phần là chưa đủ nhận thức, ý thức về điều mà mình đang làm là sai.

Là học sinh thì em cần:

+Từ chối thẳng thừng khi có bạn bè xấu rủ rê tiêm chích, hút thuốc lá,..

+Không sa vào tệ nạn xã hội, luôn để cho mình tỉnh táo trước mọi trường hợp

+Vận động, tuyên truyền các học sinh và mọi người cùng phòng chống và đẩy lùi tệ nạn xã hội

...

15 tháng 3 2022

-tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lý kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đánh nhau. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

-là học sinh em cần làm:

+ không tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy

+không sử dụng ma túy 

+không hút thuốc lá

+không chơi với bạn xấu