K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2021

Thầy em đã từng nói "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương", "Cho dù có là người chùi nhà vệ sinh cũng phải là người chùi sạch nhất". Phải, thầy đã dạy chúng em bài học tử tế trong công việc. Chưa nói đến thành công đâu xa, thành công nhất chính là trở thành người chùi vệ sinh sạch nhất rồi. 

Thầy em luôn dạy chúng em bài học để trở thành con người tử tế về đạo đức và cách ứng xử. Tiêu biểu như văn hóa xin lỗi, cái mà chúng em dường như đã bỏ quên. Chúng em trước đây mỗi lần làm sai, luôn đổ lỗi cho những yếu tố khác, chưa hề nghĩ tới lỗi sai nằm ở bản thân, khả năng nhận lỗi rất kém, đó là văn hóa xấu. Biết xin lỗi và nhận lỗi chính là một hành động tự tế đối với mọi người rồi.

Chẳng nói đâu xa, việc xem và trả lời tin nhắn cũng thể hiện sự tử tế tôn trọng người khác rồi. Thử hỏi trong một tập thể, khi một người ý kiến nhưng những người khác không nghe, không quan tâm, không đáp lại thì nó có thành một tập thể không? Khi bạn nhắn tin cho một người, nhưng người đó xem và không trả lời, bạn có cảm thấy bị thiếu tôn trọng không? 

Kết lại, hãy tử tế ngay cả những việc nhỏ nhất như vậy bạn đã  thành công làm một con người chân chính rồi đó.

9 tháng 7 2021

Đọc thử Đời Thừa đi Ngố. Nguyên câu là:"Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện"

9 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Thứ quý giá nhất mà mỗi thử thách mang đến cho chúng ta đó là chúng sẽ giúp ta mạnh mẽ hơn. Thật vậy, trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có những lần gặp những khó khăn, thất bại và cảm thấy bế tắc hoàn toàn. Vậy nên, cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống khi gặp gian nan, thử thách thực sự quan trọng và quyết định đến mọi thành công của mỗi cá nhân sau này. Nếu như mỗi người thực sự cố gắng thì thành công là điều nằm trong tầm với sau này. Đầu tiên, ta cần phải thoát khỏi bóng đen của thất bại, chiến thắng về mặt tinh thần và coi thất bại là một phần không thể thiếu đối với việc tiến đến thành công. Hơn nữa, đối với những người lạc quan thì thất bại chính là cách mà họ học hỏi, cách mà họ trưởng thành; và quan trọng nhất họ coi thất bại là món quà và hạnh phúc khi được thất bại. Sau khi chiến thắng được tâm lý sợ thất bại thì việc con người cần làm đó chính là tiếp tục làm việc còn dang dở. Từ bài học thất bại ngày trước, con người ta cần tiếp tục tiến lên và nỗ lực hết sức mình. Việc thất bại và học được 1 điều gì đó sẽ là tiền đề để mỗi người tiếp tục bước tiếp và chinh phục thành công. Hơn nữa, khi thất bại thì thường con người học được nhiều hơn là những thành công. Vì khi thất bại thì cảm giác ấy sẽ khắc ghi mãi mãi để con người không bao giờ mắc lại nữa. Thất bại đã là điều quan trọng đối với thành công, nhưng việc con người đối diện với thất bại một cách mạnh mẽ, thái độ học hỏi mới là bí quyết đi đến thành công. Trên thực tế, chẳng có nhà tỷ phú, người thành công nào thành công chỉ sau 1 đêm mà ko trải qua những lần thất bại nhớ đời. Những hào quang ta thấy về cuộc sống giàu sang của họ chính là sự đánh đổi bằng những năm tháng thất bại rồi nỗ lực bước tiếp của họ. Tóm lại, con người khi gặp phải những khó khăn thậm chí là thất bại trong cuộc sống thì cần phải có lòng kiên trì, tiếp tục cố gắng và nỗ lực ko ngừng thì mới có thể thành công. 

3 tháng 4 2022

helooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo

25 tháng 2 2021

Từ cảm nhận về bài thơ "Bếp lửa", em có rất nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình. Trước hết thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Nó là cái nôi nền tảng để hình thành nhân cách con người. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Đối với mỗi con người, tình cảm ấy vô cùng trân quý. Bởi lẽ chính nó là điểm tựa của ta. Mỗi khi ta đau ốm hay thất bại, gia đình chính là nơi ta tìm đến đầu tiên. Hơn thế nữa, tình cảm gia đình còn sưởi ấm tâm hồn ta. Giúp tâm hồn ta thêm rộng mở và giàu đẹp. Bên cạnh đó, tình cảm ấy chính là động lực to lớn giúp ta đứng lên sau mỗi thất bại, giúp ta vượt qua khó khăn, dông tố trên đường đời. Thật vậy, tình cảm ấy thật cao quý đến nhường nào. Ấy vậy mà cạnh bên những người không ngừng gìn giữ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình vẫn còn những kẻ đi phá hoại hạnh phúc gia đình. Thật là đáng xấu hổ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy ra sức tạo lập và phát huy tình cảm gia đình, có như vậy, gia đình mới hạnh phúc, sum vậy. Đất nước nhờ đó mà cũng phát triển bền vững bởi gia đình chính là cầu nối của xã hội. 

Bạn tham khảo ạ.
25 tháng 2 2021

Từ cảm nhận về bài thơ "Bếp lửa", em có rất nhiều suy nghĩ về tình cảm gia đình. Trước hết thế nào là gia đình? Tình cảm gia đình? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Nó là cái nôi nền tảng để hình thành nhân cách con người. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng ngợi ca và trân trọng. Đối với mỗi con người, tình cảm ấy vô cùng trân quý. Bởi lẽ chính nó là điểm tựa của ta. Mỗi khi ta đau ốm hay thất bại, gia đình chính là nơi ta tìm đến đầu tiên. Hơn thế nữa, tình cảm gia đình còn sưởi ấm tâm hồn ta. Giúp tâm hồn ta thêm rộng mở và giàu đẹp. Bên cạnh đó, tình cảm ấy chính là động lực to lớn giúp ta đứng lên sau mỗi thất bại, giúp ta vượt qua khó khăn, dông tố trên đường đời. Thật vậy, tình cảm ấy thật cao quý đến nhường nào. Ấy vậy mà cạnh bên những người không ngừng gìn giữ tình yêu giữa các thành viên trong gia đình vẫn còn những kẻ đi phá hoại hạnh phúc gia đình. Thật là đáng xấu hổ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy ra sức tạo lập và phát huy tình cảm gia đình, có như vậy, gia đình mới hạnh phúc, sum vậy. Đất nước nhờ đó mà cũng phát triển bền vững bởi gia đình chính là cầu nối của xã hội. 

30 tháng 4 2021

Trong xã hội ngày nay, có không ít người với bước thành công ban đầu đã khoe khoang này nọ đủ thứ để chứng tỏ mình tài giỏi, hiểu biết. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng phải 'phô" ra cho người khác xem như thế, vì lòng khiên tốn trong mọi trường hợp chưa bao giờ là thừa. Lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn chính là một lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi ở những người khác. Lòng khiêm tốn là một đức tính đáng quý, cần phát huy của mỗi con người. Nó sẽ giúp cho bạn thành công một cách vững chắc nhất. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người tài giỏi, vì thế không nên khoe khoang, khoác loác rằng mình làm được cái này cái nọ, mình hiểu được điều này biết được điều kia. Đó sẽ chỉ là trò cười cho thiên hạ mà thôi. Bản thân mình năng lực như thế nào mọi người sẽ có thể thấy được qua hành động của bạn chứ không phải qua lời nói. Như chúng ta đã biết, thành công luôn là thành quả của một quá trình gian nan, vất vả mới có được. Khi thời gian đủ chín và mọi việc đủ thành thì bạn sẽ nắm trong tay phần thắng. Nếu như lúc đó bạn không khiêm tốn, không biết cách kiềm chế cảm xúc thì có lẽ bạn sẽ chìm ngập trong "mùi vị" vinh quang mà quên mất rằng thực tế bên ngoài còn nhiều điều chưa biết. Những người biết phân biệt đâu là cái danh, đâu là cái mình cần mới thực sự cân bằng được cuộc sống này. Bởi vậy, trong những lúc thế chúng ta mới thấy được lòng khiêm tốn quan trọng như thế nào. Trong xã hội phong kiến có rất nhiều bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn. Họ luôn giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao. Đấy mới là điều đáng quý. Hay như Hồ Chí Minh, một con người vĩ đại lập được bao nhiêu công lao nhưng người chưa bao giờ nói rằng tôi đã làm được cái này, tôi đã làm được cái kia. Người tự cho rằng sự học không bao giờ là thừa, và lòng khiêm tốn cũng vậy. Chúng ta thành công như thế này, có người khác còn thành công hơn chúng ta. Xã hội không thiếu những người tài giỏi mà mình phải ngưỡng mộ học giỏi,. Tuy nhiên hiện nay có một số người với chút công lao ban đầu đã to tiếng rằng mình là người tài giỏi thì thực sự công danh ấy có tồn tại được lâu. Khi tự nhận mình tài giỏi thì họ sẽ tự thỏa mãn rằng như thế là đủ, không cần cố gắng thêm. Như thế là quá sai lầm.

Khiêm tốn sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra rằng còn điều gì thiếu sót mà mình phải hoàn thiện, học hỏi được từ người khác nhiều điều mà mình không có. Lòng khiêm tốn sẽ khắc phục được rất nhiều nhược điểm đang tồn tại trong bạn, ngày càng hoàn thiện được bản thân mình. Lòng khiêm nhường luôn đi liền với sự hòa nhã, hòa đồng với mọi người, vì tinh thần không ngừng cố gắng học hỏi. Còn đối với những kẻ tự thỏa mãn bản thân thì luôn thấy người khác là thấp hơn mình, không đáng học hỏi. Vậy là tự họ tạo nên khoảng cách cho mình với mọi người. Họ thành kẻ cô lập. Bởi vậy lòng khiêm tốn đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng, giúp cho mỗi con người chúng ta có thể thấy được rằng không có điều gì là đủ, là thừa. Càng khiêm tốn, chúng ta sẽ học hỏi thêm nhiều điều. Nhất là đối với thế hệ trẻ ngày nay.

2 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu ý kiến của Chu Quan Tiềm.

Mẫu: Trong "Bàn luận về đọc sách", CQT có ý kiến như thế này: "...."

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ "Học vấn" là gì?

-> Trình độ học thức của một người.

- Phân tích:

+ "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách":

-> Nói đến việc nếu muốn có nhiều kiến thức, con người ta có thể tìm hiểu từ thầy cô, trên mạng chứ không chỉ là việc đọc sách.

+ "Đọc sách vẫn là 1 con đường quan trọng của học vấn":

-> Tuy vậy, kiến thức mà chúng ta tự tiếp thu từ sách rất nhiều và vô cùng hữu ích, bao la.

=> Cách đối nghịch của 2 vế câu tạo nên 1 điều khiến cho ta suy nghẫm: nếu muốn có học vấn, đọc sách vẫn là con đường rất quan trọng.

- Đặt câu hỏi:

+ Vì sao vẫn nói sách là con đường quan trọng đến học vấn?

-> Bởi chúng ta không chỉ tìm kiếm cách học thụ động từ thầy cô.

-> Bởi ta không thể nào suốt ngày ngồi trước máy tính để hư hại mắt, sức khỏe.

-> Thay vì đó, việc đọc sách sẽ giúp ta vừa tiếp thu kiến thức vừa tự ngẫm những điều hay lẽ đẹp vào đầu.

- Bàn luận:

+ Không một người thành công nào mà không đọc sách.

+ Ai ai cũng cần phải đọc sách.

+ Học vấn là vô vạn bao la, bởi thế đọc sách là việc không thể thiếu.

- Lợi ích của việc đọc sách:

+ Với học sinh, đưa ta đến một kho tàng kiến thứ về những môn học.

+ Với bậc cha mẹ, hiểu hơn về con cái và công việc của bản thân.

+ Với những người làm công ăn lương, hiểu hơn về cách làm việc có năng suất hơn.

+ Với những nhà lãnh đạo, hiểu hơn về cách quản lí nhân viên.

+ ....

- Đánh giá ý kiến của CQT:

+ Tuy là ý kiến chủ quan nhưng vẫn rất đúng đắn với lý lẽ khách quan.

+ Muốn nhắc nhở ta cần đọc sách nhiều hơn.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại.

Mẫu: Khép lại, ý kiến trên rất đúng đắn và thực tế. Ai cũng cần đọc sách, từ đó học vấn ta mới ngày càng cao hơn. Đó, là một con đường quan trọng.

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
4 tháng 6 2019

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

    Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
26 tháng 12 2017

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt