K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2021

như thế nào là như thế nào ạ ??

 

4 tháng 3 2021

            Quốc gia

Đặc điểm

Campuchia

Lào

Vị trí địa lí

Diện tích

- 181.000 Km2 thuộc bán đảo Đông Dương. Phía Đông, Đông Nam giáp Việt Nam; Đông Bắc giáp Lào; phía Bắc và Tây Bắc giáp Thái Lan; Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.

- 236.800 Km2 thuộc bán đảo Đông Dương. Phía Đông giáp Việt Nam; phía Bắc giáp Trung Quốc, Mianma; Phía Tây giáp Thái Lan; phía Nam giáp Campuchia.

Khả năng liên hệ với nước ngoài

- Bằng tất cả các loại đường giao thông.

- Bằng đường bộ, sông, hàng không.

- Không giáp biển nên nhờ cảng miền Trung Việt Nam.

Điều kiện tự nhiên

 

Địa hình

- 75% là ĐB, núi cao biên giới: Dãy Rếch, Cácđamôn, CN phía Đông Bắc, Đông.

- 90% là núi, CN; các dãy núi cao tập trung phía Bắc, CN dải từ Bắc xuống Nam.

 

 

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo nóng quanh năm:

+ Mùa mưa: Tháng 4 đến 10 gió tây nam từ vịnh, biển.

+ Mùa khô: Tháng 11 đến 3 gió Đông Bắc khô, hanh.

Nhiệt đới gió mùa:

+ Mùa hạ: Gió Tây Nam từ biển vào cho mưa.

+ Mùa đông: Gió Đông Bắc  lục địa nên khô, lạnh.

Sông ngòi

- Mê Công, Tônglêsap và Biển Hồ

- Sông Mê Công.

 

Thuận lợi với nông nghiệp.

- Khí hậu nóng quanh năm có điều kiện tốt phát triển các ngành trồng trọt, sông ngòi, hồ cung cấp nước, cá. ĐB chiếm diện tích lớn, đất màu mỡ.

- Khí hậu ấm áp quanh năm. Sông mê công là nguồn nước, thủy lợi. ĐB đất màu mỡ, rừng còn nhiều.

Khó khăn

- Mùa khô thiếu nước.

- Mùa mưa gây lũ lụt.

- Diện tích đất nông nghiệp ít.

- Mùa khô thiếu nước.

Điều kiện dân cư xã hội

 

- Số dân: 12,3 triệu người, gia tăng 1,7% năm 2000.

- Mật độ trung bình 67 người/Km2(Thế giới 46 người/ Km2)

- Chủ yếu là người Khơ-me 90%, Việt 5%, Hoa 1%, Khác 4%.

- Ngôn ngữ phổ biến tiếng Khơ-me.

- 80% dân sống ở nông thôn, 95% dân theo đạo Phật, 35% biết chữ.

- GDP 280 USD/ người (2001)

- Mức sống thấp, nghèo.

- Thiếu đội ngũ lao động có trình độ, tay nghề cao.

- Thủ đô: Phnômpênh.

- Số dân: 5,5 triệu người, Gia tăng 2,3%.

- Mật độ trung bình thấp 22 người/ Km2

 

- Người Lào 50%, Thái 13%, Mông 13%, dân tộc khác 23%.

 

- Ngôn ngữ phổ biến tiếng Lào.

- 78% dân sống ở nông thôn, 60% theo đạo Phật, 56% biết chữ.

- GDP 317 USD/ người.

- Mức sống thấp, nghèo.

- Dân số ít, lao động thiếu cả về số lượng và chất lượng.

- Thủ đô: Viêng chăn

 

Điều kiện kinh tế

 

- NN: 37,1%; CN 20%; DV 42,4% (2000).

- Phát triển cả công, nông nghiệp và dịch vụ.

- Điều kiện phát triển:

+ Biển Hồ rộng, khí hậu nóng ẩm.

 

+ ĐB lớn, màu mỡ.

 

+ Quặng Fe, Mn, Au, đá vôi.

 

- Các ngành sản xuất:

+ Trồng lúa gạo, ngô, cao su ở ĐB, CN thấp.

+ Đánh cá nước ngọt phát triển ở vùng Biển Hồ.

+ Sản xuất xi măng, khai thác quặng kim loại.

+ Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, cao su.

- NN 52,9%; CN 22,8%; DV 24,3%.

- Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất.

- Điều kiện phát triển:

+ Nguồn nước khổng lồ, chiếm 50% tiềm năng thủy điện của sông Mê Công.

+ Đất nông nghiệp ít, rừng còn nhiều.

+ Đủ loại khoáng sản: Au, Ag, thiếc, Pb.

- Các ngành sản xuất:

+ Công nghiệp chưa phát triển: chủ yếu sản xuất điện xuất khẩu, khai thác chế biến gỗ, thiếc.

+ Nông nghiệp: nguồn kinh tế chính sản xuất ven sông Mê Công, trồng Cafe, sa nhân trên CN.

30 tháng 12 2017

- Phù sao bồi đắp đồng bằng hằng năm, giúp tăng năng suất cây trồng.

- Phù sa bồi đắp mở rộng đồng bằng về phía biển.

9 tháng 10 2017

Cam-pu-chia:

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Cac-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chơ-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền bắc Việt Nam, mùa mưa từ tháng tư đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

- Sông Mê Công, Tông – lê Sáp và biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước. Đồng bằng có đất phù sa màu mở, diện tích rừng còn nhiều (thông tin từ hình 16.1 – SGK trang 56).

- Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:

  + Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm nên có điều kiện phát triển trồng trọt. Có biển Hồ, sông Mê Công, tông – lê Sáp vừa cung cấp nước vừa cung cấp cá.

  + Khó khăn: Mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

5 tháng 5 2021

– Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15000 km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700km, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa.

– Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40000km2, cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.

 

 

3 tháng 10 2019

Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng nước mưa trong năm của nơi đó, ở những vùng đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông.

Ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều

3 tháng 10 2019

Cảm ơn nhiều ạ!

9 tháng 11 2023

Giúp m vs ạ mk cảm ơn tr:))

 

NG
25 tháng 10 2023

Địa hình khu vực đồi núi và đồng bằng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế của mỗi khu vực. Khu vực đồi núi thường có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, từ nước ngầm, khoáng sản, đến rừng quý. Những điều kiện này thúc đẩy các ngành như khai thác khoáng sản, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, và nông nghiệp cây lâu năm. Tuy nhiên, điều kiện giao thông và vận tải ở khu vực này thường khó khăn hơn. Trong khi đó, đồng bằng với đặc điểm đất đai phì nhiêu, mật độ dân số cao, hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và các cây trồng ngắn hạn. Đồng thời, sự dễ dàng kết nối giữa các đô thị và khu vực sản xuất giúp thúc đẩy thương mại và dịch vụ. Địa hình từng khu vực tạo nên điều kiện đặc trưng, định hướng cho sự phát triển kinh tế tại đó.