K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2018

Sóng là một hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp, một vè đẹp rất riêng trong cảm nhận của hồn thơ Xuân Quỳnh. Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã nói được những điều giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Khát vọng tình yêu được gửi vào sóng khát vọng thành thực, khẩn thiết, nồng nàn và rất nhân văn.

Nói về đề tài tình yêu trong thơ ca nói chung và trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng..Sóng - một bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng thể hiện những trạng thái người phụ nữ trong tình yêu thấm đẫm chất trữ tình trong sáng.

Hình tượng “Sóng” được tái hiện qua nhạc điệu bài thơ. Hình tượng Sóng đi: tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú đa dạng, vừa thiết tha, sôi nổi của một trái tim đang rạo rực yêu đương.Hình tượng sóng hiện lên qua nhịp điệu nhẹ nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, dịu êm, sâu lắng như nhịp sóng ngoài biển khơi, cũng là nhịp của những con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yêu đương.

Nhà thơ sử dụng thể thơ 5 chữ với những dòng thơ liền mạch ít ngắt nhịp. Sự trở đi trở lại hồi hoàn của hình tượng sóng, biện pháp điệp từ ngữ, điệp cấu trúc, những từ láy... đã tạo nên nhạc điệu của những con sóng, đợt song liên tiếp gối lên nhau lúc tràn lên sôi nổi, lúc lắng lại dịu êm.

Hình tượng sóng mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu và tâm trạng nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong bài thơ.

Sóng là biểu tượng cho sự bí ẩn trong tình yêu, biểu tượng cho niềm khát khao một tình yêu lớn, một tình yêu mãnh liệt.

Khổ thơ thứ nhất thể hiện hai trạng thái của sóng cũng là hai trạng thái của tình yêu tưởng như đối lập nhưng rất thống nhất {dữ dội - dịu êm; ồn ào lặnglẽ). Đó là sự bí ẩn của tình yêu. Cũng như sóng, con người tìm đến với tình yêu” để hiểu mình hơn (Sóng không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể).

Khổ thơ thứ hai là sự phát hiện sự tương đồng giữa sóng và quy luật muôn thuở của tình yêu. Sóng “ngày xưa” và sóng “ngày sau” vẫn thế giống như “nỗi khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ”.

Khố thơ thứ ba và thứ tư tác giả dùng để cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng và nơi bắt đầu của tình yêu. Cái hay của đoạn thơ là sự đầu hàng của nhận thức, là sự bất lực trong lôgic lí trí (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).

Sóng là biểu tượng cho nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.Con sóng thao thức ở mọi chiều không gian, thời gian cũng như: “Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức”. Nhà thơ dùng liên tưởng đan cài để đồng nhất “sóng” và “em”.

Sóng là biểu tượng cho sự thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Nhà thơ sử dụng kết cấu: dẫu., thì... cùng với những đối lập (xuôi - ngược, bắc - nam) để khẳng định: “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương”. Ngoài việc khẳng định tình yêu chung thủy, Xuân Quỳnh còn muốn đề cập đến Iihừng thử thách trong tình yêu. Tình yêu cho ta sức mạnh vượt qua thử thách và qua thử thách tình yêu càng thêm bền vững.

Sóng là biểu tượng cho những trăn trở, lo âu trong cõi lòng người phụ nữ đang yêu. Đó là nỗi lo âu về cái hữu hạn của đời người, của tình yêu.

... Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Sóng là biểu tượng cho khát vọng mãnh liệt muốn bất tử hóa tình yêu. Những thơ sử dụng những đại lượng 1ớn có tính ước lệ {trăm, ngàn) cùng với những hình ảnh thuộc về vô biên {biển, sóng).Khát vọng của tâm hồn người phụ nữ đang yêu thật mãnh liệt. Đó là khát vọng của muôn đời, muôn người, khát vọng mang giá trị nhân văn sâu sắc, cao đẹp.

Sóng là một hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp, một vè đẹp rất riêng trong cảm nhận của hồn thơ Xuân Quỳnh. Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã nói được những điều giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Khát vọng tình yêu được gửi vào sóng khát vọng thành thực, khẩn thiết, nồng nàn và rất nhân văn.

5 tháng 1 2018

Sóng là một hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp, một vè đẹp rất riêng trong cảm nhận của hồn thơ Xuân Quỳnh. Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã nói được những điều giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Khát vọng tình yêu được gửi vào sóng khát vọng thành thực, khẩn thiết, nồng nàn và rất nhân văn.

Nói về đề tài tình yêu trong thơ ca nói chung và trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng..Sóng - một bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng thể hiện những trạng thái người phụ nữ trong tình yêu thấm đẫm chất trữ tình trong sáng.

Hình tượng “Sóng” được tái hiện qua nhạc điệu bài thơ. Hình tượng Sóng đi: tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú đa dạng, vừa thiết tha, sôi nổi của một trái tim đang rạo rực yêu đương.Hình tượng sóng hiện lên qua nhịp điệu nhẹ nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, dịu êm, sâu lắng như nhịp sóng ngoài biển khơi, cũng là nhịp của những con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yêu đương.

Nhà thơ sử dụng thể thơ 5 chữ với những dòng thơ liền mạch ít ngắt nhịp. Sự trở đi trở lại hồi hoàn của hình tượng sóng, biện pháp điệp từ ngữ, điệp cấu trúc, những từ láy... đã tạo nên nhạc điệu của những con sóng, đợt song liên tiếp gối lên nhau lúc tràn lên sôi nổi, lúc lắng lại dịu êm.

Hình tượng sóng mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu và tâm trạng nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong bài thơ.

Sóng là biểu tượng cho sự bí ẩn trong tình yêu, biểu tượng cho niềm khát khao một tình yêu lớn, một tình yêu mãnh liệt.

Khổ thơ thứ nhất thể hiện hai trạng thái của sóng cũng là hai trạng thái của tình yêu tưởng như đối lập nhưng rất thống nhất {dữ dội - dịu êm; ồn ào lặng lẽ). Đó là sự bí ẩn của tình yêu. Cũng như sóng, con người tìm đến với tình yêu” để hiểu mình hơn (Sóng không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể).

Khổ thơ thứ hai là sự phát hiện sự tương đồng giữa sóng và quy luật muôn thuở của tình yêu. Sóng “ngày xưa” và sóng “ngày sau” vẫn thế giống như “nỗi khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ”.

Khố thơ thứ ba và thứ tư tác giả dùng để cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng và nơi bắt đầu của tình yêu. Cái hay của đoạn thơ là sự đầu hàng của nhận thức, là sự bất lực trong lôgic lí trí (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).

Sóng là biểu tượng cho nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.Con sóng thao thức ở mọi chiều không gian, thời gian cũng như: “Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức”. Nhà thơ dùng liên tưởng đan cài để đồng nhất “sóng” và “em”.

Sóng là biểu tượng cho sự thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Nhà thơ sử dụng kết cấu: dẫu., thì... cùng với những đối lập (xuôi - ngược, bắc - nam) để khẳng định: “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương”. Ngoài việc khẳng định tình yêu chung thủy, Xuân Quỳnh còn muốn đề cập đến Iihừng thử thách trong tình yêu. Tình yêu cho ta sức mạnh vượt qua thử thách và qua thử thách tình yêu càng thêm bền vững.

Sóng là biểu tượng cho những trăn trở, lo âu trong cõi lòng người phụ nữ đang yêu. Đó là nỗi lo âu về cái hữu hạn của đời người, của tình yêu.

... Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Sóng là biểu tượng cho khát vọng mãnh liệt muốn bất tử hóa tình yêu. Những thơ sử dụng những đại lượng 1ớn có tính ước lệ {trăm, ngàn) cùng với những hình ảnh thuộc về vô biên {biển, sóng).Khát vọng của tâm hồn người phụ nữ đang yêu thật mãnh liệt. Đó là khát vọng của muôn đời, muôn người, khát vọng mang giá trị nhân văn sâu sắc, cao đẹp.

Sóng là một hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp, một vè đẹp rất riêng trong cảm nhận của hồn thơ Xuân Quỳnh. Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã nói được những điều giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Khát vọng tình yêu được gửi vào sóng khát vọng thành thực, khẩn thiết, nồng nàn và rất nhân văn.

3 tháng 3 2016

          Qua bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, ta có thể cảm nhận đ­ược vẻ đẹp tâm hồn của ng­ười phụ nữ trong tình yêu. Ng­ười phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khao khát yêu đ­ương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Ng­ười phụ nữ ấy thủy chung, nh­ưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, để “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Đó là những nét mới mẻ, “hiện đại” trong tình yêu.

         Tâm hồn ng­ười phụ nữ đó giàu khao khát, không yên lặng: “vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên” (Thuyền và biển). Nh­ưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu nh­ư vậy rất gần gũi với mọi ngư­ời và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc

17 tháng 10 2019

d, Nêu lí lẽ, dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận

Sóng bắt nguồn và đi về đâu, Xuân Quỳnh như hóa thân vào con sóng để bộc lộ tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của mình.

22 tháng 11 2018

Hình tượng sóng- người phụ nữ đang yêu, hình tượng trung tâm, nổi bật của bài thơ:

    + Mượn sóng để diễn tả nỗi lòng, tình yêu, trái tim phức tạp, tha thiết

    + Sóng có phẩm chất, tính cách giống “em”

- Sóng, những suy nghĩ, trăn trở khi nghĩ về tình yêu

    + Tìm cội nguồn của sóng, và khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và tình yêu

    + Trái tim của tuổi trẻ khát khao yêu thương, quy luật tự nhiên

- Nỗi nhớ, sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu

    + Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ thương người yêu

    + Sự tin tưởng, đợi chờ chung thủy trong tình yêu

- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu

    + Sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ trước cuộc đời dài rộng và tình yêu lớn lao

    + Sóng là biểu tượng cho tình yêu trường tồn, mãnh liệt

27 tháng 9 2019

Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tình yêu cũng như tâm hồn nhân vật “em”

    + Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời

    + Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu thủy chung, bất diệt

- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ, cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát và suy ngẫm về tình yêu, những biến chuyển tinh tế

Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn, với những con sóng

    + Sự đa dạng muôn màu sắc, trạng thái: dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ

    + Không rõ cội nguồn, không thể định nghĩa, lý giải được

    + Sự mãnh liệt, sâu sắc trong khát khao sống, yêu thương

    + Sự chung thủy, gắn bó bền chặt

→ Sóng và em là sự cộng hưởng trọn vẹn trong suốt bài thơ, trải qua nhiều cung bậc tình yêu để hòa quyện vào nhau

→ Hình tượng sóng là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ

14 tháng 11 2018

2. Biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hoá kết hợp với điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp đã diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt của một trái tim đang yêu, nỗi nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả không gian và thời gian.

- Thán từ “ôi” được sử dụng như nỗi nhớ được gọi thành tên. Nỗi nhớ nôn nao, cồn cào, da diết.

1. Xuân Quỳnh đã vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn ta nỗi niềm của người con gái khi yêu. Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ, có khi nào chẳng cồn cào, có khi nào thôi ngừng hành trình đến với bờ dù muôn vời cách trở.

- Thông qua hình tượng sóng để bộc lộ nỗi nhớ dường như chưa thỏa, nhà thơ đã bộc lộ một cách trực tiếp.

3. Đồng ý.

- Xuân Quỳnh dùng chữ “lòng” rất tinh tế, bởi đó là nơi sâu kín nhất của tâm hồn con người, nơi bí mật thẳm sâu của tình yêu và nỗi nhớ. Khi Xuân Quỳnh nói “lòng em nhớ” nghĩa là chị đã phơi bày tất cả tấm chân tình của mình để dốc hết yêu thương mà gửi về người mình yêu. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức - thời gian trong mơ.