K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 6 2018

Bài làm

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam , Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trải qua ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã trở về và mang theo ấm no, hạnh phúc của nhân dân . Trong hành trình vất vả, cuối cùng Bác đã bắt gặp luận cương của Lê - nin , đó chính là ánh sáng soi đường cho Người trên con đường cách mạng sau này:

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Vào một buổi sáng mùa đông lạnh giá, Bác đến tìm gặp Lê nin :

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...

Người thanh niên ấy đã khóc khi nghe tin Lê nin mất. Khi đó bầu trơì Maxcova lạnh giá, tuyết phủ đầy. Cái lạnh của nước Nga không thấm gì so vơí cái lạnh đang diễn ra trong tâm hồn Bác:

Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

Tuyết rơi, hay chính nước mắt của Bác đang rơi, Người khóc cho Lê nin và khóc cho người thầy của mình. Thế nhưng hạnh phúc của dân tộc vẫn không ngừng thôi thúc Người . Mặc dù Lê nin đã ra đi, Nhưng luận cương của Lê nin vẫn như là ngọn lửa chân lý cho Người bước tiếp trên con đường cứu nưóc của mình.

( Tự mình làm đó nhé, ko cóp mạng đâu )

13 tháng 6 2018

Sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (tháng 7/1920) đánh dấu bước ngoặt lịch sử trên hành trình tìm đường cứu nước của Người. Đó là cuộc gặp gỡ của một người dân Việt Nam đang bị thống trị và tước đoạt, nô lệ và tủi nhục với một lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Về giờ phút lịch sử được tiếp xúc với Luận cương, sau này, Bác Hồ đã kể lại: "Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba". Trong giây phút thiêng liêng ấy, "Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin" bởi Người hiểu "... Đường đến với Lê-nin là đường về Tổ quốc".

Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên (tháng 7/1920), giữa năm 1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt mọi vòng vây của đủ loại mật thám, từ Pari qua Đức và đến với nước Nga của Lê-nin, quê hương của Cách mạng Tháng Mười, với lòng mong đợi thiết tha là được gặp Lê-nin vĩ đại, nhưng không thể thực hiện được vì Lê-nin ốm nặng. Ngày 21/1/1924, Lê-nin qua đời. Nghe tin Lê-nin từ trần, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sững sờ, lòng đau như thắt lại.

Trong Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB Sự thật (Hà Nội) năm 1980, tập 2, trang 175, Người kể lại: Ngày 23/1/1924, "Anh Nguyễn đi trong dòng người vô tận chuyển động một cách chậm chạp về phía cửa tòa nhà trụ sở công đoàn để viếng Lê-nin kính mến. Trời khô và rét tới 30 độ âm. Đường phố ngập tuyết, gió lạnh từ phương bắc thổi giật từng cơn, đâm vào da thịt như muôn vạn mũi kim châm. Hai tay, hai tai anh Nguyễn tê cứng và tưởng như nứt ra… Cùng với dòng người gồm công nhân, nông dân, hồng quân, trí thức, thanh niên và các đại biểu quốc tế, anh Nguyễn dừng lại một phút bên cạnh Lê-nin, cố nhìn Lê-nin. Ôi, lần đầu tiên được nhìn thấy Người, anh cố nhìn lâu hơn một chút để vĩnh viễn ghi lại trong tâm óc nét mặt yêu quý của Người thầy và Người dẫn đường. Khi anh Nguyễn từ nơi viếng Lê-nin đi bộ về khách sạn Lux ở gần đó thì đã khuya. Chân tay anh còn tê cóng, đôi chỗ rớm máu, người rét run. Anh vội gõ cửa buồng một đồng chí ở gần xin một cốc nước chè nóng. Và đêm ấy, dù tay đau cứng, trong buồng số 311 của khách sạn, anh ngồi vào bàn viết bài tưởng nhớ Lê-nin". Nguyễn Ái Quốc muốn thể hiện ngay trên mặt giấy tình cảm đau xót tràn ngập tâm hồn mình, Người viết mà nước mắt cứ trào ra, chảy dài trên đôi má lạnh cóng.

Đúng ngày lễ tang Lê-nin, 27/1/1924, báo Sự thật của Đảng Cộng sản Bônsêvich Liên Xô ra số đặc biệt, đăng trang trọng bài viết của Nguyễn Ái Quốc, đại biểu nhân dân Đông Dương và là người nước ngoài duy nhất, người dân thuộc địa duy nhất có bài viết trong số báo vĩnh biệt Lê-nin này. Với lời văn trong sáng, giản dị, cô đọng, sâu sắc, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tình cảm chân thành, nồng cháy với Lê--nin: "... Lê-nin là người dũng cảm nhất trong những người dũng cảm ở nước Nga... Lê-nin là người giải phóng cho chúng ta... Khi còn sống, Người là cha, là thầy học, người đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội".

Đường đến với Lê-nin của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong chặng đường đầu tiên gồm hai sự kiện: Gặp Lê-nin khi đọc tác phẩm của Người và gặp Lê-nin khi đến vĩnh biệt Lê-nin trong tang lễ của Người. Hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của một con người mang tên Ái Quốc, cũng là bước ngoặt của cả dân tộc Việt Nam. Từ lòng yêu nước mà tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê-nin, "Đường đến với Lê-nin là đường về Tổ quốc", một Tổ quốc Việt Nam độc lập của dân tộc Việt Nam tự do.

Sự gặp gỡ tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Lê-nin này phản ánh những nhu cầu đang đặt ra của lịch sử là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa nói chung. Nguyễn Ái Quốc chính là người đảm nhận nhiệm vụ lịch sử đó. Ánh sáng của tư tưởng Lê-nin đã soi rọi cho Nguyễn Ái Quốc con đường đấu tranh giải phóng, không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả các dân tộc còn đang bị áp bức. Luận cương của Lênin chính là tia sáng đầu tiên của dòng ánh sáng đó.

Điều đó lý giải vì sao trong các bài giảng về đường cách mạng (1925 - 1927) thì mở đầu, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nói về tư cách một người cách mạng và tiếp theo là lời khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin", "Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam".

Trong một bài viết của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Người cùng khổ năm 1924 có đoạn: "Không phải chỉ thiên tài của Lê-nin mà chính là tính coi khinh xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao thượng của bậc thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi". Lý tưởng về con người kiểu Lê-nin đã trở thành ngôi sao dẫn đường cho Nguyễn Ái Quốc. Đó chính là tấm gương về đạo đức cách mạng của người cách mạng, xuyên suốt và nhất quán từ Lê-nin đến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Cũng từ đó, ta càng thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa của việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Người đi tìm hình của nướcThơ » Việt Nam » Hiện đại » Chế Lan Viên » Ánh sáng và phù sa (1960)☆☆☆☆☆574.61Thể thơ: Thơ tự doThời kỳ: Hiện đại18 bài trả lời: 18 thảo luận50 người thíchTừ khoá: Hồ Chí Minh (66) đất nước (102) thơ sách giáo khoa (422) Văn học 9 [1990-2002] (58) Văn học 12 [1990-2006] (30) Chia sẻ trên Facebook 676 Trả lời In bài thơ Tài liệu đính kèm 1 Một số bài cùng từ...
Đọc tiếp

Người đi tìm hình của nước

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Chế Lan Viên » Ánh sáng và phù sa (1960)

☆☆☆☆☆574.61

Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
18 bài trả lời: 18 thảo luận
50 người thích
Từ khoá: Hồ Chí Minh (66) đất nước (102) thơ sách giáo khoa (422) Văn học 9 [1990-2002] (58) Văn học 12 [1990-2006] (30)
  •  Chia sẻ trên Facebook 676
  •  Trả lời
  •  In bài thơ
  •  Tài liệu đính kèm 1

 Một số bài cùng từ khoá

- Trùng khơi (Trần Thế Vinh)
- Tạc theo hình ảnh cụ Hồ (Xuân Diệu)
- Thu hứng kỳ 1 (Đỗ Phủ)
- Vãn cảnh (Hồ Chí Minh)
- Nhân tình thế thái bài 14 (Điền viên thú bài 2)(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

 Một số bài cùng tác giả

- Tiếng hát con tàu
- Con cò
- Những sợi tơ lòng
- Xuân
- Nghĩ về Đảng

Đăng bởi Vanachi vào 23/06/2005 16:44, đã sửa 9 lần, lần cuối bởi karizebato vào 27/06/2009 07:13, số lượt xem: 281251

NSƯT Trần Thị Tuyết ngâm thơ 

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác 
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre 

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương 

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp 
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn 

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối 
                         Cho cuộc đời giật dây 

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi 

Hiểu sao hết "Người đi tìm hình của Nước" 
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người 
Một góc quê hương nửa đời quen thuộc 
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi 

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất 
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai 
Thế đi đứng của toàn dân tộc 
Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người 

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya? 

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi 
Những đất tự do, những trời nô lệ 
Những con đường cách mạng đang tìm đi 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa 

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? 
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? 
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ 
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? 

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? 
Nụ cười sẽ ra sao? 
                       Ơi, độc lập! 
Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc 
Khi tự do về chói ở trên đầu 

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt 
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc 
Sao vàng bay theo liềm búa công nông 

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin 
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp 
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc 
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" 
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười 

Bác thấy: 
           dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 
Ruộng theo trâu về lại với người cày 
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc 
Không còn người bỏ xác bên đường ray 

Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát 
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân 
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức 
Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng 

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê 
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối 
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc... 
Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần 
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt 
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân 

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt 
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất 
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai

hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ này!

1
5 tháng 3 2018

.

Đề dài vậy ngại đọc lắm!

.

Cho đoạn văn sau: ... Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: ... Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung". Câu 1: Tìm câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá và nêu tác dụng ? Câu 2: Dựa vào những hiểu biết về truyện ngắn và nhân vật em vừa tìm ( là anh thanh niên), hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 - 12 câu nêu suy nghĩ của em về phong cách sống của nhân vật anh thanh niên. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lý một câu phủ định và 1 từ láy (gạch chân, chú thích rõ)

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ não vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ não vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được." a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b, Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ thời tiết trong đoạn văn trên. Qua trường từ vựng đó, em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? c, Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung..."

1
31 tháng 3 2022

a, Trích trong văn bản ''Lặng lẽ Sapa'' của Nguyễn Thành Long.

b, Các từ ngữ thuộc TTV thời tiết: rét, mưa, tuyết, lạnh cóng.

c, BPTT: So sánh

Tác dụng: Giúp cho câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh

Cho thấy sự khắc nghiệt của thời tiết và sự vắng vẻ đến đáng sợ của trời đêm giá rét. 

Đề 1: Cho đoạn văn sau: Gian khổ nhất là lần ghi và bảo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đẩy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chi muốn đưa tay tắt di. Chui ra khỏi chặn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, giỏ tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cải lặng im lúc đó mới thật dễ...
Đọc tiếp

Đề 1: Cho đoạn văn sau: Gian khổ nhất là lần ghi và bảo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đẩy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chi muốn đưa tay tắt di. Chui ra khỏi chặn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, giỏ tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cải lặng im lúc đó mới thật dễ sợ; nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chối lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...Những lúc im lặng lạnh công mà lại hùng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được." (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9,tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015)

Câu 1: Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3: Xét theocâu ngữ pháp thì câu: “Rét, bác ạ” thuộc kiểu câu gì?

Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.

Câu 5: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn.

0
Cho đoạn văn sau:Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )

a) Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?

1
26 tháng 2 2019

– Đoạn văn là lời kể của anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đang kể về công việc của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ.

– Lời kể ấy được nói ra trong tình huống mọi người đang lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.

– Những lời tâm sự cho thấy:

   + Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.

   + Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.

– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.

13 tháng 6 2018

Nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn của tác giả và mọi người khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã được diễn tả hết sức chân thực, cảm động trong bốn khổ thơ đầu :

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Những câu thơ đầu tiên là lời xót thương, tiếc nuối được bộc lộ trực tiếp, giống như tiếng nức nở tuôn trào trước sự ra đi của Bác. Tác giả đặt hai vế: “đời tuôn nước mắt” và “trời tuôn mưa” trong cùng một câu thơ đã làm nổi bật nỗi đau đớn của lòng người. Lấy mưa của đất trời, lấy nước của thiên nhiên để sánh đôi với nước mắt, nỗi đau của con người, câu thơ đã khái quát được những cảm xúc tiếc thương của con người và cuộc đời trước sự mất mát lớn lao này. Cách xưng hô “con – Bác” tạo nên một sự thân thương, gần gũi, càng làm câu thơ thêm lắng sâu, nghẹn ngào.

13 tháng 6 2018

Nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn của tác giả và mọi người khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã được diễn tả hết sức chân thực, cảm động trong bốn khổ thơ đầu tiên:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Những câu thơ đầu tiên là lời xót thương, tiếc nuối được bộc lộ trực tiếp, giống như tiếng nức nở tuôn trào trước sự ra đi của Bác. Tác giả đặt hai vế: “đời tuôn nước mắt” và “trời tuôn mưa” trong cùng một câu thơ đã làm nổi bật nỗi đau đớn của lòng người. Lấy mưa của đất trời, lấy nước của thiên nhiên để sánh đôi với nước mắt, nỗi đau của con người, câu thơ đã khái quát được những cảm xúc tiếc thương của con người và cuộc đời trước sự mất mát lớn lao này. Cách xưng hô “con – Bác” tạo nên một sự thân thương, gần gũi, càng làm câu thơ thêm lắng sâu, nghẹn ngào.

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bèn thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Con người như không tin vào nỗi mất mát, sự xót đau này, lần theo những kí ức, kỉ vật, không gian quen thuộc để như hồi tưởng, để như kiếm tìm bóng dáng thân quen ấy. Cảnh sắc, đồ vật, không gian vẫn còn đây, nhưng đã không còn sự hiện hữu của Người. Bởi thế mà “lối sỏi quen, thang gác, chuông nhỏ, phòng, rèm, đèn” đều như trống rỗng, lặng câm, vô hồn. Những câu thơ không chỉ dừng nên những cảnh sắc, không gian, đồ vật quen thuộc của Người mà còn diễn tả được sự im lặng, nỗi trống trải của không gian, cảnh sắc ấy khi Bác ra đi.

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười

Con người khó có thể tin và chấp nhận sự thật này, nỗi mất mát này, nên lần theo sỏi quen, đến bên thang gác,… mà vẫn thảng thốt cất lên tiếng hỏi. Câu hỏi đưa ra mà không có câu trả lời, giống như một lời nghẹn đắng, một nỗi nức nở trào dâng trong xúc cảm của người nghệ sĩ: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” Những câu thơ tiếp theo mở ra một không gian tươi sáng của mùa thu, sự náo nức chiến thắng của miền Nam và ước vọng được “rước Bác vào thăm, thấy Bác cười” càng nhấn mạnh, khẳng định sự mất mát, nhói đau khi không còn Bác.

Trái bưởi kia vàng ngọt với cà
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…

Tố Hữu gợi nhắc đến trái bưởi, đến hoa nhài, là những thứ cỏ cây, hoa trái gần gũi bên Bác trong những câu hỏi tu từ đầy xót xa. Sự vàng ngọt của trái bưởi, hương thơm, của hoa nhài, dường như đã trở thành vô nghĩa khi Bác ra đi. “Còn đâu” là một sự kiếm tìm đầy tiếc nuối hình ảnh đẹp đẽ, thân quen: “bóng Bác đi hôm sớm. Quanh mặt hồ in mây trắng bay”. Hình ảnh càng rõ nét, các sự vật càng thân thuộc thì nỗi xót xa, mất mát càng được đẩy cao. Những câu thơ là tiếng lòng nức nở, dâng trào, nỗi đau xót, ngẩn ngơ, tiếc nuối của Tố Hữu trước sự ra đi của Bác.

13 tháng 6 2018

Dàn ý :

I / Mở bài : Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, triết lý, phong phú về hình ảnh, với một cảm xúc tinh tế đi liền với một trí tuệ sắc sảo. “NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC” là một bài thơ hay, đặc sắc, thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Chế Lan Viên. Nhà thơ đã diễn tả tâm trạng nhớ thương quê hương, đất nước da diết, khôn nguôi của Bác Hồ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước và niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Người khi đã tìm được chân lý cách mạng “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây! Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê? Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya? Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, Những đất tự do, những trời nô lệ, Những con đường cách mạng đang tìm đi. Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng tỉnh giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao?... Ơi, độc lập! Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông. Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười. Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... Không còn người bỏ xác bên đường ray. Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân Những keó quê mùa đã thành trí thức Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê Thành nước Việt nhân dân trong mát suối Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bóng hoa che. Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.”

II / Thân bài : Khổ 1: Hình ảnh Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước : “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi” Cách ngắt nhịp thơ 5/5 và dấu chấm giữa câu làm cho dòng thơ mở đầu mười chữ bị ngắt làm hai đoạn nói lên tình cảnh bức bách và tâm trạng quyến luyến Đau xót trước cảnh quê hương, “đất nước đẹp vô cùng” đắm chìm trong cảnh lầm than, nô lệ nên “Bác phải ra đi”. Trong bóng Người mang nặng nỗi đau mất nước, nhân dân đau khổ, tủi nhục dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nó thôi thúc Bác quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Với niềm xúc động chân thành, Chế Lan Viên đã cảm nhận sâu sắc cuộc hành trình trên đại dương bao la. Nhà thơ như muốn hóa thân thành con sóng đưa Bác vượt trùng khơi : “Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác” Câu thơ đến đột ngột thể hiện tâm trạng vội vàng, cuống quýt như muốn kịp theo chân Bác để cùng chia sẻ những nỗi vất vả, gian truân trong cuộc hành trình. Hình ảnh tưởng tượng làm sống lại giây phút lịch sử thiêng liêng. Nó thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của tác giả Con tàu đưa Bác xa dần, xa dần “Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bố phía nhìn không một bóng hàng tre” Hình ảnh “bờ bãi”, “làng xóm”, “hàng tre” có giá trị gợi cảm là biểu tượng cho quê hương xứ sở Từ “bốn phía” gợi không gian mênh mông, rộng lớn. Các từ “dần lui”, “khuất”, “không một bóng” diễn tả tâm trạng bồi hồi, nỗi cô đơn, bơ vơ của người ra đi Động từ “nhìn” biểu lộ tâm trạng nhớ nước nhớ quê nhà pha lẫn nỗi đau thương da diết, nỗi nhớ đầy đau thương như thấm sâu vào lòng người xa xứ Khổ hai: Tiếp tục khơi sâu tình cảm, tâm trạng buồn đau nhớ nước của Bác: “Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương” Trong “Đêm xa nước đầu tiên” ấy, lòng Bác trĩu nặng nỗi nhớ thương quê hương da diết khôn nguôi. Người trằn trọc, thao thức không sao chợp mắt bởi nỗi nhớ của người ra đi thật sâu sắc và thấm thía. Sóng nước nơi nào cũng là sóng nước. Nhưng trái tim có lý lẽ riêng: đã không phải nước trời quê hương thì tất cả đều xa lạ, ngỡ ngàng: “Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”. Và người ra đi chỉ nằm nghe sóng vỗ ở mạn tàu. Tiếng sóng càng trở nên xa lạ, nỗi đau như tăng dần lên Tâm trạng con người giữa trùng dương mênh mông đi tìm đường cứu nước đang mang nặng tình quê hương sâu nặng : “ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương “ Lòng lưu luyến khi từ biệt làm cho đất nước đẹp vô cùng, khi xa mảnh đất quê hương, xa đất nước thân yêu mới càng thấm thía đất nước đau thương. Hai câu thơ nhẹ nhàng, tha thiết như lời tâm sự sâu lắng của người con nhớ quê hương đất nước da diết, khôn nguôi. Tình yêu nước đó rất đỗi nồng nàn, thiết tha, sâu sắc. Khổ ba: “Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà” Với những câu thơ giàu hình ảnh, Chế Lan Viên đã thể hiện thực tinh tế tình cảm yêu nước sâu nặng và nỗi day dứt về vận mệnh đất nứơc, dân tộc của Bác . Đang sống giữa châu Âu tuyết trắng, giữa những hàng cây trơ trụi lá vàng xứ lạnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn Bác, trong tiềm thức, làng quê nhiệt đới bốn mùa xanh tươi vẫn hiện về đêm đêm. Giấc chiêm bao “xanh sắcbiếc quê nhà” thể hiện khát khao cháy bỏng của người con xa đất nước. Bác luôn trăn trở, day dứt trước tình cảnh đất nước đang đắm chìm trong cảnh lầm than, nô lệ: “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa” Hình ảnh đối lập, tương phản “Ăn miếng ngon” _ “đắng lòng vì Tổ quốc”, “chẳng yên lòng”_ “ngắm một nhành hoa” cùng với lời thơ chứa chan cảm xúc đã gợi trong lòng người đọc niềm xúc động trước tâm trạng lo lắng, trăn trở nghĩ suy về vận mệnh đất nước của Bác. Người ăn không ngon, ngủ không yên mỗi khi nghĩ về Tổ quốc đang chịu nhiều thương đau. Trái tim giàu lòng yêu nước của Bác cùng đau với nỗi đau của dân tộc trong cảnh nước mất, nhà tan. Khổ bốn: Trải qua bao gian lao, thử thách trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Bác đã tìm được chân lý cách mạng: “Luận cương đến Bác hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin” Chuyển biến tâm lý của Bác đã được nhà thơ miêu tả thật tinh tế và xúc động. Qua giọt nước mắt sung sướng, cảm động Chế Lan Viên tài tình đặt ra mối quan hệ giữa hai nhân vật vĩ đại của cách mạng vô sản: Lê Nin và Bác Hồ. Thật sung sướng và hạnh phúc biết bao khi Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước chân chính. Chủ nghĩa Mác_Lê Nin đã soi sáng tâm hồn Bác. Người đón nhận chân lý cách mạng ấy với tất cả trái tim, khối óc của mình: “Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách Tưởng bên ngòai đất nước đợi mong tin” Hình ảnh nhân hóa sinh động, giàu sức biểu cảm “Bức tường im nghe Bác lật từng trang sách” và “đất nước đợi mong tin” đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc. Tất cả như cùng chia sẻ, hòa cùng niềm sung sướng, hạnh phúc của Bác. Tác giả đã tập trung tái hiện giờ phút Bác Hồ đọc Luận cương của Lê Nin, đây là một thời khắc có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Khổ năm: Bác đã tìm ra hình của Nước. Niềm vui mãnh liệt trào dâng trong lòng Bác: “Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc Cơm áo là đây ! Hạnh phúc đây rồi !” Dòng thơ “Cơm áolà đây ! Hạnh phúc đây rồi !” có hai câu cảm liên tiếp, ngắt nhịp 4/4 đã diễn tả niềm vui náo nức, nồng nhiệt. Nhịp thơ nhanh, lời thơ sảng khóai phù hợp với việc diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Bác trong giờ phút lịch sử thiêng liêng, trọng đại” “Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” Hình ảnh “Hình của Đảng lồng trong hình của Nước” thật đặc sắc, độc đáo, mới lạ mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Đó là biểu tượng cho vận mệnh đất nước gắn với vận mệnh của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam là linh hồn của dân tộc. Ánh sáng cách mạng cảu Đảng sẽ soi sáng cho dân tộc vững bước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Nhà thơ đã bày tỏ niềm tin tưởng mãnh liệt, niềm tự hào về Đảng quang vinh. Cảm nhận sâu xa niềm vui sướng, hạnh phúc bất tận của Bác khi tìm ra con đường cứu nước chân chính, Chế Lan Viên đã viết: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”. Hình ảnh đối lập, tương phản trong câu thơ đã tạo được ấn tượng sâu sắc và niềm xúc động trong lòng người đọc. Những giọt nước mắt hạnh phúc và nụ cười sung sướng của Bác còn đọng mãi trong trang sách và cuộc đời hôm nay và mai sau. III / Kết bài: “Người đi tìm hình của Nước” là một bài thơ hay, đặc sắc. Bài thơ là kết quả của sự sáng tạo nghệ thuật mới lạ, độc đáo và cảm xúc tinh tế của Chế Lan Viên. Với các biện pháp tu từ đặc sắc phong phú đạt hiệu quả nghệ thuật cao và hình tượng thơ giàu tính thẩm mĩ, Chế Lan Viên đã tạo nên hình tượng Bác Hồ _ Người đi tìm hình của Nước, khơi dậy trong lòng người đọc niềm xúc động chân thành trước tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng và tinh thần phấn đấu, hy sinh vì lý tưởng Cách mạng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đọc bài thơ, en càng thêm yêu kính, cảm phục, biết ơn Bác Hồ, nguyện sống xứng đáng là lớp tuổi trẻ của thành phố được vinh dự mang tên Bác kính yêu .

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

- Mai cốt cách: cốt cách thanh tao, mảnh dẻ như cây mai.

- Tuyết tinh thần: tinh thần trong trắng, khôi nguyên như tuyết.

Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng để nói tới sự duyên dáng, thanh cao, trong trắng của chị em Thúy Kiều. Vẻ đẹp đạt mức hoàn hảo của hai chị em.