K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2018

Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên ý oán trách con người quá ư tàn bạo. Nó đâu chỉ sống cho riêng nó, mà nó còn cần sống để nuôi nấng và che chở cho đứa con nhỏ bé của nó.

28 tháng 8 2019

Lời giải:

Cái nhìn căm giận của vượn mẹ thể hiện sự căm giận bác thợ săn vì đã làm cho nó phải lìa xa đứa con non nớt.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Người đi săn và con vượn1. Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số. 2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.  Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Người đi săn và con vượn

1. Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số. 

2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

  Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn với đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra, loang khắp ngực.

 Người thợ săn đứng im, chờ kết quả... 

3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. 

4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.  Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa. 

- Tận số: hết đời, chết 

- Nỏ: vũ khí hình thù cái cung, có cán, lẫy, bắn tên đi bằng cách căng bật dây. 

- Bùi nhùi : mớ rơm rạ hoặc lá cây, cỏ … để rối.

Chi tiết nào nói lên tài săn bắt của bác thợ săn ?

A. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài

B. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số

C. Một hôm người thợ săn xách nỏ vào rừng

1
4 tháng 9 2017

Đáp án B

Chi tiết nói lên tài săn bắt của bác thợ săn là : Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số.

11 tháng 9 2019

Khi chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn vừa xót thương, ân hận lại vừa thấy việc làm của mình không đúng.

1 tháng 9 2017

Đáp án C

Khi chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn không bao giờ đi săn nữa.

Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:                                                Ai có lỗi ? Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng. Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti...
Đọc tiếp

Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:

                                                Ai có lỗi ? 

Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

 Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói :"Cậu cố ý đấy nhé !"

 Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại  nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."

 Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.

 Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

 - Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu

- Ta lại thân nhau như trước đi !

 Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :

 - Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?

 - Không bao giờ! không bao giờ ! - Tôi trả lời.

 Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.

 - Kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.

 - Hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.

 - Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.

 - Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.

Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?

A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô

B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô

C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở

2
10 tháng 10 2019

Cô- rét- ti đã chạm vào khuỷu tay En-ri-cô làm nguệch ra một đường xấu trên vở, khiến cho En-ri- cô nổi giận

18 tháng 3 2022

đáp án c nhé 

nếu sai mong bạn thông cảm 

16 tháng 8 2019

Bỗng vượn mẹ đặt con xuống đất, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào rồi đặt lên miệng con. Sau đó, nó nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng lớn rồi ngã xuống.

21 tháng 4 2018

Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều này: chung sống với chúng ta trên trái đất còn nhiều loài vật hoang dã khác, chúng ta không nên giết hại chúng mà phải bảo vệ chúng, bảo vệ môi trường sống của chúng. Giết hại chúng là độc ác và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên nghèo nàn hơn, buồn tẻ hơn.

chúc bn học tốt ^-^

21 tháng 4 2018

sao bn trả lời  giống như lời giải hay z 

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc : Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc...
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc :

 

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt - ảnh 1

Đứa con cuối cùng cũng cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “Bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “Đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “Thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “Bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! Gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “Một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? Thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “Tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nham này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!".

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “Tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy", ông giật bắn người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “Tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học".

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa giấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “Thật là ngừơi mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắc đầu nói: “Đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “À, thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “Vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “Thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao gạo của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây tôi sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài".

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “Mẹ… Mẹ của con…”.

Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

1
5 tháng 9 2021
Hay và cảm động quá!
23 tháng 12 2019

Lời giải:

Sau khi bắn vượn mẹ, bác thợ săn đứng lặng, rơi nước mắt. Bác cắn môi và bẻ gãy nỏ, lẳng lặng quay về.