K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2019

Câu 1: Những biểu hiện mới trong nông nghiệp các thế kỉ I - VI:

- Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi.

- Biết trồng hai vụ lúa trong một năm: vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.

- Các loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú, có kĩ thuật sáng tạo. Đặc biệt là kĩ thuật trồng cam, biết dùng kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

Câu 2:

Tháng 11 năm 938, quân Hoằng Tháo bị Ngô Quyền đánh tan trongtrận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bị giết chết. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập Dương thị làm hoàng hậu; đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục.[2]

Các bộ chính sử của Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục,... đều không chép rõ việc trị nước củaNgô Quyền.

Câu 3: Chính sách các triều đại phương bắc đối với nhân dân ta là:
*Về chính trị:

+ Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện

+ Dùng mọi thủ đoạn: lực lượng quân sự, mua chuộc, chia rẽ

*Về kinh tế :

+ Đặt nhiều thứ thuế, thuế nặng

+Cống nạp sản vật quý ; Lao dịch nặng nề

*Về văn hóa :

+ Du nhập những phong tục, luật lệ của người Hán vào nước ta
+ Mở trường dạy chữ Hán
+ Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta

* Chính sách thâm hiểm nhất:

Là chính sách đồng hóa,
vì muốn biến nước ta thành một phần của lãnh thổ Trung Quốc, dân ta thành dân Trung Quốc.

Chúc bn học tốt!!!!!!!!!!!hihi

29 tháng 1 2019

Câu 1:

Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này là:

  • Đã biết dùng trâu bò để cày bừa
  • Đã có đê phòng lụt, làm thủy lợi
  • Biết cấy hai vụ trong năm
  • Trồng nhiều cây ăn quả với kĩ thuật sáng tạo như “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
  • Chăn nuôi

=> Nền nông nghiệp đang từng bước phát triển.

Câu 3:+Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.

+Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm.

+Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất.

=>Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất

5 tháng 5 2021

Câu 1:

– Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị.

Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

– Phân biệt đối xử: Nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được giao những chức vụ quan trọng.

– Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.

Người nào trồng cây cao 1 thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”

– Chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu vô cùng tàn bạo khiến cho lòng dân oán hận.

⟹ Đây là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.

Câu 2:

Kinh tế:

- Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

- Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,... nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

* Văn hóa:

- Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

- Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

- Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

* Xã hội:

- Bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ.

- Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản.

- Cham-pa phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.

Câu 3 :

* Hoàn cảnh:

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vệ nền tự chủ.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

* Kế hoạch của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

=> Cách đánh giặc độc đáo.

8 tháng 5 2016

1. Chính sách cai trị:

 - Với những chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo, đã đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn vè mọi mặt. Đặc biệt, chính sách thâm hiểm nhất là chúng muốn đồng hóa nhân dân ta.

2. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ là;

 - Hành chính chia thành 6 châu: Giao Châu, Hoàn Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu.

 - Chủ trương: chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ chức quan trọng.

 - Đặt ra hàng trăm thứ thuế.

3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là:

  a, Về xã hội:

 - Phân hóa ngày càng sâu sắc.

  b, về văn hóa:

- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận, huyện.

- Nho giáo, Phật giáo, Nho giáo và các luật lệ, phong tục du nhập vào nước ta.

- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói cỏa nước ta.

- Sinh hoạt theo nét sống và phong tục của mình: xăm hình, ăn trầu, nhộm răng, làng bánh trưng, bánh giầy,...

- Nhân dân ta học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

23 tháng 4 2016

5.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán nh­­ư thế nào?

 - Ngô Quyền ( 898- 944) Người Đường Lâm ( Hà Tây)

- Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức.

- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc giết Kiều Công Tiễn để trừ hậu hoạ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán nhân cớ đó Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2.

- Năm 938 vua Nam Hán sai con Lư­­u Hoằng Tháo sang xâm lư­­ợc n­­ước ta.

- Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. Ông cho quân đóng bãi cọc ngầm xuống lòng sông Bạch Đằng ở nơi hiểm yếu  và bố trí quân mai phục 2 bên bờ.

6 tháng 5 2021

- Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

- Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

- Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

—> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

17 tháng 1 2017

Những chính sách cai trị của nhà Hán là :

+ Đặt ra nhiều thứ thuế

+ Bắt nhân dân ta phải thực hiện nghĩa vụ cống nạp và lao dịch

+ Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc bằng cách đưa người Hán sang sinh sống với người Việt và bắt người Việt phải học theo phong tục của người Hán

- Đó là một chính sách hết sức bất công và ép buộc , mooth chính sánh thể hiện rõ lòng vô cảm , tàn bạo , xấu xa, bỉ ổi , thủ đoạn của người Hán

14 tháng 4 2016

giở sách ra là ok

14 tháng 2 2017

theo tớ thì : "Bắt dân ta phải học chữ Hán, nói tiếng Hán, phải theo phong tục tập quán, luật pháp của người Hán" nhé

Tham khảo :

Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt quản lý.

- Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy 

- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, ....

*Nhận xét (ý kiến riêng)

-Chính sách tàn bạo,độc ác khi vơ vét tài nguyên cũng như tài sản ,bắt bỏ phong tục tập quán ,thực hiện đồng hoá nước ta trở thành người Há

26 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Năm 679, nhà Đường đổi tên Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt quản lý.

- Nhà Đường cho xây dựng đường giao thông, xây thành, đắp lũy 

- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối, thuế sắt, ....

*Nhận xét 

-Chính sách tàn bạo,độc ác khi vơ vét tài nguyên cũng như tài sản ,bắt bỏ phong tục tập quán ,thực hiện đồng hoá nước ta trở thành người Hán

29 tháng 1 2021

Chính sách cai trị của các triều đình phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:

 

Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.

Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận.

Về chính sách bóc lột kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối), chính sách cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối.

29 tháng 1 2021

Chính sách cai trị của các triều đình phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:

+Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.

+Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận.

+Về chính sách bóc lột kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối), chính sách cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối.

 => Chính sách này đã bóc lột hết bao sức lực , của cải của người dân Việt Nam . Khiến cho chúng ta cạn kiệt sức lực và tự chịu giao nộp thân mình

#Chucbanhoctot#

10 tháng 8 2021

Chính sách thống trị của hong kiến phương Bắc đối vs nc ta từ thế kỉ I đến giữa thế kỉ IV:

- Từ thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam Quốc).

- Phương Bắc vẫn đặt nước ta là một châu thuộc Trung Quốc.

- Cử người Hán làm quan đến tận cấp huyện - Huyện lệnh.

- Các chính sách khác:

+ Bắt nhân dân phải nộp nhiều loại thuế (muối, sắt).

+ Lao dịch, binh dịch.

+ Đưa người Hán sang sinh sống cùng người Việt, bắt nhân dân phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật phát và phong tục tập quán của người Hán => Chính sách “đồng hóa”.

ND chính

Nét chính về chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.

                                                                                                              Chúc bạn học tốt .

21 tháng 2 2016

4) nguyên nhân:

-Do chính sách áp bức ,bóc lột của nhà Hán 

-Thi sách ,chồng bà Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định giết hại

21 tháng 2 2016

3)

Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển về kinh tế của đất nước ta, ngăn cản sự đấu tranh của nhân dân ta chống lại chúng ( Sắt là Kim loại sắc bén nhất để nhân dân ta tạo công cụ lao động và vũ khí chống lại kẻ thù ). 
Tuy nhiên nghề sắt nước ta vẫn phát triển. Nguyên nhân là do nhu cầu của cuộc sống và do cuộc đấu tranh giành lại độc lập nên nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển nghề sắt. 
Chúc bạn học tốt.